intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương" là phân tích thực trạng các nhân tố tác động và đưa ra giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG ĐÌNH THI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG ĐÌNH THI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIẾT BẰNG ----------------------------------- BÌNH DƯƠNG – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Dương Đình Thi Là học viên lớp cao học quản trị kinh doanh khóa 4 năm 2017 – 2019 của trường Đại học Thủ Dầu Một. Tôi xin cam đoan luận văn này là phần nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Viết Bằng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là do chính bản thân tôi tổng hợp. Các số liệu hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về phần nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Dương Đình Thi i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Viết Bằng, Giảng viên khoa Sau đại học trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, góp ý và hổ trợ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các phòng ban trong Cục Hải quan tỉnh Bình Dương và gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp những tài liệu cần thiết, cùng với những câu trả lời để tôi hoàn thành luận văn này. Bình Dương, Ngày 08 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Dương Đình Thi ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... x PHẦN DẪN NHẬP ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .................................................................... 3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3 4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 4 5.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 4 5.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ...................................... 6 1.1. Khái niệm thuế .............................................................................................. 6 1.2. Đặc điểm của thuế ......................................................................................... 7 1.2.1. Tính bắt buộc ............................................................................................ 7 1.2.2. Tính không hoàn trả trực tiếp ................................................................... 9 1.2.3. Tính pháp lý cao ....................................................................................... 9 1.3. Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ........................................... 10 iii
  6. 1.3.1. Hệ thống Thuế Nhà nước ........................................................................ 10 1.3.2. Hệ thống Hải quan .................................................................................. 11 1.4. Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế.............................................................. 12 1.4.1. Khái niệm về hành vi .............................................................................. 12 1.4.2. Lý thuyết về hành vi ............................................................................... 13 1.4.2.1. Thuyết hành động (TRA) ................................................................. 13 1.4.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) ........ 13 1.4.3. Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế ......................................................... 14 1.4.3.1. Lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự .......................... 14 1.4.3.2. Lý thuyết contractarian của Scholz .................................................. 15 1.4.3.3. Lý thuyết kinh tế - tâm lý của Frey (1997b) .................................... 16 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 17 1.5.1. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ................................................. 17 1.5.2. Đánh giá tài liệu lược khảo ..................................................................... 20 1.5.3.1 Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Australia......................................................................................................... 22 1.5.3. Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Singapore. ...................................................................................................... 24 1.6. Phương pháp và mô hình nghiên cứu ......................................................... 26 1.6.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 26 1.6.1.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ............................................. 26 1.6.1.2. Công cụ nghiên cứu .......................................................................... 27 1.6.1.3. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu .................................................. 27 1.6.1.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................... 28 1.6.2. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu ......................................... 29 1.6.2.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 29 1.6.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 32 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 33 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 34 iv
  7. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................... 34 2.1. Khái quát về Cục Hải Quan Bình Dương ................................................... 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Bình Dương ....... 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 36 2.2. Kết quả hoạt động của Cục Hải Quan tỉnh Bình Dương ............................ 37 2.2.1. Kết quả thu thuế ...................................................................................... 37 2.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu ..................................................................... 37 2.3. Kết quả phân tích thực trạng về lĩnh vực nghiên cứu ................................. 38 2.3.1. Mã hóa thang đo ..................................................................................... 38 2.3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................... 40 2.3.3. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................................ 43 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................... 44 2.4. Thực trạng tuân thủ thuế của Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. ............................................................................................... 52 2.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 52 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 59 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 63 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 65 CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 66 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 66 3.1. Phương hướng hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương .................. 66 3.2. Mục tiêu hoạt động ..................................................................................... 66 3.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 66 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 67 3.3. Các giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương ................................................... 68 3.3.1. Giải pháp đối với yếu tố từ chính sách quản lý thuế .............................. 69 v
  8. 3.3.2. Giải pháp đối với yếu tố về năng lực công tác quản lý thu thuế của cơ quan Hải quan. ............................................................................................... 71 3.3.3. Giải pháp đối với yếu tố về điều kiện môi trường kinh tế ...................... 74 3.3.4. Giải pháp đối với yếu tố ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp...... 76 3.3.5. Giải pháp đối với yếu tố về tâm lý, xã hội.............................................. 77 3.4. Khuyến nghị ................................................................................................ 79 3.4.1. Đối với Bộ Tài chính .............................................................................. 79 3.4.2. Đối với Tổng cục Hải quan..................................................................... 79 3.4.3. Đối với UBND tỉnh Bình Dương............................................................ 80 3.4.4. Đối với Cục Hải quan tỉnh Bình Dương . Error! Bookmark not defined. Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 82 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... i PHỤ LỤC ............................................................................................................ iii Phụ luc 1: Phiếu khảo sát ................................................................................... iii Phụ lục 2: Kết quả chạy SPSS ........................................................................... iii vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính CBCC Cán bộ công chức CNTT Công nghệ thông tin CP Chính phủ CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp FTA Hiệp định Thương mại tự do HQ Hải quan HQBD Hải quan tỉnh Bình Dương KD Kinh doanh KT-XH Kinh tế xã hội NĐ Nghị định NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TCHQ Tổng cục hải quan TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư XNK Xuất nhập khẩu UBND Ủy ban nhân dân VCIS Hệ thống dữ liệu thông tin nghiệp vụ VNACCS Hệ thống thông quan tự động của Việt Nam VASSCM Hệ thống Quản lý giám sát Hải quan tự động vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Đánh giá tài liệu lược khảo ..................................................................... 20 Bảng 2.1 Kết quả thu thuế từ năm 2016-2018 ....................................................... 37 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2016-2018....................................... 37 Bảng 2.3 Số liệu nợ thuế và số vụ vi phạm từ năm 2016-2018 ............................. 38 Bảng 2.4 Mã hóa thang đo ..................................................................................... 38 Bảng 2.5 Bảng phân tích cronbatch anpha ............................................................. 43 Bảng 2.6 Bảng kết quả hệ số KMO và Bartlett’s Test các nhân tố ........................ 44 Bảng 2.7 Tổng số phương sai giải thích................................................................. 45 Bảng 2.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập ............................. 45 Bảng 2.9 Kết quả phân tích nhân tố EFA của biến phụ thuộc ............................... 47 Bảng 2.10 Bảng ma trận tương quan...................................................................... 47 Bảng 2.11 Bảng phân tích các hệ số hồi quy ......................................................... 49 Bảng 2.12 Hệ số hồi quy ........................................................................................ 50 Bảng 2.13 Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết..................................................... 51 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cục Hải quan tỉnh Bình Dương............................................................... 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính .................................................................. 40 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ..................................................................... 40 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ...................................................... 41 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu mẫu theo chức danh................................................................ 41 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu mẫu theo loại hình doanh nghiệp ........................................... 42 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu mẫu theo lĩnh vực kinh doanh ................................................ 42 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Hệ thống bộ máy quản lý thuế hiện hành .............................................. 12 Sơ đồ 1.2 Mô hình xu hướng hành vi của Ajzen (1991) ........................................ 14 Sơ đồ 1.3 Mô hình lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự (2007) ...... 15 Sơ đồ 1.4 Mô hình contractarian của Scholz (1997) .............................................. 16 Sơ đồ 1.5 Mô hình lý thuyết động lực đám đông (1997b) ..................................... 17 Sơ đồ 1.6 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 27 Sơ đồ 1.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 32 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan tỉnh Bình Dương ...................................... 36 Sơ đồ 2.2 Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 52 ix
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của ngân sách nhà nước, đóng góp rất lớn vào sự xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu thuế ổn định thì các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các pháp luật về thuế trong đó có thuế xuất nhập khẩu. Qua quá trình khảo sát thực trạng các hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của ngành Hải quan cũng như đã đóng góp một phần đáng kể cho Ngân sách Nhà nước Việt Nam nói chung và Ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Dương nói riêng. Bên cạnh các khoản đóng góp này, là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động XNK được thể hiện như sau: Yếu tố từ chính sách pháp luật về lĩnh vực thuế Yếu tố từ năng lực quản lý của cơ quan Hải quan Yếu tố về quy mô hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố về đặc điểm ngành nghề kinh doanh Yếu tố về điều kiện môi trường kinh tế Yếu tố về tâm lý, xã hội Qua các số liệu khảo sát thực trạng cho thấy rằng, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời, tác giả cũng nhận ra được các tồn tại và hạn chế của hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, tác giả đã trình bày một số định hướng và giải pháp để nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian sắp tới. x
  13. PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập sâu rộng về kinh tế hơn ba thập niên qua, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhiều Hiệp định thương mại khác về song phương cũng như đa phương. Để thực hiện đúng những nội dung của Hiệp định, Việt Nam luôn cam kết thực hiện một cách nghiêm túc những thỏa thuận trong từng Hiệp định. Trong từng giai đoạn thực hiện theo lộ trình, chúng ta đã từng bước nội luật hóa các điều khoản đó cũng như cương quyết cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế đất nước. Để điều hành nền kinh tế phát triển một cách năng động phù hợp với điều kiện kiện thực tế của nước ta, Đảng, Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành cơ chế “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Việc mở cửa hội nhập và thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua đã đưa nước ta từ một nước lạc hậu, kém phát triển trở thành một nước có mức thu nhập trung bình và có vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường cũng có không ít mặt hạn chế hay còn được gọi là “mặt trái của cơ chế thị trường”. Một trong những mặt hạn chế đó là: Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, không tuân thủ pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị-xã hội của đất nước. Thuế là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, đóng góp rất lớn vào sự xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu thuế ổn định thì các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các pháp luật về thuế trong đó có thuế xuất nhập khẩu. Cục Hải quan tỉnh Bình Dương là một trong những đơn vị quản lý về công tác xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Dương, với vai trò quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu và thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Công tác quản 1
  14. lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định. Chỉ tiêu thu nộp NSNN tăng qua các năm nhằm giúp tình hình thu nộp NSNN đạt được chỉ tiêu thu thuế nhà nước giao, nhưng vẫn còn vài hạn chế trong công tác quản lý và thu thuế xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, làm thủ tục chủ yếu là các loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu, chiếm trên 85% (đây là đối tượng không chịu thuế XNK), còn lại các hàng hóa khác xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh theo quy định thì phải làm thủ tục tại các cửa khẩu làm cho số thu về thuế nhập khẩu hàng năm tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng được kỳ vọng, cũng như tiềm năng hiện có. Mặt khác, qua các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp FDI, số vụ phát hiện sai phạm về thuế nhập khẩu ngày càng tăng. Một số doanh nghiệp, cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI bỏ trốn, mất tích, không hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước lên đến hàng tỷ đồng đến nay vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để thu hồi. Hiện tượng doanh nghiệp FDI tránh thuế, trốn thuế diễn ra khá phổ biến mà các biện pháp ngăn chặn, kiểm tra phát hiện chưa phát huy hết hiệu quả. Số liệu truy thu thuế 03 năm qua cụ thể như sau: Năm 2016 khoảng 46 tỷ, Năm 2017 khoảng 78 tỷ và năm 2018 khoảng gần 83 tỷ. Điều này, đặt ra cho công tác quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương nhiều thách thức, đòi hỏi phải tìm ra giải pháp, nâng cao hơn nữa công tác này để ngày càng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Góp phần tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quản lý. Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu, để tìm ra các giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ. 2
  15. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích thực trạng các nhân tố tác động và đưa ra giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Để giải quyết mục tiêu tổng quát thì đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng các nhân tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN? - Mức độ tác động như thế nào của từng nhân tố đối với hành vi tuân thủ thuế của các DN? - Cơ quan quản lý thu thuế cần có những giải pháp nào để nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao hành vi thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Khách thể nghiên cứu (đối tượng khảo sát): các DN hoạt động xuất nhập khẩu dưới sự quản lý của cơ quan Hải quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn được thực hiện tại địa bàn tỉnh Bình Dương. - Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2019. Trong nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu chủ thể chính là những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3
  16. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Đã có nhiều nghiên cứu liên quan về hệ thống thuế nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý thu thuế nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với quy mô ngày một lớn và phức tạp, do đó, việc nghiên cứu liên quan đến hành vi tuân thủ thuế của DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà Cục Hải quan tỉnh Bình Dương quản lý là rất cần thiết. Từ đó, phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế, đưa ra các giải pháp nâng cao hành vi tuân thuế đối với DN hoạt động XNK. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu giúp Cục Hải quan tỉnh Bình Dương quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tốt hơn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngành Hải quan đã vượt qua những hạn chế hiện tại để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp trong tỉnh từng bước được nâng lên. Các doanh nghiệp đã nhận thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tuân thủ thuế trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở kết quả thu thập, phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro để phân loại doanh nghiệp và tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các trường hợp có biểu hiện vi phạm pháp luật về thuế hoặc có mức độ rủi ro về thuế. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và truy thu tiền thuế cho NSNN. Công tác quản lý và thu nợ thuế đã có chuyển biến khá tích cực; các khoản nợ được phân loại, theo dõi quản lý, đôn đốc thu nộp; từng bước xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới, số nợ đọng về thuế giảm nhiều so với trước. 4
  17. Bên cạnh đó, để nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nâng cao hành vi tuân thủ thuế, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đề nghị một số giải pháp sau: - Giải pháp đối với yếu tố từ chính sách quản lý thuế. - Giải pháp đối với yếu tố về năng lực công tác quản lý thu thuế của cơ quan hải quan. - Giải pháp đối với yếu tố về điều kiện môi trường kinh tế. - Giải pháp đối với yếu tố về quy mô hoạt động và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. - Giải pháp đối với yếu tố về tâm lý, xã hội. 5
  18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm thuế Lịch sử ra đời và phát triển của xã hội loài người đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết, khách quan gắn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế. “Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước”. (trích: Gaston Jeze. “Finances Publiques”., 1934). Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản, C.Mác đã chỉ rõ: “Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế má...”. (trích: Mác - Ăng ghen. TT. T2 - NXB Sự thật - Hà nội - 1962. tr. 522). Sau này, khái niệm về thuế ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”. Một định nghĩa về thuế tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn “Kinh tế học” của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy như sau: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật” (trích: Makkollhell and Bruy. “Economics”, - M. 1993. tr. 14 (Tiếng Nga). Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi 6
  19. tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một định nghĩa thống nhất về thuế. Theo từ điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998), thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức qui định Mặc dù còn nhiều các định nghĩa khác nhau, song nếu khái quát chung để tìm các hạt nhân hợp lý của từng quan điểm, có thể rút ra một số đặc trưng chung của thuế sau đây: Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa Nhà nước với các pháp nhân và các thể nhân trong xã hội. Thứ hai, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước. Thứ ba, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho Nhà nước được pháp luật qui định theo mức thu và thời hạn nhất định. Từ những nội dung trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. 1.2. Đặc điểm của thuế Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của thuế, qua đó giúp ta phân biệt giữa thuế với các công cụ tài chính khác. Những đặc trưng đó là: 1.2.1. Tính bắt buộc 7
  20. Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E. Stiglitz cho rằng: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”. Đặc điểm này vạch rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hệ tiền tệ, được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc động viên mang tính chất bắt buộc của Nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là một phương thức phân phối của Nhà nước, theo đó một bộ phận thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. Tính chất bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những lý do như sau: + Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyển giao. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao. + Thứ hai, trong xã hội văn minh nhu cầu của các thành viên cộng đồng về hàng hóa công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hóa này lại do Nhà nước cung cấp. Để duy trì hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng thì thu nhập về hàng hóa công cộng từ những người thụ hưởng phải đủ bù đắp các chi phí bỏ ra. Nhưng hàng hóa công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và người thụ hưởng cũng không muốn sử dụng theo khẩu phần. Mặt khác, hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh và không thể đem trao đổi trực tiếp trên thị trường để bù đắp các chi phí. Chính vì thế trong việc cung cấp hàng hóa công cộng đã xuất hiện những “người ăn không”, nghĩa là không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hóa công cộng. Do đó, để đảm bảo cung cấp hàng hóa công cộng Nhà nước chỉ có thể sử dụng phương 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2