intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

91
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là hệ thống những vấn đề cơ bản trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH ISHISEI VIỆT NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình Điều hành cao cấp - EMBA LÊ TẤN ĐẠT TP. Hồ Chí Minh - năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH ISHISEI VIỆT NAM Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình Điều hành cao cấp – EMBA Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: LÊ TẤN ĐẠT Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN THỊ THU HÀ TP. Hồ Chí Minh - năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Tấn Đạt i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường, cùng quý thầy cô trrường Đại Học Ngoại Thương. Đặc biệt là quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản Trị Kinh Doanh Cao Cấp, khóa CH24 đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kinh nghiệm, trợ giúp cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn cao học này. Tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM, các anh, chị, em trong Công ty, các đối tác, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn này chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và bạn bè. Trân trọng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Tấn Đạt ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ .ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ Ý NGHĨA .................................................................................................... 4 1.1. Lý luận chung về quản trị chuỗi cung ứng ............................................................ 4 1.2. Các thành tố cơ bản trong quản trị chuỗi cung ứng ............................................... 7 1.2.1. Quản trị dòng vật chất ......................................................................................... 9 1.2.2. Quản trị dòng thông tin ..................................................................................... 12 1.2.3. Quản trị dòng tiền tệ.......................................................................................... 13 1.3. Các chỉ số liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty .......................................................................................................... 16 1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM ................................................................................................................. 20 14.1. Giới thiệu sơ bộ Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM..................................... 20 1.4.2. Ý nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng đối với Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM ........................................................................................................................... 22 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH ISHISEI VIỆT NAM ................................................................................... 25 2.1. Thực trạng quản lý tại Công ty ISHISEI ............................................................. 25 2.1.1. Quản trị dòng vật chất ....................................................................................... 25 2.1.2. Quản trị dòng thông tin .................................................................................... 47 2.1.3. Quản trị dòng tài chính...................................................................................... 48 iii
  6. 2.2. Đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Công ty ISHISEI .......................... 50 2.2.1. Những mặt đạt được ........................................................................................ 51 2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân .......................................................................... 54 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH ISHISEI VIỆT NAM.................... .................................. .58 3.1. Cơ hội và thách thức của Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM ........................ .58 3.1.1. Cơ hội của Công ty ........................................................................................... 58 3.1.2. Thách thức đối với Công ty .............................................................................. .59 3.2. Định hướng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty ISHISEI giai đoạn năm 2016 -2020 .......................................................................................................... 61 3.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... .61 3.2.2. Giải trình các chỉ tiêu kỳ kế hoạch năm 2016 – 2020 ...................................... .62 3.3. Dự báo nhu cầu cần tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới .................................. .63 3.4. Một số đề xuất - giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM ...................................................................................... .65 3.4.1. Đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn kết với nhà cung cấp ................................................................................................... .65 3.4.2. Xây dựng đa dạng nhà vận tải và mối quan hệ tốt bền vững ............................ .67 3.4.3. Xây dựng chiến lược chi phí tồn kho hợp lý .................................................... .68 3.4.4. Xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả cho Công ty ......................................... .69 3.4.5. Hoàn thiện hệ thống ERP.................................................................................. .70 3.4.6. Xây dựng phòng thu mua riêng biệt ................................................................. .71 3.4.7. Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng .......................................................... .72 3.4.8. Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất ...................................................... .73 3.4.9. Kế hoạch đào tạo nhân viên và đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty ISHISEI ......................................................................................................... .74 3.5. Kiến nghị đối với những chính sách của nhà nước.............................................. .75 3.5.1. Thủ tục hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty................................ .75 3.5.2. Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề chuỗi cung ứng ..................................... .75 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 75 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77 iv
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 79 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 85 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT YCGC: Yêu cầu gia công QTSX: Quy trình sản xuất KH: Khách hàng GCN: Gia công ngoài NCC: Nhà cung cấp NVL: Nguyên vật liệu TNHH: Trách nhiệm hữu hạn KCN: Khu công nghiệp KH : Kế hoạch TH : Thực hiện SX: Sản xuất TT: Thực tế VNĐ: Việt Nam Đồng XNK: xuất – nhập khẩu CB-CNV: Cán bộ - công nhân viên vi
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 dòng chảy trong chuỗi cung ứng...........................................................................8 Hình 2.1 dòng vật chất trong chuỗi cung ứng Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam..... .... 25 Hình 2.2 tỷ trọng các nhà cung ứng trong nước ............................................................... 27 Hình 2.3 chỉ số thanh toán giai đoạn 2016 – 2018 ........................................................... 31 Hình 2.4 biểu đồ khối lượng sản phẩm theo đơn hàng năm 2018 .................................... 33 Hình 2.5 giá thép các loại giai đoạn 2016 – 2018............................................................. 40 vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 nguồn cung cấp nguyên liệu và tỷ trọng ........................................................... 26 Bảng 2.2 mức độ tín nhiệm giao hàng của các nhà cung ứng .......................................... 29 Bảng 2.3 mức độ hàng hóa bị từ chối khi nhập kho ......................................................... 32 Bảng 2.4 quy trình kế hoạch sản xuất của năm tiếp theo của Công ty ISHISEI .............. 33 Bảng 2.5 tổng kết kế hoạch sản xuất các chỉ tiêu chính năm 2018 .................................. 34 Bảng 2.6 thống kê trình độ lao động Công ty ISHISEI năm 2018 ................................... 37 Bảng 2.7 hệ thống nhà kho của Công ty ISHISEI ............................................................ 38 Bảng 2.8 tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty ISHISEI giai đoạn 2016 - 2018 .......... 39 Bảng 2.9 cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................... 41 Bảng 3.0 cam kết chất lượng các sản phẩm của Công ty ISHISEI ................................... 43 Bảng 3.1 doanh thu của Công ty ISHISEI năm 2018 ....................................................... 45 Bảng 3.2 các chỉ số tài chính chủ yếu ............................................................................... 49 Bảng 3.3 cơ cấu nguồn vốn của Công ty ISHISEI ........................................................... 50 viii
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản trị chuỗi cung ứng là tên gọi đã trở nên quen thuộc với các nước trên thế giới về thương mại mua bán và được áp dụng rất thành công ở những Công ty lớn trên thế giới như: Nestle, Toyota, Walmart, Dell.. Ở Việt Nam, về khái niệm chuỗi cung ứng mới được chú ý đến trong những năm gần đây. Việc xây dựng và quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng đang là vấn đề đáng suy nghĩ và lo lắng của các doanh nghiệp ở trong nước. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế. Tính ra chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay với những thành công đạt được có ý nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện với việc mở cửa giao thương, mua bán với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam đã ký kết các hiệp định quan hệ song phương, đa phương để thực hiện việc tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mua bán hàng hóa với các nước đã ký hiệp định và hưởng được thuế suất ưu đãi tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đầu tư các Công ty tại Việt Nam để sử dụng nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ, làm việc tốt, ưu đãi thuế suất theo hiệp định đã cam kết. Tình hình nghiên cứu: nắm bắt được cơ hội ưu đãi từ các thỏa thuận, hiệp định được ký kết giữa Việt Nam – Nhật Bản, cũng như về nhiều lợi thế khác như: lao động dồi dào-giá rẻ, chính trị ổn định và hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản... Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam đã được thành lập vào tháng 01 năm 2011. Tên doanh nghiệp trước tháng 5 năm 2018 là Công ty TNHH ISHIKAWA SEIKO Việt Nam. Địa chỉ tại: Lô EB3 Đường 19A, KCN Hiệp Phước (GĐ 2), xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh là: nhà sản xuất, gia công chuyên nghiệp các loại phụ 1
  12. tùng cơ khí chính xác dùng cho nhiều loại máy móc công nghiệp, ví dụ, máy CNC Lathe, máy cắt, máy nghiền, máy mài, và máy dập. Công nghệ tiên tiến chuyển giao từ Nhật Bản và dây chuyền sản xuất hiện đại dùng trong quá trình sản xuất đã giúp công ty Ishikawa Seiko Việt Nam tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao, góp phần mang lại các giải pháp hiệu quả cho ngành công nghiệp. Do đạt đến tiêu chuẩn cao, công ty xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài cũng như cung cấp cho các Công ty Nhật Bản ở Việt Nam. Nhằm đưa ra một giải pháp cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp công nghệ cơ khí chính xác Việt Nam giữ vững và mở rộng thị trường chính là quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng, thông qua việc tìm hiểu những hạn chế trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng nhằm đề ra những đề xuất - giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Đề xuất các giải pháp nằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty ISHISEI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động chuỗi cung ứng hiện tại của ISHISEI. - Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích tình hình hoạt động của Công ty từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề cung ứng hiện tại của Công Ty ISHISEI. - Phương pháp điều tra: điều tra thực tế hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiện tại của Công Ty ISHISEI. - Nội dung điều tra bao gồm: quản trị nhà cung ứng, quản trị sản xuất, quản trị nhà phân phối, quản trị thông tin và tài chính. Nội dung các giải pháp của đề tài: - Hệ thống những vấn đề cơ bản trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. - Phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của 2
  13. Công ty TNHH ISHISEI Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Công Ty TNHH ISHISEI Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: phân tích những vấn đề về chuỗi cung ứng, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của ISHISEI. + Về không gian: Công Ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM. 3. Kết cấu đề tài Đề tài sẽ gồm 3 chương chính bên cạnh lời mở đầu và phần kết luận. Nội dung chi tiết: - Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng và ý nghĩa. - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam. - Chương 3: Đề xuất - Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Anh/Chị/Em trong Công ty nhất là bộ phận trực tiếp cung cấp dữ liệu nghiên cứu cho Tôi của Công Ty Tnhh ISHISEI Việt Nam và giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà và Quý Thầy/Cô Cơ sở 2 – Trường Ðại học Ngoại thương tại TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn giúp tôi hoàn thành bài bảo vệ luận văn: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH ISHISEI VIỆT NAM. Trong quá trình thức nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy kính mong Quý thầy cô, cũng như anh, chị, em trong Công ty ISHISEI góp ý cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Tấn Đạt 3
  14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ Ý NGHĨA 1.1. Lý luận chung về quản trị chuỗi cung ứng Ngày nay với việc thương mại toàn cầu hóa mà Việt Nam là nơi doanh nghiệp là chủ đầu tư và giao thương với các nước trên thế giới. Trong quá trình thương mại đó đòi hỏi sự thành công là tiêu chí hàng đầu trong mọi doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp, cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu doanh phải đáp ứng được hàng hóa, sản phẩm về chất lượng, dịch vụ. Yếu tố mà khách hàng quan tâm đến là dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, mẫu mã thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phầm ở khâu hoàn thành mà người tiêu dùng sản phẩm và khách hàng tiêu thụ cuối cùng nhận sản phẩm thực sự cần biết. Trước bối cảnh cạnh tranh tàn khốc như ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với dòng đời ngắn hơn, cùng với mức kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung vào chuỗi cung ứng sản xuất sản phẩm của đó. Sự tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ và vận tải (ví dụ như về công nghệ truyền thông: internet, sử dụng điện thoại di động và hệ thống phân phối hàng suốt ngày đêm) đã góp phần phát triển của chuỗi cung ứng và kỹ thuật để quản lý nó. Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX, nghĩa là có trước khi bắt đầu xuất hiện khái niệm logistics (business logistics). Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, nhưng khi người ta kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kỹ thuật, nguyên vật liệu.. Với việc phân phối sản phẩm, việc xây dựng các chuỗi cung ứng mang một bộ mặt khác, nó là một phần không thể thiếu được khi nghiên cứu và áp dụng logistics. Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hay một cái máng dùng dòng chảy của sản phẩm, vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung ứng qua nhiều tổ chức, Công ty trung gian cho đến tận người tiêu dùng. 4
  15. Như vậy một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các đơn vị tham gia với những dịch vụ logistics cụ thể. Khi logistics ra đời và phát triển ở nhiều công ty – mà dạng đơn giản nhất của logistics là sự sát nhập cung ứng vật tư (inbound logistics) vào phân phối sản phẩm (outbound logistics), cùng với quan điểm giá thành tổng thể, quan điểm chuỗi giá trị cũng được đưa vào xem xét. Quan niệm này đặc biệt quan trọng trong quản trị logistics. Những năm 90 của thế kỉ XX, với sự phát triển của logistics, các chuỗi cung ứng hiện đại hình thành và phát triển mạnh ở nhiều công ty. Theo hình vẽ trên, một chuỗi cung ứng hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người bán lẻ-người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như nhà phân phối, người sản xuất (nhà máy), người bán buôn, nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính. Hiện nay, việc thiết kế và áp dụng các chuỗi cung ứng cụ thể là những đối tượng của nghiên cứu và ứng dụng. Trong việc thiết kế chuỗi cung ứng, ngoài việc thiết lập lộ trình cụ thể của hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, người ta phải thiết lập những mối liên hệ chi tiết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi để việc cung ứng phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong đó việc giao đúng hẹn (in time) là hết sức quan trọng. Việc tính toán, xác định chi phí toàn bộ cho sản phẩm qua chuỗi cũng là những vấn đề mấu chốt của quản trị chuỗi, vì lợi ích mà logistics đem lại là nhờ một phần vào việc này. Để làm được những việc trên cần phải theo dõi và quản lý thông tin trên toàn chuỗi một cách hệ thống. Đo lường kết quả thực hiện và phân tích tài chính của chuỗi cung ứng là những việc làm hết sức quan trọng trong quản trị chuỗi, và lập chiến lược, kế hoạch của chuỗi. Người ta có thể tiến hành đo lường công việc của chuỗi cung ứng thông qua những chỉ tiêu thuộc 4 nhóm sau: thời gian, chất lượng, giá thành và bổ trợ khác. Có thể chi tiết như sau: Thời gian: Giao- nhận hàng đúng hẹn (có thể tính bằng %)/Thời gian xử lý một 5
  16. đơn hàng (quay vòng)/Sự biến động thời gian xử lý một đơn hang/Thời gian đáp ứng/Thời gian quay vòng theo dự kiến- kế hoạch. Chất lượng: Sự thỏa mãn hoàn toàn của khách hang/Tác nghiệp chính xác/Hoàn thành đơn hang/Làm đúng với lịch trình. Giá thành: Quay vòng dự trữ thành phẩm/Thanh toán chậm/Chi phí phục vụ/Thời gian chu kì xuất tiền-thu tiền (liên quan đến dòng tiền – cash flow- của chuỗi)/Tổng chi phí giao hàng /Chi phí khác. Chỉ tiêu khác-bổ trợ: Tiêu chuẩn loại bỏ đơn hàng/Khả năng thông tin Một số khái niệm – Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) từ nhiều nhà kinh tế cũng như các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng như sau:  Ủy ban quản lý Logistics (Council Logistics Management – CLM), một trong những tổ chức chuyên nghiệp về Logistics đã dùng thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng để nói lên: “Quá trình lập kế hoạch, thực hiện và quản lý dòng luân chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan của một mặt hàng nào đó từ điểm khởi đầu đến nơi tiêu thụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng”.  “Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các dòng thông tin và các hoạt động có liên quan tới vòng đời của sản phẩm từ nguyên liệu thô đến khâu sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng thông qua việc cải thiện mối quan hệ trong chuỗi để tạo lợi thế cạnh tranh.” – (Introduction to Supply Chain – Handfield và Nichols 1994)  Theo Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài nghiên cứu thì họ định nghĩa: “Quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đố đến sản phamar hoàn thành cuối cùng, và phẩn phối sản phẩm đến khách hàng thông quqa hệ thống phân phối”. – (H.L. Lee and C.Billington, The evolution of supply chain managment models and practice at Hewlett-packard, Interfaces 25, No.5 1995)  “Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương pháp được sử dụng để kết hợp 6
  17. một cách có hiệu quả các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, các kho hàng và các cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm giảm thiểu các chi phí hệ thống và thỏa mãn các yêu cầu về mức độ dịch vụ.” – (David Simchi-Levi, Philip Kaminsky và Edith Simchi-Levi, 2008). Trong các định nghĩa trên thể hiện sự nhất quán về kết hợp và hợp nhất với số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm, trong số các thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Do đó, để quản trị thành công chuỗi cung ứng đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách chia sẻ thông tin về những điều liên quan như: dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi về công suất, các chiến lược marketing mới, sự phát triển mới sản phẩm và dịch vụ, sự phát triển công nghệ mới, các kế hoạch thu mua, ngày giao hàng và bất kỳ điều gì tác động đến các kế hoạch phân phối, sản xuất và thu mua. Tóm lại, về chuỗi cung ứng là một chuỗi liên kết nhằm tối ưu hóa tất cả các khâu hoạt động là: từ khâu đầu tiên là tiếp nhận các đơn hàng đến khâu phân phối đến tận tay người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Còn quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức sử dụng tích hợp, hiệu quả từ nhà cung cấp, lực lượng sản xuất ra sản phẩm, hệ thống kho bãi, các cửa hàng. Mục đích phân phối sản phẩm, hàng hóa thành phẩm đến địa điểm cần giao, đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Với mục đích giảm được chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn về nhu cầu, mức độ phục vụ. Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến địa điểm quan trọng là định vị các tổ chức nhằm giúp tất cả các thành viên trong chuỗi đều được hưởng lợi ích. Vì thế quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào mức độ tin tưởng, sự hợp tác, sự cộng tác và mức độ thông tin một cách trung thực, một cách chính xác. 1.2. Các thành tố cơ bản trong quản trị chuỗi cung ứng 7
  18. Theo giáo sư Warren H. Hausman (Financial flow and Supply Chain Efficiency – Warren H. Hausman, 2010), trong quản trị chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là:  Dòng vật chất (product and service flow): doanh nghiệp sẽ quản trị từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khi sản phẩm được vận chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng;  Dòng thông tin (information flow): doanh nghiệp quản trị thông tin hai chiều từ doanh nghiệp – khách hàng và ngược lại;  Dòng tài chính (fund/financial flow): quản trị dòng tài chính. Hình 1.1 dòng chảy trong chuỗi cung ứng (Nguồn: Logistics and Supply Chain Management 4th – M. Christopher, 2011) Trên cơ sở nghiên cứu dòng chảy của chuỗi cung ứng kết hợp với hình dòng chảy trong chuỗi cung ứng. Có thể nhận thấy rằng một chuỗi cung ứng bao gồm 3 thành phần cơ bản: Nhà cung cấp, nhà sản xuất và hệ thống phân phối (gồm: nhà phân phối, nhà bán lẻ, người tiêu dùng). Doanh nghiệp quản trị xuyên suốt quá trình lưu chuyển hàng hóa/dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp quản trị nhà cung ứng tốt nhằm đảm bảo quá trình sản xuất cũng như chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá cả cạnh tranh; quản trị sản xuất đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt chuẩn đến 8
  19. tay người tiêu dùng. Đồng thời tính toán lượng tồn kho nguyên liệu và thành phẩm hợp lý; và quản trị phân phối đảm bảo vòng quay sản phẩm hợp lý, không quá nhanh cũng không quá chậm theo như kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp quản trị tốt dòng thông tin thông suốt giữa doanh nghiệp – người tiêu dùng và ngược lại. Dòng tài chính được xem như mắc xích quan trọng trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; phải quản trị một cách tối ưu nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2.1. Quản trị dòng vật chất a/ Kế hoạch Kế hoạch là phần khá quan trọng và bước đầu tiên trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chúng ta phải lập một kế hoạch xuyên suốt trong quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng. Căn cứ theo kế hoạch mà nhà quản trị cân đối được nhu cầu về nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất tối ưu, chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm tốt, chất lượng cao và giao hàng đúng hạn cho đối tác của doanh nghiệp. Phần kế hoạch có 2 loại là: kế hoạch theo yêu cầu của khách hàng và kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng. - Kế hoạch theo yêu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp phải đưa ra ước tính và dự báo các nhu cầu về số lượng hàng hóa và dịch vụ của mình để lập kế hoạch sản xuất nhằm phục vụ và thỏa nhu cầu của người tiêu dùng và giảm lượng tồn kho và chi phí hoạt động đến mức thấp nhất. Để làm việc xác định được nhu cầu thì doanh nghiệp cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trước về nhu cầu tương lai và kế hoạch của khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế hoạch cho bộ phận của mình. Thông thường bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng thu thập và đưa ra thông tin dự báo nhu cầu của thị trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm. Bộ phận này sẽ dự báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đưa ra những con số và xu hướng tiêu dùng. Các 9
  20. thông tin này được chuyển tới các bộ phận để dựa vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. - Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng: Bên cạnh cách dự báo nhu cầu và sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai gần. Thì doanh nghiệp còn có cách khác với các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách hàng. Về việc nhận được dự báo về số lượng sẽ đặt hàng trong 1 khoảng thời gian nào đó? Có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm… Cách này có thể giúp doanh nghiệp giảm các khâu thu thập số liệu, phân tích số liệu để có được kết quả dự báo và tăng mức độ chính xác của kế hoạch hơn. Dù cho những dự báo này được đưa ra và khách hàng không phải chịu trách nhiệm tài chính trên dự báo đó thì nó cũng rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc dự báo xu hướng và nhu cầu trong tương lai gần. Doanh nghiệp nên đưa ra sự kết hợp về thông tin từ nhiều nguồn, từ bộ phận marketing, kinh doanh, hậu mãi… để có được kế hoạch nhu cầu chính xác trong trường hợp khách hàng không chịu trách nhiệm về tài chính và dự báo của mình. Cần phải cập nhật thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế và phản ánh thực trạng trong tương lai gần, thay đổi kế hoạch cho phù hợp với thực tế cho kế hoạch nhu cầu của doanh nghiệp được lập cho 6 tháng, 1 năm của doanh nghiệp. b/ Cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu Việc dự trữ nguyên vật liệu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp rất quan trọng cho việc vận hành sản xuất sản phẩm được đúng số lượng, thời gian và địa điểm giao hàng. Việc dự trữ xem là hiệu quả khi chúng cung cấp được đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, không làm cho sản xuất bị gián đoạn, trì trệ. Doanh nghiệp cần phải tìm những nhà cung cấp uy tín, để đảm bảo chất lượng quản trị tốt nguồn nguyên vật liệu. Việc lưa chọn nhà cung cấp tùy thuộc vào năng lực và uy tín trong việc cung ứng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2