intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam" là đánh giá thực trạng Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ INFLUENCER MARKETING TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XE ĐIỆN (Ô TÔ – XE MÁY) TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh VŨ ĐẶNG VƯƠNG LINH Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Vũ Đặng Vương Linh Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thoan Hà Nội - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được viết dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu của trong lĩnh vực kinh doanh xe điện tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Đặng Vương Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thoan, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Đặng Vương Linh
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. viii MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................3 2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới .....................................................................3 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...............................................................5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................6 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .........................................................................6 6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ INFLUENCER MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH ................................................. 8 1.1. Tổng quan về marketing ..................................................................................8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm marketing ...............................................................8 1.1.2. Vai trò của marketing .............................................................................10 1.1.3. Phân loại marketing ................................................................................11 1.2. Cơ sở lý luận về Influencer marketing .........................................................15
  6. iv 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm influencer marketing ............................................15 1.2.2. Phân loại influencer marketing ...............................................................16 1.2.3. Xu hướng influencer marketing ở Việt Nam hiện nay ...........................21 1.2.4. Tiêu chí đánh giá một chiến dịch influencer marketing .........................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG INFLUENCER MARKETING TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XE ĐIỆN (Ô TÔ – XE MÁY) TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................... 26 2.1. Khái quát ngành kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam ..........26 2.1.1. Thị trường xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam .................................26 2.1.2. Giới thiệu một số doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam ..........................................................................................................30 2.1.3. Cơ hội và thách thức trong ngành ..........................................................32 2.2. Thực trạng Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam .................................................................................................33 2.2.1. Tiêu chí lựa chọn người có ảnh hưởng phổ biến tại Việt Nam ..............33 2.2.2. Một số người có ảnh hưởng hàng đầu trong hoạt động influencer marketing tại Việt Nam hiện nay .....................................................................36 2.2.3. Phân tích Case Study: VinFast và Sơn Tùng M-TP ...............................39 2.2.3. Đánh giá về hoạt động influencer marketing kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam qua ma trận SWOT ............................................................44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG INFLUENCER MARKETING TRONG DOANH KINH DOANH XE ĐIỆN (Ô TÔ - XE MÁY) Ở VIỆT NAM ............................................................... 51 3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động influencer marketing trong thời đại mới .........................................................................................................................51 3.1.1. 5 lý do chứng minh tại sao influencer marketing tốt hơn Celebrity Marketing .........................................................................................................51 3.1.2. Các xu hướng phát triển của hoạt động influencer marketing ..............55 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động influencer marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam ..............................................................68 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện influencer marketing ............................................68
  7. v 3.2.2.Xây dựng quan hệ hợp tác với người có tầm ảnh hưởng ........................69 3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh micro influencer marketing ...................................70 3.2.4. Giải pháp sử dụng phần mềm đánh giá hiệu quả influencer marketing .71 3.2.5. Giải pháp sử dụng các công cụ quản lý trên các mạng xã hội................72 KẾT LUẬN.................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
  8. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1.1: Ma trận SWOT .........................................................................................14 Bảng 2.1: ma trận SWOT của influencer marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam .....................................................................................................44 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Hình A: Influencer Marketing Global Market Size .......................................... 3 Hình B: Tiktok là trung tâm của thế hệ Z......................................................... 4 Hình 1.1: Cách thức phân loại influencer ....................................................... 17 Hình 1.2: Ca sĩ Sơn Tùng M-TP và 2 mẫu xe máy điện Vinfast ..................... 18 Hình 1.3: Nguyễn Hữu Trí (Thầy Quéo) review Weaver 200 ......................... 19 Hình 1.4: Blogger Đinh Hằng với hình ảnh minh họa cho du lịch tiết kiệm Indonesia ...................................................................................................... 20 Hình 1.5: Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân (Dr.Pepper) trong chiến dịch Việc nhà có thể đợi của Sunlight .................................................................................. 21 Hình 2.1: Attractive Opportunities in the Electrical Vehicle Market .............. 26 Hình 2.2: E-bike Market, Growth Rate by Region (2022-2027) ..................... 27 Hình 2.3: Influencer nổi bật trên Instagram ................................................... 17 Hình 2.4: MV Có chắc yêu là đây và những con số ấn tượng ......................... 39 Hình 2.5: VinFast Impes trong MV Có chắc yêu là đây của M-TP ................. 40 Hình 2.6: MV Chúng ta của hiện tại và những kỷ lục ..................................... 42 Hình 2.7: Hai mẫu xe điện của Vinfast xuất hiện trong MV của M-TP ........... 42 Hình 2.8: Khả năng tiếp cận của khách hàng đến với sản phẩm ..................... 47
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu ISO International Tiêu chuẩn hóa Quốc tế độc lập Organization for Standardization R&D Research & Nghiên cứu và phát triển Development WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  10. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ “Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” và “phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông”. Tuy nhiên, đến nay, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, số lượng xe điện hóa (hybrid, plug-in hybrid, và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít, năm 2019 là 140 xe điện, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết Quý I/2021 có thêm 600 xe. Tất cả số xe trên đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam VinFast đang dần làm thay đổi sự chấp nhận và nhận thức về xe điện tại Việt Nam thông qua việc ra mắt mẫu ô tô điện đầu tiên vào năm 2021 là VFe34. Sản phẩm này đã lập kỷ lục tại thị trường Việt Nam khi nhận được hơn 25.000 đơn đặt cọc chỉ sau một thời gian ngắn mở bán. VinFast hiện cũng đang sản xuất nhiều mẫu xe máy điện và xe buýt điện cho thị trường Việt Nam. Để có thể phát triển thị trường xe điện và mục tiêu to lớn hơn là ngành công nghiệp xe điện, rõ ràng cần có ngay một hệ khung chính sách ưu đãi cho người sử dụng xe điện, cho hãng sản xuất và cả cơ sở hạ tầng của các ngành liên quan như điện, điện tử. Ngoài ra cần quảng bá đến người tiêu dùng và việc thông qua người nổi tiếng để quảng bá không còn mới. Nhưng trong thời gian qua việc áp dụng chưa được đồng bộ. Đề tài “Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp hệ thống hóa: là phương pháp giúp người viết tập hợp các tài liệu và hệ thống hóa những vấn đề về hoạt động influencers marketing; Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: là phương pháp được áp
  11. ix dụng nhằm phân tích và tập hợp các nội dung về thực trạng hoạt động influencers marketing tại các công ty kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam, cũng như đưa ra các đánh giá của tác giả trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được về vấn đề nghiên cứu của đề tài; Mô hình SWOT: phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) nhằm xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi nhằm phát triển influencers marketing cho công ty kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh. Phân tích, đánh giá thực trạng Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ “Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” và “phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông”. Tuy nhiên, đến nay, theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, số lượng xe điện hóa (hybrid, plug-in hybrid, và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít, năm 2019 là 140 xe điện, năm 2020 tăng lên 900 xe và đến hết Quý I/2021 có thêm 600 xe. Tất cả số xe trên đều là nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam VinFast đang dần làm thay đổi sự chấp nhận và nhận thức về xe điện tại Việt Nam thông qua việc ra mắt mẫu ô tô điện đầu tiên vào năm 2021 là VF e34. Sản phẩm này đã lập kỷ lục tại thị trường Việt Nam khi nhận được hơn 25.000 đơn đặt cọc chỉ sau một thời gian ngắn mở bán. VinFast hiện cũng đang sản xuất nhiều mẫu xe máy điện và xe buýt điện cho thị trường Việt Nam. Song song với việc phát triển sản phẩm, DN này còn phát triển hệ thống trạm sạc tại các địa phương, xưởng dịch vụ cho thuê pin xe điện. Đây là những hạ tầng cốt yếu để xe điện hoạt động. Dự kiến hết năm 2021, VinFast quy hoạch 2.121 vị trí trạm sạc ở 63 tỉnh thành, với hơn 2.000 trạm sạc cung cấp khoảng 40.000 trụ sạc ô tô, xe máy điện cho người dùng trên cả nước. Trước đó, VinFast đã công bố kế hoạch xây dựng từ 30.000 đến 50.000 trạm sạc. Mặc dù, Việt Nam hiện chưa có ưu đãi cụ thể cho ô tô điện, nhưng các DN tư nhân đã nỗ lực thúc đẩy ngành này. Các công ty khởi nghiệp cũng đang nỗ lực quảng bá xe máy điện như bước đột phá ban đầu về xe điện cho người dân trong nước. Dat Bike, startup xe máy điện duy nhất được công nhận "xuất xứ Việt Nam",
  13. 2 gần đây đã vừa gọi vốn được 2,6 triệu USD trong vòng pre-series A từ nhóm quỹ ngoại, do nhà đầu tư Jungle Ventures dẫn đầu. Thông thường, quỹ này ít khi rót vốn vào các startup non trẻ như Dat Bike. Đây được họ xem là một "ngoại lệ". Mục tiêu của công ty khởi nghiệp này là tạo những chiếc xe máy có chi phí thấp, sản xuất trong nước và có công suất ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua xe máy chạy bằng xăng. Hiện, mẫu xe máy điện đời đầu của Dat Bike có công suất và quãng đường đi ngang bằng với xe máy xăng. Loại xe này có động cơ 5.000 W và có thể tăng tốc từ 0 - 50km/h trong 3 giây, gấp 3 lần so với các loại xe máy điện khác trên thị trường. Với một lần sạc đầy pin, xe có thể chạy được quãng đường 100 km, gấp đôi khả năng vận hành thực tế của các xe điện khác trên thị trường. Không sử dụng ắc quy chì, xe của startup này dùng pin lithium ion, cùng thành phần hóa học với lõi pin dùng trong ô tô điện của Tesla và có tuổi thọ lên đến 10 năm. Loại pin lithium ion này cũng không hề độc hại và có thể thải tại bãi rác. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng xe điện sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của Việt Nam. Các DN đầu tư có thể đạt được lợi thế là người đi trước và có thể thu được lợi ích khi thị trường cuối cùng đã chín muồi. Ngoài ra, xe điện liên quan đến một chuỗi hoàn chỉnh các nhà cung cấp và các dịch vụ liên quan từ cung cấp và phân phối điện, trạm sạc và pin bao gồm sạc, tái chế và thải bỏ. Điều này sẽ tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm người mua, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng đóng góp vào việc làm và nền kinh tế. Những DN tham gia thị trường xe điện hóa Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số và công nghệ nhằm phục vụ cho các nhu cầu cụ thể của người dân Việt Nam thông qua AI, blockchain và thậm chí cả năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, những nỗ lực này sẽ trở nên vô ích nếu không có các chính sách và quy định pháp lý phù hợp đối với xe điện được thông qua tại Việt Nam. Sự hỗ trợ của chính phủ sẽ rất cần thiết để khuyến khích người dân chuyển đổi sang các phương tiện xe điện.
  14. 3 Để có thể phát triển thị trường xe điện và mục tiêu to lớn hơn là ngành công nghiệp xe điện, rõ ràng cần có ngay một hệ khung chính sách ưu đãi cho người sử dụng xe điện, cho hãng sản xuất và cả cơ sở hạ tầng của các ngành liên quan như điện, điện tử. Ngoài ra cần quảng bá đến người tiêu dùng và việc thông qua người nổi tiếng để quảng bá không còn mới. Nhưng trong thời gian qua việc áp dụng chưa được đồng bộ. Nhận thấy vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài: “Influencer Marketing trong lĩnh vực kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) tại Việt Nam” . Cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích của luận văn là mong muốn Việt Nam thúc đẩy và khai thác được tiềm năng của thị trường xe điện trong tương lai 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới Theo cuộc khảo sát của Werner Geyser (influencermarketinghub.com), báo cáo mới nhất tính đến thời điểm tháng 3 năm 2022. Các thông tin về lĩnh vực Influencer Marketing có thể thấy theo những điểm nhấn dưới đây:  Influencer Marketing có thể phát triển lên tới 16,4 tỷ USD vào năm 2022. Hình A: Influencer Marketing Global Market Size ( Nguồn: influencermarketinghub, 2022)
  15. 4  Các nền tảng tập trung vào Influencer Marketing đã huy động được hơn 800 triệu đô la tài trợ chỉ trong năm 2021, một dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng đáng kể của ngành.  Số lượng cung cấp dịch vụ liên quan đến Influencer Marketing trên toàn cầu đã tăng 26% chỉ tính riêng trong năm 2021, đạt con số đáng kinh ngạc 18.900 công ty cung cấp hoặc chuyên về các dịch vụ Influencer Marketing.  Hơn 75% nhà tiếp thị thương hiệu dự định dành ngân sách cho Influencer Marketing vào năm 2022.  Sự tăng trưởng của Influencer Marketing có tác động mạnh mẽ bởi mức tăng ước tính 9% so với cùng kỳ năm trước trong việc sử dụng các công cụ chặn quảng cáo, với tỷ lệ chặn quảng cáo trên máy tính để bàn trung bình trên 43%. Hình B: Tiktok là trung tâm của thế hệ Z ( Nguồn: influencermarketinghub, 2022)  Năm 2021 chứng kiến sự gia tăng đáng kể các thương hiệu trả tiền cho Influencer Marketing. Hiện có sự phân chia công bằng giữa thanh toán bằng tiền và trao đổi sản phẩm miễn phí.
  16. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, chỉ có 33% người mua hàng tin tưởng vào các mẫu quảng cáo trong khi con số dành cho những lời giới thiệu đến từ những nhân vật có sức ảnh hưởng lại lên đến 90% (Báo cáo về ngành Influencer Marketing tại Việt Nam 2020 từ 7SAT). Tác giả Ngọc Huyền (419.vn), có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc khách hàng càng ngày càng tin tưởng vào các Influencer như sau: Hiệu ứng hào quang từ Influencer: Thông qua hiệu ứng hào quang từ influencer, thương hiệu gián tiếp khẳng định được uy tín, giá trị đối với người dùng. Tuy nhiên, trường hợp influencer đại diện vướng phải mổ scandal hoặc có một động thái xấu trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến uy tín, lợi nhuận thương hiệu. Influencer tiếp cận trực tiếp và dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu: Vì mỗi influencer sẽ có một nhóm đối tượng người dùng tương đồng về thói quen, nhu cầu, hành vi, sở thích, độ tuổi… Các thương hiệu sẽ dễ dàng lựa chọn được người ảnh hưởng phù hợp với định vị hình ảnh, sản phẩm. Sự phát triển mạnh của mạng xã hội, Influencer kết nối với người tiêu dùng qua nhiều kênh khác nhau: Theo báo cáo Digital 2020 của We are social, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam là 65 triệu người (chiếm tỷ lệ 67% số dân). Đặc biệt với sự phát triển của TikTok cũng dẫn đến việc booking Tiktoker trở nên hot hơn. Cùng việc mua sắm online bùng nổ cũng dẫn đến việc các KOL đi theo hướng affiliate, giới thiệu sản phẩm và nhận hoa hồng để gia tăng hiệu quả về mặt doanh số cũng như tối ưu chi phí. Tác giả Thanh Hương (marketing24h.vn), chỉ riêng năm 2020, đã có đến 78% doanh nghiệp chi tiêu một khoảng ngân sách lớn cho xu hướng Influencer Marketing vào các chiến dịch quảng cáo của mình. Đặc biệt, 39% kinh phí được chi tiêu riêng cho việc kết hợp với những người nổi tiếng. Con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng cho một chiến dịch quy mô lớn và những người có sức ảnh hưởng cao. Tính đến năm 2020, thị trường Influencer Marketing tại Việt Nam đã đạt đến doanh số đến 9,7 tỷ USD và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên trong ít nhất 2 năm nữa.
  17. 6 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Cụ thể hóa các lý luận liên quan về Influencer Marketing trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam. - Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Influencer Marketing trong kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam. Case study: Vinfast và chiến lược quảng bá xe máy điện khi kết hợp với Sơn Tùng M-TP 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tại các doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – xe máy) tại Việt Nam. Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ 2015-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp hệ thống hóa: là phương pháp giúp người viết tập hợp các tài liệu và hệ thống hóa những vấn đề về hoạt động influencers marketing. Phương
  18. 7 pháp này nhằm giúp tiếp cận với cơ sở lý luận của khoa học quản trị doanh nghiệp về marketing, là căn cứ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại các công ty kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: là phương pháp được áp dụng nhằm phân tích và tập hợp các nội dung về thực trạng hoạt động influencers marketing tại các công ty kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam, cũng như đưa ra các đánh giá của tác giả trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được về vấn đề nghiên cứu của đề tài. Mô hình SWOT: phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) nhằm xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi nhằm phát triển influencers marketing cho công ty kinh doanh xe điện (Ô tô - xe máy) Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh. Chương 2: Thực trạng Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện Influencer Marketing trong doanh nghiệp kinh doanh xe điện (Ô tô – Xe máy) tại Việt Nam.
  19. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ INFLUENCER MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH 1.1. Tổng quan về marketing 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm marketing Trên thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về Marketing như: Marketing là việc xây dựng lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra, marketing là việc tổ chức quảng cáo và khuyến mãi, marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường hay marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó… Tùy theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà có những sự khác nhau đó, tuy nhiên mỗi cách hiểu ấy chỉ mới nhận ra một khía cạnh nào đó của Marketing. Để có thể hiểu rõ một cách đầy đủ hơn về marketing xin đưa ra một số khái niệm như sau: Viện nghiên cứu Marketing của Anh định nghĩa: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một hàng hóa cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo công ty thu được lợi nhuận dự kiến.” (Quản trị Marketing, Philip Kotler, 1997, NXB Thống Kê, trang 20). Khái niệm này cho thấy rằng Marketing là một hoạt động tổng hợp, quản lý công ty về mặt tổ chức cũng như về hoạt động, bản chất của Marketing là tìm kiếm, phát hiện và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm nào đó, đồng thời sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và phân phối nó đến tay người dùng cuối cùng nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận mà công ty đề ra. Theo hiệp hội Marketing Mỹ thì “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện nội dung sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.” (Quản trị Marketing, Philip Kotler, 1997, NXB Thống Kê, trang 20). Khái niệm này mô tả một cách đầy đủ các hoạt động của Marketing đó là việc lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch về sản xuất sản phẩm, xác định giá, đề ra các chương trình xúc tiến và xây dựng mạng lưới phân phối cho sản phẩm nhằm mục
  20. 9 tiêu đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được những mục tiêu mà công ty mong muốn. Theo Philip Kotler (2005) thì “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi”. định nghĩa của Philip Kotler (theo Principles of Marketing) là định nghĩa mà em cho rằng chính xác nhất. Một định nghĩa xúc tích nhưng thể hiện đầy đủ nội dung của Marketing đó là tổng hợp tất cả mọi hoạt động mà người làm Marketing thực hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua trao đổi, định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh như một bộ phận của Marketing. Như vậy khái niệm marketing đang ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn và có thể hiểu marketing chính là một thuật ngữ chỉ các hoạt động trong các tổ chức (cả tổ chức kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận) bao gồm việc tạo dựng giá trị từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và chiến dịch promotion, với mục đích nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của 1 hoặc nhiều nhóm khách hàng nhất định và thu về giá trị lợi ích từ những giá trị đã được tạo ra. Marketing là hoạt động gắn liền với quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa trong thị trường, khi cung hàng hóa nhiều hơn so với cầu hàng hóa thì buộc các doanh nghiệp phải tìm và thực hiện các giải pháp để tiêu thụ hàng hóa của mình. Theo Giáo trình Marketing căn bản (2013) thì Marketing có chức năng cụ thể là : - Chức năng tiêu thụ sản phẩm: + Tìm hiểu những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng nhất. + Hướng dẫn khách hàng về thủ tục ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, chuẩn bị các chứng từ vận tải, danh mục gởi hàng, các thủ tục hải quan, chỉ dẫn bao gói, ký mã hiệu và các thủ tục khác để sẵn sàng giao hàng. + Kiểm soát về giá cả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2