intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn, đánh giá khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀQUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG TÙNG LÂM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH VIETTEL BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀQUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––––––– HOÀNG TÙNG LÂM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH VIETTEL BẮC KẠN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN HẠNH THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Hoàng Tùng Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Phạm Văn Hạnh. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ , đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả luận văn Hoàng Tùng Lâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ........................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài nghiên cứu .................................. 2 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp .......................... 4 1.1.1. Một số vấn đề lý thuyết về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp ...... 4 1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .... 13 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 14 1.2. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và ở Việt Nam, bài học cho Chi nhánh Viettel Bắc Kạn . 18 1.2.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp viễn thông trên thế giới .......... 18 1.2.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam .............. 22 1.2.3. Những bài học có thể vận dụng đối với Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ... 25 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 26 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.1.Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................. 26 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 26 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 27 2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ....................................... 29 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá ................................................................................. 29 2.5. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 29 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH VIETTEL BẮC KẠN ........................................................... 31 3.1. Khái quát chung về Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ...................................... 31 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 31 3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ .................................................... 34 3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn .............. 41 3.3. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ... 42 3.3.1. Tổ ng quan ca ̣nh tranh viễn thông trên thi ̣trƣờng Viê ̣t Nam ................. 42 3.3.2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn......... 54 3.3.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh ........................ 71 3.4. Phân tích ma trận SWOT cho Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ...................... 74 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CHI NHÁNH VIETTEL BẮC KẠN .......................................... 75 4.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn .............................................................................................. 75 4.1.1. Một số dự báo về xu hƣớng cạnh tranh và tiêu dùng đến năm 2020 .... 75 4.1.2. Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015- 2020 của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn .................................................................................... 77 4.1.3. Tầ m nhìn và sứ mê ̣nh Chi nhánh Viettel Bắc Kạn................................ 78 4.1.4. Mục tiêu phát triển của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ............................. 80 4.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn .... 81 4.2.1. Giải pháp giữ vững thi ̣trƣờng và phát triể n thi ̣trƣờng ........................ 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2.2. Nâng cao chấ t lƣợng nguồ n nhân lực ................................................... 83 4.2.3. Phát triển sản phẩm và mạng lƣới ......................................................... 84 4.2.4. Nâng cao năng lực marketing ............................................................... 86 4.2.5. Nâng cao chấ t lƣợng dich ̣ vụ chăm sóc khách hàng ............................. 87 4.2.6. Đa da ̣ng và linh hoa ̣t trong các chiń h sách giá cƣớc ............................. 88 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CNTT và TT : Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng KT : Tập đoàn Điện tử Viễn thông Hàn Quốc SXKD : Sản xuất kinh doanh VNPT : Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số đo lƣờng khả năng ca ̣nh tranh của doanh nghiê ̣p................ 17 Bảng 3.1. Thố ng kê số l ƣợng thuê bao và thi ̣phầ n dich ̣ vu ̣ điê ̣n thoa ̣i cố đinh ̣ của các doanh nghiê ̣p .............................................................. 46 Bảng 3.2. Thố ng kê số l ƣợng thuê bao và thi ̣phầ n dich ̣ vu ̣ điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng của các doanh nghiê ̣p ............................................................. 49 Bảng 3.3. Thố ng kê số ngƣời sử dụng Internet giai đoạn 2010 – 2014 .......... 50 Bảng 3.4. Thố ng kê thi ̣phầ n doanh nghiê ̣p cung cấ p dich ̣ vu ̣ Internet .......... 53 Bảng 3.5. Mô ̣t số chỉ tiêu năngực l tài chiń h của Chi nhánh Viettel Bắ c Ka...... ̣n 55 Bảng 3.6. Số lƣợng trạm phát sóng 2G của các nhà mạng năm 2015 ............ 59 Bảng 3.7. Số lƣợng trạm phát sóng 3G của các nhà mạng năm 2016 ............ 59 Bảng 3.8. Thố ng kê nguồ n nhân lực chi nhánh Viettel Bắ c Ka ̣n .................... 62 Bảng 3.9. Thống kê Hệ thống kênh phân phối của Viettel Bắ c Kan ̣ ................ 64 Bảng 3.10. Thố ng kê giá cƣớc và sản phẩ m viễn thông di đô ̣ng .................... 66 Bảng 3.11. So sánh giá trị năng lực cạnh tranh của Viettel với các đối thủ cạnh tranh chính là Vinaphone và Mobiphone ............................... 71 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả phân tích so sánh lợi thế cạnh tranh của Viettel so với các doanh nghiệp khác ............................................. 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Mô hình đa giác cạnh tranh- Bài giảng TS Phạm Văn Hạnh.......... 30 Sơ đồ 3.1. Tổ chức của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn ....................................... 35 Biể u đồ 3.1. Thuê bao điê ̣n thoa ̣i cố đinh ̣ giai đoa ̣n 2010 - 2014 ................... 44 Biể u đồ 3.2. Thuê bao điê ̣n thoa ̣i cố đinh ̣ /100 ngƣời dân so với thế giới ...... 44 Biể u đồ 3.3. Thị phần thuê bao dịch vụ điện thoại cố định của các doanh nghiệp viễn thông ............................................................................ 45 Biể u đồ 3.4. Thố ng kê số thuê bao di đô ̣ng giai đoa ̣n 2010 - 2014 ................ 47 Biể u đồ 3.5. Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động....... 48 Biể u đồ 3.6. Thố ng kê tỉ lê ̣ ngƣời sử dụng Internet ........................................ 51 Biể u đồ 3.7. Thố ng kê tỉ lê ̣ ngƣời sử dụng Internet băng rộng cố định .......... 52 Biểu đồ 3.8. Thố ng kê dich ̣ vu ̣ Internet băng rô ̣ng cố đinh ̣ ............................ 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện thị trƣờng viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt sau khi Tập đoàn VNPT tái cấu trúc bộ máy. Cổ phần hóa và thành lập Tập đoàn Mobiphone và Tập đoàn Vinaphone riêng biệt để đẩy mạnh dịch vụ và sản phẩm ra thị trƣờng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và sản phẩm viễn thông tại Việt Nam và nƣớc ngoài với thị phần là 55% tại Việt Nam. Trong những năm gần đây Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã không ngừng đổi mới về bộ máy tổ chức, chiến lƣợc kinh doanh, xây dựng các kênh phân phối, sáng tạo những sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trƣờng. Chi nhánh Viettel Bắc Kạn đƣợc giao nhiệm vụ Đại diện cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực tiếp cung cấp dịch vụ, sản phẩm của Viettel đến tận tay khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Viettel phải là số 1 “một” và chiếm ít nhất là 85% thị phần tại tỉnh Bắc Kạn. Để thực hiện mục tiêu đã xác định, Chi nhánh Viettel Bắc Kạn tập trung phát triển theo các hƣớng: Gia tăng số lƣợng thuê bao; nâng cao chất lƣợng dịch vụ mạng điện thoại di động, cố định, băng rộng; nâng cao công tác chăm sóc khách hàng; xây dựng mạng lƣới kênh phân phối sâu, rộng đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng; chuyển từ 2G sang 3G, chuyển từ cố định băng rộng sang siêu cố định băng rộng, đƣa CNTT đến mọi ngõ ngách của đời sống; phát triển các dịch vụ giải pháp mới... Xuất phát từ yêu cầu đó, là một cán bộ đang công tác tại Chi nhánh Viettel Bắc Kạn, tôi chọn đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mìnhnhằm giúp Chi nhánh Viettel Bắc Kạn phát triển và giữ vững vị trí số 1 “một” tại tỉnh Bắc Kạn. Đây là một đề tài rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài a. Mục tiêu chung Dựa trên cơ sở lý luận để phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn, đánh giá khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 Kạn, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánhViettel Bắc Kạn trong giai đoạn tới. b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng; - Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh Viettel Bắc Kạn trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn về sản phẩm, dịch vụ: Di động, Internet băng rộng và dịch vụ giải pháp về CNTT. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ 2010-2014. 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài nghiên cứu Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học và áp dụng vào Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. Thông qua công tác khai thác thông tin từ sổ sách, tài liệu, báo cáo thƣờng niên; khai thác thông tin qua điều tra, phỏng vấn khách hàng trực tiếp, tham khảo ý kiến lãnh đạo, cán bộ chuyên trách của Chi nhánh…. Để tổng kết những thành quả đạt đƣợc và phát hiện những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn để phát huy những ƣu điểm và hạn chế nhƣợc điểm đối với Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp giúp phần nào nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng, duy trì Viettel Bắc Kạn luôn là số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 một tại tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho Chi nhánh Viettel Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp 1.1.1. Một số vấn đề lý thuyết về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Theo Các Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc những lợi nhuận siêu ngạch (Các Mác, 1978). Theo cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa nhƣ sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành giật cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình (Adam, 1993). Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất (Từ điển Bách khoa, 1995) Cạnh tranh (Competition) hiểu theo cấp độ Doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là Doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để khách hàng có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter, 1996). Theo Samuelson: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trƣờng (Samuelson, 2000). Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy có thể tiếp cận về cạnh tranh nhƣ sau:Thứ nhất: Nói đến cạnh tranh là nói đến ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai: Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tƣợng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật, mục đích cuối cùng là kiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 đƣợc lợi nhuận cao. Thứ ba: Cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ. Thứ tư: Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham dự quá trình cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lƣợng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm… Từ những nhận định trên, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu nhƣ sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng là chiếm lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách hàng, cũng nhƣ các điều kiện sản xuất, thị trƣờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với ngƣời sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh * Khả năng cạnh tranh: Khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lƣợng các sản phẩm cũng nhƣ năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trƣờng hiện tại và làm nảy sinh thị trƣờng mới. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Nhƣ vậy, khả năng canh tranh của doanh nghiệp trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ đƣợc tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trƣờng. Có quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng. Có quan điểm gắn khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 năng cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh,… Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chƣa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhƣng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy, “khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng ”. Khả năng cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt đƣợc thông qua các hành vi chiến lƣợc, đƣợc định nghĩa nhƣ là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trƣờng nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng nhƣ bằng những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt đƣợc thông qua việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là một trong những quan điểm chƣa có sự thống nhất, nói đến năng lực cạnh tranh phải nói đến chủ thể cạnh tranh, do đó không có khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung. Tác giả Michael Porter cũng thừa nhận không thể đƣa ra một khái niệm tuyệt đối về năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có đƣợc lợi thế cạnh tranh dƣới hình thức hoặc là có đƣợc chi phí sản phẩm thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt đƣợc những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp ngày càng đạt đƣợc những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lƣợng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” (Michael, 1990). Quan niệm của Porter đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải duy trì liên tục lợi thế cạnh tranh của mình. * Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 Theo Aldington Report (1985): Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt đƣợc lợi ích lâu dài của Doanh nghiệp và khả năng đảm bảo cho ngƣời lao động và chủ Doanh nghiệp. Năm 1998, Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp nƣớc Anh đƣa ra định nghĩa: Đối với Doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác. Tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nƣớc, có nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau: - Năng lực của Doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của Doanh nghiệp. Theo quan niệm này, năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng thu lợi của các doanh nghiệp, quan niệm nhƣ vậy có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Meha (1998), Ramasamy (1995), Bruckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nƣớc nhƣ kết quả nghiên cứu của CIEM (2003), Viện nghiên cứu quản lý Trung ƣơng (2003), Ủy quan Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2003). Quan niệm này tƣơng đồng với cách tiếp cận thƣơng mại truyền thống (Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế, 2003). Quan điểm này chƣa bao hàm các phƣơng thức, các yếu tố duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, chƣa phản ánh một cách bao quát năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. - Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của các Doanh nghiệp khác. Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đƣa ra định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vƣợt qua thử thách trên thị trƣờng thế giới. Ủy ban Quốc gia về hợp tác quốc tế có trích dẫn khái niệm cạnh tranh theo Từ điển thuật ngữ chính sách thƣơng mại (1997). Theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng đƣợc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp tức là sản xuất và thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế (Bạch Thụ Cƣờng, 2002). Tuy nhiên quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (Vũ Trọng Lâm, 2006) cho rằng, Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tƣơng tự, theo tác giả Trần Sửu (Trần Sửu, 2005): Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Ngoài ra, khi đƣa khái niệm năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau: Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển của từng thời kỳ. Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các Doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và các phƣơng thức hiện đại, không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Từ những phân tích nêu trên, có thể đƣa ra khái niệm khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp nhƣ sau: Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. 1.1.1.3. Chức năng, vai trò, hình thái và lợi thế cạnh tranh a. Chức năng của cạnh tranh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 Cạnh tranh giúp đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu. Cạnh tranh giúp điều khiển sao cho các nhân tố sản xuất sẽ đƣợc sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành của sản xuất xã hội. Cạnh tranh tạo tiền đề thuận tiện nhất cho sản xuất thích ứng linh hoạt của cầu và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến điều tiết và phân phối thu nhập. Cạnh tranh thúc đẩy sự đổi mới đƣợc coi là một chức năng cạnh tranh năng động trong những thập kỷ gần đây. b. Vai trò của cạnh tranh - Đối với nền kinh tế quốc dân : Theo quan điểm truyền thống, cạnh tranh kinh tế thị trƣờng và chủ nghĩa tƣ bản đƣợc gắn chặt với nhau và nhƣ vậy, cạnh tranh bị coi nhƣ là hiện tƣợng xấu xa, thiếu đạo đức, „„cá lớn nuốt cá bé‟‟ là nguyên nhân dẫn đến những hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội gây ra những khủng hoảng kinh tế, nhiều Doanh nghiệp phá sản, nhiều ngƣời bị thất nghiệp. Theo quan điểm hiện tại, cạnh tranh đƣợc nhìn nhận theo hƣớng tích cực hơn, đều đã nhận rõ vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế nhƣ là sự thúc đẩy quá trình đổi mới phân bổ nguồn lực, chọn lọc, phân phối lại… Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thật vậy, cạnh tranh đem đến cho ngƣời tiêu dùng những sản phẩm có chất lƣợng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng thuận lợi hơn. Điều đó có nghĩa là chất lƣợng cuộc sống toàn xã hội đƣợc cải thiện tốt hơn. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng là môi trƣờng phát triển tạo sự vƣơn cao mạnh mẽ của các Doanh nghiệp. Tạo đà thúc đẩy xã hội tiến lên, là điều kiện quan trọng để phát triển lực lƣợng sản xuất. - Đối với Doanh nghiệp : Các doanh nghiệp, nhà sản xuất khi tham gia thị trƣờng buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Đó có thể là cuộc chạy đua khá khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và tìm mọi cách vƣơn lên chiếm ƣu thế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải đặt mục tiêu cho mình là mang lại lợi nhuận tối đa, số lƣợng hàng hóa bán ra ngày càng nhiều, chiếm lĩnh thị phần lớn và ngày càng lôi kéo đƣợc nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, ngƣời tiêu dùng không đơn thuần chấp nhận tất cả những gì mà ngƣời sản xuất đƣa ra, mà họ sẽ lựa chọn những gì họ thích, những gì họ cho là tốt nhất. Quá trình đó diễn ra là đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trƣờng. Ngày nay, xu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp phải đi sâu về nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Đồng thời phải nghiên cứu đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhƣ chính sách về giá sản phẩm: Để lôi kéo đƣợc khách hàng về phía mình, doanh nghiệp có thể đƣa ra mức giá hấp dẫn để chào bán, cũng chính điều này buộc doanh nghiệp phải đƣa ra phƣơng án sản xuất với mức chi phí thấp nhất, bằng cách tối ƣu hóa các yếu tố đầu vào, triệt để tiết kiệm, quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến phƣơng án quản lý, phƣơng thức sản xuất, phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tiêu dùng. - Đối với ngƣời tiêu dùng : Nếu cạnh tranh đối với một quốc gia là thúc đẩy nền kinh tế, đối với Doanh nghiệp là sự sống còn thì cạnh tranh lại tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn cho ngƣời tiêu dùng. Ngƣời sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lƣợng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong sản phẩm cao hơn,… để đáp ứng thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, thị trƣờng sẽ đƣợc điều tiết bằng quan hệ cung - cầu góp phần hạn chế sự áp đặt về giá cả. Tóm lại : Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc ngƣời sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thƣờng trì trệ, kém phát triển. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phƣơng diện sở hữu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2