intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng của Tổng công ty Đức Giang, mục tiêu của luận văn là nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LÊ DIỄM HƢƠNG Hà Nội, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Họ tên: Lê Diễm Hƣơng Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Bùi Liên Hà Hà Nội, năm 2017
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3 DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MAY MẶC .....................................................10 1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH ..............................................10 1.1.1. Cạnh tranh .............................................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ...............................................................10 1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh ......................................................................11 1.1.2. Năng lực cạnh tranh .............................................................................12 1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ...............................................12 1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh .........................14 1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH .....................15 1.2.1. Chất lƣợng sản phẩm ............................................................................15 1.2.2. Giá cả ......................................................................................................16 1.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm .............................................................17 1.2.4. Cạnh tranh bằng các yếu tố khác ........................................................18 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ...............................................................................................18
  4. 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài .............................................................................18 1.3.1.1. Môi trƣờng vĩ mô ...........................................................................18 1.3.1.2. Môi trƣờng vi mô ...........................................................................21 1.3.2. Các yếu tố bên trong ...............................................................................23 1.3.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................23 1.3.2.2. Trang thiết bị, công nghệ .................................................................24 1.3.2.3. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất ..................................................24 1.3.2.4. Marketing.........................................................................................25 1.3.2.5. Năng lực tài chính ............................................................................26 1.3.2.6. Hoạt động nghiên cứu, phát triển ...................................................26 1.4. MA TRẬN HÌNH ẢNH ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................................................27 1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH MAY MẶC............................................................................................28 1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm may mặc ..........................................................28 1.5.2. Đặc điểm của quy trình sản xuất sản phẩm may mặc trên thế giới - chuỗi giá trị toàn cầu của ngành may..............................................................28 1.5.3. Một số đặc điểm về sự cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong ngành may mặc trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................29 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ............................................................................................................32 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ...................................32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................32 2.1.2. Các sản phẩm, dịch vụ cơ bản................................................................34 2.1.3. Thị trƣờng trọng điểm ............................................................................35
  5. 2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu .....................................35 2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ........................................................................................................37 2.2.1. Chất lƣợng sản phẩm .............................................................................37 2.2.2. Giá cả.......................................................................................................38 2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm ...............................................................40 2.2.4. Các yếu tố khác .......................................................................................40 2.2.5. Nguồn nhân lực .....................................................................................41 2.2.6. Trang thiết bị, công nghệ........................................................................44 2.2.7. Trình độ tổ chức quản lý sản xuất .........................................................45 2.2.8. Marketing ...............................................................................................48 2.2.9. Năng lực tài chính .................................................................................50 2.2.10. Nghiên cứu và phát triển (R & D) .....................................................51 2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG................................................52 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô ......................................................................................52 2.3.2. Các yếu tố vi mô ......................................................................................58 2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG BẰNG CÔNG CỤ MA TRẬN HÌNH ẢNH ......................................................65 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ....................................................................................66 2.5.1. Điểm mạnh .............................................................................................66 2.5.2. Điểm yếu .................................................................................................69 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG .................................................................75
  6. 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MAY VÀ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MAY MẶC .75 3.1.1. Định hƣớng phát triển chung của ngành may ....................................75 3.1.2. Mục tiêu phát triển của ngành .............................................................75 3.1.3. Định hƣớng phát triển kinh doanh ngành may của Tổng công ty Đức Giang đến năm 2020 ...............................................................................77 3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ...............................................................................................................................78 3.2.1. Cơ hội .....................................................................................................78 3.2.2. Thách thức .............................................................................................80 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG ....................................................................................81 3.3.1. Phát triển thị trƣờng nội địa ................................................................81 3.3.2. Phát triển hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trƣờng ..................83 3.3.3. Phát triển hình ảnh thƣơng hiệu DUGARCO ....................................84 3.3.4. Cải thiện ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ..................................86 3.4. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................87 3.4.1. Về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam ...................................................87 3.4.2. Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May ........................................................88 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92 PHỤ LỤC .................................................................................................................94
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng trong các công trình khác. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngƣời cam đoan Lê Diễm Hƣơng 1
  8. LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn các cán bộ giảng viên, các nhà Khoa học của Trƣờng đại học Ngoại Thƣơng đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo em trong thời gian học cao học tại Trƣờng và trong việc hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các lãnh đạo, cán bộ nhân viên Tổng công ty Đức Giang và sự hƣớng dẫn tận tình, trách nhiệm của Cô giáo TS. Bùi Liên Hà đã giúp em có đƣợc những thông tin và kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Lê Diễm Hƣơng 2
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần CPI Chỉ số giá tiêu dùng DN Doanh Nghiệp EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội KH Khách hàng NLCT Năng lực cạnh tranh NK Nhập khẩu TCT Tổng công ty TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu XK Xuất khẩu 3
  10. DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ..........................21 Bảng 1.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...............................................................27 Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh cuả Tổng công ty Đức Giang ..............................36 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Tổng công ty Đức Giang qua các năm .............42 Bảng 2.4: Năng lực sản xuất/năm của Tổng công ty Đức Giang ...........................43 Bảng 2.5: So sánh năng suất lao động giữa Tổng công ty Đức Giang và một số doanh nghiệp khác ..................................................................................................44 Bảng 2.6: Danh mục máy móc của Tổng công ty Đức Giang năm 2016 ............45 Bảng 2.7: Tỉ lệ số lƣợng hàng đạt yêu cầu khi kiểm hàng ......................................47 Bảng 2.8: Hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Tổng công ty Đức Giang ...................................................................................................................................48 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Tổng công ty Đức Giang.......49 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty qua các năm ..............50 Bảng 2.11: So sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với một số công ty trong ngành tính tới thời điểm 31/12/2016 ......................................................................51 Bảng 2.12: Số lƣợng đề tài, sáng kiến và kinh phí đầu tƣ cho nghiên cứu ........51 Biểu đồ 2.13: Tổng doanh thu của TCT Đức Giang so với các đối thủ cạnh tranh năm 2016 ........................................................................................................63 Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang so với các doanh nghiệp đƣợc so sánh ..............................................................................65 Bảng 2.15: So sánh giá sản phẩm trung bình của TCT Đức Giang với các đối thủ cạnh tranh .........................................................................................................68 Biều đồ 2.16: Tỷ lệ doanh thu của Tổng công ty Đức Giang...............................69 Bảng 3.1: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp may đến năm 2020, với tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................76 4
  11. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Chƣơng 1 luận văn đã hệ thống các vấn đề về lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nêu ra những đặc điểm cơ bản của ngành kinh doanh may mặc Việt Nam. Thông qua các khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hƣỏng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các đặc điểm cơ bản của kinh doanh ngành may mặc đã góp phần cho việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cũng nhƣ những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang ở những chƣơng tiếp theo. Chƣơng 2 của luận văn đã giới thiệu tổng quan Tổng công ty Đức Giang về lịch sử hình thành và phát triển, các mặt sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây. Luận văn đã phân tích, đánh giá môi trƣờng vĩ mô, vi mô và tập trung phân tích về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang. Qua phân tích, ta đã thấy đƣợc những mặt mạnh và mặt còn yếu cần khắc phục của công ty. Không những vây, ta còn thấy đƣợc thực trạng của Tổng công ty Đức Giang nói riêng mà còn thấy đƣợc tình hình thực tế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong nƣớc nói chung. Để đƣa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang nói riêng và các doanh nghiệp may mặc trong nƣớc nói chung, ta sẽ đi tiếp đến chƣơng 3 của luận văn để đƣa ra những giải pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói trên. Qua sự phân tích, đánh giá về tình hình năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2 của luận văn, ở chƣơng 3 ta đã rút ra đƣợc những biện pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém của công ty. Hy vọng một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mà em đƣa ra trong chƣơng 3 của luận văn sẽ đƣa ra những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong những năm tới. 5
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, nhu cầu may mặc ngày càng trở thành một nhu cầu tối thiết yếu của con ngƣời. Cả xã hội cùng quan tâm không chỉ là việc đƣợc ăn no, mặc ấm mà còn chú trọng đến việc ăn ngon, mặc đẹp. Sự lên ngôi của thời trang ngày một khởi sắc. Tại Việt Nam, ngành dệt may là ngành mũi nhọn về xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Cơ hội là thị trƣờng đƣợc mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các công nghệ, phƣơng pháp sản xuất, quản lý mới, nhƣng thách thức cũng rất nhiều, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp “nhỏ bé” của chúng ta với những doanh nghiệp “khổng lồ”, có nhiều tiềm lực, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài. Trƣớc thực trạng đó, khả năng đứng vững và phát triển của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình hay không. Để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, bản thân những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải biết đánh giá, tìm ra cho mình năng lực lõi và phát huy các lợi thế cạnh tranh của mình. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác thực trạng, chủ động sắc bén khi đƣa ra giải pháp hợp lý và kịp thời nhằm đứng vững, thành công và khẳng định vị trí trong khu vực và thế giới. Các Doanh nghiệp may mặc Việt Nam cần phải vƣợt qua những thách thức, áp lực hiện tại, có tầm nhìn chiến lƣợc, những chiến lƣợc kinh doanh dài hạn và có những bƣớc đi cụ thể vững chắc để tạo dựng uy tín, thƣơng hiệu của mình nhằm cạnh tranh thắng lợi trên thị trƣờng. Là một đơn vị kinh doanh trong ngành May mặc, Tổng công ty Đức Giang cũng đang đối mặc những vấn đề khó khăn và thách thức trên. Xuất phát từ những đòi hỏi đó, em càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại, phát triển của Tổng công ty Đức Giang trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì vậy em chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng 6
  13. công ty Đức Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có khá nhiều bài báo, báo cáo và các luận văn trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may nhƣ: Báo cáo “Competitiveness in the Garment and Textiles Industry: Creating a supportive environment, 2010” của Tiến sĩ Sanchita Banerjee Saxena và Véronique Salze-Lozac'h đã nghiên cứu thực tiễn ngành công nghiệp dệt may của Băng La Đét từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành may mặc nƣớc này. Báo cáo “Textiles and clothing: seven recommendations to improve the competitiveness of the EU industry ,2014” của nhóm cao cấp về dệt may EU đã đề xuất bảy khuyến nghị với Ủy ban châu Âu để nâng cao tính cạnh tranh của hàng dệt may EU và ngành công nghiệp quần áo và đảm bảo rằng nó giữ vị thế dẫn đầu thế giới. Báo Nhân Dân, “Tăng cƣờng khả năng cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may”, 2016. Bài viết đã cập nhật tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2016 đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng may mặc trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ đang suy giảm và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nƣớc xuất khẩu. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trịnh Minh Khang. Đề tài đã đƣa ra các lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đƣa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng may mặc của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản” của tác giả Dƣơng Quốc Việt. Đề tài đã phân tích, 7
  14. đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của mặt hàng may mặc Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bàn từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động này. Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may X20” của tác giả Phạm Thùy Dƣơng. Đề tài đã đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty may X20, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Các nghiên cứu trên đều đề cập về cạnh tranh, thực trạng hoạt động và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may, đƣa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc, tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về Tổng công ty Đức Giang. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng của Tổng công ty Đức Giang, mục tiêu của luận văn là nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp dệt may lớn trong nƣớc với các số liệu thu thập trong ba năm gần đây từ năm 2014 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phân tích kinh tế, phân tích thống kê, so sánh, lấy số liệu thực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may mặc nói riêng. 8
  15. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang, chỉ ra những ƣu điểm, tồn tại và các nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo… luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Chƣơng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đức Giang Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh của Tổng công ty Đức Giang 9
  16. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MAY MẶC 1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc xem là cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh tranh và đƣa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này. Theo Các Mác: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch” (Các Mác, 1978, tr.19). Ở đây, Các Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong xã hội Tƣ bản chủ nghĩa, mà đặc trƣng của chế độ xã hội này là sự chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Do vậy, theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tƣ hữu. Cạnh tranh là sự lấn át, chèn ép lẫn nhau để tồn tại. Quan niệm đó về cạnh tranh đƣợc nhìn nhận từ góc độ tiêu cực. Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trƣờng vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. “Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trƣờng hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trƣờng, thông qua đó mà tiêu thụ đƣợc nhiều hàng hóa và thu đƣợc lợi nhuận cao” (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005, tr. 16). Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh nghiệp, theo tác giả “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi biện pháp để vƣợt lên so với đối thủ về một lĩnh vực nhất định, quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ”. Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới có tính chất toàn diện nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và ứng phó với những thay đổi ngày càng đi lên của thị trƣờng nhiều biến động của nền kinh tế thế giới.  Một số điều kiện cơ bản để xuất hiện cạnh tranh trong kinh tế là: 10
  17. - Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh. - Việc cạnh tranh phải diễn ra trong môi trƣờng cạnh tranh cụ thể, có các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ nhƣ các ràng buộc của luật pháp, của thông lệ kinh doanh, của các thỏa thuận giữa ngƣời mua với ngƣời bán… - Cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cố định (ngắn hoặc dài) và nó cũng diễn ra trong một khoảng không gian cũng không nhất định (hẹp hoặc rộng).  Mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trƣờng của các chủ thể kinh tế là: - Thứ nhất: giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu vào" của các chu trình kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt đƣợc mức lợi nhuận cao nhất. - Thứ hai: giành đƣợc thị phần cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. - Thứ ba: giữ đƣợc thị phần, giữ đƣợc khách hàng hay nói một cách khác là giữ đƣợc “lòng trung thành” của khách hàng trên cơ sở sản phẩm và dịch vụ của mình. 1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh Cạnh tranh đƣợc phân loại theo một số tiêu thức sau:  Căn cứ vào ngƣời tham gia trên thị trƣờng, cạnh tranh đƣợc chia làm ba loại: - Cạnh tranh giữa ngƣời bán với ngƣời mua: Là cạnh tranh theo "luật" mua rẻ bán đắt, chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trƣờng. - Cạnh tranh giữa những ngƣời bán với nhau: Là cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. 11
  18. - Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau: Là cạnh tranh giữa những ngƣời mua để mua đƣợc thứ sản phẩm, dịch vụ mà họ cần.  Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh đƣợc chia thành 2 loại: - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tƣ có lợi hơn. Kết quả của hoạt động cạnh tranh này là sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ đó có lợi hơn để thu đƣợc lợi nhuận cao hơn.  Căn cứ vào cách thức sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh đƣợc chia thành 2 loại: - Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đƣợc xã hội thừa nhận, nó thƣờng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực, đạo đức xã hội (nhƣ trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố v.v...). 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lƣợng và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào. Ngoài ra, theo lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo đứng vững trƣớc các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế (Fred R.David, 2006). 12
  19. Theo Michael E. Porter: “năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận” (Michael E. Porter, 1996, tr. 17). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển chính bản thân doanh nghiệp. (Đặng Thị Hiếu Lá, 2006, tr. 41-45). Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trƣớc đối thủ, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trƣờng. Thông thƣờng ngƣời ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội tại nhƣ quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi thị trƣờng, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ. Tuy nhiên, khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà nƣớc và các thể chế trung gian). Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao (Đặng Thị Hiếu Lá 2006, tr. 41-45). Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn đƣợc thể hiện ở chiến lƣợc kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất, từ đổi mới công nghệ đến phƣơng pháp quản lý phục vụ, từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị, quảng cáo. Nhƣ vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về nó, dẫn đến cách thức đo lƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc xác định một cách thống nhất và phổ biến. Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn nhƣ nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn so với đối thủ 13
  20. cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trƣớc các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trƣởng và phát triển bền vững. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trƣờng, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Đặc biệt giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣơn lên chiếm đƣợc lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia đƣợc nâng cao và đời sống của nhân dân đƣợc tốt đẹp hơn. Vì thế, bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm vĩ mô, Nhà nƣớc cần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp; thong qua đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thƣơng mại, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trƣờng với đặc trƣng cơ bản là cạnh tranh, năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh càng mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣơn lên trên các đối thủ. Nỗ lực của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành, của quốc gia. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2