intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường Đại học Văn Lang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

44
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nhằm được đạt các mục tiêu như sau: Xác định rõ các nhân tố của chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Dân lập Văn Lang; đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Dân lập Văn Lang; đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà quản trị trường ĐHVL nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường Đại học Văn Lang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM ĐỨC HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- PHẠM ĐỨC HIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HẢI QUANG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hải Quang (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 30 tháng 01 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS. TS Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS. Trương Quang Dũng Phản biện 1 3 PGS. TS Bùi Lê Hà Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên 5 TS. Mai Thanh Loan Ủy viên, thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 30 tháng 01 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phạm Đức Hiệp Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 16/02/1976 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1441820028 I- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỐI KINH TẾ - TRƯỜNG ĐHVL II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Nhiệm vụ: Tìm hiểu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - trường Đại học Văn Lang. 2. Nội dung: - Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Văn Lang. - Xác định mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của sinh viên. - Đánh giá thực trạng về chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn Lang. - Phân tích sự khác biệt ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế - trường Đại học Văn Lang. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đánh giá sự hài lòng của sinh viên của Trường Đại học Văn Lang. III- Ngày giao nhiệm vụ: Căn cứ số: 2110/QĐ-ĐKC ngày 20 tháng 08 năm 2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Quang CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi thực hiện nghiêm túc trong nghiên cứu, các kết quả được trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu từ việc khảo sát của cá nhân tôi. Tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực các số liệu, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Đức Hiệp
  6. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Thầy hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang đã tận tình hướng dẫn về phương pháp khoa học và nội dung đề tài, để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Quý thầy/cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM, trường Đại học UEF đã quan tâm, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt, đã giúp tôi có được những kiến thức cần thiết, làm nền tảng để tôi tiếp tục thực hiện những nghiên cứu về sau. Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm các Khoa khối kinh tế, các Anh/ Chị quản lý công tác giáo vụ, quản lý công tác sinh viên và đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, hàng trăm sinh viên các khoa kinh tế của trường Đại học Văn Lang dành thời gian quý báu của mình và đã nhiệt tình giúp tôi bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát mà tác giả đã đề cập trong luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Học viên Phạm Đức Hiệp
  7. iii TÓM TẮT Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang” Với mục tiêu là xác định các nhân tố của chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Văn Lang, tác giả đã nghiên cứu và thu thập được số liệu là 552 mẫu. Kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất đào tạo là một kênh thông tin quan trọng để trường tham khảo. Từ đó, nhà trường sẽ nghiên cứu và có hướng điều chỉnh hợp lý hơn trong việc quản lý đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo khối kinh tế tại trường Đại học Văn Lang đó là nhân tố (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Tài liệu học tập, (4) Cơ sở vật chất, (5) Công tác quản lý. Từ kết quả nghiên cứu mà mô hình phân tích, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Văn Lang trong thời gian tới như: Công tác đào tạo, cơ sở vật chất, công tác quản lý và môi trường học tập. Kết quả nghiên cứu cũng giúp các nhà quản lý của trường Đại học Văn Lang xác định được nhân tố nào là nhân tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Từ đó, có những cải tiến sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và phát triển trường trong tương lai sẽ tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
  8. iv ABSTRACT The thesis: "The factors affecting student satisfaction about the quality of economic training in Van Lang University" with the goal of research is to determine the factors which impact on students who learning economic branch in Van Lang University, the author has studied and collected 552 samples of data. The assessment results of student satisfaction for the quality of training services is an important information channel for Van Lang University to have reasonable adjustments in training management and improving teaching quality. The methods of descriptive statistics, Cronbach's Alpha testing, Exploratory Factor Analysis and linear regression analysis were used in the study. The study results showed that the factors affecting the level of student satisfaction with the quality of training for economic branch of Van Lang University are (1) Training Program, (2) Lecturers, (3) learning materials, (4)) Facilities, (5) Management. From the results of research and analysis models, the authors has proposed solutions to improve student satisfaction about the quality of education at Van Lang University in coming time such as Training task, facilities, management and learning environment. The study also helps the managers of Van Lang University to determine what factors are important factors affecting satisfaction of students. From there, they will propose reasonable investment in order to improve the quality of training and create a solid basis for sustainable development in the future.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................ii TÓM TẮT....................................................................................................................... iii ABSTRACT ....................................................................................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viiiiii DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................iix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................................................................. x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ............................................................................. 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.6 Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ................. 5 2.1 Lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo ...................................................... 5 2.1.1 Khái niệm về chất lượng .................................................................................. 5 2.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo ..................................................................... 5 2.1.3 Vai trò của chất lượng đào tạo ......................................................................... 7 2.2. Các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo ........................................................ 7 2.2.1. Chương trình đào tạo ...................................................................................... 7 2.2.2.Tài liệu học tập ................................................................................................ 8 2.2.3. Đội ngũ giảng viên.......................................................................................... 8 2.2.4. Công tác quản lý ............................................................................................. 8 2.2.5. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 9 2.3 Lý thuyết về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ .............................................. 9 2.3.1 Sự hài lòng ....................................................................................................... 9 2.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ...................................... 9 2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo và quy trình nghiên cứu. ................................................................................ 11 2.4.1. Mô hình đào tạo ............................................................................................ 11 2.4.2. Sự thỏa mãn (sự hài lòng) của khách hàng ................................................... 12
  10. vi 2.5. Một số nghiên cứu trước đây .............................................................................. 12 2.5.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 12 2.5.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 13 2.6. Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................ 14 2.6.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ..................................................................... 14 2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 145 2.6.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 16 2.7 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19 3.1. Giới thiệu................................................................................................................. 19 3.2. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ...................................................... 19 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 19 3.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 20 3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo ........................................................................ 21 3.3.1. Thang đo về chương trình đào tạo ................................................................ 21 3.3.2. Thang đo về đội ngũ giảng viên ................................................................... 22 3.3.3. Thang đo về tài liệu học tập .......................................................................... 22 3.3.4. Thang đo về công tác quản lý ....................................................................... 23 3.3.5. Thang đo về cơ sở vật chất ........................................................................... 23 3.3.6. Thang đo về sự hài lòng................................................................................ 24 3.4. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 25 3.5 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 27 4.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 27 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 27 4.2.1. Mẫu dựa theo năm học.................................................................................. 27 4.2.2. Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính ................................................................... 28 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .... 29 4.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo .................... 29 4.3.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên ........................ 30 4.3.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập .............................. 30 4.3.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý ........................... 31 4.3.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất................................ 32 4.3.6. Cronbach’s Alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên ........................... 33 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 34
  11. vii 4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ............................................................ 35 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo sự hài lòng ................... 44 4.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết........................................ 45 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 45 4.5.1. Phân tích tương quan .................................................................................... 46 4.5.2. Phân tích hồi quy bội .................................................................................... 47 4.5.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................................ 49 4.6. Đánh giá các nhân tố tác động sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường ĐHVL thông qua các đại lượng thống kê mô tả ........................................................ 51 4.6.1. Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên.................................................. 51 4.6.2. Nhân tố cơ sở vật chất .................................................................................. 53 4.6.3. Nhân tố công tác quản lý .............................................................................. 54 4.6.4. Nhân tố tài liệu học tập ................................................................................. 56 4.7. Phân tích sự hài lòng theo các biến đặc trưng của sinh viên ........................... 57 4.7.1. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa nhóm sinh viên nam và nữ ...................................................................................... 57 4.7.2. Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài lòng của sinh viên giữa 3 nhóm sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 ................................................................. 59 4.8 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 60 CHƯƠNG 5 ................................................................................................................... 61 5.1 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 61 5.2 Những hàm ý cho nhà quản trị trường Đại học Văn Lang ................................... 62 5.2.1 Chương trình đào tạo - Giảng viên ................................................................ 62 5.2.2 Cơ sở vật chất ................................................................................................ 64 5.2.3 Công tác quản lý ............................................................................................ 65 5.2.4 Tài liệu học tập .............................................................................................. 66 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 67 PHỤ LỤC
  12. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD&ĐT Giáo Dục và Đào Tạo GDĐH Giáo Dục Đại Học ĐH Đại Học ĐHVL Đại Học Văn Lang TCNH Tài Chính Ngân Hàng KTKT Kế Toán Kiểm Toán DL Du Lịch TM Thương Mại QTKD Quản Trị Kinh Doanh SV Sinh viên KH&QLNL Kế Hoạch & Quản Lý Nhân Lực TTKTTH Trung Tâm Kỹ Thuật Tin Học TTPTPM Trung Tâm Phát Triển Phần Mềm SHL Sự Hài Lòng EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ANOVA Analysis of variance (phân tích phương sai) KMO Kaiser-Meyer-Olkin VIF Variance Inflation Factor (hệ số phóng đại phương sai) SPSS Statistical Package for the Social Sciences (chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê) VIP Variance Inflation Factor (hệ số phóng đại phương sai)
  13. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo về chương trình đào tạo .................................................................. 21 Bảng 3.2 Thang đo về đội ngũ giảng viên ..................................................................... 22 Bảng 3.3 Thang đo về tài liệu học tập ............................................................................ 22 Bảng 3.4 Thang đo về công tác quản lý ......................................................................... 23 Bảng 3.5 Thang đo về cơ sở vật chất ............................................................................. 24 Bảng 3.6 Thang đo về sự hài lòng.................................................................................. 24 Bảng 3.7 Phân bổ số lượng mẫu cho từng Khoa ............................................................ 25 Bảng 4.1 Thống kê mẫu theo năm học ........................................................................... 27 Bảng 4.2 Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính .............................................................. 28 Bảng 4.3 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố chương trình đào tạo ...................... 29 Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đội ngũ giảng viên .......................... 30 Bảng 4.5 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố tài liệu học tập ................................ 31 Bảng 4.6 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố công tác quản lý ............................. 32 Bảng 4.7 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố cơ sở vật chất ................................. 33 Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự hài lòng của sinh viên ................ 34 Bảng 4.9 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ 1 ........................... 35 Bảng 4.10 Bảng phương sai trích ................................................................................... 36 Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................... 37 Bảng 4.12 Tóm tắt các biến hình thành các nhân tố mới ............................................... 41 Bảng 4.13 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo sự hài lòng ................................... 44 Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................. 46 Bảng 4.15 Kết quả hồi quy đa biến của mô hình ........................................................... 47 Bảng 4.16 Phân tích phương sai ANOVA ..................................................................... 47 Bảng 4.17 Phân tích các trọng số hồi quy ...................................................................... 48 Bảng 4.18 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................. 50 Bảng 4.19 Nhân tố chương trình đào tạo – Giảng viên ................................................. 52 Bảng 4.20 Nhân tố cơ sở vật chất .................................................................................. 54 Bảng 4.21 Nhân tố công tác quản lý .............................................................................. 55 Bảng 4.22 Nhân tố tài liệu học tập ................................................................................. 57 Bảng 4.23 Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận sự hài giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ ....................................................................................................................... 58 Bảng 4.24 So sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữa 2 nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ ............................................................................................................................ 58 Bảng 4.25 Kiểm định Anova có sự khác nhau về mức độ cảm nhận giữa 3 nhóm sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 .............................................................................................. 59 Bảng 4.26 Bảng so sánh giá trị trung bình về sự hài lòng giữa 3 nhóm sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 .................................................................................................................. 59
  14. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình chất lượng giáo dục của Mustafa & Chiang (2006) ....................... 15 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 15 Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang ........................................ 21 Hình 4.1 Mẫu nghiên cứu theo năm học ........................................................................ 28 Hình 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu về đặc điểm giới tính.................................................. 28 Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...................................................................... 45 Hình 4.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ............................................................ 49 Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu sau kiểm định ................................................................. 51
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trước đây, giáo dục được xem như một hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận nhưng qua một thời gian dài chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến cho tính chất của hoạt động này không còn thuần túy. Giáo dục dần dần hình thành và phát triển trong đó hoạt động trao đổi diễn ra khắp nơi, tăng mạnh cả về số lượng lẫn hình thức. Các cơ sở giáo dục thi nhau ra đời để đáp ứng được nhu cầu của người học với nhiều mô hình đào tạo khác nhau: từ chính quy, tại chức, chuyên tu, liên thông, đào tạo từ xa…Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như chất lượng đào tạo kém, trang thiết bị dạy và học không đủ và lạc hậu, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực, chương trình nội dung giảng dạy nặng nề và không phù hợp với thực tế vv… Điều này dẫn đến sự hoang mang đối với công chúng, đặc biệt là khi phụ huynh cho con em mình theo học tại các trường chưa có thương hiệu. Nhằm giải quyết mối lo ngại đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện nổ lực của mình trong việc quản lý chất lượng giáo dục thông qua việc đưa kiểm định chất lượng giáo dục và Luật giáo dục sửa đổi năm 2005. Mục đích của việc kiểm định này là giúp cho các nhà quản lý, các trường đại học xem xét lại toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống, từ đó điều chỉnh các hoạt động của nhà trường theo một chuẩn nhất định, giúp cho các trường đại học định hướng và xác định tiêu chuẩn chất lượng và đề ra một cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt, chặc chẽ và thống nhất. Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các trường hiện nay là sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Chất lượng phải được đánh giá bởi chính người đang theo học các trường. Như vậy, trong lĩnh vực đào tạo việc đánh giá chất lượng thông qua lấy ý kiến người học, trong đó người học (sinh viên) là trọng tâm đang trở nên hết sức cần thiết. Qua đó các đơn vị đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng có các nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp, mình kì vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sơ vật chất, trình độ đầu vào, đầu ra, kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
  16. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế cạnh tranh khốc liệt ở mọi lĩnh vực như hiện nay thì chất lượng đào tạo đã, đang và sẽ là yếu tố luôn được các đơn vị chú trọng. Thông qua việc xác định và đo lường các thành phần của chất lượng đào tạo. Ngày nay, hầu hết các đơn vị đào tạo đều xem người học là trọng tâm trong chiến tồn tại và phát triển trường. Như vậy, làm thế nào để sinh viên hài lòng và lựa chọn trường là mục tiêu mà các trường đại học luôn hướng tới. Chính vì vậy, việc khảo sát đánh giá sự hài lòng của sinh viên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Qua đó, các trường có cái nhìn khách quan về chất lượng đào tạo mà mình cung cấp và có những điều chỉnh kịp thời nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Trường Đại học Văn Lang được thành lập vào năm 1995 theo quyết định số 71/TTg ngày 27/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động theo quyết định số 1216/GD-ĐT ngày 05/04/1995 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường ĐHVL là một trong số các trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở khu vực phía Nam. Trụ sở chính của trường tọa lạc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1. Cơ sở 2 của trường cách cơ sở khoảng 6km, 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh và cơ sở 3 cách cơ sở 2 khoảng 5km, tọa lạc tại P.5, Q. GV, diện tích rộng gấp 11 lần cơ sở 2 (Khu đất rộng 5,8ha). Ký túc xá sinh viên của trường đặt tại 61A-61B hẻm 83, Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp. Các cơ sở đều thuộc sở hữu của nhà trường & phục vụ cho mục tiêu đào tạo. Trường Đại học Văn Lang hiện có trên 11.406 sinh viên đang theo học tại 14 Khoa là một trường đại học đào tạo đa ngành, 18 ngành của trường được tổ chức thành 4 nhóm ngành, phát triển cân đối gồm: Kỹ thuật – Công nghệ, Kinh tế, Mỹ thuật ứng dụng và Xã hội – nhân văn. Đảm nhiệm vai trò giảng dạy cho sinh viên là trên 400 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn cùng với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng 220 người. Đảm bảo hoạt động điều hành và phục vụ đào tạo của trường là đội ngũ cán bộ nhân viên khoảng 315 người. Năm 2006, trường ĐH Văn Lang chính thức tham gia hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Là 1 trong 20
  17. 3 trường ĐH đầu tiên tham gia hệ thống kiểm định, tháng 2/2009, Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục đã đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận trường ĐH dân lập Văn Lang “đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia”. Năm 2015 trường ĐH Văn Lang xác định mục tiêu chuyển đổi loại hình từ trường ĐH Dân lập sang loại hình trường Đại học tư thục theo quyết định số: 1755/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của trường, bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng cần phải đánh giá về chất lượng đào tạo của mình. Hàng năm, cuối mỗi học kỳ, nhà trường đều tổ chức cho sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy giữa người dạy và người học thông qua phiếu khảo sát, tuy nhiên hình thức này cũng chỉ dừng ở mức độ đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và người học chứ chưa đánh giá cụ thể về chất lượng đào tạo. Vì thế, việc tìm hiểu các nhân tố của chất lượng đào tạo có tác động đến sự hài lòng của sinh viên là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo khối kinh tế trường Đại học Văn Lang” để nghiên cứu. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài thực hiện nhằm được đạt các mục tiêu như sau: - Xác định rõ các nhân tố của chất lượng đào tạo tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Dân lập Văn Lang. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Dân lập Văn Lang. - Đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà quản trị trường ĐHVL nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối kinh tế trường Đại học Văn Lang. - Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy đang theo học khối kinh tế - Trường Đại học Văn Lang.
  18. 4 - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại các khoa kinh tế trường Đại học Văn Lang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua 2 bước cụ thể như sau: Bước 1: nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính dựa vào cơ sở lý luận thông qua việc thảo luận nhóm và các chuyên gia đang làm công tác quản lý tại khoa, trường và phòng chức năng nhằm điều chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu. Bước 2: nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát từ sinh viên của các khoa kinh tế tại trường ĐHVL. Sau đó, dùng mô hình kiểm định thang đo sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình, phân tích phương sai ANOVA tìm ra sự khác biệt về đánh giá theo đặc điểm của sinh viên và các giả thuyết nghiên cứu. 1.6 Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu: tác giả trình bày cơ sở lý luận về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo và mô hình các yếu tố ảnh hưởng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu để kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha, EFA. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: tác giả trình bày phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo: tóm tắt kết quả nghiên cứu, những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  19. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Trong phần giới thiệu chương 1 tác giả đã nêu rõ mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Tiếp theo chương 2, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo, lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng đào tạo, các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. 2.1 Lý thuyết về chất lượng và chất lượng đào tạo 2.1.1 Khái niệm về chất lượng Theo Juran (1988) “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”, còn Feigenbaum (1991) “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ được đo lường trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản là sự cảm nhận hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”. Theo Russell (1999) “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng khách hàng”. Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) – ISO 9000:2000 “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. 2.1.2 Khái niệm về chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: Sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định. Trong nhiều bối cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
  20. 6 Nghiên cứu về chất lượng giáo dục đào tạo Đại học, Cao đẳng, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 6 quan điểm trong tài liệu tập huấn: “Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học” thuộc dự án giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT: (1) Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”: Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng: “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng và số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực = chất lượng. Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao. (2) Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”: Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục đại học cho rằng “đầu ra” của giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” vì “đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục đại học, thể hiện được mức độ hoàn thành công việc của sinh viên và khả năng cung cấp hoạt động đào tạo của trường đó. (3) Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”: Quan điểm thứ ba này cho rằng trường học có chất lượng khi nó tạo ra được sự khác biệt trong phát triển trí tuệ và cá nhân của sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị “đầu vào”. (4) Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”: Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, theo quan điểm này, chất lượng dịch vụ đào tạo phụ thuộc vào năng lực học thuật của đội ngũ giảng dạy trong trường, nghĩa là trường đại học nào có nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú…có uy tín khoa học cao thì được xem là có chất lượng cao. (5) Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”: Quan điểm này dựa trên nguyên tắc, các trường phải tạo ra “văn hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình cải tiến chất lượng liên tục. Vì thế, trường nào được đánh giá có “văn hóa tổ chức riêng” đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo thì được coi là có chất lượng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2