intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

39
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Hệ thống hóa nhằm làm rõ các khái niệm, nội dung có liên quan đến VHDN; phân tích, đánh giá thực trạng VHDN tại BVU; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động xây dựng VHDN tại BVU.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 TP.HCM, Tháng 01 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN ĐẠI DƯƠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS.NGUYỄN VĂN KHOẢNG TP.HCM, Tháng 01 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.NGUYỄN VĂN KHOẢNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 30 tháng 01 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Hoàng Trung Kiên Phản biện 1 3 TS. Võ Tấn Phong Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên 5 TS. Lê Quang Hùng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Nguyễn Đại Dương Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh : 29/08/1986 Nơi sinh: Sơn La Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh MSHV: 1441820021 I- Tên đề tài: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu II- Nhiệm vụ và nội dung: - Phát phiếu điều tra và thu thập số liệu từ phiếu điều tra phục vụ cho nghiên cứu. - Hiện trạng văn hóa doanh nghiệp của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. III- Ngày giao nhiệm vụ : 20/08/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 07/01/2016 V- Cán bộ hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Khoảng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn
  6. ii LỜI CÁM ƠN Học viên xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Khoảng đã tận tình hướng dẫn, định hướng về nội dung và phương pháp nghiên cứu, giúp bài luận văn đi đúng hướng, đúng trọng tâm. Bên cạnh đó, học viên cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp thông tin và tài liệu để luận văn có được những thông tin mới nhất. Trong quá trình nghiên cứu, khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Luận văn
  7. iii TÓM TẮT Sau gần 10 năm thành lập (2006 - 2016), là Trường Đại học đầu tiên của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, BVU từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như trong khu vực. BVU nhận thức được rằng văn hóa doanh nghiệp là cần thiết, quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Trường. Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ các khái niệm về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, những vai trò, đặc trưng và tác động của văn hóa đối với BVU. Thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi, luận văn xác định loại hình văn hóa doanh nghiệp của BVU ở hiện tại và mong muốn trong tương lai. Sau cùng, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp để có thể phát triển hoàn thiện văn hóa của BVU trong tương lai.
  8. iv ABSTRACT After ten years of operating (2006-2016), as the first university of Ba Ria Vung Tau province, BVU has gradually achieved a good position in Vietnam's education system and the region's education system as well. BVU is deeply aware of that the company's culture is necessary, important for the university's survival and sound development in the future. My research is to explain about concepts of culture, company's culture, roles, features and effects of culture on BVU. By doing a survey and analyzing the survey's results, the thesis defines the current and the expected type of company's culture of BVU. Finally, the thesis suggests some solutions to develop BVU's culture in the future.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 4 1.1. Khái quát chung về văn hóa doanh nghiệp ............................................................. 4 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp .................................................. 4 1.1.2. Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp ............................................. 7 1.2. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp .................................................. 10 1.2.1. Yếu tố thứ 1 - Các giá trị văn hóa hữu hình................................................... 10 1.2.2. Yếu tố thứ 2 -Các giá trị được chấp nhận ...................................................... 13 1.2.3. Yếu tố thứ 3 - Các giá trị nền tảng ................................................................. 14 1.2.4. Các biểu hiện đặc trưng và vận hành của văn hóa tổ chức ............................ 15 1.3. Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Camron, K.S &Quinn, R.E (2005): The completing values framework .......................................................................................... 17 1.4. Công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp (OCAI) ................................................. 20 1.5. Quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp .................................... 21 1.5.1. Giai đoạnh hình thành .................................................................................... 21 1.5.2. Giai đoạn duy trì và nguy cơ suy thoái .......................................................... 22 1.5.3. Giai đoạn thay đổi .......................................................................................... 23 1.5.4. Mối quan hệ giữa sứ mạng, tầm nhìn và giá trị văn hóa ................................ 24 1.6. Các đặc tính cơ bản của văn hóa doanh nghiệp .................................................... 25 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp................................................. 26 1.7.1. Văn hóa dân tộc ............................................................................................. 26 1.7.2. Nhà lãnh đạo .................................................................................................. 27 1.7.3. Sáng lập viên .................................................................................................. 27
  10. vi 1.7.4. Các nhà lãnh đạo kế cận ................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI BVU ...... 30 2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) .................................... 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự.......................................... 32 2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của BVU ......................................................... 38 2.2.1. Mô tả các yếu tố cấu thành nên VH của BVU theo Cameron và Quinn: ...... 38 2.2.2. Đánh giá loại hình văn hóa của BVU ............................................................ 44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TẠI BVU ..... 68 3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại BVU ....................... 68 3.1.1. Quan điểm, định hướng xây dựng VH của BVU ........................................... 68 3.1.2. Mục tiêu xây dựng VH của BVU: ................................................................. 69 3.2. Hoàn thiện mô hình VH theo định hướng tầm nhìn và chiến lược của BVU ....... 69 3.2.1. Mô hình VH theo định hướng tầm nhìn và chiến lược của BVU .................. 69 3.2.2. Xu hướng điều chỉnh văn hóa BVU và định hướng giải pháp: ..................... 70 3.3. Giải pháp hoàn thiện VHDN tại BVU .................................................................. 72 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng các yếu tố cấu thành VHDN: ......... 72 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình VHDN của BVU ........................................... 74 3.3.3. Những hạn chế của đề tài và kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo ...... 79 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 81 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 Phụ lục 1 -Bảng câu hỏi .......................................................................................... 84 Phụ lục 2 -Bảng tổng hợp trả lời Bảng câu hỏi 2 - Đánh giá hiện tại ................. 91 Phụ lục 3 - Bảng tổng hợp trả lời Bảng câu hỏi 2 - Mong muốn tương lai ........ 92 Phụ lục 4 - Bảng tổng hợp trả lời Bảng câu hỏi 3 ................................................ 93 Phụ lục 5 -Tổng hợp kết quả điều tra .................................................................... 94
  11. vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Thuật ngữ viết tắt BVU : Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu VH : Văn hóa VHDN : Văn hóa doanh nghiệp GDĐT : Giáo dục đào tạo KHCN : Khoa học công nghệ
  12. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các biểu hiện đặc trưng và vận hành của văn hóa tổ chức .....................15 Hình 1.2: Mô hình văn hóa theo Cameron And Quinn ............................................. 17 Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành văn hóa tổ chức (Dương Thị Liễu, 2008) ....... 21 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy của BVU ................................................................. 33 Hình 2.2: Logo của BVU........................................................................................... 39 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 45 Hình 2.4: Tổng kết 6 tiêu chí - Loại hình văn hóa chung ......................................... 49 Hình 2.5: Tổng kết 6 tiêu chí theo phân nhóm Cấp bậc - Hiện tại ........................... 50 Hình 2.6: Tổng kết 6 tiêu chí theo phân nhóm Cấp bậc - Tương lai ........................ 51 Hình 2.7: Kết quả tổng kết chung tiêu chí Đặc tính bao trùm .................................. 52 Hình 2.8: Kết quả tổng kết tiêu chí Đặc tính bao trùm - Phân nhóm Cấp bậc ....... 53 Hình 2.9: Tổng kết chung tiêu chí Người lãnh đạo .................................................. 54 Hình 2.10: Kết quả tổng kết tiêu chí Người lãnh đạo - Phân nhóm Cấp bậc........... 55 Hình 2.11: Kết quả tổng kết chung tiêu chí Quản lý nhân lực ................................. 56 Hình 2.12: Kết quả tổng kết tiêu chí Quản lý nhân lực - Phân nhóm Cấp bậc ........ 57 Hình 2.13: Kết quả tổng kết chung tiêu chí Cơ sở gắn bó ........................................ 58 Hình 2.14: Kết quả tổng kết tiêu chí Cơ sở gắn bó - Phân nhóm Cấp bậc ............. 60 Hình 2.15: Kết quả tổng kết chung tiêu chí Trọng tâm chiến lược........................... 61 Hình 2.16: Kết quả tổng kết tiêu chí Trọng tâm chiến lược - Phân nhóm Cấp bậc . 62 Hình 2.17: Kết quả tổng kết chung Tiêu chí thành công .......................................... 63 Hình 2.18: Kết quả tổng kết Tiêu chí thành công - Phân nhóm Cấp bậc ................. 64 Hình 2.19: Loại hình văn hóa BVU - Thông qua hành vi ứng xử............................. 65 Hình 2.20: Loại hình văn hóa BVU - Thông qua nhận thức..................................... 66 Hình 3.1: Xu hướng điều chỉnh loại hình văn hóa của BVU .................................... 71
  13. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng sinh viên nhập học đầu khóa qua các năm 2006 - 2015 (Tính đến tháng 10/2015) ..........................................................................31 Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên của Trường ................... 37 Bảng 2.3: Phân nhóm các câu hỏi theo loại hình văn hóa ....................................... 47 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả chung 6 tiêu chí ........................................................... 48 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả 6 tiêu chí ở hiện tại - Phân nhóm Cấp bậc ................. 49 Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả 6 tiêu chí ở tương lai - Phân nhóm Cấp bậc ............... 50 Bảng 2.7: Tổng kết chung tiêu chí Đặc tính bao trùm ............................................. 51 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả tiêu chí Đặc tính bao trùm- Phân nhóm Cấp bậc ....... 53 Bảng 2.9: Tổng kết chung tiêu chí Người lãnh đạo ................................................. 54 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả tiêu chí Người lãnh đạo- Phân nhóm Cấp bậc ......... 55 Bảng 2.11: Tổng kết chung tiêu chí Quản lý nhân lực ............................................. 56 Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả tiêu chí Quản lý nhân lực- Phân nhóm Cấp bậc ....... 57 Bảng 2.13: Tổng kết chung tiêu chí Cơ sở gắn bó .................................................... 58 Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả tiêu chí Cơ sở gắn bó- Phân nhóm Cấp bậc ............. 59 Bảng 2.15: Tổng kết chung tiêu chí Trọng tâm chiến lược....................................... 60 Bảng 2.16: Tổng hợp kết quả tiêu chí Trọng tâm chiến lược - Phân nhóm Cấp bậc ............................................................................................................................ 61 Bảng 2.17: Tổng kết chung Tiêu chí thành công ...................................................... 62 Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả Tiêu chí thành công- Phân nhóm Cấp bậc ................ 64 Bảng 2.19: Tổng hợp Xác định loại hình văn hóa BVU - Thông qua hành vi ứng xử ............................................................................................................................ 65 Bảng 2.20: Tổng hợp Xác định loại hình văn hóa BVU - Thông qua nhận thức ..... 66 Bảng 3.1: Bảng phân tích khoảng chênh lệch trong đánh giá VH BVU hiện tại và mong muốn tương lai.......................................................................................... 70
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, thế giới đã bước sang giai đoạn phát triển mới trong đó GDĐT và KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nòng cốt và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà Nước coi GDĐT cùng với KHCN là quốc sách hàng đầu và coi GDĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập với sứ mệnh là đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có nghiệp vụ chuyên môn cao tương xứng với trình độ đào tạo về các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, công nghệ hiện đại, chú trọng đến kỹ thuật biển, tổ chức nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, thực hiện hợp tác quốc tế từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học trong nước và quốc tế, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như tỉnh nhà. Tuy nhiên, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có cơ cấu tổ chức cũng như phương cách hoạt động như một doanh nghiệp. Và Trường muốn thành công thì phải luôn hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trường. Việc xây dựng VH trong Trường là một trong những yếu tố giúp cho Trường thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, cho tỉnh nhà. Chính vì vậy, Trường cần có các công cụ để tìm kiếm các dữ liệu và phân tích các dữ liệu cần thiết nhằm nhận diện đúng điểm mạnh/yếu của VH hiện đang tồn tại trong Trường và giúp hình dung được VH mà Trường sẽ hướng tới để thích nghi được với những thay đổi, phát triển.VH trong Trường rất cần thiết, nó có thể làm cho Trường ngày càng phát triển mở rộng, thu hút sinh viên đến với Trường ngày càng đông, tạo được tiếng vang trong ngành Giáo dục trong nước cũng như ngoài
  15. 2 nước. Vì vậy, rất cần có một nghiên cứu nhằm định hình được loại hình VH trong Trường, từ đó có những định hướng để phục vụ cho sự phát triển bền vững của Trường. Nhằm góp phần vào sự phát triển chung của Trường, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa nhằm làm rõ các khái niệm, nội dung có liên quan đến VHDN. - Phân tích, đánh giá thực trạng VHDN tại BVU. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động xây dựng VHDN tại BVU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là VHDN và các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN nói chung và VH tại BVU nói riêng. - Phạm vi của nghiên cứu này chỉ có thể phản ánh những đặc điểm riêng của VH BVU và áp dụng những kết quả nghiên cứu cho BVU. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, Trường đại học khác, thì mô hình nghiên cứu này mang tính tham khảo và phải có những nghiên cứu riêng cho từng trường hợp. - Thời gian thực hiện phát phiếu khảo sát từ 30/07/2015 đến 30/10/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tiễn: điều tra, khảo sát tìm hiểu cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trường nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thiện và phát triển VHDN tại BVU. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tổng hợp các ý kiến của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường cùng với các Trưởng phòng khoa, Trường phòng ban trong quá trình hoàn thiện và phát triển VHDN tại BVU. - Phương pháp suy luận logic: từ kết quả phân tích và từ các thông tin tổng hợp, đánh giá để đề ra các giải pháp thích hợp.
  16. 3 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Làm rõ các nội dung có liên quan đến khái niệm Văn hóa, Văn hóa doanh nghiệp. Từ đó lựa cho cách tiếp cận và các công cụ phù hợp cho việc nghiên cứu đánh giá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI BVU Mô tả hiện trạng, cấu thành và đặc trưng của văn hóa BVU. Trên cơ sở lý luận và công cụ đã lựa chọn sẽ tiến hành khảo sát xác định loại hình, đánh giá mức độ mạnh yếu của văn hóa BVU. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI BVU Trên cơ sở các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển, đề tài phân tích xu hướng tương lai và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa BVU. Luận văn gồm … trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.
  17. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu có sự quan tâm đến VHDN. Đối với các công ty Nhật Bản thì VHDN là yếu tố hết sức quan trọng trong kinh doanh, là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công của họ. Đầu thập kỷ 90, người ta đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng như tác động to lớn của VH đối với sự phát triển, thành bại của một doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, khái niệm VHDN ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề về VHDN đã và đang được nhắc đến như một tiêu chí khi nói về doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, khái niệm VH còn đang rất mờ nhạt, ngoại trừ các công ty lớn họ hiểu và nhìn nhận đúng về VHDN thì các công ty nhỏ dường như đây là khái niệm còn quá mới mẻ. Có câu nói cho rằng “Văn hóa là cái mà còn sót lại chưa được học khi mà chúng ta đã được học qua tất cả”, và “Văn hóa là cái còn đọng lại sau khi chúng ta đã quên đi tất cả”. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng lại cũng phần nào phản ánh đúng thực tế. Muốn hiểu thế nào là VHDN, trước tiên ta phải hiểu được thế nào là “văn hóa”.”Văn hóa” là một khái niệm rất rộng, những định nghĩa về văn hóa có rất nhiều: - Theo Edward Tylor (2000), “Văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kì năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được”. - Với Edward Hall, “Văn hóa là một hệ thống nhằm sáng tạo,chuyển giao, lưu trữ và chế biến bằng thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hóa là truyền thông và giao tiếp”. Theo nghĩa hẹp, VH có thể được hiểu là: “tổng thể các cấu trúc xã hội với các biểu hiện nghệ thuật, tôn giáo, trí tuệ của chúng, xác định một nhóm người hay một
  18. 5 xã hội khác”. VH theo nghĩa hẹp xác định đặc trưng của một dân tộc, một tộc người, một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với các xã hội khác hay tầng lớp xã hội khác. (Vũ Xuân Tiến 2007). Nhằm đưa ra một định nghĩa mới về văn hóa, tại lễ phát động Thập kỉ phát triển văn hóa ngày 21/1/1988, tổng giám đốc UNESCO Mayor nói “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Với quan niệm xem văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, khái niệm văn hóa được mở rộng hơn. Cách đây nửa thế kỉ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi sinh tồn”. Như vậy, văn hóa là một tổng thể hài hòa bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan mật thiết, tạo nên một chỉnh thể thống nhất thể hiện những giá trị vật chất và tinh thần của một cộng đồng người trong quá trình lâu dài để phát triển xã hội. Trong quá trình nghiên cứu từ rất lâu đến nay, đã có rất nhiều khái niệm VHDN được đưa ra, nhưng cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận. - Theo quan điểm của Georges de Saite Maire, một chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
  19. 6 - Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế Internetional Labour Organization (ILO), thì “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”. - Theo quan điểm của Edgar Shein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức thì ông định nghĩa “Văn hóa công ty là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh”. Đây là định nghĩa phổ biến và được chấp nhận khá rộng rãi. Tại Việt Nam, cũng có nhiều tác giả với những định nghĩa được đưa ra, là mối quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên cứu về doanh nghiệp. - Theo ông Vũ Tiến Lộc, văn hóa doanh nghiệp là: “sự nhận thức chung về các giá trị của doanh nghiệp, được mọi người trong doanh nghiệp dù ở trình độ và vị trí khác nhau vẫn có thể miêu tả về văn hóa với cùng cách hiểu giống nhau. Bản sắc riêng này được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh mà chúng ta có thể nhìn thấy được”. Cụ thể là: Tầm nhìn, triết lý và chiến lược kinh doanh tạo dựng lòng tin với nhân viên trong doanh nghiệp và cam kết với khách hàng, đối tác và các bên liên quan; hệ thống các nội quy hay chủ trương, chính sách chi phối kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cách ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhau hay giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác….(Lê Quang, 2007). - Theo Trần Quốc Dân (2005): văn hóa doanh nghiệp được hiểu là: “một hệ thống gồm những giá trị truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp”. Nhìn chung tất cả các định nghĩa đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của VHDN như các giá trị đạo đức, các quan niệm, các nghi thức,..nhưng chưa có một định nghĩa nào đề cập tới nhân tố vật chất, một nhân tố quan trọng của văn hóa
  20. 7 doanh nghiệp. Tổng hợp và đúc kết từ các định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản và khoa học về khái niệm văn hóa doanh nghiệp như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp. Hệ thống các giá trị này chi phối hoạt động của mọi thành viên trong tổ chức, được các thành viên trong tổ chức tự giác tuân theo và góp phần tạo nên bản sắc riêng của tổ chức, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác”. Đa số các tổ chức lớn đều có một văn hóa chủ đạo và các tiểu văn hóa. Văn hóa chủ đạo hiểu một cách đơn giản thì nó là văn hóa của các cấp lãnh đạo, biểu hiện những giá trị cốt lõi được đa số các thành viên của tổ chức đồng thuận. Khi nhắc đến văn hóa doanh nghiệp tức là ta đang nhắc đến văn hóa này. Các tiểu văn hóa là những văn hóa nhỏ bên trong một tổ chức, thường định hình từ sự phân chia theo đơn vị phòng ban và vị trí địa lý. Thí dụ trong một công ty lớn có các phòng ban nhỏ và mỗi phòng có một văn hóa khác nhau: phòng kế toán thì xoay quanh những con số và độ tỉ mỉ, chính xác cực kỳ cao; phòng kinh doanh thì phải năng động và sáng tạo, phòng nhân sự thì hướng tới con người trong tổ chức. Hoặc với những công ty sản xuất thì hướng tới sản phẩm còn công ty dịch vụ thì hướng tới khách hàng. 1.1.2. Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp 1.1.2.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp  Vai trò của VHDN đối với môi trường bên trong doanh nghiệp “Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, là nền tảng, mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển”. (TS Phan Quốc Việt, 2007). Trong phạm vi một doanh nghiệp, văn hóa có các vai trò sau đây: Giảm xung đột giữa các thành viên, giữa cá nhân với tập thể. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo dính gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa hợp và thống nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2