intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

49
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN MẬU THUẬN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Cẩm. Luận văn chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Mậu Thuận
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Cẩm, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, cô đã tạo mọi điều kiện, động viên và trợ giúp tôi, đặc biệt là truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của cô để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn cơ quan Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu và để tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, động viên, cổ vũ tôi những lúc tôi gặp khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Trân trọng !
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Những đóng góp của luận văn ........................................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 6 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC.......................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm có liên quan .................................................................. 7 1.1.1. Bảo hiểm xã hội ........................................................................................ 7 1.1.2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc .......................................................................... 9 1.1.3. Thu Bảo hiểm xã hội ............................................................................... 10 1.1.4. Quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................... 11 1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc . 12 1.2.1. Mục tiêu quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................................... 12 1.2.2. Nguyên tắc quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................. 13 1.2.3. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................. 13 1.3. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................... 15 1.3.1. Xác định đối tượng và mức thu ............................................................... 15 1.3.2. iLập ikế ihoạch ithu i .................................................................................... 19 1.3.3. iQuản ilý iquỹ ithu ....................................................................................... 21
  5. 1.3.4. Kiểm tra, giám sát thu ............................................................................ 22 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc............... 24 1.4.1. Chỉ tiêu về số tiền và tỷ lệ tăng tiền thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .............. 24 1.4.2. Chỉ tiêu về số lượng đơn vị và tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc .......................................................... 24 1.4.3. Số lượng lao động và tỷ lệ tăng lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................................................................... 24 1.4.4. Tiền nợ và tỷ lệ nợ Bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................ 25 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ......... 25 1.5.1. Các nhân tố khách quan .......................................................................... 25 1.5.2. Các nhân tố chủ quan .............................................................................. 27 1.6. Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số huyện và bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................... 29 1.6.1. Kinh nghiệm của một số huyện............................................................... 29 1.6.2. Bài học rút ra cho huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ...................... 31 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA .................................................................................................................. 34 2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 34 2.1.2. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................................................................... 36 2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ....................... 41 2.2.1. Xác định đối tượng và mức thu ............................................................... 41 2.2.2. iLập ikế ihoạch ithu i .................................................................................... 51 2.2.3. Quản lý quỹ thu ....................................................................................... 53
  6. 2.2.4. Kiểm tra, giám sát quản lý thu ................................................................ 63 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............... 67 2.3.1. Các chỉ tiêu về số tiền và tỷ lệ tăng tiền thu bảo hiểm xã hội bắt buộc........... 67 2.3.2. iCác ichỉ itiêu ivề isố ilượng ivà itỷ ilệ ităng isố iđơn ivị isử idụng ilao iđộng itham igia iđóng ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc i i ................................................................. 68 2.3.3. Số lượng và tỷ lệ tăng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc69 2.3.4. iSố inợ ivà itỷ ilệ inợ ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc i i .......................................... 70 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ..................................... 72 2.4.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 72 2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 74 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 81 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA .................................................................................................... 82 3.1. Mục tiêu, phương hướng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ..................................................................... 82 3.1.1. Mục tiêu................................................................................................... 82 3.1.2. Phương hướng ......................................................................................... 85 3.2. Giải pháp nâng cao quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ..................................... 87 3.2.1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................................................................... 87 3.2.2. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính .................................. 90 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............... 91 3.2.4. Mở rộng đối tượng, phương thức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............ 92 3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm xã hội bắt buộc .. 94 3.2.6. Tăng cường phối hợp với các ban ngành liên quan về thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................................................................... 95
  7. 3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................................................................................................... 97 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 105 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài HCSN Hành chính sự nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân HĐLĐ Hợp đồng lao động MSLĐ Mất sức lao động NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách Nhà nước SDLĐ Sử dụng lao động TNLĐ-BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng i2.1: iTình ihình itham igia ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương ........................................................................ 42 Bảng i2.2. iCơ icấu iđơn ivị itham igia ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itheo ikhối iquản ilý itại Bảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016-2019 ..... 43 Bảng i2.3. iCác iđơn ivị isử idụng ilao iđộng itham igia ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016 i- i2019.......... 45 Bảng i2.4. iSố ingười itham igia ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc ichia itheo ikhối iquản ilý itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016-2019 ..... 46 Bảng i2.5. iNgười ilao iđộng itham igia ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016 i- i2019 ............................... 47 Bảng i2.6. iTổng iquỹ ilương iđóng ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm i xã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016-2019 ................................ 49 Bảng i2.7. iMức itiền ilương itối ithiểu ivùng igiai iđoạn i2016 i- i2019...................... 50 Bảng i2.8. iKế ihoạch ithu ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương ................................................................................... 51 Bảng i2.9. iThực ihiện ikế ihoạch ithu ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016 i- i2019 .............................. 52 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương .............. 57 Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................................................................................. 58 Bảng 2.12. Ý kiến đánh giá về công tác thông tin, tuyên truyền ...................... 59 Bảng 2.13. Ý kiến đánh giá về năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ......................................... 61 Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................................................................ 62 Bảng 2.15. Số lượng các đơn vị đã kiểm tra danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc............................................................ 64
  10. Bảng 2.16. Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động ...................................... 65 Bảng 2.17: Số thu lãi do truy thu và phạt chậm đóng từ năm 2016 - 2019 ...... 66 Bảng 2.18. Kiểm tra công tác thu nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc ..................... 66 Bảng 2.19. Thực hiện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương giai đoạn 2016 - 2019 .................................... 67 Bảng i2.20. iTỷ ilệ ităng isố iđơn ivị isử idụng ilao iđộng itham igia iđóng ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương ................... 68 Bảng 2.21. Tỷ lệ tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chia theo khối quản lý tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2019 ......................................................................................... 69 Bảng 2.22. Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương giai đoạn 2016 - 2019 ................. 70 Bảng i2.23. iTỷ ilệ inợ iđọng ibảo ihiểm ixã ihội ibắt ibuộc itại iBảo ihiểm ixã ihội ihuyện iQuảng iXương igiai iđoạn i2016 i- i2019 .................................... 71 Bảng 2.24. Số nợ đọng bảo hiểm xã hội theo khối tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương giai đoạn 2016 – 2019 ............................................................................................... 71 Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................ 35
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện cách đây gần hai trăm năm. Đến nay, BHXH đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính nhân văn để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống, trong quá trình lao động và góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo đảm đời sống vật chất của người lao động. Vì thế BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế nhà nước và được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện. Việc chuyển sang nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động, qua đời. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua, chính sách BHXH cũng được điều chỉnh, thay đổi để phối hợp vợi sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước, với nguyện vọng của người lao động. Quỹ BHXH là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được và có thể nói nó là vai trò quan trọng nhất trong hoạt động BHXH. Để hướng tới mục tiêu đến năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH theo Nghị quyết số 28- NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Đồng thời làm thế nào để quản lý thu BHXH có hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, chủ thể quản lý, người lao động và xã hội đang là câu hỏi đặt ra đối với ngành BHXH. Trong những năm qua ngành BHXH đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia và tăng cường công tác quản lý thu trên phạm vi cả nước, tuy nhiên tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương công tác quản lý thu vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: nhân sự làm công tác quản lý thu vừa thiếu kinh nghiệm lại thường xuyên biến động; công tác quản lý đối tượng
  12. 2 chưa chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng thu sai đối tượng; hoạt động tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả nên đối tượng tham gia còn ít; tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã trở thành vấn nạn của xã hội. Trước những vấn đề cấp bách trên, từ những kiến thức đã được học và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, tác giả chọn đề tài “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá” để làm luận văn thạc sĩ vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tế và cần thiết để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện đề tài: “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu trong nước liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Tôi xin giới thiệu tổng quan các nghiên cứu quan trọng đã công bố mà dựa vào đó tác giả sử dụng làm tài liệu nghiên cức của đề tài, tôi trích dẫn những tài liệu đã nghiên cứu như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Trường Giang (2010), “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” tại Trường Đại học Lao động xã hội. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý về đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích chính sách, tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hoàn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hào (2015); “Đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam” tại Trường Kinh tế Quốc dân. Nội dung của Luận án đề cập đến những vấn đề lý luận về BHXH, tài chính BHXH; một số vấn đề về đảm bảo tài chính cho BHXH; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho BHXH và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, tác giả đã
  13. 3 đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam như: tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH; thực hiện đúng quy định về thu, chi BHXH; thực hiện công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH; đảm bảo quỹ BHXH duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp với điều kiện của BHXH Việt Nam; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về BHXH. Phạm Đình Thành (2016) nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ (BHXH Việt Nam): “Nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp trên địa bạn thành phố Hà Nội”. Tác giả Phạm Minh Việt năm 2018 với đề tài “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý thu bảo hiểm xã hội và bài học cho Việt Nam” đăng tại Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 01, tr.53-56. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), có vai trò quan trọng trong việc làm cho xã hội công bằng, ổn định và phát triển bền vững. Để đảm bảo cho hệ thống BHXH hoạt động cần phải có nguồn quỹ ổn định, do đó công tác quản lý thu BHXH rất được quan tâm. Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore là những quốc gia châu Á với trình độ phát triển cao, có hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH khá đầy đủ, minh bạch, dẽ áp dụng. Đây cũng là những quốc gia có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam, do vậy việc tham khảo mô hình quản lý thu BHXH của các nước này là cần thiết để Việt Nam đúc rút những bài học trong xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện thu BHXH nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Phạm Minh Việt (2019), “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay và một số giải pháp” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 01, tr.66-69. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trong thời gian tới. Công tác thu
  14. 4 bảo hiểm xã hội bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH trong tương lai. BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, chính vì vậy công tác thu BHXH bắt buộc đã đặt ra yêu cầu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Trong thời gian qua, quản lý thu BHXH còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: số đơn vị sử dụng lao động, số lao động chưa tham gia BHXH còn nhiều, số đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHXH tăng nhanh gây ra những ảnh hưởng về quyền lợi cho người lao động. Các công trình nghiên cứu trên đề cập tới thực trạng chất lượng quản lý thu Bảo hiểm xã hội trong cơ quan, đơn vị Bảo hiểm xã hội thời gian qua. Song, đó là hướng nghiên cứu rộng, xung quanh vấn đề thu Bảo hiểm xã hội nói chung hoặc nghiên cứu trên phương diện Triết học, Xã hội học, Kinh tế học hay nghiên cứu sâu vào một khía cạnh khác… Vì vậy, trên cơ sở kế thừa một số kết quả đã nghiên cứu và với mong muốn tập trung nghiên cứu một cách cụ thể hơn về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giải quyết có tính tương đối toàn diện đối với các tổ chức liên quan như Nhà nước, cơ quan Bảo hiểm xã hội, tổ chức Công đoàn, người sử dụng lao động, người lao động, tòa án, trọng tài… trong việc xử lý vấn đề quản lý thu Bảo hiểm xã hội hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm Xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc; - Đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian vừa qua; - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
  15. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH cấp huyện 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về quản lý thu BHXH bắt buộc. - Về không gian: tại BHXH huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa - Về thời gian: giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp, tác giả đã phát 130 phiếu bảng hỏi tới người lao động và người sử dụng lao động, lượng phiếu thu về là 118 phiếu đạt 90,77% đảm bảo độ tin cậy và độ lớn của mẫu nghiên cứu. Bảng hỏi vận dụng thang đo Likert thiết kế và thu thập thông tin. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên, nhà quản trị để cho thêm thông tin cho các phân tích định tính hoặc định lượng đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: nghiên cứu Luật BHXH năm 2014; Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn thực hiện luật BHXH năm 2014 (Nghị định 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015, Nghị định 01/NĐ-CP ngày 05/01/2016, Thông tư 59/TT-LĐTBXH ngày 29/12/2015) bên cạnh đó nghiên cứu các công trình nghiên cứu, luận án có liên quan và các số liệu báo cáo về công tác thu BHXH bắt buộc và quản lý thu tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2019 - Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê + Phân tích số liệu theo biến động thời gian tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. + Phân tích số liệu sơ cấp từ năm 2016 đến năm 2019 nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
  16. 6 6. Những đóng góp của luận văn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Về thực tiễn: Đề tài của luận văn nghiên cứu về một trong những nhiệm vụ thường xuyên của ngành Bảo hiểm, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội bắt buộc đã và đang có những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, tháo gỡ để góp phần phát triển bền vững sự nghiệp Bảo hiểm xã hội, đáp ứng được yêu cầu hiện tại cũng như thực hiện mục tiêu "Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động". Những giải pháp được đề xuất và những kiến nghị với các cấp có thẩm quyền có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Chương 2: Thực trạng về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
  17. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Bảo hiểm xã hội Đến nay, hầu hết các nước trền thế giới đã thực hiện chính sách BHXH và xem đây là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Mặc dù có quá trình phát triển lâu dài nhưng do tính chất phức tạp và đa dạng nên đến nay vẫn còn có những nhận thức khác nhau về bảo hiểm xã hội. Điều đó được phản ánh qua các khái niệm BHXH được thể hiện dưới các góc độ khác nhau. Ở một số nước trên thế giới khi đưa ra khái niệm về BHXH xuất phát quan điểm chỉ bao gồm trường hợp bảo hiểm thu nhập cho NLĐ, thường tách BHXH với BHYT và BHTN mặc dù đó cũng là hình thức bảo hiểm mang tính xã hội. Theo ILO (Tổ chức lao động thế giới): Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [23, tr 31]. Theo Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Chủ biên PGS. TS Nguyễn Văn Định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến mất thu nhập trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia định học, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. Khái niệm này đã xác định diện bảo vệ của BHXH bao gồm NLĐ và gia đình NLĐ [16, tr 29]. Khái niệm về BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, đó là: Bảo hiểm xã hội là sự bảo
  18. 8 đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” [22]. Về mặt bản chất, BHXH là hoạt động được tổ chức hợp lý bởi tập hợp những người có cùng chung rủi ro có thể xảy ra hoặc các sự kiện bảo hiểm, các khoản đóng góp về tài chính của học cho phép bồi thường hoặc chi trả theo quy luật thống kê những thiệt hại mà một số người trong tập hợp hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ở Việt Nam, cơ quan BHXH được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc thì đồng thời tham gia cả BHYT và BHTN. Vì thể BHXH được đưa ra với rất nhiều khái niệm như: + Bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của Nhà nước. + Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm, thay thế một phần thu nhập khi người lao động có tham gia Bảo hiểm xã hội bị mất hoặc giảm thu nhập. + Bảo hiểm xã hội là một công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước; thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. Từ những khái niệm nêu trên về Bảo hiểm xã hội, tác giả cho rằng: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động hoặc phát sinh những chi phí cần được hỗ trợ như: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết. Bảo hiểm xã hội itính inhân iđạo ivà inhân ivăn isâu isắc itrong icác ichế iđộ iBảo hiểm xã hội iquy iđịnh ibản ichất icủa ichính isách, iđó ilà isự ibảo ivệ icủa ixã ihội iđối ivới icác ithành iviên icủa imình ithông iqua imột iloạt icác ibiện ipháp icông icộng, inhằm ichống ilại inhững ikhó ikhăn ivề ikinh itế ivà ixã ihội ido ibị ingừng ihoặc ibị
  19. 9 igiảm ithu inhập, igây ira ibởi iốm iđau, ithai isản, itai inạn ilao iđộng, bệnh nghề nghiệp, ichết. Bảo hiểm xã hội nhằm ibảo iđảm iđời isống ivật ichất ivà itinh ithần icho imọi người lao động, ichống icác itệ inạn ixã ihội, igóp iphần ităng ithu inhập, ithúc iđẩy isản ixuất iphát itriển. Bảo hiểm xã hộii ilà icông icụ iđể iquản ilý ixã ihội, iNhà inước iquy iđịnh iquyền ivà itrách inhiệm igiữa icác ibên itham igia, iđặc ibiệt imối iquan ihệ igiữa người lao động và người sử dụng lao động; iyêu icầu ingười sử dụng lao độngi iphải đảm ibảo iđiều ikiện ilàm iviệc, iđời isống ivật ichất ivà itinh ithần icho ingười lao động, bao gồm inhu icầu icơ ibản ivề itiền ilương, itiền icông, ichăm isóc isức ikhoẻ ikhi ibị iốm iđau, itai inạn, bệnh nghề nghiệp, hoặc chết Bảo hiểm xã hội là sự phân phối lại thu nhập và san sẻ rủi ro mang tính xã hội dựa trện luật số lớn. Đó là sự san sẻ rủi ro trong cộng đồng, sản sẻ rủi ro giữa NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước, sản sẻ về mặt không gian và thời gian giữa những doanh nghiệp, tổ chức, những vùng, những ngành trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ khác nhau, sản sẻ rủi ro, san sẻ tài chính ngay trong nội bộ NLĐ, NSDLĐ. Do vây, bảo hiểm xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. 1.1.2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc Trong rất nhiều những khái niệm về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khái niệm BHXH bắt buộc được nêu trong Luật BHXH là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Chức năng của bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm phòng ngừa rủi ro, cho phép tất cả các hoạt động kinh tế xã hội hoặc các đối tượng đã tham gia trong quá trình kinh tế xã hội trước đây hoặc tất cả các công dân. Được hình thành để đảm bảo các quyền lợi nhằm để duy trì chuẩn mực sống tương đối ổn định ngay cả khi trong trường hợp có sự cố bất ngờ rủi ro xảy ra như ốm đau, bệnh tật… Có thể thấy loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cá nhân và tổ chức (bao gồm NLĐ và NSDLĐ) có trách nhiệm bắt buộc phải tham gia. Căn cứ
  20. 10 đóng và mức đóng được xác định bằng mức tiền lương, tiền công thực tế nhân với tỷ lệ phần trăm theo từng thời kỳ quy định. Người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc, được hưởng đầy đủ các chế độ như sau: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất; (5) chế độ nghỉ hưu [23]. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là công cụ để thực hiện phòng ngừa rủi ro và an sinh xã hội và hỗ trợ cho nhau, đảm bảo ổn định kinh tế tài chính cho người lao động, khuyến khích họ yên tâm làm việc phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn giúp cho nền kinh tế phát triển, ổn định xã hội, đảm bảo an toàn cho quốc gia về kinh tế chính trị. Hiện nay đã có 182 nước có luật về bảo hiểm xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng BHXH là một trong những hoạt động mà tất cả các quốc gia đều quan tâm không phân biệt thể chế chính trị, chủng tộc, màu da. Bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ thực hiện an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động mà còn đảm bảo sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong xã hội gặp cảnh khó khăn, bệnh tật đều được chi trả một khoản thu nhập bằng tiền,,các dịch vụ chăm sóc về y tế có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Qua các nghiên cứu nói trên: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ cở hình thành quỹ bảo hiểm xã hội dưới sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. 1.1.3. Thu Bảo hiểm xã hội Khái niệm về thu bảo hiểm xã hội là việc thực hiện phân phối lại một phần thu nhập của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dưới dạng giá trị,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2