intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài "Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ" nhằm đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả đạt được, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THANH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG `TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THANH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VÀO CƠ SỞ HẠ TẦNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN CHIẾN BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Chiến. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lí trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2022 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thanh Tú i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Nhân đây tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đối với giảng viên TS. Nguyễn Văn Chiến đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Những đánh giá, nhận xét, động viên, khuyến khích của thầy thực sự vô cùng quý giá đối với tác giả. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích và quý báu cho bản thân tác giả và các bạn đồng học cao học niên khóa 2020 - 2022. Tác giả gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Viện đào tạo sau đại học, các thầy cô chuyên môn, phụ trách đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện và bảo vệ luận văn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này. Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 2022 Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thanh Tú ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. x CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................ 6 1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học .................................................................... 6 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .................................................................... 6 iii
  6. 1.7. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..................... 8 2.1. Các khái niệm .............................................................................................. 8 2.1.1. Khái niệm đầu tư công .......................................................................... 8 2.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng ...................................................................... 13 2.1.3. Khái niệm đầu tư cơ sở hạ tầng ........................................................... 15 2.1.4. Khái niệm tăng trưởng kinh tế............................................................. 15 2.1.5. Mối quan hệ giữa đầu tư vào CSHT và tăng trưởng kinh tế ............... 16 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................... 21 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 21 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 26 2.3. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 28 2.3.1. Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 28 2.3.2. Biến phụ thuộc .................................................................................... 29 2.3.3. Biến độc lập ......................................................................................... 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 33 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 34 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 34 3.1. Quy trình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................ 34 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 35 3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................ 35 iv
  7. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 40 CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 41 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 41 4.1. Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Bộ ............................ 41 4.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP .......................... 41 4.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI .................................... 42 4.1.3. Thực trạng lực lượng lao động – LAF ................................................ 43 4.1.4. Thực trạng tổng chi tiêu công – PE ..................................................... 44 4.1.5. Thực trạng độ mở kinh tế - OP ............................................................ 45 4.1.6. Thực trạng tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (IF)................................................................................................. 46 4.1.7. Thực trạng tổng thu NSNN (TBR) ...................................................... 47 4.1.8. Thực trạng tỷ lệ đô thị hóa (UR) ......................................................... 48 4.2. Thống kê mô tả và phân tích tương quan các biến .................................... 48 4.2.1. Thống kê mô tả các yếu tố................................................................... 48 4.2.2. Phân tích tương quan các biến ............................................................ 50 4.3.1. Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS ................................. 52 4.3.2. Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM ............................................ 53 4.3.3. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM ............................................ 54 4.3.4. Tổng hợp kết quả của 3 phương pháp ước lượng................................ 55 4.3.5. Kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM ....................................... 59 4.4. Kết quả ước lượng mô hình FGLS ............................................................ 61 v
  8. 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 65 CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................... 66 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 66 5.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 67 5.2.1. Chính sách về hội nhập ....................................................................... 67 5.2.2. Chính sách đầu tư FDI......................................................................... 68 5.2.3. Chính sách đô thị hóa .......................................................................... 69 5.2.4. Chính sách về lao động ....................................................................... 69 5.2.5. Chính sách về chi tiêu công ................................................................. 71 5.2.6. Chính sách về thu Ngân sách .............................................................. 72 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 74 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .............................................................. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 76 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 79 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 79 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 82 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÍCH XUẤT TỪ STATA 14................................ 82 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng anh Viết đầy đủ CSHT Cơ sở hạ tầng TTKT Tăng trưởng kinh tế ĐNB Đông Nam Bộ ADB The Asian Development Ngân hàng phát triển Châu Á Bank QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng Chính phủ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người FDI Foreign Direct Investment Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vii
  10. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 4.1. Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình ................................... 49 Bảng 4.2. Phân tích tương quan các biến ............................................................. 51 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS ................................. 52 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM ............................................ 53 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo phương pháp REM ............................................ 54 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy theo bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM.... 55 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định F-Test..................................................................... 57 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman –Test ...................................................... 58 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định VIF ........................................................................ 59 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi ............................... 60 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................... 60 Bảng 4.12. Kết quả ước lượng mô hình bằng FGLS ........................................... 61 Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu .............................................. 62 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hàng hóa công không thuần túy và thuần túy...................................... 12 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 34 Hình 4.1. Tăng trưởng kinh tế - GDP bình quân các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2001 – 2020 ....................................................................... 41 Hình 4.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI bình quân các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn 2001 – 2020 ............................................................................ 42 Hình 4.3. Lực lượng lao động – LAF bình quân các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn 2001 – 2020 ............................................................................................. 43 Hình 4.4. Tổng chi tiêu công – PE bình quân các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn 2001 – 2020 ............................................................................................. 44 Hình 4.5. Độ mở kinh tế - OP bình quân các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn 2001 – 2020 ..................................................................................................... 45 Hình 4.6. Tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (IF) các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn 2001 – 2020 ............................... 46 Hình 4.7. Tổng thu NSNN (TBR) các tỉnh thuộc khu vực ĐNB ......................... 47 Hình 4.8. Tỷ lệ đô thị hóa (UR) các tỉnh thuộc khu vực ĐNB giai đoạn ............ 48 ix
  12. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính của đề tài nhằm đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2001-2020. Thông qua mô hình hồi quy với dữ liệu bảng được ước lượng bằng phương pháp FGLS với sự hổ trợ STATA 14. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ mở kinh tế, tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, tỷ lệ đô thị hóa, lực lượng lao động, tổng chi tiêu công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng thu ngân sách nhà nước đều tác động đáng kể tới tăng trưởng kinh tế. Yếu tố lạm phát không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian tới. Từ khóa: Tác động của đầu tư, cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, Đông Nam Bộ. ABSTRACT The main object of this study is to assess the impact of investment in infrastructure on economic growth in 6 provinces belonging to the Southeast region over the period of 2001 – 2020. Through the regression model using panel data with the FGLS estimation method supported by Stata 14, the results show that trade openness, the ratio of investment capital in the FDI sector to GDP, urbanization rate, labor force, total public expenditure, FDI, and total state budget revenue have a significant impact on economic growth. Inflation has an insignificant impact on economic growth during the research period. From the research results, the author proposes solutions for promoting the positive impact of investment in infrastructure on economic development in the Southeast region next time. Keywords: Impact of investment, infrastructure, economic growth, Southeast region. x
  13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) nếu như được chú trọng và tốc độ phát triển tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất, đồng thời đóng góp vào sự phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ngược lại, nếu CSHT kém phát triển sẽ cản trở sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đối với một số quốc gia, các nước đang phát triển thì hệ thống CSHT đang yếu và kém đã ảnh hưởng xấu tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, vốn đầu tư và khó hấp thụ nguồn vốn, và ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế của các nước có CSHT kém. Các quốc gia trên thế giới được xếp vào các nước phát triển thì có hệ thống CSHT hiện đại và đồng bộ. Còn các quốc gia đang phát triển thì hệ thống CSHT hiện nay còn yếu kém. Do đó, với việc đầu tư và phát triển CSHT sẽ giúp cho các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Thời gian gần đây Việt Nam với quan điểm CSHT đi trước một bước đã được Chính phủ nước nhà thực hiện khá tốt. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (2021) trong năm 2020 thì Việt Nam đã đầu tư khoảng 9% đến 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào hệ thống CSHT trong đó chú trọng vào các nhóm: viễn thông, giao thông, điện, nước, vệ sinh, môi trường… Chi phí toàn cầu bao gồm cả kinh tế và xã hội để khống chế dịch Covid ngày càng tăng. Theo số liệu từ Ngân hàng phát triển Châu Á (2021) thì ước tính con số ngân sách đưa vào phòng chống dịch Covid lên khoảng 8.8 triệu USD và con số này còn có thể tăng gấp 10 lần con số dự báo trong khoảng vài năm tới. Đối với những quốc gia mới phát triển, tình hình tài chính trước đại dịch đã gặp khó khăn, hiện nay thêm áp lực từ dịch Covid lại càng đè nặng nên tình hình kinh tế của các quốc gia này, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất đó chính là công tác chăm sóc y tế sức khỏe cho người dân, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Thiếu nguồn lực tài chính và nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án, việc đầu tư vào CSHT để phục hồi kinh tế. 1
  14. Với các thị trường mới nổi trong thời gian gần đây, các thị trường này vốn đã gặp không ít khó khăn về tài chính trước khi dịch bệnh bùng phát thì hiện nay lại phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh mới như: đầu tư vào công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, kích cầu nền kinh tế…Vấn đề này đã vô tình tạo nên áp lực và khó khăn cho các dự án đầu tư CSHT, các dự án không thể tiếp tục khi thiếu vốn và nó ảnh hưởng lớn tới vấn đề phục hồi nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid 19. Bất chấp những khó khăn trong đại dịch, CSHT được hình thành gồm các thành phần quan trọng như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước…vẫn đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động ổn định và trở lại trạng thái bình thường. Do đó, những dự án phát triển CSHT bền vững, nhằm giảm thiểu rủi ro, hướng tới đón đầu công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, cho Chính phủ luôn được Việt Nam chú trọng, quan tâm và thúc đẩy đầu tư. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2021), khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB) hiện nay có TP. HCM là thành phố trực thuộc trung ương và 5 tỉnh thành khác gồm: Bình Dương, Tây Ninh; Đồng Nai; Bình Phước; Vũng Tàu. Tính tới thời điểm 31/12/2020 khu vực ĐNB chiếm gần 50% số dự án đầu tư trong đó tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào khu vực này tương ứng 16.840 triệu USD chiếm tỷ trọng 43,22% trong tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Trong số 6 tỉnh thành thuộc khu vực ĐNB thì TP. HCM đã chiếm tới > 50% tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào khu vực, là tỉnh thành lớn nhất, chiếm tỷ lệ lớn về lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các tuyến đường vành đai, kinh tế trọng điểm đã được hình thành và phát triển mạnh trong thời gian vừa qua. Đứng trước tiềm năng phát triển như trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 về việc “phê duyệt điều chỉnh chiến lược giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm tập trung phát triển hệ thống cảng biển phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh tế của các tỉnh thành thuộc ĐNB. Hướng tới hoàn thiện CSHT, giao thông vận tải, tăng cường hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu vào các tỉnh 2
  15. thành của ĐNB trong thời gian tới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Trong đó, Văn kiện xác định rõ hướng ưu tiên trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số: “Chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”; “Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số”. Mối quan hệ chặt chẽ giữa CSHT và tăng trưởng kinh tế luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm và đặc biệt là các quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam với lực lượng lao động còn trẻ, yêu cầu cao về việc làm giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư vào CSHT được xem là một hình thức đầu tư mang tính dài hạn, giúp nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và giảm suy thoái nền kinh tế. Do đó, Việt Nam nói chung và các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ nói riêng cần nghiên cứu và xem xét các dự án CSHT hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Nghiên cứu tác động từ CSHT lên tăng trưởng kinh tế được thực hiện bởi một số tác giả như: Sturm và cs. (1998); Calderon và Servén (2004); Palei (2015); Kaupa (2015); Ismail và Mahyideen (2015); Novitasari và cs. (2020); Stupark (2018); Owusu và cs. (2019); Seidu và cs. (2020); Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014); Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014); Nguyễn Thị Cành và cs. (2018); Phan Đình Khôi và Trần Phú Lộc Thành (2019). Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW Bộ trưởng Bộ Công thương (2022) nêu: để khắc phục các hạn chế và tiếp tục phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của vùng, thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra, cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thành 3
  16. quy hoạch các tỉnh, thành phố và quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021- 2030, bảo đảm cân đối vùng, miền và phù hợp với định hướng quy hoạch Quốc gia và các quy hoạch ngành của cả nước; trong đó cần xác định việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp theo chiều sâu, quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu là điều kiện quan trọng, xu thế tất yếu bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, cần đề cao tư duy phát triển Vùng, đặt quy hoạch, chiến lược phát triển từng tỉnh trong tư duy phát triển Vùng gắn với vai trò đầu tàu, hạt nhân phát triển vùng của Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó xây dựng các định hướng phát triển phù hợp và bố trí không gian hợp lý nhằm khơi thông các điểm nghẽn về hạ tầng, khắc phục hạn chế về liên kết vùng và khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của cả vùng, cũng như của từng địa phương. Từ những lý do nên trên, đề tài “Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ” được tác giả chọn để thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả. 1.2. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả đạt được, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu cần giải quyết hai mục tiêu chính sau: (i) Đánh giá nghiên cứu tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ. (ii) Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn cần trả lời hai câu hỏi sau: 4
  17. (i) Kết quả đánh giá nghiên cứu tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ như thế nào? (ii) Giải pháp nào được đề xuất nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cải thiện tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ? 1.4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu tác động đầu tư cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 2001-2020. Không gian nghiên cứu: Do tính không đầy đủ về dữ liệu, luận văn chỉ nghiên cứu tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm: TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2020 (20 năm). Năm 2021 hiện chưa có dữ liệu thống kê nên luận văn này chưa thực hiện phân tích dữ liệu năm 2021. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được từng mục tiêu cụ thể đưa ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả đặc tính cơ bản của bộ dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu. Thống kê biến độc lập và biến phụ thuộc của 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh trong giai đoạn 2001-2020. Bên cạnh đó so sánh các kết quả từ phân tích thực nghiệm với kết quả từ các nghiên cứu trước, nhận xét và giải thích các kết quả hồi quy thu được. 5
  18. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: để ước lượng và lựa chọn được mô hình tối ưu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng bao gồm: phương pháp bình phương tối thiểu dạng gộp (OLS), phương pháp ảnh hưởng cố định (FEM), phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và FGLS. Nguồn dữ liệu: tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp của 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ bao gồm TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh trong giai đoạn 2001-2020. Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu đạt 120 mẫu (20*6). Số liệu được thu thập từ Cục thống kê của các tỉnh thành, số liệu từ phòng lao động, báo cáo của 6 tỉnh thành gồm TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh trong giai đoạn 2001-2020. Do số liệu năm 2021 chưa có và tại thời điểm nghiên cứu chưa công bố dữ liệu năm 2021 nên tác giả thực hiện nghiên cứu số liệu tới năm 2020. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu 1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học Nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết liên quan tới đầu tư công, cơ sở hạ tầng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn lược khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước với các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng góp phần giúp tăng trưởng kinh tế, từ đó có những đóng góp chuyên sâu cả trên phương diện lý thuyết và mô hình nghiên cứu khoa học. 1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Nghiên cứu đã lượng hóa được mức độ tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2020. Từ kết quả nghiên cứu này có thể tham khảo và ứng dụng cho việc xem xét và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 6
  19. Là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành kinh tế thuộc các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng như các cơ sở giáo dục đại học khác trong khu vực. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài: “Tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Bộ”, ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục các hình, tóm tắt kết quả nghiên cứu, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu Chương này tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Tác giả nêu những khái niệm liên quan, lý thuyết nền, lược khảo các nghiên cứu liên quan làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu của nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu tác giả thu thập, đánh giá, thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách Đưa ra kết luận, đề xuất giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại 6 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nêu hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 7
  20. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm đầu tư công Hiện nay khái niệm đầu tư công đã được khá nhiều tác giả định nghĩa và còn nhiều bàn luận xoay quanh khái niệm này ở cả Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (2015) đầu tư công được hiểu là những khoản phục vụ cho mục đích chi tiêu công hay được sử dụng vào mục đích xây dựng cơ bản trong chi tiêu công nhằm mục tiêu tăng vốn vật chất của xã hội. Theo Ngân hàng Thế Giới (2016), thì đầu tư công là những khoản chi tiêu của Nhà nước được liệt kê vào chi tiêu công với mục đích nhằm tăng cường và tích lũy thêm cơ sở vật chất, vốn vật chất. Tổng các khoản đầu tư công bao gồm: đầu tư vào CSHT, đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công, chính quyền, cơ quan Nhà nước. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2017) thì đầu tư công dùng để đánh giá và đo lường sự khác nhau giữa các quốc gia về việc đầu tư vào CSHT của mỗi nước gồm: Giao thông, hạ tầng, thông tin liên lạc, nghiên cứu và phát triển…với một khoảng thời gian kéo dài > 1 năm. Tuy nhiên, Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về thương mại và Phát triển (2020) lại cho rằng khi thực hiện đánh giá đầu tư công theo các chỉ tiêu giới hạn về chi tiêu của Chính phủ đã vô tình tạo ra một bức tranh bó hẹp về các khoản chi tiêu công vì mục đích của chi tiêu công cũng được xem là đầu tư công. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về thương mại và Phát triển (2020) thì đầu tư công nếu được phân loại ra thì tương đối phức tạp. Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về thương mại và Phát triển (2020) đầu tư công được xác định là phần chi dành cho hoạt động xây dựng cơ bản, gắn với đời sống thực tế của người dân và kéo dài trong tương lai. Vì vậy có thể thấy đầu tư công chính là Nhà nước dùng phần lớn ngân sách Nhà nước để đầu tư vào CSHT. Ngoài ra, theo quan điểm của Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về thương mại và Phát triển thì ngoài chi tiêu vào CSHT thì chi tiêu công còn chi tiêu vào các khoản chi khác mang tính 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2