intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Lê Đặng Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

196
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tổng quan về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ đào tạo lái xe, thực trạng chất lượng đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo trên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN HOÀNG NAM<br /> <br /> XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG ĐÀO TẠO LÁI XE TRÊN ĐỊA BÀN<br /> TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> HÀ NỘI – 2013<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Nam<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Ngô Trần Ánh<br /> <br /> HÀ NỘI – 2013<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Nam<br /> <br /> Luận văn cao học QTKD(2011-2013)<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Hiện nay, cả nước có 296 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và 463 cơ sở đào tạo lái xe mô<br /> tô thuộc các bộ, ngành quản lý và được phân cấp cho địa phương quản lý trực tiếp.<br /> Nhiều năm qua, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô, mô tô đã được đầu tư, đổi mới trang thiết<br /> bị dạy học, nội dung, chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh dần phù hợp với<br /> thực tiễn và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc; chất lượng bài giảng, chất lượng<br /> các bài kiểm tra ngày càng được tăng cường bằng việc đưa bài giảng điện tử vào giảng<br /> dạy và kiểm tra lý thuyết trên máy tính được cài đặt phần mềm của Tổng cục Đường bộ<br /> Việt Nam. Hệ thống trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng và phát triển theo tiêu<br /> chuẩn, phù hợp quy hoạch, có lắp thiết bị chấm điểm tự động, camera giám sát đã hạn<br /> chế tối đa sự tác động chủ quan của con người, đánh giá trung thực chất lượng sát hạch<br /> lái xe ô tô.<br /> Trong những năm qua, nhìn chung công tác đào tạo lái xe ở nước ta đang thực<br /> hiện ngày càng chặt chẽ, theo hướng tăng cường trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất,<br /> công khai, minh bạch qua đó đã nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.<br /> Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác đào tạo, sát hạch, cấp<br /> giấy phép lái xe, qua kiểm tra, thanh tra vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót ở một số nội<br /> dung chủ yếu sau:<br /> - Một số cơ sở đào tạo lái xe và đặc biệt là các trung tâm hợp đồng đào tạo thực<br /> hiện chưa đầy đủ chương trình, một số môn học lý thuyết chưa được chú ý đúng mức<br /> (môn nghiệp vụ vận tải, bảo dưỡng sửa chữa, thực hành tại xưởng). Điều đáng quan tâm<br /> hiện nay là môn học đạo đức người lái xe cần phải được quan tâm đúng mực.<br /> - Bộ phận quản lý của các phòng, ban trung tâm thiếu kiểm tra bài, chưa đánh giá<br /> được thực chất người học thể hiện rõ nhất trong các khóa đào tạo lái xe hạng B1.<br /> - Trong thực hành lái xe đường trường có bài học lái xe có tải nhưng các cơ sở<br /> đào tạo đều không thực hiện đầy đủ mặc dù thời gian cho bài này chiếm tỷ lệ lớn.<br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Nam<br /> <br /> Luận văn cao học QTKD(2011-2013)<br /> <br /> Mặc dù Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như Tổng cục Đường bộ Việt<br /> Nam đã ban hành đầy đủ hệ thống biểu mẫu sổ sách để quản lý dạy và học cho các cơ<br /> sở áp dụng, nhưng việc nghiên cứu sổ sách để sử dụng nhiều cơ sở còn có lúc, có nơi<br /> tùy tiện. Việc nghiên cứu các văn bản, giáo trình trong đào tạo theo quy định có lúc, có<br /> nơi chưa chặt chẽ, việc soạn giáo án lên lớp có khi chưa đúng quy định.<br /> Hiện tượng đào tạo vượt quá lưu lượng cho phép hoặc tổ chức lớp học quá đông,<br /> bố trí số học viên trên một xe cao hơn quy định vẫn còn xảy ra. Việc tổ chức đào tạo lái<br /> xe liên kết với các trung tâm ở huyện còn nhiều bất cập như dạy không đúng quy trình,<br /> không đảm bảo đúng giáo án, các Trung tâm đào tạo còn giao toàn bộ cho giáo viên nên<br /> việc kiểm tra, giám sát giáo viên giảng dạy chưa đầy đủ, phần lý thuyết bị cắt xén... nên<br /> thường xẩy ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình đào tạo. Sân bãi tập còn sơ sài<br /> mượn tạm tại các sân ở địa phương nên chất lượng đào tạo chưa cao.<br /> Trước tình hình đó, bản thân tác giả là người công tác trong nghành giao thông<br /> vận tải, xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với công việc của mình, em đã lựa chọn chọn<br /> đề tài “Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo xe trên địa bàn tỉnh Nghệ<br /> An" để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp.<br /> 2. MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Thực trạng hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe hiện nay tại Nghệ<br /> An trong thời gian qua.<br /> Tổng hợp, đúc rút và đưa ra những nhận định, đánh giá đúng về công tác đào tạo,<br /> cũng như chất lượng đào tạo lái xe tại một số cơ sở lái xe tiêu biểu trên địa bàn Tỉnh<br /> Nghệ An<br /> Từ việc đánh giá thực trạng trên để đề xuất, đưa ra những định hướng, giải pháp<br /> nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý thuyết về chất lượng dịch vụ đào tạo lái xe.<br /> 2<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Nam<br /> <br /> Luận văn cao học QTKD(2011-2013)<br /> <br /> Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo lái xe những kết quả đạt được, những điều<br /> còn tồn tại trong công tác đào tạo.<br /> Tìm ra những tồn tại, bất cập cũng cũng như điểm mạnh điểm yếu của các cơ sở<br /> đào tạo lái xe. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hạn chế những bất cập, tồn tại và nâng<br /> cao chất lượng đào tạo lái xe tại các trung tâm và các giải pháp cho tất cả các cơ sở đào<br /> tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 3.1 Đối tượng nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng dịch vụ đào tạo lái xe. Luận văn sẽ<br /> đi sâu nghiên cứu các yếu tố và nội dung cơ bản về chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo<br /> lái xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đồng thời nghiên cứu cụ thể tại<br /> một số cơ sở đào tạo lái xe trọng điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó rút ra kinh<br /> nghiệm đào tạo, đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, thực trạng làm<br /> cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở đào tạo lái xe trên địa<br /> bàn tỉnh Nghệ An<br /> 3.2 Phạm vi nghiên cứu:<br /> Về mặt thời gian đề tài tập trung vào nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đào tạo lái<br /> xe từ trước đến nay, đề xuất các giải pháp đến năm 2015, tầm nhìn 2020.<br /> Về mặt không gian tập trung nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam nói chung và<br /> Nghệ An nói riêng cùng một số cơ sở đào tạo lái xe tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An<br /> 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sau đây:<br /> - Tổng quan tài liệu, số liệu thứ cấp;<br /> - Thu thập, tổng hợp, phân tích và thống kê các số liệu của các cơ sở đào tạo lái xe<br /> trên địa bàn tỉnh Nghệ An và so sánh, dự báo phục vụ việc đề xuất giải pháp đến năm<br /> 2015 và định hướng đến 2020.<br /> - Xin ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2