intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả thực hiện luận văn này nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng VHDN, giúp cho toàn thể cán bộ nhân viên RSM Hà Nội nhận biết các biểu hiện, vai trò của VHDN trong quá trình hoạt động tới mục tiêu phát triển kinh doanh của RSM Hà Nội, RSM Việt Nam và RSM toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ DUY TRUNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN RSM HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ DUY TRUNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƢ VẤN RSM HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HƢỚNG DẪN HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Việc hoàn thành luận văn thạc sĩ đã giúp tôi tiếp thu những kiến thức bổ ích, những bài học quý giá và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức, phƣơng pháp mà tôi tiếp thu từ các môn học của chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận văn này cũng nhƣ những trong công việc của tôi trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giảng viên của trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi hoàn thành trọn vẹn luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên RSM Hà Nội, đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, do còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô giảng viên và độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2020
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Lê Duy Trung Học lớp: QTKD1 - K27 Viện Quản Trị Kinh Doanh – Trƣờng ĐHKT – ĐHQG Hà Nội Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Kiểm Toán và Tƣ Vấn RSM Hà Nội” là công trình của cá nhân tôi. Tất cả những số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Luận văn có tham khảo và sử dụng thông tin thuộc một số công trình nghiên cứu, khái niệm, đánh giá… của các nhà nghiên cứu, tác giả, tổ chức và đƣợc ghi rõ trong nội dung cũng nhƣ ở phần tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội, tháng 10 năm 2020 LÊ DUY TRUNG
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP........................................5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................5 1.1.1. Công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ....................................................................5 1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................7 1.2. Cơ sở lý luận: .....................................................................................................11 1.2.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ...............................................................11 1.2.2. Mô hình văn hóa doanh nghiệp .......................................................................15 1.2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .....................................................................20 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................29 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................30 2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn ...........................................................................30 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................31 2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................................................31 2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................................32 2.3. Đặc điểm đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, khảo sát ..................................................37 2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin dữ liệu .............................................41 2.4.1. Phƣơng pháp quan sát thống kê mô tả và xử lý số liệu bằng bảng tính excel: ......41 2.4.2. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................41 Tiểu kết chƣơng 2:...................................................................................................42 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI RSM HÀ NỘI ..........................................................................................................43 3.1. Tổng quan về công ty RSM Việt Nam – CN Hà Nội ........................................43 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................43 3.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động .....................................................................44
  6. 3.1.3. Lĩnh vực hoạt động .........................................................................................45 3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của RSM Việt Nam ........................................47 3.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội. ..........................50 3.2.1. Thực trạng các yếu tố văn hóa hữu hình .........................................................52 3.2.2. Thực trạng các yếu tố văn hóa đƣợc tuyên bố ................................................54 3.2.3. Thực trạng các yếu tố văn hóa ngầm định ......................................................57 3.2.4. Thiết lập các mục tiêu, chính sách, phân bổ nguồn lực ..................................59 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội 60 3.3.1. Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp và vai trò của văn hóa doanh nghiệp ...........60 3.3.2. Nhận thức về quản trị văn hóa doanh nghiệp ..................................................61 3.3.3. Bản lĩnh nhà quản trị .......................................................................................61 3.3.4. Lịch sử truyền thống của doanh nghiệp và đặc điểm ngành nghề kinh doanh .........................................................................................................................62 3.4. Đánh giá chung về công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội 62 3.4.1. Đánh giá chung ...............................................................................................62 3.4.2. Thành tựu đạt đƣợc .........................................................................................64 3.4.3. Hạn chế............................................................................................................66 3.4.4. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................68 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................70 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI RSM HÀ NỘI .................................................................................71 4.1. Định hƣớng phát triển của RSM Hà Nội ...........................................................71 4.1.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh ..................................................................71 4.1.2. Định hƣớng xây dựng phát triển VHDN .........................................................73 4.2. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội ..................................75 4.2.1. Xây dựng các yếu tố hữu hình ........................................................................75 4.2.5. Truyền thông VHDN nội bộ ...........................................................................77 Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................................81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải nghĩa 1 CN Chi nhánh 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 4 KSNB Kiểm soát nội bộ 5 KTNB Kiểm toán nội bộ 6 QLRR Quản lý rủi ro 7 RSM HN RSM Hà Nội 8 TMCP Thƣơng mại cổ phần 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 VHDN Văn hóa doanh nghiệp 11 XNK Xuất nhập khẩu i
  8. DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Cấu trúc bảng câu hỏi phỏng vấn, khảo sát 36 2 Bảng 2.2 Đặc điểm đối tƣợng điều tra 37 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017- 3 Bảng 3.1 47 2019 Một số dự án tiêu biểu RSM Hà Nội đã và đang 4 Bảng 3.2 48 thực hiện kiểm toán Tình hình nhân sự của RSM Hà Nội tính đến 5 Bảng 3.3 49 31/03/2020 ii
  9. DANH MỤC HÌNH TT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Edgar Schein 15 2 Hình 1.2 Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Denison 19 3 Hình 1.3 Các bƣớc xây dựng văn hóa doanh nghiệp 21 4 Hình 2.1 Tỉ lệ nhóm giới tính đối tƣợng khảo sát 38 5 Hình 2.2 Tỉ lệ độ tuổi của đối tƣợng khảo sát 38 6 Hình 2.3 Tỉ lệ thâm niên công tác của đối tƣợng khảo sát 39 7 Hình 2.4 Tỉ lệ vị trí công tác của đối tƣợng khảo sát 40 8 Hình 2.5 Tỉ lệ trình độ học vấn của đối tƣợng khảo sát 40 10 Hình 3.1 Thực trạng các yếu tố VHDN tại RSM Hà Nội 51 11 Hình 3.2 Đánh giá chung về vai trò VHDN 63 iii
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tế đã chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp thành công trên thế giới đều có văn hóa doanh nghiệp (VHDN) của riêng mình, hay còn gọi là doanh nghiệp có bản sắc văn hóa. Từ đây có thể nói rằng, VHDN là nền tảng, là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, VHDN tạo ra môi trƣờng doanh nghiệp lành mạnh, tăng tính đoàn kết, chia sẻ, gắn kết trong nhân viên. Điều này biểu hiện rõ trong Doanh nghiệp tƣ vấn, sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là tƣ vấn, do các chuyên gia tƣ vấn cung cấp, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều tri thức, do vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp này cần phải có VHDN rõ nét, không trộn lẫn vào đâu đƣợc, nhắc đến doanh nghiệp đó, là ngƣời ta nhắc đến nét văn hóa riêng của doanh nghiệp và ngƣợc lại. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có VHDN biểu hiện rõ nét, có đặc trƣng riêng, nói cách khác là doanh nghiệp xây dựng VHDN không thành công và để có điều này thì đòi hỏi ngƣời lãnh đạo trong doanh nghiệp phải chú trọng đến việc xây dựng VHDN cho riêng tổ chức của mình và ngƣời lãnh đạo phải có năng lực để quản trị VHDN đó. Tại Việt Nam, VHDN cũng đã đƣợc bàn luận nhiều, có nhiều buổi tọa đàm giới thiệu, có cả những khóa đào tạo về VHDN, nhƣng thực trạng chung tại Việt Nam, hỏi/phỏng vấn trực tiếp ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp: VHDN của đơn vị là gì, đặc trƣng ra sao thì hầu nhƣ nhận đƣợc câu trả lời rất chung chung và mơ hồ. Điều đó cho thấy công tác xây dựng văn hóa tại các doanh nghiệp chƣa thực sự đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm, đề cao để truyền bá cho các nhân viên và hình thành nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp của mình. Vậy nhân viên trong doanh nghiệp sẽ ra sao, có chất kết dính đoàn khối và 1
  11. chia sẻ nhƣ đề cập ở trên với nhau không, có cùng một mục tiêu phấn đấu vì một doanh nghiệp phát triển bền vững và lớn mạnh không? Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn RSM Hà Nội thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn RSM Việt Nam (viết tắt RSM Hà Nội) là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, nằm trong top 10 trong tổng số trên 200 công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tƣ vấn. RSM là hãng kiểm toán lớn thứ 6 toàn cầu với hơn 38.000 nhân sự làm việc tại 760 văn phòng tại hơn 120 quốc gia trên thế giới. Trụ sở chính của hãng kiểm toán RSM đặt tại thành phố London, Vƣơng quốc Anh. Với đặc thù nghề nghiệp và quản trị những tri thức hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán của thế giới, hãng kiểm toán RSM cũng đã định hình cho mình nét văn hóa riêng, có bản sắc riêng để thu phục đƣợc những ngƣời có chuyên môn giỏi và giữ đƣợc họ làm việc lâu dài, để có thể tạo dựng vị thế trong ngành kiểm toán độc lập. Tại Việt Nam, ban lãnh đạo của RSM Việt Nam là những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, những ngƣời đã từng nắm giữ các vị trí quản lý tại các công ty kiểm toán lớn trên thế giới có hoạt động tại Việt Nam (Big4). RSM Việt Nam có 03 văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà N ng, trong đó Chi nhánh Hà Nội (RSM Hà Nội) đã đóng góp gần 50% doanh thu toàn Firm, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Công ty. Với đặc thù nghề nghiệp là kiểm toán độc lập, nên cần xây dựng, phát triển và quản trị văn hóa doanh nghiệp có đạo đức nghề nghiệp nói riêng và đạo đức của nhân viên nói chung phải cao, có bản sắc, đặc trƣng riêng sẽ giúp RSM Hà Nội có đƣợc đội ngũ nhân viên trình độ cao, đạo đức tốt, chuyên nghiệp, thân thiện, gắn bó, giúp RSM Hà Nội vƣợt qua thách thức trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Đó là lý do học viên chọn đề tài “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn RSM Hà Nội” làm luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình. 2
  12. 2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội hiện nay đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào? Câu hỏi 2: Giải pháp nào để hoàn thiện xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội mang bản sắc riêng, đồng hành cùng chiến lƣợc phát triển kinh doanh bền vững. Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về VHDN, xây dựng VHDN. - Xác định phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa VHDN tại RSM Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng VHDN tại RSM Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về VHDN tại RSM Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn RSM Hà Nội - Phạm vi thời gian: 2016-2019 5. Đóng góp của luận văn Với đặc thù nghề nghiệp là công ty kiểm toán độc lập, nên cần xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp có đạo đức nghề nghiệp nói riêng và đạo đức của nhân viên nói chung, có bản sắc, đặc trƣng riêng sẽ giúp RSM Hà Nội có đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ cao, đạo đức tốt, chuyên nghiệp, 3
  13. thân thiện, gắn bó, giúp RSM Hà Nội vƣợt qua thách thức trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt để đạt đƣợc mục tiêu phát triển là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, tác giả thực hiện luận văn này nhằm góp phần hoàn thiện công tác xây dựng VHDN, giúp cho toàn thể cán bộ nhân viên RSM Hà Nội nhận biết các biểu hiện, vai trò của VHDN trong quá trình hoạt động tới mục tiêu phát triển kinh doanh của RSM Hà Nội, RSM Việt Nam và RSM toàn cầu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội. Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại RSM Hà Nội. 4
  14. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ những năm 70 của thế kỷ XX, VHDN đƣợc chú trọng quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc. Các công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà nghiên cứu đƣa ra các quan điểm về VHDN, nhƣ khái niệm, đặc trƣng, các yếu tố cấu thành, các bƣớc xây dựng, vai trò… của VHDN bằng các mô hình nghiên cứu văn hóa khác nhau. Các nghiên cứu này làm nền móng cho việc hoàn thiện công tác xây dựng văn hóa tại mỗi đơn vị tổ chức, doanh nghiệp. 1.1.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài Những nghiên cứu sơ khai về văn hóa dân gian có từ những năm 1940 bởi các nhà nhân chủng học (Hatch, 1993). Tuy nhiên, tới những năm 1970, những nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp mới đƣợc chú trọng nghiên cứu với những nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu văn hóa và mô hình văn hóa ba cấp độ của Edgar Schein: Edgar Schein chỉ ra rằng, văn hóa có tầm ảnh hƣởng quan trọng đến việc lên kế hoạch và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch đó, đồng thời cần có cái nhìn sâu sắc, nghiêm túc các vấn đề liên quan đến văn hóa trong tổ chức. Schein đƣa ra mô hình nghiên cứu, đánh giá văn hóa dựa trên ba cấp độ (1989): các yếu tố văn hóa hữu hình, các yếu tố văn hóa đƣợc tuyên bố, các yếu tố văn hóa ngầm định - Cấp độ 1: Các yếu tố văn hóa hữu hình: đây là những yếu tố văn hóa đƣợc biểu hiện ra bên ngoài hệ thống văn hóa doanh nghiệp, có thể nhìn thấy, tiếp xúc bằng mắt, bằng tay khi chúng ta tiếp xúc với doanh nghiệp, bao gồm: logo, khẩu hiệu, kiến trúc, cơ sở vật chất, bày trí không gian, công nghệ, sản phẩm, ấn phẩm, máy móc, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ nội bộ… 5
  15. - Cấp độ 2: Các yếu tố văn hóa đƣợc tuyên bố: đây là lớp bên trong sau các yếu tố văn hóa hữu hình, bao gồm: các quy định, nguyên tắc, triết lý kinh doanh, chiến lƣợc, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu. Các giá trị văn hóa này đƣợc hình thành ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và đƣợc trau dồi, xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, đƣợc coi là đặc trƣng cốt lõi của doanh nghiệp, đƣợc các thành viên công nhận và lƣu giữ, tuân thủ thực hiện theo dƣới sự quản trị, lãnh đạo của đội ngủ lãnh đạo và quản lý. - Cấp độ 3: Các yếu tố văn hóa ngầm định: thể hiện là những quan niệm chung, các yếu tố này ăn sâu vào tâm lý các thành viên, đƣợc mặc nhiên công nhận và rất khó bị thay đổi do sự bắt rễ qua thời gian, qua các thế hệ nhân viên. Đó là sự nhận thức, giá trị, niềm tin hay những giai thoại trong doanh nghiệp. Năm 2012, trong cuốn “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo” của Schein, xuất bản bởi Nhà xuất bản Thời Đại, ông đã hoàn thiện hơn nữa các yếu tố cấu thành VHDN đồng thời làm rõ vai trò rất quan trọng của đội ngũ lãnh đạo trong việc xây dựng và quản trị VHDN của tổ chức, doanh nghiệp. Tiếp đến, Denison đã đƣa ra mô hình văn hóa doanh nghiệp với bốn khung đặc điểm văn hóa của doanh nghiệp (1984) bao gồm: sự tham gia, sự kiên định, khả năng thích nghi và sứ mệnh. Bốn khung đặc điểm này có sự ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua những nghiên cứu cụ thể dựa vào các công cụ thống kê, các đặc điểm đƣợc xác định là có sự ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, lợi nhuận, chất lƣợng, mức độ hài lòng của tập thể nhân viên và hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Mô hình này có thể dùng làm công cụ, thƣớc đo phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có sự đầu tƣ, chú trọng quan tâm tới việc xây dựng, tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp, công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp... Tác giả Maria Tereza Leme Fleury đã đăng trên tờ Brazilian Administration Review (2009) với tiêu đề: Organizational Culture And The 6
  16. Renewal Of Competences” (tạm dịch: Văn hóa tổ chức và sự đổi mới về năng lực) đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa tổ chức với sự đổi mới năng lực. Nếu văn hóa ảnh hƣởng đến việc thể hiện doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm gì thì đồng thời, văn hóa cũng thúc đẩy sự phát triển năng lực cũng nhƣ sự chủ động để tạo ra kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tác giả Marika Miminishvili - Trƣờng đại học Siauliai đã thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ: “The Leadership Role On The Organizational Culture Change At The Local Self-goverment Institutions” (tạm dịch: Vai trò của lãnh đạo trong sự thay đổi văn hóa tổ chức tại các viện nghiên cứu thuộc sự quản lý của Chính phủ) (2016). Tác giả sử dụng chính là mô hình văn hóa của Denison kết hợp với các mô hình phát triển lãnh đạo nhằm phân tích các yếu tố lãnh đạo ảnh hƣởng đến văn hóa của doanh nghiệp. Tác đã đã chỉ ra và nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp, tổ chức cần có mục tiêu, chiến lƣợc rõ ràng, nhất quán, tầm nhìn đƣợc chia sẻ rộng rãi tới toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Lãnh đạo là ngƣời tạo ra những điều kiện cần thiết giúp cho nhân viên hiểu mục tiêu, chiến lƣợc, tầm nhìn một cách dễ dàng, tiến tới đạt kết quả chung đƣợc tốt nhất. 1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước Thuật ngữ Văn hóa doanh nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong các nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam, những năm 2000 trở lại đây, thuật ngữ này mới xuất hiện nhƣng đã nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các học giả cũng nhƣ các tổ chức, doanh nghiệp. Tác giả Đỗ Minh Cƣơng đã nghiên cứu và xuất bản cuốn “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh” (2001), tác giả đã đề cập tới vấn đề xây dựng kinh doanh và triết lý kinh doanh, làm nền tảng cho việc xây dựng văn hóa kinh doanh bao gồm văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân… Tác giả đã nhấn mạnh thêm việc khẳng định vai trò của văn hóa 7
  17. trong các hoạt động kinh tế - xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứu IX của Đảng đã nêu ra: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Tác giả Đỗ Minh Cƣơng đã đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh với tiêu đề “Quản trị văn hóa doanh nghiệp để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp Việt Nam” (2016). Tác giả đã nghiên cứu và vận dụng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp ở nƣớc ta giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới; đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém; và các giải pháp quản trị văn hóa doanh nghiệp để phát triển tổ chức bền vững - một vai trò, nhiệm vụ quan trọng của ngƣời sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, việc phát huy các yếu tố văn hóa trong kinh doanh, đặc biệt là vai trò của sự lãnh đạo, quản trị văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nguồn nội lực vững mạnh, tạo lợi thế cạnh tranh toàn diện cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Lộc đƣợc đăng tải trên Tạp chí quản lý nhà nƣớc số 186 (7-2011) về: “Đặc trưng văn hóa doanh nhân Việt Nam” chỉ ra rằng văn hóa doanh nhân thực chất là cách gọi khác của nhân cách doanh nhân, là văn hóa của chủ thể tham gia vào tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phát triển kinh tế xã hội; là văn hóa của mẫu ngƣời biết cách làm giàu cho mình và cho cộng đồng một cách có văn hóa. Chính vì vậy, văn hóa doanh nhân sẽ là hệ thống giá trị của mẫu ngƣời kinh doanh đã đƣợc tích lũy qua thời gian. Đồng thời, tác giả phân nhóm hệ các giá trị văn hóa doanh nhân thành: Tâm - Tài - Trí - Dũng hay Đức - Trí - Thể - Phát hay Đức - Trí - Thể - Lợi, thể hiện nổi bật hai yếu tố đó là phẩm chất đạo đức và phẩm chất trí tuệ của ngƣời doanh nhân. Tác giả Dƣơng Thị Liễu đã có nghiên cứu và đƣợc đăng tải trên Tạp chí số 6 (169 - 2005) với tiêu đề: “Văn hóa kinh doanh và một số giải pháp xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam” đã chỉ ra rằng, để xây dựng và phát huy vai trò của văn hóa kinh doanh cần thực hiện ba giải pháp: 8
  18. - Giải pháp thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa kinh doanh Việt Nam hình thành và phát triển; - Giải pháp thứ hai xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh; - Giải pháp thứ ba xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ đông đảo có văn hóa. Tuy nhiên, do đề tài nghiên cứu theo phạm vi rộng nhƣng lại chƣa đề cập đến yếu tố vùng miền và chƣa có giải pháp cụ thể áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, một số nghiên cứu sinh, thạc sĩ cũng đã chọn đề tài về văn hóa doanh nghiệp, quản trị văn hóa doanh nghiệp để nghiên cứu và đã bảo vệ thành công, nhƣ: Tác giả Phan Tuấn Sơn thực hiện luận văn thạc sĩ với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng với đề tài: “Quản trị văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (2018), tác giả đã đƣa ra các luận chứng về mối quan hệ nhân quả giữa vai trò và trình độ phát triển của một hệ thống văn hóa doanh nghiệp với công tác quản trị văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, trách nhiệm, năng lực của ngƣời sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp mang tầm quan trọng quyết định tới mối quan hệ và quá trình xây dựng, phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Tác giả phân tích thành công vấn đề xây dựng và quản trị văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk với ý nghĩa là kinh nghiệm, bài học thực tế có giá trị, cần tham khảo cho các doanh nghiệp của nƣớc ta hiện nay, nhất là với các doanh nghiệp lớn. Tác giả Phùng Quốc Tùng thực hiện luận văn thạc sĩ với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc với đề tài: “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty truyền tải điện 1” (2017), tác giả đã xây dựng khung lý thuyết, cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, trong 9
  19. phƣơng pháp nghiên cứu luận văn có tính mới trong việc sử dụng phƣơng pháp liên ngành giữa văn hoá và quản trị học, từ đó tác giả nêu phân tích thực trạng VHDN và đánh giá thực trạng xây dựng VHDN của Công ty Truyền tải điện 1. Tác giả Nguyễn Văn Nguyện thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (2014), tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận áp dụng vào nhận diện, phân tích, đánh giá VHDN tại ngân hàng từ đó đƣa ra giải pháp cho công tác xây dựng VHDN của ngân hàng, giúp cho ban lãnh đạo nhìn nhận lại công tác xây dựng VHDN, qua đó cân nhắc tính khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất trong luận văn áp dụng vào thực tế xây dựng VHDN tại ngân hàng. Khoảng trống: Các nghiên cứu về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, quản trị văn hóa doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu, các tác giả trong và ngoài nƣớc điển hình đƣợc trình bày ở trên cho chúng ta thấy văn hóa doanh nghiệp là một phần tài sản to lớn và quý giá với những vai trò, tầm ảnh hƣởng không thể phủ nhận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên có một vài khoảng trống tôi xin nêu ra nhƣ sau: Với các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài: các công trình này mới chỉ đƣa ra các khía cạnh về văn hóa doanh nghiệp, chƣa đề cập đến vấn đề hay những phƣơng pháp quản lý, quản trị văn hóa doanh nghiệp để vai trò, ảnh hƣởng tích cực của văn hóa doanh nghiệp đƣợc phát huy tối đa, mang lại lợi thế phát triển vững vàng, cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp tại cả môi trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Với các công trình nghiên cứu trong nƣớc: các công trình này nghiên cứu văn hóa chung cho tổng thể nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp lớn, đã có nền văn hóa mạnh, đã xây dựng, duy trì quản trị văn 10
  20. hóa nhƣng chƣa tiếp cận và thực hiện quản trị văn hóa theo quy trình các bƣớc cụ thể. Đồng thời chƣa có công trình nào nghiên cứu về các doanh nghiệp kiểm toán độc lập nhƣ RSM Hà Nội. Để phát huy hết vai trò của văn hóa doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp đặc thù hiệu quả theo trình tự, thực hiện đủ - đúng bốn chức năng, nhiệm vụ của quản trị đó là: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và điều hành kiểm soát, điều chỉnh. Do vậy, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu của tác giả là hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp mình - Công ty kiểm toán RSM Hà Nội. 1.2. Cơ sở lý luận: 1.2.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa đƣợc hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhân loại. Do điều kiện địa lý - kinh tế khác nhau nên ngay từ đầu mỗi cộng đồng lại có các lựa chọn văn hóa khác nhau, với lối tƣ duy khác nhau khi tiếp cận thế giới, dẫn đến quan niệm, phong cách sống, tập quán, thói quen... khác nhau. Văn hóa đƣợc bắt nguồn từ chữ cultus trong tiếng La Tinh. Xuất phát từ Cultus Agri có nghĩa là khai hoang, gieo trồng ruộng đất, trông nom cây lƣơng thực hay nói cách khác nó là sự vun trồn g. Sau đƣợc mở rộng sang Cultus Animi có nghĩa là gieo trồng tinh thần tức sự vun trồng, giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển tâm hồn cũng nhƣ các khả năng của con ngƣời hƣớng tới những điều đƣợc gọi là chân - thiện - mỹ. Tại phƣơng Tây, các từ có nghĩa là văn hóa nhƣ culture (trong tiếng Anh, tiếng Pháp), kultur (tiếng Đức)... đều xuất phát từ cultus trong tiếng La Tinh trên. Tại phƣơng Đông, văn hóa đƣợc kết hợp từ nghĩa của 2 từ “văn” và “hóa”. “Văn” là cái đẹp chân - thiện - mỹ hay nói cách khác là cái đẹp nhân tính, cái đẹp tri thức, trí tuệ con ngƣời qua sự tu dƣỡng của bản thân và sự 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2