intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

28
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel" nhằm mục đích đánh giá tác động của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP: THỰC CHỨNG TỪ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL Ngành: Quản trị kinh doanh TRẦN NGUYỄN TUẤN ANH
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP: THỰC CHỨNG TỪ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP – VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Trần Nguyễn Tuấn Anh Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Đạt Hà Nội - 2021
  3. i MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... v LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam ............................. 3 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................4 1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................5 1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................7 1.3 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 8 1.3.1 Mục đích chung .......................................................................................8 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................8 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 9 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................9 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9 1.5 Phương pháp và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 10 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................10 1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................11 1.6 Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 11 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỔI SỐ ............................................. 13
  4. ii 2.1 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................................ 13 2.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............13 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................14 2.1.3 Tầm quan trọng của nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp17 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ................18 2.2 Công nghệ thông tin ............................................................................................ 22 2.2.1 Khái niệm công nghệ thông tin .............................................................22 2.2.2 Vai trò của công nghệ thông tin với doanh nghiệp ...............................23 2.2.3 Tầm quan trọng của công nghệ thông tin..............................................25 2.3 Chuyển đổi số ...................................................................................................... 26 2.3.1 Khái niệm Chuyển đổi số ......................................................................26 2.3.2 Lợi ích của Chuyển đổi số ....................................................................27 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 30 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................... 30 3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 34 3.3 Thiết kế bảng hỏi và phát triển thang đo ............................................................. 36 3.4 Chọn mẫu ............................................................................................................ 39 3.4.1 Tổng thể đối tượng nghiên cứu .............................................................39 3.4.2 Kích cỡ mẫu ..........................................................................................39 3.4.3 Phương pháp chọn mẫu .........................................................................39 3.5 Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu ......................................................... 40 3.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................40 3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ....................................................40 3.6 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................. 41 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETTEL VÀ BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM, XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN THẾ GIỚI .................................................. 44
  5. iii 4.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel ........................................................................................................................ 44 4.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel ..44 4.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................46 4.2 Bối cảnh hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam ................... 50 4.2.1 Quan điểm và nhận thức của doanh nghiệp đối với chuyển đổi số ......50 4.2.2 Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam .....52 4.2.3 Rào cản của doanh nghiệp trong áp dụng chuyển đổi số ......................55 4.3 Xu hướng hoạt động chuyển đổi số trên thế giới ................................................ 57 CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL ................................ 61 5.1 Kết quả nghiên cứu theo mô hình đề xuất........................................................... 61 5.1.1 Thống kê mô tả .....................................................................................61 5.1.2 Kiểm định sự tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) .......................64 5.1.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................68 5.1.4 Phân tích nhân tố khẳng định ................................................................71 5.1.5. Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................................75 5.1.6 Đánh giá yếu tố hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................77 5.2 Đánh giá kết quả và trả lời câu hỏi nghiên cứu................................................... 78 CHƯƠNG 6 CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN DỔI SỐ................................................................................................... 80
  6. iv 6.1 Nhóm giải pháp để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ công nghệ thông tin..................................................................................................................... 80 6.2 Nhóm giải pháp để doanh nghiệp cải thiện cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin. 84 6.3 Nhóm giải pháp để doanh nghiệp chủ động cập nhật xu hướng công nghệ thông tin ............................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................xii PHỤ LỤC .............................................................................................................. xvii
  7. v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong nghiên cứu này là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chưa được công bố hoặc chưa có sự đồng ý. Những kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Nguyễn Tuấn Anh
  8. vi LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Đạt, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Sau đại học cùng các thầy, cô đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Trần Nguyễn Tuấn Anh
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp .............................................. 36 Bảng 3.2 Thang đo công nghệ thông tin – Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ....... 37 Bảng 3.3 Thang đo công nghệ thông tin – Mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ công nghệ thông tin ............................................................................................................ 38 Bảng 3.4 Thang đo công nghệ thông tin – Chủ động cập nhật xu hướng công nghệ thông tin..................................................................................................................... 38 Bảng 3.5 Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................... 40 Bảng 4.1 Bảng thống kê hiệu quả sử dụng tài sản của Viettel giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................................................... 46 Bảng 4.2 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Viettel giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................................................................... 47 Bảng 4.3 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................................................................................... 48 Bảng 4.4 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của Viettel giai đoạn 2016 - 2020 ................................................................................................................................... 49 Bảng 5.1 Kết quả thống kê mô tả .............................................................................. 61 Bảng 5.2 Kết quả kiểm định nhân tố ITI................................................................... 64 Bảng 5.3 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo trong biến ITI ........................ 64 Bảng 5.4 Kết quả kiểm định nhân tố ITB ................................................................. 65 Bảng 5.5 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo trong biến ITB ....................... 65 Bảng 5.6 Kết quả kiểm định nhân tố ITP .................................................................. 66 Bảng 5.7 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo trong biến ITP ....................... 66 Bảng 5.8 Kết quả kiểm định nhân tố FP ................................................................... 67 Bảng 5.9 Kết quả kiểm định sự tin cậy của thang đo trong biến FP ......................... 67 Bảng 5.10 Kiểm định KMO và Barlett ..................................................................... 68 Bảng 5.11 Kiểm định Eigenvalues và phương sai trích ............................................ 69 Bảng 5.12 Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Promax ..................................... 70 Bảng 5.13 Kết quả phân tích CMIN ......................................................................... 71
  10. viii Bảng 5.14 Kết quả phân tích RMR, GFI................................................................... 72 Bảng 5.15 Kết quả phân tích Baseline Comparisons ................................................ 72 Bảng 5.16 Kết quả phân tích RMSEA ...................................................................... 72 Bảng 5.17 Kết quả phân tích trọng số chuẩn hóa của biến quan sát với biến tiềm ẩn ................................................................................................................................... 73 Bảng 5.18 Kiểm tra tính hội tụ, tính phân biệt và sự tin cậy .................................... 74 Bảng 5.19 Hệ số ước lượng hồi quy chưa chuẩn hóa ............................................... 76 Bảng 5.20 Hệ số ước lượng hồi quy chuẩn hóa ........................................................ 76 Bảng 5.21 Giá trị R bình phương mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ................................................................................................................... 76 Bảng 5.22 Kết quả đánh giá của người lao động về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................................................................................ 77
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................ 30 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 35 Hình 3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 41 Hình 4.1 Quan điểm và nhận thức của doanh nghiệp đối với công nghệ số............. 51 Hình 4.2 Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị nội bộ của doanh nghiệp ................................................................................................................................... 53 Hình 4.3 Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số trong trong sản xuất ......................... 54 Hình 4.4 Rào cản của doanh nghiệp trong áp dụng chuyển đổi số ........................... 56 Hình 5.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định........................................................ 71 Hình 5.2 Kết quả phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính................................... 75
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện với đề tài về tác động từ các yếu tố công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số. Xuất phát từ trường hợp điển hình một doanh nghiệp lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nghiên cứu sử dụng mô hình và các kỹ thuật kiểm định, phân tích nhằm đưa ra kết luận có tính bao hàm phạm vi các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp vừa xen lẫn tính ngắn hạn và dài hạn để các tổ chức có thể vận dụng và triển khai một cách hiệu quả. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu tiến hành tìm hiểu, phân tích các nghiên cứu và mô hình của các tác giả đi trước từ trong và ngoài nước để có cái nhìn toàn diện về tình hình nghiên cứu trước đây, từ đó xây dựng mô hình đề xuất vừa có tính kế thừa các mô hình trước đó, vừa có sự phù hợp với tình hình tổ chức và xu thế hiện đại ngày nay. Các thang đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các nhân tố liên quan cũng được xây dựng dựa trên các thang đo của tác giả đi trước, có sự điều chỉnh về mặt diễn đạt nhằm đáp ứng khả năng hiểu tốt nhất của người đánh giá thang đo. Thông qua phương pháp khảo sát định lượng đối với cán bộ công nhân viên tại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, nghiên cứu thu thập được dữ liệu sạch từ 416 người trả lời với cơ cấu nhân khẩu học đủ điều kiện đại diện quy mô công ty và đủ điều kiện đưa vào phân tích bằng phương pháp CB - SEM thông qua phần mềm IBM SPSS 26 và IBM AMOS 20. Với dữ liệu thu thập được, nghiên cứu tiến hành các thủ tục phân tích, bao gồm thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố, phân tích khẳng định nhân tố và phân tích phương trình cấu trúc. Các thủ tục phân tích dẫn đến kết luận mô hình có tính phù hợp, có độ tin cậy. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng giúp luận văn trả lời được các câu hỏi được đặt vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Cụ thể, công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu có được, kết hợp với việc phân tích bối cảnh hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tìm hiểu xu hướng chuyển
  13. xi đổi số trên thế giới, luận văn cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.
  14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với đại diện tiêu biểu là quá trình chuyển đổi số và công nghệ thông tin đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể đến đời sống xã hội, kinh tế tại nhiều quốc gia. Theo Forbes (2019), các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trên thế giới đã ghi nhận mức tăng trưởng giá trị cổ phiếu nổi bật, tiêu biểu là Microsoft: tăng 258% trong vòng 5 năm, hay Hasbro: 203% trong vòng 7 năm và Bestbuy: 198% cũng trong vòng 7 năm. Nghiên cứu của Microsoft (2020) cho thấy trong năm 2017, tác động của chuyển đổi số và công nghệ thông tin tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%. Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner (2020), Temasek & Bain (2019)... cũng đều chỉ ra rằng công nghệ thông tin mang lại rất nhiều lợi ích tới mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng mới, ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn, tối ưu hóa được năng suất lao động,... giúp tăng cường hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhờ công nghệ thông tin và tận dụng quá trình chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam lại gặp khó khăn trong khi không bắt kịp với những thay đổi và tối ưu về hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của đối thủ. Đồng thời, trước những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp này càng phải đối mặt với nhiều nhiều thách thức hơn nữa từ các yếu tố nội bộ: vấn đề quản lý và làm việc từ xa, khả năng kết nối và truy cập các tài liệu nội bộ,... đồng thời là các yếu tố bên ngoài như sức tiêu thụ hàng hóa của thị trường giảm, đối tác gặp khó khăn, giao thương quốc tế ngưng trệ,... Kết quả, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), năm 2020 Việt Nam có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2020),
  15. 2 trong năm 2020, chỉ có 4% doanh nghiệp đạt tăng trưởng về doanh thu, 9% doanh nghiệp duy trì được doanh thu so với năm trước, trong khi 31% doanh nghiệp giảm 1% đến 25% doanh thu, 38% doanh nghiệp giảm 25% đến 50% doanh thu. Đặc biệt, 18% doanh nghiệp giảm hơn 50% doanh thu. Trong 2021, dịch bệnh thậm chí còn ảnh hưởng tới Việt Nam nhiều hơn với những đợt giãn cách dài hạn cả trong nước lẫn quốc tế. Về dài hạn, chính quyền và doanh nghiệp cũng đã xác định không thể dập dịch hoàn toàn mà phải chấp nhận sống chung với dịch. Trước bối cảnh đó, cùng với việc cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng cho thấy những tác động lớn tới thị trường, các doanh nghiệp Việt cần có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng về chuyển đổi số và công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp của mình. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, hoạt động chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel rõ ràng không chỉ nằm trong xu hướng phát triển trên, mà còn là một đại diện tiêu biểu, trường hợp điển hình cho các doanh nghiệp khác. Viettel là một doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực viễn thông với nền tảng công nghệ thông tin tương đối nổi bật so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Viettel sở hữu mạng lưới đường truyền xuyên suốt quốc gia với 128.000 trạm GSM (hạ tầng số 1 Việt Nam), cùng hơn 500.000 km cáp quang và 5 trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Rated 3 – TIA 942 và PCI DSS. Về chủ động cập nhật xu hướng công nghệ thông tin mới, Viettel là nhà mạng đầu tiên khai thác kinh doanh dịch vụ 5G và làm chủ nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng 5G. Năm 2020, Viettel đã hoàn thành nghiên cứu 48 công nghệ lõi ứng dụng vào sản phẩm, đăng ký và được chấp nhận đơn 66 sáng chế, trong đó có 4 bằng sáng chế quốc tế được Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp mới. Công nghệ thông tin cũng giúp Viettel mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, trong đó nổi bật là an ninh mạng và giải pháp công nghệ thông tin đã được hình thành trong thời gian gần đây. Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel được thành lập vào 15/10/2018 với sứ mệnh “Tiên phong, đồng hành với Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng để giải quyết
  16. 3 những vấn đề của xã hội, đất nước”. Công ty An ninh mạng Viettel được thành lập vào 2019, đến nay đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ quản lý an ninh mạng tốt nhất Việt Nam (Giải thưởng Frost & Sullivan khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2020). Viettel cũng là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt kết quả kinh doanh khi trong 3 năm gần đây đều tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, đặc biệt doanh thu đều trên 200.000 tỷ, lợi nhuận trên 30.000 tỷ và tính tới 2021, Viettel có năm thứ 5 liên tiếp là doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất. Đối với Viettel, đây cũng là giai đoạn rất đặc biệt khi là bước ngoặt, chứng kiến nhiều thay đổi trong chiến lược mới của Tập đoàn. Cụ thể, năm 2020, Viettel công bố sứ mệnh mới của Tập đoàn là “Tiên phong kiến tạo xã hội số”, hình thành 6 lĩnh vực nền tảng số trong xã hội gồm hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao. Tháng 1/2021, Viettel công bố tái định vị thương hiệu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số. Việc thay đổi nhận diện thương hiệu như một lời cam kết mạnh mẽ, quyết tâm từ ngay chính nội bộ của Viettel, để đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, phục vụ con người và kiến tạo nên một xã hội số ở Việt Nam. Để trở thành đơn vị tiên phong, thành công trong việc kiến tạo xã hội số, rõ ràng yếu tố công nghệ thông tin và chuyển đổi số là đặc biệt quan trọng, cần được nghiên cứu và dành sự quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn Viettel trong đề tài về “Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel” để thực hiện nghiên cứu những mặt tốt và chưa tốt để đưa ra đề xuất cho Viettel và các doanh nghiệp khác trên thị trường. 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt nam Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như chuyển đổi số năng lực công nghệ thông tin là chủ đề được khá nhiều học giả Việt Nam và trên thế giới quan tâm, giành thời gian nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã được thực hiện trong nhiều năm và tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể kể đến một số nghiên cứu đáng chú ý như sau:
  17. 4 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới - Nghiên cứu của Denitsa Danailova (2017) - “A Study on the Role of IT Capability and Executive Sponsorship in Achieving Digital Maturity” đề cập đến sự ảnh hưởng của năng lực công nghệ thông tin và yếu tố lãnh đạo đến yếu tố trưởng thành số của doanh nghiệp. Thông qua cuộc khảo sát liên ngành giữa các nhà quản lý lĩnh vực chuyển đổi số đến từ các công ty của Hà Lan và Anh quốc, nghiên cứu đã chỉ ra được tác động mạnh mẽ của năng lực công nghệ thông tin đến sự trưởng thành số của doanh nghiệp. Ngược lại, nghiên cứu cũng kết luận rằng năng lực của những nhà quản lý cấp cao (chẳng hạn như sở hữu bằng MBA hay) chuyên môn sâu về kỹ thuật không giúp ích cho chuyển đổi số. Yếu tố lãnh đạo cũng gần như không có tác động đến năng lực công nghệ thông tin, mà chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa chỉ ra được ảnh hưởng của chuyển đổi số đến yếu tố năng lực công nghệ thông tin, cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Nghiên cứu của Abrell và cộng sự (2016) - “The Role of Users and Customers in Digital Innovation: Insights from B2B Manufacturing Firms” đề cập đến tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của chuyển đổi số đến hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù đề cao tầm quan trọng của chuyển đổi số và phân tích khá kỹ cách mà chuyển đổi số có thể đóng góp cho hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu này lại không đề cập đến yếu tố năng lực công nghệ thông tin – yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh số của doanh nghiệp - Nghiên cứu của Hefu Liu và cộng sự (2014) - “The impact of IT capabilities on firm performance: The mediating roles of absorptive capacity and supply chain agility” nghiên cứu về tác động của năng lực công nghệ thông tin đến hiệu quả doanh nghiệp, thông qua một lĩnh vực đặc thù là chuỗi cung ứng. Nghiên cứu đã thể hiện được ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin lên hiệu quả doanh nghiệp thông qua các tác động với chuỗi cung ứng, nhưng do
  18. 5 nghiên cứu tập trung vào một lĩnh vực cụ thể nên chưa mang tính đại diện và đưa ra được kết luận tổng thể về ảnh hưởng của năng lực công nghệ thông tin tới hiệu quả doanh nghiệp. - Nghiên cứu của Chae và cộng sự (2014) - “Information technology capability and firm performance: contradictory findings and their possible causes” có cách tiếp cận có phần trái ngược với các nghiên cứu khác, khi đưa ra quan điểm về việc năng lực công nghệ thông tin không giúp ích nhiều cho doanh nghiệp, và không thể là một năng lực cạnh tranh khi cho rằng năng lực công nghệ thông tin có thể dễ dàng bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu này đã gây ra những sự mâu thuẫn nhất định với các nghiên cứu trong quá khứ, dẫn đến đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết luận chính xác. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy rằng các nhà khoa học trên thế giới từ lâu đã dành sự quan tâm và có xu hướng nghiên cứu sâu về các chủ đề liên quan tới chuyển đổi số, năng lực công nghệ thông tin và hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đặt chung chuyển đổi số và năng lực công nghệ thông tin trong mối quan hệ với hiệu quả doanh nghiệp, dẫn đến sự thiếu hụt những kết luận về vai trò trung gian cũng như tầm ảnh hưởng của từng yếu tố đối với yếu tố còn lại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới cũng vẫn tồn tại sự thiếu nhất quán về tác động của năng lực công nghệ thông tin tới hiệu quả doanh nghiệp. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam - Nghiên cứu của Trịnh Xuân Hưng (2020) - “Các yếu tố tác động đến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam” đã chỉ ra được với những yếu tố gây ảnh hưởng nhất đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: “Tổ chức đổi mới kinh doanh kỹ thuật số”, “Con người và văn hóa doanh nghiệp”, kế tiếp là yếu tố “Mô hình kinh doanh nền tảng” và cuối cùng là yếu tố “Các công nghệ đột phá”. Mặc dù đã đưa ra được những tiền đề của chuyển đổi số, cũng như những đề xuất để cải tiến các yếu tố này, nghiên cứu chưa khẳng định được kết quả của chuyển đổi số với doanh
  19. 6 nghiệp, dẫn đến những đề xuất còn thiếu thuyết phục và chưa chứng minh được hiệu quả rõ ràng. - Nghiên cứu của Nguyễn Trung Nhân (2019) - “Tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ” đã chỉ ra được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn của công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Theo đó, năng lực công nghệ thông tin tốt và việc ứng dụng các giải pháp từ công nghệ có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm nhiều chi phí, giúp cho các doanh nghiệp phát triển nhanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung vào yếu tố năng lực công nghệ thông tin, mà chưa đề cập đến yếu tố quan trọng, mang tính thời điểm cao hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 là Chuyển đổi số. - Nghiên cứu của Lưu Thanh Đức Hải (2018) – “Đề xuất mô hình đo lường tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp” đã tiếp cận đến khía cạnh tác động của năng lực công nghệ thông tin đến các năng lực cạnh tranh khác của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy được năng lực công nghệ thông tin ảnh hưởng đến đa dạng các năng lực khác của doanh nghiệp như: năng lực định hướng thị trường, năng lực huy động vốn, năng lực marketing, năng lực tổ chức quản lý,… qua đó đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng của năng lực công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách tiếp cận về các yếu tố thành phần trong năng lực công nghệ thông tin còn có phần cổ điển, khi chưa đề cập đến yếu tố mở rộng hoạt động kinh doanh nhờ công nghệ thông tin hay chủ động cập nhật xu hướng công nghệ thông tin. - Nghiên cứu của Phạm Thu Huyền (2016) - “Khắc phục rào cản cho hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa tại Hà Nội” tập trung nghiên cứu để tìm ra các rào cản đối với hoạt động đổi mới công nghệ và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này đối với các doanh nghiệp. Mặc dù nghiên cứu tìm hiểu khá kỹ về thực trạng vấn đề và đưa ra
  20. 7 được nhiều giải pháp, đề xuất cho doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu này lại chưa tìm hiểu về mối quan hệ giữa năng lực công nghệ và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, khiến người đọc chưa nhận thấy được tầm quan trọng, sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, đồng thời khiến các đề xuất cũng chưa có tính thuyết phục cao. Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu tại Việt Nam, có thể thấy rằng mặc dù chuyển đổi số là lĩnh vực rất được quan tâm trong thời gian gần đây, vẫn có khá ít nhà khoa học tiếp cận và tìm hiểu nghiên cứu về chủ đề này. Các nghiên cứu tại Việt Nam đa phần hướng đến yếu tố năng lực công nghệ thông tin và tác động của nó tới hiệu quả doanh nghiệp. Vì vậy, có thể thấy rằng tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khoảng trống trong nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu Từ việc phân tích các công trình nghiên cứu kể trên, có thể thấy rằng đã có khá nhiều các nghiên cứu về năng lực công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống mà các nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Vì vậy, tác giả kỳ vọng với việc tập trung vào bức tranh chung của hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp dưới sự tác động của các yếu tố, trong đó đi sâu vào yếu tố chuyển đổi số, đồng thời khai thác điển hình thực chứng tại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, luận văn này sẽ khỏa lấp được một số khoảng trống có thể kể đến như: - Kết luận cho sự thiếu nhất quán và đề xuất cách thức nâng cao tầm ảnh hưởng của năng lực công nghệ thông tin đến hiệu quả doanh nghiệp Từ các nghiên cứu đã phân tích kể trên, có thể thấy mặc dù một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm năng lực công nghệ thông tin có tác động tích cực đến hiệu quả doanh nghiệp (Dehning và cộng sự, 2002), (Mahmood và cộng sự, 2000), (Wade và cộng sự, 2004), một số nghiên cứu khác lại nghi ngờ tác động của năng lực công nghệ thông tin vì cho rằng năng lực công nghệ thông tin có thể dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước hoặc thậm chí làm tốt hơn (Masli và cộng sự, 2011), (Chae và cộng sự, 2014). Điều này tạo ra sự thiếu nhất quán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2