intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học "Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá một số đặc tính vật lý, hoạt tính sinh học, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn. Cung cấp dữ liệu khoa học về viên hoàn, làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn của dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Ngọc Bảo Huy ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC, ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN HOÀN POLYPHENOL, CHLOROPHYLL TỪ CÂY NGÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Nha Trang - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Ngọc Bảo Huy ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC, ĐẶC TÍNH VẬT LÝ, ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN HOÀN POLYPHENOL, CHLOROPHYLL TỪ CÂY NGÔ Chuyên ngành : Sinh học Thực nghiệm Mã số : 8420114 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Đặng Xuân Cường Nha Trang - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS. TS. Đặng Xuân Cường và tham khảo thêm các tài liệu đã được công bố trước đó có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu này được thực hiện bởi sự tài trợ kinh phí từ Dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” (mã số UDSPTM.04/20-21) do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang chủ trì. Các số liệu nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi trong suốt quá trình thực nghiệm tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nha Trang, ngày 14 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Bảo Huy
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, Phòng Đào tạo, Khoa Công nghệ Sinh học và Quý Thầy Cô giáo đã dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện luận văn cũng như hoàn thành mọi thủ tục cần thiết, và đặc biệt là TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn theo đúng quy định của học viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy PGS. TS. Đặng Xuân Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn cũng như đã cho phép tôi sử dụng nội dung Dự án nghiên cứu “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” (mã số UDSPTM.04/20-21) do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang chủ trì vào mục đích nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên để động viên và là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực giúp tôi hoàn thành luận văn. Nha Trang, ngày 14 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Bảo Huy
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 2,2-diphenyl-1- DPPH picrylhydrazyl HCT Hematocrit Thể tích khối hồng cầu HgB Hemoglobin Huyết sắc tố LN Natural Logarithm Logarit tự nhiên/ Logarit cơ số e Mean Corpuscular Số lượng huyết sắc tố trung bình MCH Hemoglobin tìm thấy trong tế bào hồng cầu Mean corpuscular Nồng độ huyết sắc tố trung bình MCHC Hemoglobin Concentration hồng cầu MCV Mean Corpuscular Volume Thể tích trung bình hồng cầu PLT Platelet Count Số lượng tiểu cầu RBC Red Blood Cell Lượng hồng cầu RDW Red cell Distribution With Tỷ lệ phân bố hồng cầu TPCN Functional food Thực phẩm chức năng WBC White Blood Cell Số lượng bạch cầu
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học cây ngô (%) ............................................... 10 Bảng 1.2. Thành phần hoá học của hạt ngô và các phụ phẩm khác ........... 11 Bảng 2.1. Phân lô chuột thử độc tính bán trường diễn của mẫu thử........... 43 Bảng 3.1. Khả năng giải phóng hoạt chất và hoạt tính chống oxy hóa của viên hoàn sử dụng tá chất carboxymethyl cellulose sau 4 giờ .................... 47 Bảng 3.2. Cân nặng của chuột (g) thử độc tính cấp đường uống của viên hoàn ..................................................................................................................... 65 Bảng 3.3. Các thông số sinh hóa máu ở chuột sinh lý trước thử nghiệm ... 67 Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của chuột thử nghiệm................................ 69 Bảng 3.5. Kết quả thông số huyết học WBC của chuột thử nghiệm .......... 71 Bảng 3.6. Kết quả thông số huyết học RBC của chuột thử nghiệm ........... 72 Bảng 3.7. Kết quả thông số huyết học HgB của chuột thử nghiệm ............ 73 Bảng 3.8. Kết quả thông số huyết học HCT của chuột thử nghiệm ........... 74 Bảng 3.9. Kết quả thông số huyết học MCV của chuột thử nghiệm .......... 75 Bảng 3.10. Kết quả thông số huyết học MCH của chuột thử nghiệm ........ 76 Bảng 3.11. Kết quả thông số huyết học MCHC của chuột thử nghiệm ..... 77 Bảng 3.12. Kết quả thông số huyết học RDW của chuột thử nghiệm ........ 78 Bảng 3.13. Kết quả thông số huyết học PLT của chuột thử nghiệm .......... 79 Bảng 3.14. Kết quả thông số sinh hóa chức năng gan AST của chuột thử nghiệm ......................................................................................................... 82 Bảng 3.15. Kết quả thông số sinh hóa chức năng gan ALT của chuột thử nghiệm ......................................................................................................... 83 Bảng 3.16. Kết quả thông số sinh hóa chức năng gan Bilirubin toàn phần của chuột thử nghiệm......................................................................................... 84
  7. Bảng 3.17. Kết quả thông số sinh hóa chức năng gan Albumin máu của chuột thử nghiệm................................................................................................... 85 Bảng 3.18. Kết quả thông số sinh hóa chức năng gan Cholesterol của chuột thử nghiệm................................................................................................... 86 Bảng 3.19. Kết quả thông số chức năng thận Ure của chuột thử nghiệm... 88 Bảng 3.20. Kết quả thông số chức năng thận Creatinin của chuột thử nghiệm ..................................................................................................................... 89 Bảng 3.21. Kết quả phân tích vi thể cấu trúc tế bào gan của các lô thử nghiệm ..................................................................................................................... 92 Bảng 3.22. Kết quả phân tích vi thể cấu trúc tế bào thận ........................... 94
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh về cây ngô.................................................................. 8 Hình 1.2. Ngô khi thu hoạch ................................................................... 12 Hình 1.3. Một số sản phẩm chứa polyphenol của nước ngoài ................ 18 Hình 1.4. Một số sản phẩm chứa polyphenol trong nước ....................... 19 Hình 1.5. Sự phân bố chlorophyll trung bình trên bề mặt nước biển ..... 20 Hình 1.6. Các sản phẩm về chlorophyll trên thị trường.......................... 27 Hình 1.7. Thực phẩm chức năng chống lão hoá Antiox+ ....................... 31 Hình 1.8. Sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ............................................. 32 Hình 1.9. Thực phẩm chức năng hỗ trợ làm đẹp của công ty DHC ....... 32 Hình 1.10. Một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.33 Hình 3.1. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau ......................................................................................................... 49 Hình 3.2. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau ................................................................................. 49 Hình 3.3. Điểm cảm quan của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau ......................................................................................................... 50 Hình 3.4. Điểm cảm quan bình quân của viên hoàn sử dụng carbohydrate khác nhau................................................................................................. 50 Hình 3.5. Độ trương nở của viên hoàn chứa dextrin nồng độ khác nhau52 Hình 3.6. Độ trương nở của viên hoàn chứa carboxymethyl cellulose nồng độ khác nhau............................................................................................ 52 Hình 3.7. Độ trương nở của viên hoàn chứa đường mía nồng độ khác nhau ................................................................................................................. 53 Hình 3.8. Độ trương nở bình quân của viên hoàn chứa carbohydrate khác nhau ......................................................................................................... 53
  9. Hình 3.9. Khả năng bán rã của viên hoàn chứa dextrin nồng độ khác nhau ................................................................................................................. 55 Hình 3.10. Khả năng bán rã của viên hoàn chứa carboxymethyl cellulose nồng độ khác nhau .................................................................................. 55 Hình 3.11. Khả năng bán rã của viên hoàn chứa đường mía nồng độ khác nhau ......................................................................................................... 56 Hình 3.12. Khả năng bán rã bình quân của viên hoàn chứa carbohydrate nồng độ khác nhau .................................................................................. 56 Hình 3.13. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau ......................................................................................................... 58 Hình 3.14. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau ........................................................ 58 Hình 3.15. Mật độ khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau................................................................................................. 59 Hình 3.16. Mật độ khối lượng của viên hoàn chứa carbohydrate nồng độ khác nhau ................................................................................................ 59 Hình 3.17. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ dextrin khác nhau .................................................................................... 61 Hình 3.18. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ carboxymethyl cellulose khác nhau ........................................................ 61 Hình 3.19. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn sử dụng nồng độ đường mía khác nhau.......................................................................................... 62 Hình 3.20. Độ đồng nhất khối lượng của viên hoàn chứa carbohydrate nồng độ khác nhau .................................................................................. 62 Hình 3.21. LN khả năng giải phóng hoạt chất của viên hoàn chứa loại và hàm lượng carbohydrate khác nhau ........................................................ 64 Hình 3.22. Khả năng giải phóng hàm lượng polyphenol và chlorophyll của viên hoàn chứa hàm lượng carboxymethyl cellulose khác nhau...... 64
  10. Hình 3.23. Hình ảnh đại thể các cơ quan nội tạng của chuột sau 28 ngày thử nghiệm............................................................................................... 91 Hình 3.24. Cấu trúc vi thể tế bào gan chuột ở lô sinh lý ........................ 93 Hình 3.25. Cấu trúc vi thể tế bào gan chuột ở lô uống viên hoàn liều 1 viên/kg ..................................................................................................... 93 Hình 3.26. Cấu trúc vi thể tế bào gan chuột ở lô uống viên hoàn liều 3 viên/kg ..................................................................................................... 94 Hình 3.27. Cấu trúc vi thể tế bào thận chuột ở lô sinh lý ....................... 95 Hình 3.28. Cấu trúc vi thể tế bào thận chuột ở lô uống viên hoàn liều 1 viên/kg ..................................................................................................... 95 Hình 3.29. Cấu trúc vi thể tế bào thận chuột ở lô uống viên hoàn liều 3 viên/kg ..................................................................................................... 96
  11. 1 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 4 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 6 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 6 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................. 6 5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH .................................................. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 8 1.1. CÂY NGÔ (BẮP) ...................................................................................... 8 1.1.1. Đặc điểm sinh học .......................................................................... 8 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây ngô .............. 10 1.1.3. Sản lượng ngô trong nước và trên thế giới .................................. 13 1.2. POLYPHENOL........................................................................................ 14 1.2.1. Khái niệm và phân loại polyphenol ............................................. 14 1.2.2. Vai trò của polyphenol với sức khỏe con người .......................... 14 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất chế phẩm polyphenol ................. 17 1.3. CHLOROPHYLL .................................................................................... 20 1.3.1. Đặc tính của chlorophyll .............................................................. 20
  12. 2 1.3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của chlorophyll .................................... 21 1.3.3. Tác dụng của chlorophyll ............................................................. 22 1.3.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chlorophyll........................... 25 1.4. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ................................................................. 28 1.4.1. Khái niệm ..................................................................................... 28 1.4.2. Phân loại ....................................................................................... 30 1.4.3. Nhu cầu về thực phẩm chức năng hiện nay ................................. 31 1.5. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU “PHÁT TRIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÓA SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHỨA POLYPHENOL, CHLOROPHYLL TỪ CÂY NGÔ” ........................................................ 34 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 36 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU.............................................................................. 36 2.1.1. Nguyên vật liệu (đối tượng nghiên cứu) ...................................... 36 2.1.2. Thiết bị ......................................................................................... 36 2.1.3. Hóa chất ....................................................................................... 36 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 37 2.2.1. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của viên hoàn ........................ 37 2.2.2. Đánh giá đặc tính vật lý của viên hoàn ........................................ 39 2.2.3. Đánh giá hàm lượng polyphenol, chlorophyll ............................. 40 2.2.4. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn ............ 41 2.2.5. Xử lý kết quả và phân tích thống kê ............................................ 45 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 46 3.1. ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA VIÊN HOÀN ................... 46 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA VIÊN HOÀN .......................... 48 3.2.1. Đặc tính cảm quan........................................................................ 48
  13. 3 3.2.2. Đặc tính trương nở ....................................................................... 51 3.2.3. Đặc tính bán rã ............................................................................. 54 3.2.4. Mật độ khối lượng của viên hoàn ................................................ 57 3.2.5. Độ đồng đều khối lượng của viên hoàn ....................................... 60 3.2.6. Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất và hoạt tính .................. 63 3.3. ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN HOÀN ........ 65 3.3.1. Độc tính cấp đường uống trên chuột ............................................ 65 3.3.2. Độc tính bán trường diễn ............................................................. 67 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 97 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 97 4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
  14. 4 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Polyphenols là nhóm chất chuyển hóa thứ cấp, đa dạng về cấu trúc và hoạt tính sinh học (kháng khuẩn, kháng nấm [1], chống oxy hóa [2], chống ung thư [3], …), được tìm thấy nhiều trong thực vật [4]. Polyphenol có khả năng loại bỏ được gốc tự do – một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hơn 80 loại bệnh ở con người (Alzermer, ung thư, …) [5]. Bác Sĩ Hans Frischer – người đạt giải Nobel chỉ ra cấu trúc của hồng huyết cầu rất giống cấu trúc của chlorophyll, điều này giúp cơ thể chúng ta chuyển hóa chlorophyll thành hồng huyết cầu và góp phần gia tăng chỉ số hồng huyết cầu, bổ gan, giảm thiểu độc tố trong cơ thể. Chlorophyll là chất chống oxy hoá của cơ thể, có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, ngừa ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, trị vết thương…. Nhiều sản phẩm (đồ uống, siro, thực phẩm chức năng, …) chứa polyphenol và chloroplyll, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng cao của con người theo xu hướng hiện đại, có nguồn gốc tự nhiên dưới hình thức thực phẩm chức năng đã xuất hiện nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, sản xuất ra sản phẩm chất lượng, hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng là thách thức và trăn trở của các nhà nghiên cứu, sản xuất và quản lý. Theo tổng cục thống kê 2017 cho thấy, diện tích trồng ngô ở Việt Nam từ 1,1 đến 1,2 triệu ha [6], khối lượng phụ phẩm sau thu hoạch rất lớn vào khoảng 1,2 tấn thân ngô/ 1 tấn ngô, hàm lượng polyphenol và chlorophyll hoạt tính hữu ích chiếm 0,4 % đến 1,3 % trong cây ngô sau thu hoạch (tùy thuộc mùa vụ, loại phụ phẩm, loài ngô) [7], nhưng chủ yếu làm thức ăn gia súc hoặc đốt tại chỗ gây ô nhiễm môi trường, gây lãng phí lượng lớn hoạt chất có giá trị (polyphenol, chlorophyll). Cây ngô sau khi chiết polyphenol, chlorophyll hoàn toàn sử dụng tốt trong sản xuất thức ăn gia súc hoặc phân bón. Như vậy, cần thiết sử dụng hiệu quả nguồn hoạt chất sinh học khối lượng lớn từ phụ phẩm nông nghiệp này.
  15. 5 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang và doanh nghiệp Khoa học công nghệ liên kết khoa học với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang – Công ty CP Fucoidan Việt Nam từ năm 2010 đến nay, như: “Thu nhận polyphenol từ cây ngô” [8]; “Xây dựng quy trình chiết xuất, sản xuất đồ uống giàu polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” [7], tiềm năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong chiết và sử dụng hiệu quả các hoạt chất sinh học (polyphenol, chlorophyll, v.v...) từ phụ phẩm cây ngô (thân, rễ, lá, râu ngô) đã được bộc lộ và hiện thực hóa từng bước. Những bằng chứng về lợi ích sức khỏe, điều trị bệnh cho người của cây ngô trong y học cổ truyền, của polyphenol và chlorophyll đối với con người đã được công bố rất rõ ràng. Chế phẩm polyphenol, chorophyll thu nhận được từ cây ngô có phổ sử dụng lớn trong lĩnh vực sản xuất và đời sống. Trong Hội nghị Khoa học quốc tế lần thứ 2 về thực phẩm chức năng, do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAF) tổ chức ngày 22/11/2018, tại Hà Nội, PGS. TS. Trần Đáng (Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam) nhận định: Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng liên tục tăng; nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm thực phẩm chức năng của 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam, đến nay cả nước đã có tới 3.600 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp biến mặt hàng này thành đa cấp, bất chính, khiến ngành thực phẩm chức năng bị biến tướng. Bên cạnh đó, lợi dụng kẽ hở, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đã đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, công dụng không đúng với quảng cáo, mất niềm tin với người tiêu dùng. Trong thời gian tới, quản lý thực phẩm chức năng sẽ tiếp tục được quan tâm đặc biệt tại Việt Nam với phương thức quản lý hiện đại, chính sách quản lý vừa đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, vừa kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo tính hài hòa với các quy định quốc tế. Công tác quản lý hướng tới mục tiêu xây dựng ngành thực phẩm chức năng Việt Nam trở thành ngành kinh tế - y tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
  16. 6 Với nền tảng sẵn có cùng với nhu cầu thị trường và yêu cầu của các cơ quan quản lý, cho thấy việc “Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” trong khuôn khổ dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” là hướng đi đúng đắn, đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tế xã hội. Do vậy, luận văn “Đánh giá hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” được thực hiện. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá một số đặc tính vật lý, hoạt tính sinh học, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn. Cung cấp dữ liệu khoa học về viên hoàn, làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn của dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô”. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: viên hoàn Chlopocural có chứa cao chiết polyphenol, chlorophyll từ phụ phẩm cây ngô Zea mays L. Phạm vi nghiên cứu: hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô” (mã số UDSPTM.04/20-21) do Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang chủ trì, sản phẩm viên hoàn chứa cao chiết polyphenol, chlorophyll chống oxy hóa từ phụ phẩm cây ngô Zea mays L. (có tên là: viên hoàn Chlopocural) cần thiết được đánh giá toàn diện theo yêu cầu của Bộ Y tế quy định đối với sản phẩm. Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ việc tiến hành đánh giá về hoạt tính sinh học, đặc tính vật lý, độc tính cấp và bán trường diễn là phù hợp. Các kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp dữ liệu khoa học về hoạt
  17. 7 tính sinh học chống oxy hóa; các đặc tính vật lý (cảm quan, trương nở, bán rã, giải phóng thuốc, mật độ khối lượng và độ đồng nhất khối lượng) khi sử dụng tá dược khác nhau ở các hàm lượng khác nhau; độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn Chlopocural có chứa cao chiết polyphenol, chlorophyll từ phụ phẩm cây ngô. Cung cấp dữ liệu khoa học trực tiếp cho Dự án “Phát triển và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng chứa polyphenol, chlorophyll từ cây ngô”. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu, hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm viên hoàn Chlopocural trong tương lai và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về sản phẩm có chứa hoạt chất polyphenol và chlorophyll. Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở để xây dựng và phát triển quy trình sản xuất viên hoàn ở quy mô lớn, là một phần quan trọng trong mục tiêu thương mại hóa sản phẩm thực phẩm chức năng viên hoàn Chlopocural có chứa cao chiết polyphenol, chlorophyll từ phụ phẩm cây ngô. Kết quả nghiên cứu còn là bằng chứng cung cấp cho việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý thực phẩm chức năng theo quy định của Bộ Y tế. 5. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH Đánh giá hoạt tính sinh học của viên hoàn: đánh giá các hoạt tính chống oxy hóa của viên hoàn dựa trên các phản ứng nhận diện, sự hình thành liên hợp diene, thử nghiệm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và dựa trên hoạt tính enzyme catalase (CAT). Đánh giá đặc tính vật lý của viên hoàn bao gồm: đặc tính cảm quan, đặc tính trương nở, khả năng bán rã, khả năng giải phóng thuốc, mật độ khối lượng, độ đồng nhất khối lượng. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn.
  18. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. CÂY NGÔ (BẮP) 1.1.1. Đặc điểm sinh học Cây Ngô hay còn gọi là cây Bắp có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Zea, họ hoà thảo (Poaceae), bộ hoà thảo (Poales), lớp một lá mầm (Monocotylens), ngành hạt kín (Magnoliophyta), phân giới thực vật bậc cao (Plantae). Hình 1.1. Hình ảnh về cây ngô
  19. 9 Cây ngô có tên tiếng Anh là “maize” và từ này xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha (maíz) (thuật ngữ trong tiếng Taino để chỉ loài cây này). Từ những nghiên cứu về di truyền học cho thấy quá trình thuần hóa cây ngô diễn ra vào khoảng năm 7.000 trước công nguyên tại miền trung Mexico. Tổ tiên của cây ngô là loại cỏ Teosinte hoang dại mọc trong lưu vực sông Balsas. Cây ngô được gieo trồng rộng rãi, nhanh chóng và được sử dụng làm lương thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe. Chúng được trồng nhiều từ 50o vĩ Bắc đến 40o vĩ Nam và lên độ cao 3.300 m ở châu Mỹ. Chúng có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất xốp, dễ thoát nước không thích đất mặn và lầy [9], [10]. Theo như tài liệu của Lê Quý Đôn ghi chép, cây ngô đã được Trần Thế Vinh mang về Việt Nam từ Trung Quốc khi ông đi sứ vào cuối thế kỷ XVII (khoảng 1662-1723). Một số giả thuyết khác lại cho rằng cây ngô và cây mè đều do ông Phùng Khắc Khoan (triều vua Lê Kính Tông) mang về từ đất Thục (Trung Quốc) và trồng đầu tiên tại Sơn Tây, phủ Quảng Oai sau đó ngô được phổ biến và phát triển ra khắp đất nước [9]. Cây ngô là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc, không đẻ nhánh, trừ một số giống địa phương và giống lai tạo. Chúng cao tới 2-3 m. Các đốt ở gốc mang rễ. Lá hình mũi mác rộng. Hai mặt lá hơi ráp, mép lá có lông, lá dài 45- 50 cm. Bẹ lá nhẵn có lông mềm, lưỡi bẹ ngắn và có lông. Cụm hoa đực ở ngọn cây, có lông. Cụm hoa cái ở nách lá lớn hình trụ và không cuống, có bẹ lá hẹp bao bọc. Đầu các nhụy có lông dài 10-20 cm, quả bóng, cứng, có nhiều màu xếp 8-10 dãy. Hạt có tỷ lệ nảy mầm rất cao. Cây ngô sinh trưởng rất nhanh, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn [11], [9]. Ở Việt Nam, cây ngô có thể trồng chuyên canh hoặc luân canh với cây lúa. Thời gian sinh trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín là 90 - 160 ngày.
  20. 10 1.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây ngô  Hạt ngô: là phần chủ yếu và có giá trị kinh tế cao nhất. Hạt ngô có tỷ lệ tinh bột, protein và lipid cao nên được dùng làm lương thực và thực phẩm cho người, làm thức ăn gia súc gia cầm, làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất dextrin, dextrose, rượu, bia, sản xuất giấm, acetone, glycerine, glutene, điều chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật,... Theo nghiên cứu của Hruska I. (1962) [10], trong bột ngô có chứa từ 66-73 % carbohydrate, 6-21 % protein, 3,5 – 7,0 % lipid, 1,3 % khoáng và nhiều sinh tố, v.v…. Hạt ngô vàng chứa nhiều sắc tố và cryptoxanthin (tiền vitamin A). Chúng có tác dụng làm tăng đậm độ màu của da gà và lòng đỏ trứng gia cầm. Hạt ngô chứa 2 loại protein là zein và glutelin. Dầu ngô chứa nhiều acid béo không no đặc biệt là giàu acid linoleic. Vì thế ngô được sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn của lợn nhằm làm cho mỡ mềm. Hạt ngô nghèo calcium (Ca), nhưng hàm lượng phospho (P) tương đối khá vì có sự hoạt động của enzyme phytase trong hạt. Tỷ lệ Ca /P thấp, vì vậy cần bổ sung canxi khi sử dụng nhiều ngô trong khẩu phần ăn cho gia súc.  Thân cây ngô: trong cây ngô có chứa lượng protein thô cao hơn các loại cỏ khác khi cây còn non. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của ngô biến động lớn, phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng và thu hoạch, chế biến. Bảng 1.1. Thành phần hóa học cây ngô (%) Chỉ tiêu Chất Tính theo vật chất khô Mẫu khô Protein Xơ Tro Lipid Tươi, 8 tuần tuổi 15,7 8,9 31,2 10,2 1,9 Tươi, 10 tuần tuổi 21,9 10,9 31,5 8,7 1,4 Tươi, giữa ra hoa 23,8 9,5 30,9 6,0 4,3 Tươi, chín sữa 16,0 11,3 29,4 8,1 1,9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2