intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

23
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đánh giá hiệu quả các phương pháp sử dụng probiotic; đánh giá các yếu tố thủy lý, thủy hóa và vi sinh biến động trong các ao nuôi thử nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Huyền Diệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA PROBIOTIC ĐẾN CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TÔM TRONG AO NUÔI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Huyền Diệu KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA PROBIOTIC ĐẾN CÁC ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE TÔM TRONG AO NUÔI Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM CỬ THIỆN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là một phần trong đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia do ThS. Võ Hồng Phượng làm chủ nhiệm với đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng”. Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài. Những thông tin tôi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Huyền Diệu
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn này ngoài sự nỗ lực của tôi, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Cử Thiện – người đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Võ Hồng Phượng – Phó giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Nam bộ, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện và cho tôi những lời khuyên cùng kinh nghiệm quý báu cùng với nhiều kiến thức trong thời gian vừa qua để hoàn thành đề tài luận văn. Qua đây, tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Công Thành – Trung tâm tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng, anh Trần Minh Thiện, chị Nguyễn Thanh Trúc – Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II đã chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ, hướng dẫn giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, bộ môn Sinh thái học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài luận văn. Xin cảm ơn anh Thái Thanh Trung, bạn Trần Minh Trung, các bạn sinh viên Cao Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thị Minh Hiền, Lê Thị Thùy Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, những người thân yêu của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Huyền Diệu
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về tôm thẻ và tôm sú ...................................................................... 4 1.1.1. Vị trí phân loại .......................................................................................... 4 1.1.2. Một số kỹ thuật nuôi tôm .......................................................................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Vibrio gây ra trên tôm .................................... 9 1.2.1. Bệnh Vibriosis .......................................................................................... 9 1.2.2. Bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND ......................................................... 10 1.3. Một số biện pháp hạn chế dịch bệnh gan tụy cấp trên tôm............................ 16 1.4. Chế phẩm vi sinh (probiotic) ......................................................................... 17 1.4.1. Khái niệm về probiotic ........................................................................... 17 1.4.2. Nghiên cứu ứng dụng probiotic .............................................................. 19 Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24 2.1. Thời gian, địa điểm, vật liệu nghiên cứu ....................................................... 24 2.1.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 24 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 24 2.1.3. Các thiết bị, vật liệu dùng trong thí nghiệm ........................................... 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp xác định liều gây chết trung bình (LD50) của vi khuẩn V. parahaemolyticus đối với tôm thử nghiệm .................................................. 25 2.2.2. Phương pháp thử nghiệm sử dụng probiotic hiệu quả ............................ 27 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 33
  6. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 34 3.1. Hiệu quả ức chế AHPND trên tôm sú và tôm thẻ bằng chế phẩm probiotic trong điều kiện phòng thí nghiệm .................................................. 34 3.1.1. Đánh giá khả năng gây độc và gây bệnh hoại tử gan tụy của vi khuẩn V. parahaemolyticus ................................................................... 34 3.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng probiotic bằng phương pháp cho ăn và xử lý nước ............................................................................................. 37 3.1.3. Tần suất sử dụng hiệu quả probiotic bằng phương pháp xử lý nước .... 44 3.2. Bước đầu ứng dụng chế phẩm probiotic trên mô hình ao nuôi tôm sú, tôm thẻ ........................................................................................................... 48 3.2.1. Diễn biến mật độ Vibrio sp. tổng số trong nước ao nuôi thử nghiệm ..... 48 3.2.2. Diễn biến mật độ Vibrio parahaemolyticus trong ao nuôi thử nghiệm ..................................................................................................... 51 3.2.3. Các chỉ tiêu môi trường ........................................................................... 56 3.2.4. Thông tin thu hoạch các ao thử nghiệm .................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 64 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải AHPND Acute hepatopancreatic necrosis ANOVA Analysis of Variance B1 Bacillus licheniformis BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CFU Colony Forming Unit CPVS Chế phẩm vi sinh DBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐC Đối chứng EHP Enterocytozoon Hepatopenaei EMS early mortality syndrome MBV Monodon Baculovirus NB Nutrient broth NCNTTS Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản PCR Polymerase Chain Reaction QC Quảng canh QCCT Quảng canh cải tiến S5 Bacillus subtilis TCBS Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose TCTS Tổng cục thủy sản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm VP Vibrio parahaemolytics WSSV White Spot Syndrome Virus X285 Streptomyces YHD Yellow Head Virus
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm xác định LD50 của V. parahaemolyticus đối với tôm ........................................................................................................... 26 Bảng 2.2. Thí nghiệm sử dụng chế phẩm probiotic bằng phương pháp cho ăn và phương pháp xử lý nước ..................................................................... 28 Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm tần suất sử dụng probiotic ........................................... 29 Bảng 2.4. Bố trí thử nghiệm hiệu quả sử dụng probiotic mô hình ao nuôi tôm thẻ thương phẩm ...................................................................................... 31 Bảng 2.5. Bố trí thử nghiệm hiệu quả sử dụng probiotic mô hình ao nuôi tôm sú thương phẩm ....................................................................................... 31 Bảng 2.6. Phương pháp phân tích môi trường ......................................................... 32 Bảng 3.1. Kết quả xác định liều LD50 của vi khuẩn V. parahaemolyticus ở tôm thẻ ..................................................................................................... 34 Bảng 3.2. Kết quả xác định liều LD50 của vi khuẩn V. parahaemolyticus ở tôm sú ...................................................................................................... 35 Bảng 3.3. Kết quả thu hoạch tôm ............................................................................ 63
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tôm thẻ Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) bệnh AHPND có gan tụy nhạt, teo nhỏ, trống ruột ........................................................... 12 Hình 1.2. Tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 1798) bệnh AHPND cũng có khối gan tụy nhạt, teo nhỏ và ruột không có thức ăn ...................... 12 Hình 2.1. Kết quả đối kháng khuếch tán đĩa của các chủng Bacillus B1, Bacillus S5 và Streptomyces X285 với VP được tuyển chọn ............... 25 Hình 3.1. Tỷ lệ chết cộng dồn của tôm thẻ trong thí nghiệm xác định liều LD50 của vi khuẩn V. parahaemolyticus ............................................... 34 Hình 3.2. Tỷ lệ chết cộng dồn của tôm sú trong thí nghiệm xác định liều LD50 của vi khuẩn V. parahaemolyticus ............................................... 36 Hình 3.3. Tỷ lệ chết cộng dồn (%) tôm thẻ trong phương pháp cho ăn liên tục 14 ngày trước khi gây cảm nhiểm V. parahaemolyticus ................. 38 Hình 3.4. Tỷ lệ chết cộng dồn (%) tôm sú đã được cho ăn probiotic liên tục 14 ngày trước khi gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus....................... 39 Hình 3.5. Tỷ lệ chết cộng dồn (%) tôm thẻ trong phương pháp xử lý nước 2 lần/tuần trước khi công V. parahaemolyticus ....................................... 41 Hình 3.6. Tỷ lệ chết cộng dồn (%) tôm sú trong phương pháp xử lý nước 2lần/tuần trước khi công V. parahaemolyticus ..................................... 43 Hình 3.7. Tỷ lệ chết cộng dồn tôm thẻ chân trắng sau 10 ngày gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus.................................................................. 45 Hình 3.8. Tỷ lệ chết cộng dồn tôm sú sau 10 ngày gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus.............................................................................. 47 Hình 3.9. Diễn biến Vibrio tổng số trong nước của các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ ................................................................................................... 49 Hình 3.10. Diễn biến Vibrio tổng số trong nước của các ao nuôi thử nghiệm tôm sú .................................................................................................... 50 Hình 3.11. Diễn biến Vibrio parahaemolyticus trong nước các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ ...................................................................................... 52
  10. Hình 3.12. Diễn biến Vibrio parahaemolyticus trong nước các ao nuôi thử nghiệm tôm sú ....................................................................................... 53 Hình 3.13. Diễn biến tổng đạm amon trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ ........ 57 Hình 3.14. Diễn biến tổng đạm amon trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú ......... 58 Hình 3.15. Diễn biến nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ ....................... 59 Hình 3.16. Diễn biến nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú ......................... 60 Hình 3.17. Diễn biến COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ ........................ 61 Hình 3.18. Diễn biến COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú .......................... 62
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố khắp cả nước, đường bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100 km2 diện tích tự nhiên lại có 1 km bờ biển và gần 30 km bờ biển lại có cửa sông lạch. Vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Ngoài ra còn có hàng trăm con sông lớn nhỏ và nhiều kênh rạch, kênh đào dẫn nước từ các con sông chính về các đồng ruộng cũng như ao, hồ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói riêng [1]. Trong những năm gần đây, các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản có sự phát triển mạnh mẽ. Báo cáo thống kê của Bộ NN & PTNT, sản xuất và xuất khẩu tôm liên tục phát triển trong nhiều năm qua từ thời kỳ đổi mới đến nay đã tạo một vị thế đáng kể của Việt Nam trong ngành tôm toàn cầu. Việt Nam hiện đứng thứ ba về sản xuất tôm trên thế giới (sau Trung Quốc và Indonesia). Xuất khẩu tôm nước lợ giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản với khoảng 45% tổng giá trị kim ngạch. Nghề nuôi tôm đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao, động lực chủ yếu thúc đẩy sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai đối tượng chủ lực được quan tâm nhiều nhất [2]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về đối tượng cũng như phát triển kinh tế và góp phần xóa đói giảm nghèo là vấn đề dịch bệnh. Dịch bệnh làm giảm sản lượng và quy mô nuôi tôm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm của nước ta đang phải đối mặt với sự bùng phát dịch bệnh đang tăng nhanh, chủ yếu là thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy cấp (acute hepatopancreatic necrosis, AHPND). Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được gọi là hội chứng chết sớm (early mortality syndrome – EMS) là nguyên nhân gây giảm sản lượng tôm nuôi đáng kể ở một số quốc gia [3]. Theo báo cáo của Cục Thú Y Việt Nam, khu vực nuôi tôm bị ảnh hưởng ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 39.000 ha trong năm 2011 và 2012 [4].
  12. 2 Việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng trị bệnh gan tụy cấp trên tôm có hiệu quả là một việc làm cần thiết nhằm hạn chế dịch bệnh cũng như giảm thiệt hại và những tổn thất mà AHPND mang lại. Đã có nhiều giải pháp phòng trị bệnh đã được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại rất kém hoặc không rõ rệt. Hiện nay, sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) trong phòng trị bệnh AHPND trở thành hướng tiếp cận đầy hứa hẹn trong nuôi trồng thủy sản [4], đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm ở nước ta. Trong nuôi trồng thủy sản, probiotic được sử dụng phổ biến như là phương tiện kiểm soát dịch bệnh, tăng cường miễn dịch, cung cấp dinh dưỡng, men tiêu hóa và cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, chúng còn sử dụng thay thế hóa chất, kháng sinh, chất diệt khuẩn [5]. Vì vậy, để sử dụng probiotic trong việc phòng trị AHPND trên hai đối tượng là tôm sú và tôm thẻ một cách hiệu quả cũng như an toàn đến môi trường và con người, đề tài “Khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả các phương pháp sử dụng probiotic. - Đánh giá các yếu tố thủy lý, thủy hóa và vi sinh biến động trong các ao nuôi thử nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của probiotic trong việc quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Hiệu quả ức chế AHPND trên tôm sú và tôm thẻ bằng chế phẩm probiotic trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Xác định liều gây chết 50% tôm thí nghiệm LD50 của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. - Thí nghiệm thăm dò liều sử dụng sản phẩm (đơn hay hỗn hợp) phối trộn thức ăn hoặc xử lý nước có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh V. parahaemolyticus. - Tần suất sử dụng hiệu quả sản phẩm. 2. Thử nghiệm probiotic mô hình ao nuôi tôm thẻ, tôm sú.
  13. 3 5. Phạm vi nghiên cứu 1. Khảo sát các phương pháp sử dụng chế phẩm probiotic hiệu quả trên tôm sú và tôm thẻ trong phòng thí nghiệm: từ tháng 09/2018 đến tháng 01/2019. 2. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh trong mô hình ao nuôi tôm sú, tôm thẻ tại khu vực ao nuôi tôm Trung tâm tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, ấp Nopoul, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: từ tháng 02/2019 đến tháng 07/2019.
  14. 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tôm thẻ và tôm sú 1.1.1. Vị trí phân loại  Vị trí phân loại của Tôm thẻ Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Arthropoda Lớp (Class): Malacostraca Bộ (Order): Decapoda Họ (Family): Penaeidae Giống (Genus): Litopenaeus Pérez Farfante, 1967 Loài (Species): Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)  Vị trí phân loại của Tôm sú Penaeus monodon (Fabricius, 1798) Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Arthropoda Lớp (Class): Malacostraca Bộ (Order): Decapoda Họ (Family): Penaeidae Giống (Genus): Penaeus Fabricius, 1798 Loài (Species): Penaeus monodon (Fabricius, 1798) 1.1.2. Một số kỹ thuật nuôi tôm 1.1.2.1. Kỹ thuật ao nuôi tôm chung Ứng dụng quy trình kỹ thuật kèm theo công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục thủy sản về việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh [6]. Bao gồm các bước như sau: a. Chuẩn bị hồ nuôi: - Cải tạo ao nuôi lắng: Loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước. Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ. Rải vôi bột đều đáy ao để diệt khuẩn trong bùn, giải độc và trung hòa pH. Phơi đáy ao khoảng 5-7 ngày.
  15. 5 - Xử lý nước và lấy nước ao nuôi: Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày để loại bỏ rác, ấu trùng, côn trùng, cá tạp; để lắng 3-4 ngày. Diệt tạp, diệt khuẩn nước cấp trong ao lắng bằng Chlorine hoặc những chất diệt tạp được phép lưu hành tại Việt Nam. Quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng Chlorine. Cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi đến khi mức nước trong ao nuôi đạt từ 1,3-1,5m. - Gây màu nước: Hai ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi, gây màu nước bằng mật đường, cám gạo, bột đậu nành hoặc có thể dùng các sản phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất; giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỉ lệ sống. Lưu ý: Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường trong nước ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp trước khi thả giống: Yếu tố môi trường Giới hạn tối ưu đối với Giới hạn tối ưu đối với nước ao nuôi tôm tôm sú tôm thẻ chân trắng Hàm lượng oxy hòa > 4 mg/l > 6 mg/l tan (DO) 7,5 - 8,5 (dao động trong 7,5 - 8,5 (dao động trong pH ngày không quá 0,5) ngày không quá 0,5) Độ mặn 15-25 ‰ 5-25 ‰ Độ kiềm 80 -120 mg/l 120-150 mg/l Độ trong 30 - 40 cm 30 - 40 cm NH3 < 0,1mg/l < 0,1mg/l H2S < 0,01 mg/l < 0,01 mg/l b. Quạt nước và thời gian chạy quạt nước: Bố trí hệ thống quạt nước và thời gian chạy quạt nước phải đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm nuôi, đặc biệt thời điểm chiều tối/đêm/gần sáng khi hàm lượng oxy hòa tan giảm dần/xuống thấp nhất trong ngày. Cần tăng cường thời gian chạy quạt hoặc bố trí thêm hệ thống quạt cho tôm nuôi, đặc biệt vào những thời điểm nắng nóng hoặc mưa kéo dài.
  16. 6 - Vị trí đặt cánh quạt nước: Cách bờ 1,5m; khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước 60-80cm. Tùy theo hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tốt nhất và cung cấp đủ nhu cầu oxy cho tôm nuôi. - Số lượng máy quạt nước: + Đối với tôm sú: Với mật độ 15-20 con/m2 thì cần 50-60 cánh quạt; với mật độ 20-25 con/m2 thì cần 60-80 cánh quạt (100-120 vòng/phút). + Đối với tôm thẻ chân trắng; đòi hỏi oxy rất lớn. Do đó, tùy theo mật độ thả nuôi có thể thiết kế hệ thống quạt nước bằng cánh quạt nhựa hoặc kết hợp cánh quạt nhựa và cánh quạt lông nhím hoặc các cánh quạt cung cấp oxy khác để cung cấp oxy cho ao nuôi. Vòng tua của cánh quạt nhựa nên >120 vòng/phút. Với mật độ 60- 100 con/m2 thì cần 4 dàn quạt cánh (10 cánh quạt/dàn). c. Chọn và thả giống: - Chọn giống: Chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín, có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy; cỡ giống: tôm sú PL15-PL20, tôm thẻ chân trắng PL12 trở lên. - Thả giống: + Mật độ thả: Tôm sú: 15-20 con/m2. Tôm thẻ chân trắng: 60 - 80 con/m2. + Cách thả: Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát; trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8-12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/L. d. Chăm sóc và quản lý: - Cho ăn: Cho ăn mỗi ngày 3 lần hoặc cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn và chọn thức ăn có độ đạm, protein, chất béo phù hợp. Ngoài ra, tùy vào thực tế (sức khỏe của tôm, chu kỳ lột xác, thời tiết) để điều chỉnh, quản lý thức ăn cho phù hợp, tránh tình trạng cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sức khỏe của tôm. - Lượng thức ăn: + Tháng nuôi thứ nhất: sử dụng thức ăn cỡ nhỏ cho giai đoạn mới thả. + Ngày thứ 10 sau khi thả giống: cho ít thức ăn vào vó để tôm làm quen, dễ cho việc kiểm tra lượng thức ăn dư sau này.
  17. 7 + Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tôm tăng cường sức khỏe. + Tháng nuôi thứ hai đến khi thu hoạch: Điều chỉnh thức ăn trong ngày qua theo dõi lượng thức ăn thừa trên vó. Chuyển đổi loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày. - Quản lý môi trường ao nuôi: + DO, pH, độ trong (đo hằng ngày); độ kiềm và NH3 (3-5 ngày đo 1 lần). + Khắc phục tình trạng pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Trong quá trình nuôi nếu pH < 7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite). + Khắc phục tình trạng pH cao: sử dụng mật đường kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng Acid acetic. + Tùy vào tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà điều chỉnh và bón lượng vôi cho phù hợp. + Khi tảo trong ao phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày >0,5, cần: Thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao; hòa tan 2-3 kg đường cát/1000 m2 và tạt đều ao vào lúc 9 - 10 giờ sáng; chạy cánh quạt, sục khí liên tục trong vài giờ. + Khi nhiệt độ nước ao tăng trên 340C: Cần giảm thức ăn; bổ sung vitamine C (trộn vào thức ăn); tăng thời gian chạy quạt nước, sục khí. + Khi nhiệt độ nước ao giảm xuống dưới 240C: Có hiện tượng tôm vùi đầu, phải giảm thức ăn và tăng đề kháng ngay. + Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm 3 – 5 ngày/lần giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt. + Chỉ diệt khuẩn khi cần thiết (tránh những trường hợp như: tôm đang suy yếu, đang trong quá trình lột xác hay có các biểu hiện về bệnh gan).
  18. 8 e. Thu hoạch: Tùy theo giá cả mà người nuôi chọn thời điểm thu hoạch cho phù hợp khi tôm đạt kích cỡ. Trước khi thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác của tôm và hạn chế thu khi tôm còn mềm vỏ để tránh tình trạng tôm bán bị rớt giá. 1.1.2.2. Nuôi tôm ít thay nước, công nghệ biofloc được ứng dụng trong nuôi tôm với quy mô công nghiệp Các loài tôm nuôi thường chỉ hấp thu 20-30% dinh dưỡng từ nguồn thức ăn, trong khi đó có đến 70-80% dinh dưỡng còn lại được bài tiết bởi vật nuôi và thức ăn thừa tích lũy trong ao [7]. Hệ quả là ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi nghiêm trọng. Một trong những kỹ thuật nuôi tôm có thể cải thiện sản lượng cũng như chất lượng nước là kỹ thuật bioflocs thông qua việc kiểm soát tỉ lệ carbon và nitơ [8]. Công nghệ nuôi bioflocs đã được áp dụng và đánh giá thành công ở Nam Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan khi nuôi tôm thẻ chân trắng hoặc ở các trang trại nuôi tôm sú [9]. Ở hệ thống nuôi thủy sản thâm canh, amonia cùng với oxy là yếu tố cơ bản hạn chế sản lượng nuôi. Hệ thống bioflocs tốt là một hệ thống mà thức ăn có hàm lượng thấp protein và các nguồn carbon nitơ vô cơ được cho vào ao sẽ được chuyển hóa thành sinh khối vi sinh vật. Quần thể vi sinh vật sẽ phát triển và tập hợp lại và hình thành các khối nhỏ chứa vi sinh vật, với tên gọi là bioflocs. Các bioflocs có thể trở thành nguồn thức ăn của vật nuôi trong ao [7]. Trong một nghiên cứu khác trên hệ thông nuôi tôm sú ít thay nước cho thấy sự phát triển của khuê tảo có kích thước lớn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn một tuần tiên đầu để có thể thiết lập được sự bền vững môi trường cho mô hình này. Nguồn carbon cần thiết cho sự phát triển sinh khối của vi sinh vật có trong ao có thể được bổ sung bằng carbon dioxide, bicarbonate hay mật rỉ đường. Liều lượng và thời điểm bổ sung nguồn carbon phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm trong ngày, pH, nồng độ oxy, cường độ sáng, và lượng thức ăn có trong ao. Hệ thống biofloc kết hợp với quy trình nuôi ít thay nước cho thấy có thể giảm đến 70% lượng nước thay thế và giảm thất thoát đến 77% lượng nitơ khi so sánh với hệ thống nuôi thay nước truyền thống. Đối với hệ
  19. 9 thống bioflocs trong nuôi tôm sú còn có thể tiết kiệm được từ 20-30% giá trị thức ăn cần thiết để sản xuất 10 tấn tôm thịt [10]. 1.1.2.3. Ương tôm trước khi thả vào ao nuôi Ương tôm trước khi thả nuôi hay nuôi tôm 2 giai đoạn (giai đoạn ương trong nhà kín từ 2-3 tuần và giai đoạn nuôi ngoài ao) được quan tâm trong trường hợp người nuôi muốn tăng số vụ nuôi trong ao hoặc trong trường hợp ở những nước có mùa lạnh, thời gian cho vụ nuôi tôm ngắn. Theo Fegan và Cliffordm (2001), tôm ương trong nhà kín sẽ kiểm soát được điều kiện an toàn sinh học và giảm được rủi ro do bệnh ở giai đoạn này. Tảo khuê cũng có thể được cho vào bể ương nhằm làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên và giúp ổn định môi trường [11]. Theo Sturmer và cộng sự (1992), Fegan và Clifford (2001), có thể giảm ảnh hưởng của rủi ro do bệnh trong ao nuôi bằng cách ương tôm trong điều kiện sạch không có mầm bệnh sau đó thả vào ao nuôi với cỡ tôm đã lớn nhất định và ở độ tuổi mà hệ thống miễn dịch đã phát triển tốt hơn và từ đó làm gia tăng kháng lại các yếu tố hữu sinh và vô sinh, làm tăng tỷ lệ sống và ổn định sản lượng [11], [12]. 1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do Vibrio gây ra trên tôm 1.2.1. Bệnh Vibriosis Bệnh Vibriosis là bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio spp. Gram âm gây ra được xem là một trong những bệnh vi khuẩn quan trọng có liên quan đến hiện tượng nuôi tôm chết hàng loạt trên nhiều quốc gia. Dấu hiệu của Vibriosis bao gồm: bên ngoài là các vết nâu hặc đen trên vỏ, hoại tử hoặc đục cơ, cơ quan lympho bị đen và các phụ bộ cũng bị melanin hóa. Bằng phương pháp mô bệnh học cho thấy hoại tử và phản ứng viêm ở các cơ quan khác nhau như cơ quan lympho, mang, tim, gan, tụy, thường được tìm thấy trên các mẫu tôm bệnh. Vi khuẩn Vibrio spp. là một trong những vi khuẩn nguy hiểm vì nó là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi. Hiện nay, bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn Vibrio spp. trên thủy sản đặt biệt là trên tôm được xem là tác nhân gây bệnh được quan tâm, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng tôm nuôi hàng năm. Bên cạnh đó, cơ quan đích của vi khuẩn Vibrio spp. thường là khối gan tụy của tôm.
  20. 10 Đây cũng chính là nguyên nhân làm lây truyền nhiều bệnh đường tiêu hóa, trong đó có bệnh dịch tả, cho người ăn các món ăn tái hoặc sống từ tôm [13]. Vibrio xâm nhập vào trại sản xuất giống từ các nguồn như: nguồn nước cấp, dụng cụ sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học kém chất lượng. Vibrio là tác nhân gây ra một số bệnh trên tôm giống như bệnh phát sáng, bệnh đục thân và là nguyên nhân gây chết với tỷ lệ cao, làm giảm chất lượng đàn giống [14]. Vibriosis thông thường xảy ra trên tôm nuôi tháng đầu tiên và có thể gây chết 50%. Theo Saulnier và cộng sự (2000) cho rằng Vibrio là nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội, dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi có mặt của các yếu tố gây sốc như pH, độ mặn, ammonia, nhiệt độ hoặc theo sau sự nhiễm tác nhân gây bệnh tiên phát. Theo Horowitz (2001) cho rằng nếu như không có yếu tố tiên phát, tổn thương vật lý hoặc sốc thì sẽ làm tăng cường khả năng đề kháng với Vibrio [15], [16]. Ngoài ra, theo Saulnier và cộng sự (2000) cho rằng tỷ lệ chết của tôm ấu trùng liên quan tối Vibriosis do các loài Vibrio gây ra như V. harveyi, V. alginolyticus, V. damsel, V. parahaemolyticus, V. vulnificus và V. penaeicida. Những loài vi khuẩn này có khả năng gây bệnh cho tôm giống và tôm lớn Litopenaeus vannamei (Boone, 1931), Penaeus monodon Fabricus, 1798, Marsupenaeus japonicas (Spence Bate,1888)[15]. 1.2.2. Bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND Trong những năm gần đây, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (acute hepatopancreatic necreosis - AHPND) cũng được gọi là hội chứng chết sớm (early mortality syndrome - EMS) là một loại bệnh ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thủy sản. AHPND xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2009, lan sang Việt Nam năm 2010, sang Malaysia năm 2011 và năm 2012 bùng phát ở Thái Lan. Ở Trung Quốc AHPND xuất hiện đầu tiên vào năm 2009, nhưng chưa được người nuôi chú ý. Đến năm 2011 bệnh trở nên trầm trọng hơn ở những trại nuôi trên 5 năm và gần biển. Các trạng trại nuôi tôm ở Hainan, Guangdong, Fujian và Guangxi bị thiệt hại trong 6 tháng đầu năm 2011 với khoảng 80% [17].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2