intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

49
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng Internet theo các mức độ của học sinh; đánh giá về các mối quan hệ tiềm ẩn giữa việc sử dụng Internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ NGỌC DUY MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET VỚI TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH TRUNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ NGỌC DUY MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG INTERNET VỚI TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH TRUNG HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 8310401.05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THÀNH NAM Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình, quý báu từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các cán bộ quản lý, anh chị và các bạn học viên trong chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đã đồng hành, hỗ trợ cả về chuyên môn và tinh thần trong suốt quá trình tôi trong qua trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Để thực hiện luận văn tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thành Nam là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ sự động viên, khích lệ, sự định hướng, chỉ dẫn sát sao, tỉ mỉ của Thầy mà tôi đã có thể hoàn thành được luận văn này. Qua quá trình làm việc cùng Thầy, tôi cũng đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm về cách làm và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trường THCS Hùng Vương, THCS Chu Văn An, trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Trần Cao Vân của tỉnh Khánh Hòa; trường THCS Nguyễn Trãi, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THPT Cẩm Lê, THPT Phan Châu Trinh của thành phố Đà Nẵng đã hợp tác, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu cho luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Khánh Hòa, ngày 15 tháng 6 năm 2020 Tác giả Vũ Ngọc Duy i
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn DSM Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông i
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6 1.1.2. Những công trình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................... 11 1.2. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet với trầm cảm, lo âu, stress ............................................................................................................. 14 1.3. Một số vấn đề lý luận về Internet ............................................................. 20 1.3.1. Khái niệm Internet .................................................................................. 20 1.3.2. Khái niệm mức độ sử dụng Internet ....................................................... 21 1.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sử dụng Internet ...................................... 25 1.3.4. Trầm cảm ................................................................................................. 32 1.3.4. Lo âu ......................................................................................................... 35 1.3.5. Stress......................................................................................................... 37 1.3.6. Học sinh trung học .................................................................................. 38 CHƢƠNG 2........................................................................................................ 46 2.1. Đặc điểm của khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................... 46 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 46 2.1.2. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu....................................................... 47 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 48 2.3. Công cụ nghiên cứu .................................................................................... 49 2.4. Chiến lƣợc nhập liệu và xử lý số liệu........................................................ 52 CHƢƠNG 3........................................................................................................ 54 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 54 ii
  6. 3.1. Thực trạng sử dụng internet ở học sinh trung học ................................. 54 3.2. Thực trạng nghiện Internet của học sinh trung học ............................... 62 3.3. Mức độ nghiện Internet theo các yếu tố nhân khẩu học ....................... 65 3.4. Thực trạng lo âu, trầm cảm và stress ở học sinh trƣờng trung học...... 69 3.5. Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress theo các yếu tố nhân khẩu học ...... 73 3.6. Mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet với các biến số ........................... 84 3.7. Các yếu tố dự báo nghiện Internet ........................................................... 85 3.8. Các yếu tổ dự báo vấn đề trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh ................ 86 3.9. Bàn luận về kết quả nghiên cứu................................................................ 86 iii
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Tỷ lệ học sinh sử dụng Internet theo các cấp độ ............................... 54 Bảng 3. 2: Một số đặc điểm sử dụng Internet của khách thể .............................. 54 Bảng 3. 3: Phương tiện sử dụng để truy cập Internet.......................................... 57 Bảng 3. 4: Mục đích sử dụng Internet ................................................................. 57 Bảng 3. 5: Mức độ sử dụng Internet với đặc điểm nhân khẩu học ..................... 58 Bảng 3. 6: Thời lượng sử dụng Internet theo các biến nhân khẩu học ............... 60 Bảng 3. 7: Mức độ lệ thuộc Internet của học sinh qua thang s-IAT ................... 62 Bảng 3. 8: Tỷ lệ nghiện Internet qua thang s- IAT ............................................. 64 Bảng 3. 9: Tỷ lệ nghiện Internet theo các biến nhân khẩu học ........................... 65 Bảng 3. 10: Thực trạng lo âu, trầm cảm và stress ở học sinh ............................. 69 Bảng 3. 11: Tỷ lệ stress ở học sinh ..................................................................... 71 Bảng 3. 12: Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh ............................................................... 72 Bảng 3. 13: Tỷ lệ lo âu ở học sinh ...................................................................... 72 Bảng 3. 14: Thực trạng trầm cảm theo các biến nhân khẩu học ......................... 73 Bảng 3. 15: Thực trạng lo âu theo các biến nhân khẩu học ................................ 77 Bảng 3. 16: Thực trạng stress theo các biến nhân khẩu học ............................... 80 Bảng 3. 17: Mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh ............................................................................................................... 84 Bảng 3. 18: Các yếu tố dự đoán cho nghiện Internet .......................................... 85 Bảng 3. 19: Các yếu tố dự báo cho vấn đề trầm cảm, lo âu, stress ..................... 86 iv
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, Internet đã và đang đồng hành cùng với con người trong tất cả các hoạt động hàng ngày từ học tập, làm việc đến thư giãn, giải trí. Không thể phủ nhận những lợi ích mà Internet đã đem lại, tuy nhiên việc sử dụng Internet cũng gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, việc lạm dụng quá mức Internet gây khiến người sử dụng phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến bị bắt nạt trực tuyến [10], dễ bị lôi kéo vào các trang web, phim ảnh không lành mạnh [9], bỏ bê, sao nhãng học hành mà quan trong hơn là sự thay đổi nhân cách theo chiều hướng xấu [1], liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như: trầm cảm, tăng động giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ…[3]. Việc sử dụng Internet đã tăng lên theo cấp số nhân với gần 4 tỷ người sử dụng, trong đó khu vực Châu Á có số lượng người sử dụng nhiều nhất với gần 2 tỷ người [59], trong số đó là thanh thiếu niên [29]. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của việc truy cập và sử dụng internet, tỷ lệ người nghiện Internet cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt là thanh thiếu niên [40]. Mak & cộng sự (2014) đã tiến hành một nghiên cứu trên 5266 thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi tại 6 nước Châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines) cho thấy khoảng từ 6% đến 21% trong số đó được đánh giá là nghiện Internet [84]. Tỷ lệ này cao hơn so với nhóm tương tự ở các nước châu Âu với tỷ lệ từ 1% đến 4% [116][31][104][61][63]. Theo We Are Social Media – Global digital report, 2018 [44] với dân số khoảng 96 triệu người có đến 64 triệu người Việt Nam có thể tiếp cận Internet (tăng 28% so với năm 2017), 55 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội (tăng 20% so với năm 2017), 50 triệu người dùng Internet truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại (tăng 22% so với năm 2017). Việt Nam đứng thứ 22 toàn cầu về số lượng người dân có thể tiếp cận 1
  9. Internet, là một trong 20 nước trên thế giới có lượng người truy cập mạng xã hội nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy, có 162 triệu di động đang được sử dụng tại Việt Nam, nghĩa là trung bình mỗi người dân sở hữu tới 2 chiếc điện thoại, trong đó có 49 triệu điện thoại thông minh dùng để kết nối internet và mạng xã hội. Dự tính tới năm 2020, 90% dân số Việt Nam sẽ sử dụng điện thoại thông minh . We Are Social cũng công bố số liệu cho thấy Việt nam là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng người dùng internet và mạng xã hội nhanh nhất trong khu vực châu Á với số thành viên tăng tới 25% kể từ tháng 1/2017 đến nay. Tại Việt Nam, căn cứ theo kết quả điều tra quốc gia trên nhóm thanh thiếu niên cho thấy việc sử dụng Internet diễn ra phổ biến ở cả thanh thiếu niên sống ở thành thị và thanh thiếu niên ở nông thôn với tỷ lệ lần lượt là 50% và 13% . Phần lớn cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện chiếm 69% và 62% chơi trò chơi trực tuyến [13]. Nghiên cứu tại Đồng Nai năm 2011 của tác giả Lê Minh Công cho thấy có tỷ lệ khoảng 12,3% học sinh THCS nghiện Internet ở các cấp độ [4]. Đề tài “Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở” năm 2013 của Nguyễn Thị Phương cho thấy có khoảng 10% học sinh THCS sử dụng Internet thường xuyên [13]. Nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng sự (2017) trên 566 người từ 15 đến 25 tuổi cho thấy có 21,2% được chẩn đoán là nghiện Internet [111]. Như vậy có thể thấy rằng việc sử dụng Internet quá mức tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Đã có nhiều nghiên cứu thế giới chỉ ra rằng việc lạm dụng Internet là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mối quan hệ, các rối loạn sức khỏe tâm thần [51][33][38][107][73][80]. Tuy vậy, các nghiên cứu chỉ tập trung vào mức độ lạm dụng Internet và đưa ra các ảnh hưởng của nó đến vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung, chưa đi sâu vào các rối loạn trầm cảm, lo âu, stress. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của họ 2
  10. thường là những đối tượng riêng lẻ như: học sinh THCS, sinh viên ở các trường đại học - cao đẳng, người trưởng thành…chưa có đánh giá và so sánh thực tế giữa các nhóm đối tượng cụ thể với nhau như: học sinh THCS với THPT hay giữa các khu vực, vùng miền. Với những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trung học”. Nghiên cứu nhằm góp phần tìm hiểu việc sử dụng Internet của học sinh và mối liên hệ của việc sử dụng này với các vấn đề về trầm cảm, lo âu, stress. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng Internet theo các mức độ của học sinh; Đánh giá về các mối quan hệ tiềm ẩn giữa việc sử dụng Internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Nhiệm cụ nghiên cứu lý luận - Đọc và tìm hiểu cơ sở lý luận về nghiện Internet; tổng quan nghiên cứu về Internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu và stress ở các nhóm đối tượng. - Xây dựng các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài: sử dụng Internet là gì? Biểu hiện các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress là gì?... 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Tìm hiểu thực trạng, mức độ sử dụng internet hiện nay của học sinh trường trung học và ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến các vấn đề trầm cảm, lo âu và stress của học sinh. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mối liên quan giữa mức độ sử dụng internet với vấn đề trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trường trung học. 3
  11. 3.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh THCS và THPT trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng 4. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng sử dụng internet ở học sinh trung học trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng là như thế nào? Mức độ sử dụng internet và điểm số lo âu, trầm cảm, stress có mối liên hệ với nhau như thế nào? 5. Giả thuyết nghiên cứu Học sinh THCS và THPT trên địa bàn 2 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng thường xuyên sử dụng internet. Có một tỉ lệ không nhỏ đáp ứng dấu hiệu nghiện internet. Mức độ sử dụng internet và điểm số lo âu, trầm cảm, stress có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp này được sử dụng để khai thác và tìm kiếm các nguồn tài liệu, bao gồm sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nhằm thu thập các thông tin về vấn đề sử dụng internet, nghiện internet và mối liên hệ giữa việc sử dụng internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu, stress để làm nền tảng lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập và đánh giá thực trạng việc sử dụng internet cũng như bảng hỏi về các vấn đề trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh, cụ thể: + Sử dụng bằng trắc nghiệm mức độ sử dụng Internet s-IAT (phiên bản rút gọn) do Trần Xuân Bách và cộng sự (2017) thích nghi tại Việt Nam với 12 câu [112]; 4
  12. + Thang đo về trầm cảm, lo âu, stress: Dass – 21 (Depression Anxiety and Stress Scales) [83]. 6.3. Phương pháp xử lý số liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS để sử lý kết quả nghiên cứu, nhằm xác định độ tin cậy, độ mạnh của mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet với các vấn đề về trầm cảm, lo âu, stress. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 12/2017 – 12/2019 Địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành với khối lớp 7, 8 (THCS) và 10,11 (THPT) trên địa bàn 2 thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. 7.2. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là 562 học sinh được chọn ngẫu nhiên từ 4 trường THCS và 04 trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục khác, nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Thực trạng chung về sử dụng Internet, nghiện Internet Các nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành tìm kiếm, thống kê số lượng, tỷ lệ sử dụng Internet, nghiện Internet. Nghiên cứu đầu tiên có quy mô là nghiên cứu của David Greenfield (Trung tâm nghiện Internet và công nghệ Hoa Kỳ) vào năm 1999 với một bảng khảo sát chạy trên ABCNews.Com với 17.251 người tham gia trả lời câu hỏi, và trong đó có khoảng 6% người đủ tiêu chuẩn nghiện Internet [54]. Tại Hoa Kỳ, Moreno và cộng sự (2011) đã sử dụng các ứng dụng tìm kiếm như: PubMed, PsycINFO và Web of Knowledge từ khi thành lập đến tháng 7 năm 2010. Kết quả tìm kiếm mang lại 658 bài viết, trong đó có 18 nghiên cứu, 8 báo cáo ước tính tỷ lệ nghiện Internet ở thanh thiếu niên và sinh viên dao động từ 0% đến 26,3% [89]. Kaess và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ nghiện Internet tại 11 quốc gia khu vự châu Âu với tuổi trung bình là 14.9, kết quả cho thấy khoảng 4.4% được đánh giá là nghiện Internet [62]. Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 31 quốc gia thuộc 7 khu vực trên thế giới cho thấy ước tính tỷ lệ nghiện Internet là 6.0%, cao nhất là ở Trung Đông với 10,9% và thấp nhất là ở Bắc và Tây Âu với 2,6% [36]. Gần đây nhất, Laconi và cộng sự (2018), đã tiến hành nghiên cứu việc sử dụng Internet tại 9 quốc gia châu Âu gồm Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Hy Lạp và Anh, với độ tuổi từ 18 đến 87, kết quả cho thấy tỷ lệ nghiện dao động trong khoảng 14,3% đến 54,9% [74]. 6
  14. Spada và cộng sự (2014) đã mô tả mức độ phổ biến của việc sử dụng Internet có vấn đề, nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt theo từng khu vực, tỷ lệ sử dụng Internet có vấn đề là 1,0 đến 9,0% ở thanh thiếu niên châu Âu, 1,0 đến 12,0% ở thanh thiếu niên Trung Đông và 2,0 đến 18,0% ở thanh thiếu niên châu Á [103]. Tại khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu của Yatan Pal Singh Balhara và cộng sự (2018), dựa trên các cơ sở dữ liệu điện tử của PubMed và Google Scholar được công bố có liên quan đến việc sử dụng Internet. Kết quả cho thấy tỷ lệ lạm dụng Internet/ nghiện Internet có thể dao động từ 7,4% đến 46,4% [25]. Martin Mihajlov & Lucija Vejmelka (2017) trong báo cáo tóm tắt các nghiên cứu về nghiện Internet trong vòng 20 năm bắt đầu từ 1996 cho thấy, tỷ lệ người nghiện Internet trên toàn thế giới khoảng 6% [85]. 1.1.1.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet ở thanh thiếu niên Tại Mỹ, Liu và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 3.560 học sinh châu Á và gốc Tây Ba Nha tại các trường trung học ở Connecticut. Kết quả cho thấy: 4% học sinh thuộc nhóm sử dụng internet có vấn đề [82]. Nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ năm (2013) về sử dụng Internet với 4311 thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 19, kết quả cho thấy 5% thanh thiếu niên được chẩn đoán là sử dụng Internet quá mức [21]. Aysegul Yolga Tahiroglu, M.D và cộng sự nghiên cứu trên 3975 thanh thiếu niên Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện có 7,6% sử dụng internet trên 12 tiếng mỗi tuần [23]. Ở Ý, nghiều nghiên cứu về sử dụng Internet đã được thực hiện. Milani và cộng sự (2009) tìm thấy 36,7% thanh thiếu niên tuổi từ 14–19 có dấu hiệu sử dụng Internet có vấn đề [88]. Nghiên cứu của Poli, R., & Agrimi, E. (2012) nghiên cứu trên 2533 học sinh cho thấy 5,01 % nghiện ở mức vừa phải, 0,79 % nghiện ở mức nghiêm trọng [99]. Gần đây, Bruno và cộng sự (2014) tiến 7
  15. hành nghiên cứu 1035 học sinh trung học. Kết quả cho thấy 3,9% được chẩn đoán là nghiện Internet [30]. Siomos và cộng sự (2012) tiến hành một nghiên cứu cắt ngang của toàn bộ 2017 học sinh từ 12-19 tuổi và 1214 cha mẹ ở đảo Kos, Hy Lạp. Kết quả 15,2% được chẩn đoán nghiện Internet ở mức độ nặng, 26,9% nghiện ở mức vừa phải [102]. Fisoun và cộng sự (2012) tiến hành một cuộc khảo sát cắt ngang đánh giá toàn bộ số học sinh vị thành niên (N = 1270, 14–18 tuổi) của đảo Kos ở Hy Lạp. Kết quả cho thấy: 5,3% nghiện Internet ở mức vừa phải và 14,7% nghiện Internet ở mức nặng [47]. Cũng trên nhóm đó, nghiên cứu khác chỉ ra rằng 7.2% nam và 5.1% nữ nghiện Internet [48]. Tại Hy Lạp, các nhà khoa học báo cáo có khoảng 8,2% thanh thiếu niên ở đô thị được đánh giá là nghiện Internet, trong đó chủ yếu là các em trai [71]. Johansson và cộng sự (2004) nghiên cứu trên mẫu đại diện là 3237 thanh thiếu niên, độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi tại Na Uy. Kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình được chẩn đoán nghiện Internet là 1,98%; 8,68% có nguy cơ cao nghiện Internet [61]. Kaltiala-Heino và cộng sự (2004) nghiên cứu trực tuyến trên 7292 thanh thiếu niên tại Phần Lan, độ tuổi từ 12 đến 18 cho thấy 1,7% nam và 1,4% nữ được đánh giá nghiện Internet, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người nghiện Internet đã dành nhiều thời gian trực tuyến nhiều hơn người không nghiện (2,7 với 1,3) [63]. Một nghiên cứu khác, cho thấy có khoảng 4,7% nữ và 4,6% nam trên cộng đồng thanh thiếu niên từ 12 - 18 tuổi đủ tiêu chuẩn của nghiện Internet (Cooper, 2002). Kuss và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 3105 thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình là 14.2 ở Hà Lan cho thấy 3,7% được phân loại là nghiện Internet. Nghiên cứu cũng cho thấy: Việc sử dụng các ứng dụng xã hội và trò 8
  16. chơi trực tuyến (các trang web mạng xã hội trực tuyến và Twitter) là yếu tố làm tăng nguy cơ nghiện Internet [72]. Carbonell X và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 1879 thanh thiếu niên ở Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy 6.1% có vấn đề với việc sử dụng Internet, không có khác biệt về giới tính với vấn đề sử dụng Internet [34]. Gomez và cộng sự (2017) tiến hành nghiên cứu trên 40955 học sinh trong độ tuổi từ 12 đến 17 ở Tây Ba Nha. Kết quả cho thấy cho thấy khoảng 16,3% được chẩn đoán là nghiện Internet [52]. Nghiên cứu tại Đức năm 2010, cho thấy: 1,5 % - 3,5% thanh thiếu niên có dấu hiệu nghiện internet hoặc sử dụng quá mức [98]. Nghiên cứu tại Croatia (2017) trên 352 thanh thiếu niên tại 9 trường trung học. Kết quả cho thấy 3,4% được chẩn đoán là nghiện Internet [115]. Nghiện Internet cũng đang được báo cáo như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng tại các quốc gia châu Á. Ở Trung Quốc, có khoảng 2,4% đến 6,0% thanh thiếu niên có dấu hiệu nghiện Internet [32]. Những nghiên cứu gần đây về nghiện Internet (Cui, Zhao, Wu & Xu, 2006,...) cho thấy có khoảng từ 9,72% đến 11,06% thanh thiếu niên Trung Quốc có biểu hiện nghiện Internet [41]. Cao và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 17599 thanh thiếu niên tại 8 thành phố ở Trung Quốc với độ tuổi trung bình 16,1. Kết quả cho thấy 8,1% được đánh giá là sử dụng Internet có vấn đề [33]. Wang và cộng sự (2011) tiến hành nghiên cứu trên 14296 học sinh tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Kết quả cho thấy 12,2% học sinh được chẩn đoán là sử dụng Internet có vấn đề [117]. Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2013 trên 10.988 thanh thiếu niên đến từ 9 thành phố khác nhau ở Trung Quốc, với độ tuổi từ 13 đến 23. Kết quả cho thấy: 7,5% được đánh giá là nghiện Internet [118]. 9
  17. Lam và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 1618 học sinh từ 13 đến 18 tuổi tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Kết quả cho thấy, 10,2% học sinh sử dụng Internet ở mức độ vừa phải, 0,6% là nghiện Internet [76]. Guo và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang với 3254 trẻ từ 8-17 tuổi tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy: 3,7% trẻ em ở nông thôn, 6,4% trẻ em di cư, 3,2% trẻ em bị bỏ rơi được chẩn đoán nghiện Internet [56]. Gong và cộng sự (2009) tiến hành nghiên cứu trên 3018 học sinh (47% nam, 53% nữ), từ 15 trường trung học và một trường đại học với độ tuổi từ 11- 23 ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kết quả cho thấy: tỷ lệ nghiện Internet được chẩn đoán là 5% [53]. Nghiên cứu của Xu J và cộng sự (2012) trên 5.122 thanh thiếu niên được chọn ngẫu nhiên từ 16 trường trung học thuộc các loại trường học khác nhau ở Thượng Hải. Kết quả cho thấy: 8,8% được xác định là người nghiện internet [121]. Kim và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 1573 học sinh ở Hàn Quốc, tuổi từ 15 đến 16. Kết quả cho thấy, 1,6% được chẩn đoán là người nghiện Internet, trong khi 38,0% có thể được phân loại là người nghiện Internet [65]. Choi và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 2336 học sinh trung học ở Hàn Quốc (nam, 57,5%; nữ, 42,5%). Kết quả cho thấy tỷ lệ nghiện Internet và nghiện Internet có thể xảy ra: 2,5% và 53,7% với nam; 1,9% và 38,9% với nữ. [38]. Sung và cộng sự (2013), đã tiến hành khảo sát trực tuyến về dựa trên hành vi rủi ro của thanh thiếu niên Hàn Quốc với 73.238 thanh thiếu niên tham gia. Kết quả cho thấy: 11.9% được đánh giá có nguy cơ nghiện Internet, 3.0% được đánh giá nghiện internet [106]. Tại Nhật Bản, nghiên cứu trên 853 học sinh từ 12 đến 15 tuổi cho thấy khoảng 2% được chẩn đoán là nghiện Internet [64]. Gần đây, một cuộc khảo 10
  18. sát dịch tễ học lớn của Morioka và cộng sự (2016) đã báo cáo rằng tỷ lệ sử dụng Internet có vấn đề ở học sinh là 8,1% [90]. Shek và cộng sự (2012) tiến hành khảo sát theo chiều dọc tại 28 trường trung học ở Hồng Kông, được đánh giá 2 lần/năm, mẫu lần 1 là: 3328 học sinh, lần 2: 3580 học sinh. Kết quả cho thấy lần 1 có: 26,4% được chẩn đoán nghiện Internet, lần 2: 26,7% được chẩn đoán là nghiện Internet. Nghiên cứu cũng cho thấy những học sinh được chẩn đoán nghiện Internet ở lần 1 có khả năng nghiện Internet cao hơn 7,55 lần so với học sinh được chẩn đoán nghiện Internet ở lần 2 [101]. Tại Đài Loan, nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy có khoảng từ 10,8% đến 23,4% học sinh được chẩn đoán là nghiện Internet [68][69] [70] [123] [124] [79] [125] [81]. Nghiên cứu tại Qatar (2013) trên 1624 học sinh từ 12-18 tuổi. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nghiện Internet là 19,8% [27]. Tại Ấn Độ, Goel D và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 987 thanh thiếu niên ở Ấn Độ với độ tuổi trung bình 16,82. Kết quả cho thấy 0,7% được chẩn đoán nghiện internet [50]. Một nghiên cứu tại Singapore trên 2735 thanh thiếu niên, độ tuổi trung bình là 13,9. Kết quả cho thấy: 17,1% thanh thiếu niên báo cáo sử dụng nó trong hơn 5 giờ mỗi ngày và được đánh giá là sử dụng Internet quá mức [92]. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia với với khoảng xấp xỉ 93.6 triệu dân [120], đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 14 thế giới. Tỷ lệ người dùng Internet đã tăng lên đáng kể, chẳng hạn như đến tháng 1 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số, và tỷ lệ tăng là 6% so với năm 2016. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Việt Nam được xem là ở mức cao trên thế giới với 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số [44]. 11
  19. Khoảng 83% sinh viên chơi trò chơi trực tuyến khi truy cập Internet theo báo cáo của nhóm tác giả tại Trung tâm nghiên cứu Phụ Nữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội). Nghiên cứu cho thấy người dùng phải đối mặt với các vấn đề về nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi khi chơi trò chơi trực tuyến. Tuy vậy, đa phần phụ huynh không quan tâm đến những ảnh hưởng tiêu cực mà trò chơi trực tuyến mang đến cho trẻ [8]. Báo cáo của Hồ Thị Luyến, Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM (2007) cho thấy nghiện game online đang trở thành hiện tượng cần phải được cảnh báo đến xã hội, khi các em chơi game online không chỉ đơn thuần giải trí mà dần cho thấy sự lệ thuộc vào trò chơi dẫn đến không tự điều chỉnh được thói quen chơi trò chơi trực tuyến của mình. Hậu quả là kết quả học tập bị ảnh hưởng cùng với các vấn đề tâm lý xã hội khác [11]. Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2008) cho rằng nguyên nhân nghiện game thường là do thiếu quan tâm của gia đình, lôi kéo của bạn bè cùng với sự hấp dẫn của các loại hình Game online. Những tác động đã được tác giả liệt kê như vấn đề hành vi học tập, sức khỏe, giờ giấc sinh hoạt, đạo đức của học sinh trong và sau khi chơi game [16]. Lê Minh Công (2009, 2010) gợi ý rằng, Internet đã thực sự trở thành yếu tố gây nghiện như là các loại hình nghiện truyền thống khác và xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bên cạnh đó còn có xuất hiện đồng bệnh với nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm và rối loạn lo âu đối với người lạm dụng internet nên việc điều trị cho nhóm này là một vấn đề khó khăn và cần phải sử dụng đa trị liệu. Điều này không chỉ được phát hiện ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới [3][4][5]. Lê Minh Công (2011) đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng nghiện Internet ở các em học sinh thuộc khối THCS tại Đồng Nai. Kết quả cho thấy: có khoảng 12,3% được đánh giá là nghiện Internet theo các cấp độ. 12
  20. Đồng thời, những học sinh bị nghiện internet ở mức độ vừa và nhẹ có đáp ứng đáng kể sau khi được trị liệu nhận thức hành vi (CBT) [5]. Do đặc thù, Internet trở thành nguồn cung cấp thông tin tình dục, giới tính, là nơi thanh thiếu niên có thể hẹn hò, nảy sinh cảm xúc và tình yêu và là yếu tố tác động đến nhân dạng và hành vi tình dục ở thanh thiếu niên Việt Nam [93]. Đề tài “Khảo sát xã hội về dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ” (2010) của Viện xã hội học do TS Trịnh Hòa Bình làm chủ nhiệm được thực hiện trên phạm vi 6 tỉnh, thành Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai và Hải Dương với 1.320 người tham gia. Theo kết quả khảo sát, mức độ chơi game online phụ thuộc vào nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi. Cụ thể, lứa tuổi 16-20%, nhóm tuổi đã có khả năng nhận thức đầy đủ về các hành vi của mình, có số lượng tham gia nhiều nhất với 42. Tiếp đến là nhóm tuổi 10-15 chiếm 26,3%; trong khi nhóm tuổi từ 26-30 chỉ chiếm 9,5% số người được hỏi. Báo cáo này cũng cho biết, 34% người chơi game online với tần suất hàng ngày; 25% số người chơi với tần suất 3-4 lần/tuần; tỷ lệ người trả lời chơi ở mức độ một vài lần trong tháng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhóm nghiên cứu cho rằng nếu căn cứ theo tiêu chí của WHO thì tỷ lệ người có dấu hiệu “nghiện” game online chỉ 5,2%; trong khi 69,3% không có các biểu hiện nào của tiêu chuẩn nghiện [2]. Đề tài “Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở” năm 2013 của Nguyễn Thị Phương cho thấy có khoảng 10% học sinh THCS sử dụng Internet thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ sử dụng Intrernet có tương quan với các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, lo âu, hành vi hung tính….[13]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2