intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

50
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá mức độ stress, stress trong công việc và tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó và kiến nghị nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ***_____________ PHẠM THỊ PHƢƠNG STRESS CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________ ***_____________ PHẠM THỊ PHƢƠNG STRESS CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60.31.04.01 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố. Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Hà Nội, Tháng 6/2016 Tác giả Phạm Thị Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Như Mai đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã tham gia giảng dạy và cho em những ý kiến góp ý quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các giáo viên mầm non tư thực, ban giám hiệu/ quản lý trường ở 10 trường trên địa bàn Hà Nội và quý phụ huynh đã hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những sự nhận xét và góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để để tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Tháng 6/2016 Tác giả Phạm Thị Phương
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC ..........................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài ..................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu stress trong nước. ..................................................12 1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. .. 16 1.2.1. Khái niệm “Stress” .................................................................................16 1.2.2 Khái niệm “Giáo viên trường mầm non tư thục”..................................19 1.2.3 Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. ...........25 1.2.4. Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục .......................................................................................................26 1.2.5. Tác nhân stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục. ..................................................................................................................34 1.2.6. Cách ứng phó với stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục .......................................................................................................37 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................39 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................41 2.1. Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu................................................. 41 2.1.1. Một vài nét về khách thể nghiên cứu ....................................................41 2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...............................................................46 2.2. Tiến trình thực hiện .................................................................................................. 47
  6. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 48 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. .........................................................48 2.3.2. Phương pháp quan sát ...........................................................................49 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp ...................................................49 2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................49 2.3.5 Phương pháp phỏng vấn.........................................................................51 2.3.6 Phương pháp trắc nghiệm ......................................................................52 2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (SPSS 16.0) .........53 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................54 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................55 3.1 Thực trạng mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục. .............................................................................................................. 55 3.1.1 Mức độ stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục. ..................................................................................................... 55 3.1.2 Biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục. ..................................................................................................................56 3.2. Thực trạng mức độ và biểu hiện stress của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục. ..................................................................................................................................... 66 3.2.1. Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục .........................66 3.2.2. Biểu hiện stress của Giáo viên trường mầm non tư thục. ...................67 3.3. Mối tƣơng quan giữa stress trong công việc và stress chung. .......................... 71 3.4 .Những tác nhân dẫn đến stress trong công việc của GV trƣờng MNTT ....... 77 3.5. Cách thức ứng phó với stress của GVMNTT ...................................................... 91 3.6. Biện pháp ứng phó stress trong công việc của giáo viên trường MNTT. ...... 95 3.6.1. Ý kiến của giáo viên mầm non tư thục nhằm hạn chế stress trong công việc. ...................................................................................................................95 3.6.2 Đề xuất biện pháp tăng khả năng ứng phó stress trong công việc của GVMNTT ..........................................................................................................99 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................102
  7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................107 PHỤ LỤC ...............................................................................................................110
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm lớp học .....................................................................................42 Bảng 2.2: Mức lương và trình độ học vấn của GV Trường MNTT..........................43 Bảng 2.3: Tuổi đời và số năm kinh nghiệm làm việc của GVMNTT.......................45 Bảng 3.1: Đánh giá mối quan hệ cá nhân trong lao động .........................................57 Bảng 3.2: Đánh giá về sức khỏe trong nghề nghiệp .................................................59 Bảng 3.3: Đánh giá về hứng thú trong nghề nghiệp .................................................61 Bảng 3.4: Mức độ tương quan...................................................................................62 Bảng 3.5: Biểu hiện stress của GVMNTT ................................................................67 Bảng 3.6: Nhận thức của GV trường MNTT về tác nhân dẫn đến stress trong công việc ............................................................................................................................78 Bảng 3.7: Cách ứng phó stress của GVMNTT .........................................................92 Bảng 3.8: Ý kiến của GV về các biện pháp giảm mức độ stress của GVMNTT .....96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Mức độ stress nghề nghiệp của GVMNTT ..........................................56 Biểu đồ 3.2: Dự định chuyển công việc ....................................................................62 Biểu đồ 3.3: Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục .........................66
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non MNTT Mầm non tư thục MNCL Mầm non công lập BGD Bộ giáo dục ĐTB Điểm trung bình SD Độ lệch chuẩn SL Số lượng % Tỉ lệ phần trăm
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Cuộc sống hiện đại ngày nay với một loạt các vấn đề về môi trường, khí hậu, sức khỏe, thực phẩm,…và đặc biệt là áp lực công việc, dẫn đến con người dễ bị lo âu, căng thẳng. Stress được xem là một hội chứng của thế giới hiện đại. Theo thống kê năm 2011 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết: khoảng 20% dân số thế giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Còn tại Việt Nam, theo nghiên cứu, tỷ lệ bình quân người bị stress trên cả nước là hơn 52%. Đặc biệt tại các khu công nghiệp, 71% công nhân có biểu hiện stress. Stress là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi. Mỗi ngành nghề đều có những đặc thù riêng, và tiềm ẩn những nguy cơ stress trong công việc. Nhưng có những ngành nghề có nhiều áp lực dễ làm cho người lao động stress, một trong những nghành nghề đó là công việc của giáo viên mầm non. Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có được những tri thức và kỹ năng nhất định để có thể trở thành giáo viên và có thể tham gia vào giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non (từ 0- 6 tuổi). Ngoài việc giáo dục học sinh những kỹ năng cần thiết, những kiến thức nền tảng cho việc học ở các cấp bậc học tiếp theo, giáo viên mầm non còn thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất ngờ như trẻ khóc, trẻ nôn ọe, trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Nhưng không phải một cô phụ trách một trẻ, mà một cô sẽ phải chăm sóc dạy dỗ cho nhiều trẻ trong lớp học. Khối lượng công việc nhiều và liên tục, cộng với những yếu tố về điều kiện làm việc, lương thấp, áp lực từ phía nhà trường, và phụ huynh dẫn đến nguy cơ stress trong công việc của giáo viên mầm non. Đặc biệt là với các giáo viên trường mầm non tư thục thì mức thu nhập của giáo viên không ổn định, tùy thuộc vào chất lượng của nhà trường và chất lượng làm việc của giáo viên, họ ít được hưởng những chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước, 1
  11. nhiều cô giáo phải làm công việc chăm sóc cho trẻ dưới 3 tuổi như bảo mẫu thì áp lực càng nhiều hơn. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đang nói đến nhiều về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, khi hàng loạt những vụ việc giáo viên mần non, bảo mẫu đánh đập bạo hành học sinh, để lại những hậu quả đáng tiếc cho các em và gia đình các em. Và hàng loạt những sai phạm trong việc quản lý và giáo dục ở nhiều cơ sở mầm non đã được phát hiện. Những vụ việc đó đã được pháp luật xử lý nhưng dường như dư luận xã hội vẫn luôn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về phẩm chất của giáo viên mầm non hiện nay. Nghề giáo viên luôn được xã hội coi trọng “Nghề cao quý trong những nghề cao quý”, nhưng nghề giáo viên mầm non chưa thực sự được coi trọng và đánh giá đúng vai trò. Đó là những tác nhân cơ bản trong nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng stress trong công việc của giáo viên mầm non. Vậy thực sự mức độ, tác nhân gây ra stress trong công việc hiện nay của giáo viên mầm non là những tác nhân nào? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” được lựa chọn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó stress và một số kiến nghị nhằm nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ stress, stress trong công việc và tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tăng khả năng ứng phó và kiến nghị nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu stress trong công việc của giáo viên mầm non tư thục, đánh giá mức độ stress và chỉ ra tác nhân gây ra stress trong công việc. - Khách thể nghiên cứu: 140 giáo viên mầm non của 10 trường mầm non tư thục. - Địa bàn nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội. 2
  12. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và tác nhân gây stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục. 4.2. Khách thể nghiên cứu Giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lí luận. - Tổng quan tài liệu về vấn đề stress trong công việc của giáo viên mầm non. - Làm rõ những khái niệm cơ bản: stress, stress trong công việc, giáo viên mầm non tư thục, stress trong công việc của giáo viên trường mần non tư thục. 5.2 Nghiên cứu thực tiễn - Đánh giá mức độ stress trong công việc của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phân tích tác nhân dẫn đến stress trong công việc của giáo viên ở một số trường mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp tăng khả năng ứng phó stress và một số kiến nghị nhằm hạn chế những nguy cơ dẫn đến stress, nâng cao đời sống tinh thần cho các giáo viên ở trường mầm non tư thục. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục chủ yếu ở mức độ trung bình và do nhiều tác nhân gây ra: khối lượng công việc nhiều, thời gian dài, áp lực từ nhà trường và phụ huynh,… Tác nhân chính là do áp lực từ phía phụ huynh. - Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như: Giữ thái độ tích cực trong công việc, xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ, với đồng nghiệp, với lãnh đạo và phụ huynh, xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả, cân bằng và thư giãn, để tăng khả năng ứng phó với stress. 3
  13. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2 Phương pháp quan sát 7.3 Phương pháp mô tả chân dung tâm lý 7.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.5 Phương pháp phỏng vấn 7.6 Phương pháp trắc nghiệm 7.7 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: SPSS 16.0 4
  14. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ STRESS, STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON TƢ THỤC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Những nghiên cứu stress ở nước ngoài Nghiên cứu dƣới góc độ y sinh học Hướng nghiên cứu này thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Trong lĩnh vực y học hiện đại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa stress và bệnh tật con người. Tác giả Claude Bernard (1850) đã cho rằng “Những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó”. Theo ông, chính hệ thần kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và làm hài hòa hoạt động các yếu tố của cơ thể và chỉ có con người mới có hệ thần kinh đủ khả năng điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude Bernard khai phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích nghi của cơ thể con người. Walter Cannon nhà sinh lý học người Mỹ lần đầu tiên đã mô tả một cách khoa học về phản ứng của con người và con vật trước các tình huống nguy hiểm trong tác phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể” (Xuất bản tại New York năm 1933) ông gọi đáp ứng này của cơ thể với stress là đáp ứng kép “chống trả hoặc bỏ chạy” (fight or flight), ông đề xuất thuật ngữ “Homeostasie” nghĩa là “Cân bằng nội môi” để mô tả những trạng thái phức hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi nồng độ các chất có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ,…Trên cơ sở sự điều tiết của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận (catecholamine gồm hai chất adrenalin do lõi thượng thận và noadrenalin do thần kinh thực vật tiết ra), phản ứng này là phản ứng cấp thời. I.P.Plavov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung của khái niệm này: “… Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh, là một hệ thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy trì bản thân, tự hiểu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí tự hoàn thiện bản thân. Năm 1935 ông đi sâu nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn, 5
  15. như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp. Năm 1936 một nhà khoa học khác đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu stress dựa trên những phát hiện của W.B Cannon và kế thừa những nhiên cứu của Claude Bernard, đó là Hans Selye tiến sỹ y khoa người Canada gốc Áo. Ông mô tả stress theo thuật ngữ “Hội chứng thích nghi chung”, ông nhận thấy bên cạnh những phản ứng đặc trưng do các yếu tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn có những phản ứng chung nhất. Phản ứng chung, không đặc hiệu của cơ thể được gọi bằng thuật ngữ “stress”). Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh học, nên dùng là “hội chứng”, sau đó nó được hiệu là “Hội chứng thích nghi chung” (General adaptation syndrome) và thường được viết tắc là G.A.S, hiểu là phản ứng nhằm giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Đâu là quá trình diễn ra qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: Báo động, thích nghi, và suy kiệt. Năm 1956 thuật ngữ “Stress” được biết đến một cách rộng rãi khi ông cho xuất bản cuốn sách “The stress of life”. Hans Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng đó là stress tích cực, trung tính và có hại. Ông cho rằng không phải tất cả các stress đều có hại. Năm 1972, Viện sỹ V. V Parin đã đưa nhận xét “Khái niệm stress của H. Selye đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Quan điểm của ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối bấy giờ đã nhận được sự phổ biến rộng khắp. Nói một cách tổng quát, học thuyết của nhà bác học Canada nổi tiếng H. Selye có thể coi là hệ thống luận điểm cơ bản, nền móng cho sự phát triển của khoa học, y học hiện đại” [14; tr.9]. Học thuyết của H. Selye đã thu hút nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau vào nghiên cứu stress. Các biểu hiện tâm lý của “hội chứng” mà H. Selye mô tả được đặt tên là “stress cảm xúc”. Thuật ngữ được làm sáng rõ, nên dẫn đến hai hướng nghiên cứu cơ bản kết hợp: Một là, nghiên cứu stress dưới góc độ y sinh học. Hai là, nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học. 6
  16. Sự điều tiết phó giao cảm vượt trội làm giảm sút khả năng thích nghi. V.I. Rôgiơđêxtơvenxcaia (1980) với cộng sự qua thực nghiệm đã nhận xét rằng: khả năng làm việc giảm sút khi có stress do mệt mỏi nảy sinh ở những người có hệ thần kinh yếu sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Nhưng tác giả cũng cho rằng, khả năng làm việc khi có stress không phụ thuộc một cách tuyệt đối vào độ mạnh của hệ thần kinh. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể bị stress mạnh hơn, trong những trường hợp tác nhân gây stress là những tín hiệu đơn điệu và kéo dài. Nhưng ở những người hệ thần kinh yếu bị stress do các tác động đơn điệu kéo dài lại có xác suất nhỏ hơn. V.X.Meclin (1918) đã nhận xét rằng những người có hệ thần kinh yếu có độ nhạy cảm tri giác lớn hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Điều đó cho phép ông chỉ ra những khác biệt của stress ở từng cá nhân không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của các quá trình thần kinh, mà còn phụ thuộc vào một loạt thuộc tính khác của hệ thần kinh và của các quá trình tâm lý. Các tác giả E. Johnson, S. Smith, T. J. Myers cùng nhiều tác giác khác đi tìm sự liên quan giữa điện não đồ với stress và đã phát hiện có nhiều cơ chế thay đổi hoạt tính điện nhịp của não ở những giai đoạn khác nhau của stress, cũng như có sự thay đổi khác nhau của điện não đồ của từng cá nhân trong những điều kiện gây stress. Tác giả I.A.Raykôvski (1979) cùng một loạt các tác giả khác đã chỉ ra mối tương quan giữa các thông số sinh lý (điện não đồ, điện tâm đồ, phản ứng điện da, hàm lượng catecholamine, coricosteroit trong máu và trong nước tiểu), các thông số biểu thị các quá trình tâm lý và các phản ứng cảm xúc. Trên cơ sở các mối tương quan ấy người ta đưa ra các thông số tổng hợp biểu thị những đặc điểm và độ sâu của trạng thái stress của con người. S.P.Kôrôlenkô (1978) cho rằng nghiên cứu stresss lâu dài cho thấy chủ yếu không phải là mức độ thích nghi sinh lý, mà là mức độ thích nghi tâm lý mới là thông số nhạy nhất, biểu thị trạng thái thể chất và trạng thái tinh thần của con người. Chúng tôi cho rằng đây là nhận định rất quan trọng nói lên vai trò của yếu tố tâm lý trong các tình huống xuất hiện nhân tố gây stress. Những công trình rộng lớn nghiên cứu các thông số sinh hóa của stress được tiến hành trong phòng thực nghiệm của M. Phrankenhoide đã đi đến kết luận rằng: Hiệu quả của các yếu tố tâm lý xã hội gây ra ở hệ thống giao cảm là do sự đánh giá 7
  17. của con người về sự cân đối giữa một bên là độ gay gắt của tình huống stress và bên kia là khả năng của từng người đối phó với các nhân tố gây stress. Tác giả M.Ferreri trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý y học thuộc viên Saint – Antoine, (Pari, Pháp), với tác phẩm “Stress từ bệnh và biểu hiện lâm sàng của các rối loạn do stress” là rất đa dạng và phức tạp. Tác phẩm đã trình bày một cách nhanh gọn và rõ ràng các phản ứng thích nghi bình thường, phản ứng thích nghi bệnh lý, sự tham gia của nhân cách, môi trường và nghề nghiệp vào phản ứng stress. Các phản ứng thần kinh thể dịch và các biểu hiện rối loạn do stress. Những nghiên cứu trên chứng tỏ rằng những biểu hiện tâm lý của stress được phản ánh trong những thay đổi của các chức năng sinh lý là tất yếu, vì các chức năng sinh lý là cơ sở của các chức năng tâm lý. Sự tồn tại của mối tương quan đó cho phép sử dụng các thông số của sự thay đổi (có tính chất stress) của các chức năng sinh lý làm thông số cho stress tâm lý. Đồng thời mối tương quan này hoàn toàn không phải là trọn vẹn và không phải với tất cả mọi biểu hiện tâm lý của stress đều có thể tìm thấy những thay đổi sinh lý liên quan với chúng. Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học Những tài liệu nghiên cứu về stress được công bố trước đây phần lớn thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Mặc dù vấn đề tâm lý có được đề cập trong quá trình nghiên cứu về stress, tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những tư tưởng này mới được phát triển mạnh mẽ. R.Yerkes và J.Dodson là hai nhà khoa học Mỹ, năm 1908 qua thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự tăng cường độ làm việc của hệ thần kinh đến mức độ nhất định thì hiệu quả hoạt động tăng lên. Song nếu hệ thần kinh tiếp tục hoạt động tăng lên thì các thông số của hoạt động lao động hạ thấp, nhất là đối với hoạt động phức tạp. Đây là một kết luận quan trọng gúp cho các nhà quản lý có biện pháp tác động đúng mức nhằm tăng năng suất lao động cho công nhân và lập kế hoạch hoạt động của họ cho phù hợp. Nhà phân tâm học S.Freud cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu trưng (symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén, ức chế. Mặc dù S.Freud 8
  18. (1910) đã cự tuyệt việc tuyệt đối hóa vai trò ưu thế của tâm lý đối với cơ thể song điều này đã không ngăn cản được nhiều tác giả khác lí giải bệnh cơ thể theo Phân tâm. Họ cho rằng cũng như rối loạn tâm căn, tất cả các triệu chứng cơ thể chỉ là phương thức dung hòa để giải tỏa năng lượng Libido. Các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự né tránh căng thẳng của tính dục; các bệnh đường hô hấp là sự thể hiện quay trở lại thời kì nằm trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chưa hoạt động… Trên cơ sở lý thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố tâm lý và cụ thể là sự xung đột tâm lý đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh thực thể: loét dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng; viêm ruột non cục bộ; cao huyết áp vô căn; viên khớp dạng thấp và hen phế quản. Luận điểm về cơ chế bệnh tâm – thể của Alexander được nhiều người chú ý. Dunbar (1954) cho rằng: những người cùng bị một loại bệnh thường có cùng một kiểu (profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, huyết áp cao, loạn nhịp tim… Cho đến nay vẫn có nhiều nghiên cứu sử dụng tư tưởng của Dunbar về kiểu nhân cách làm cơ sở. Quan niệm hiện hành về kiểu nhân cách A và B là một ví dụ. Engel (1954) đã phát hiện chi tiết khái niệm căn nguyên đa yếu tố. Đến năm 1977 ông thiết lập mô hình tâm – sinh – xã hội (biopsychosocial) của bệnh. Theo quan điểm này, việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân của bệnh không nên thuần túy theo một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các yếu tố về cơ thể, tâm lý và xã hội. [24, tr.379]. Tác giả P.V.Ximonov (1964, 1970, 1972, 1975) với học thuyết “Phản ánh” đã kết luận rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và khả năng đạt mục tiêu”. Theo ông, một cảm xúc tiêu cực nảy sinh như là kết quả của sự thiếu hụt thông tin thực tiễn cho hành động thích nghi và hàng động thỏa mãn. Như vậy việc giải quyết stress cảm xúc qua thuật ngữ của ông là kết quả của thông tin đáng tin cậy về hành động dựa trên thông tin đó. [3, tr.64]. Đây là lý thuyết thông tin về cảm xúc, chỉ ra nguyên nhân quan trọng gây ra stress là sự thiếu hụt thông tin, vì thế có thể làm giảm stress cho con người nói chung. 9
  19. Nhiều tác giả trong đó có H.L.Winlensky và B.Gardell (1979) đã phát hiện ra rằng dystress nảy sinh trong thời gian làm việc có ảnh hưởng lan sang thời gian ngoài giờ làm việc và khó bù đắp trong những giờ nghỉ ngơi. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng ngăn ngừa sự nảy sinh dystress trong thời gian làm việc thì hiệu quả hơn là tìm cách tháo gỡ nó trong thời gian nghỉ ngơi. Nhiều công trình nghiên cứu sự khác nhau về stress của từng cá nhân, do nhu cầu liệu pháp tâm lý tinh thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy có người dễ bị dystress, còn một số người khác thì khó mắc phải hơn. Có người xu hướng ứng xử chủ động, có người có xu hướng ứng xử thụ động khi stress. Các nghiên cứu này cho thấy trong cùng một yếu tố gây stress có thể có những phản ứng tâm thể khác nhau tùy từng cá nhân. H.Selye cho rằng, đó là sự khác nhau ở mỗi người về sinh sản hormone khi có stress. Đây mới chỉ là nhận định đứng trên góc độ của những nghiên cứu về nội tiết học. Đồng thời bốn kiểu thần kinh của I.P.Pavlov cũng có ý nghĩa rất cơ bản trong vấn đề xem xét đặc điểm cá nhân vừa do di truyền vừa do tập nhiễm và giáo dục, cho nên các biện pháp giải quyết phải bao gồm cả công tác tuyển chọn, cả đào tạo và sử dụng con người. Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc tương lai” nhà tương lai học Hoa Kỳ Alvin Tofler đã khẳng định: Trong xã hội hiện đại tác động của sự thay đổi dẫn đến cá nhân bị kích thích quá độ, giác quan bị tấn công do lượng kích thích quá tải dẫn đến stress là cú sốc tương lai – chiều tâm lý. Đây chính là lời cảnh báo của tác giả với loài người về mặt trái của xã hội văn minh. Đặc biệt là nền văn minh hiện nay, mà Alvin Tofler gọi là làn sóng thứ 3 – văn minh sinh học và tin học, kế thừa văn minh công nghiệp. Tác giả cũng có nhiều tiên đoán khác về tương lai – việc thích ứng với những phát kiến nhảy vọt của khoa học kỹ thuật công nghệ của con người gặp nhiều khó khăn. Với tác phẩm “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” tác giả Dale Carnegie đã nêu lên 30 phương pháp quan trọng để đương đầu với stress – hiện tượng phổ biến trong xã hội văn minh. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn, giúp cho con người hiện đại học cách sống chung với stress. Cuộc sống hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế - thị trường với nhiều áp lực từ công việc hàng ngày. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu stress trong nghề 10
  20. nghiệp, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Tác giả G.Morgan trong tác phẩm “Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ” đã chỉ rõ nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng của stress ở giảng viên đối với sức khỏe của họ. Ông khẳng định: “Các bệnh động mạch vành thường gọi là các bệnh khai tử các nhà quản lý trong xã hội hiện đại”. John Locket với tác phẩm “Bí quyết thành công trong quản lý” đã nêu lên sáu nguyên nhân căng thẳng cho giảng viên là: lao động, quan hệ với người khác, thời gian, môi trường, các vấn đề gia đình và tính cách cá nhân. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những gợi ý về cách loại bỏ dystress. Dưới góc độ Tâm lý học, stress là một trạng thái đặc biệt của cảm xúc. Trong trường hợp stress kéo dài, cường độ thấp, nó có thể được xem như là một trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngược lại, nếu stress diễn ra đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện của xúc động. Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo viên, cứ bốn giáo viên thì có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Hayes, 2006; Kyriacou, 2000). Các nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly và Berthelsen (1995,1997), Tsai, Fung, Chơ (2006), Zinsser, Bailey, Curby, Denham và Bassett (2013) cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp, những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc, sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Stress ở giáo viên mầm non dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường. Để đối phó với sự thay đổi, giáo viên cần có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực, 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2