intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và phân tích thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp trong điều kiện hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---------- NGUYỄN THỊ LÊN GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CấP CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH : Triết học Mã số : 60 22 80 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẤN THÀNH Hà nội - 2007
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 Chương 1 ....................................................................................................... 8 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ.............................. 8 1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam ................................. 8 1.1.1.Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống .................................................. 8 1.1.2. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam .................... 13 1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay ....................... 25 1.2.1. Đặc điểm của học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp và ảnh hưởng của nó đến giáo dục đạo đức truyền thống ........................................ 25 1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay. ................................... 31 Chương 2 ..................................................................................................... 37 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ......................... 37 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay. ......................................................... 37 2.1.1. Thực trạng đạo đức của học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay. ....................................................................................................... 37 2.1.2. Thực trạng của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó. .. 43 2.2. Vấn đề đặt ra trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay. ....................................... 57 2.2.1. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống còn biểu hiện của xu hướng phục cổ. ................................................................................................................ 57 2.2.2. Giáo dục đạo đức truyền thống chưa đặt trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. .......................................................... 62 2.2.3. Sự bất cập giữa lý thuyết với thực tế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. ................................................................................................ 66 Chương 3 ..................................................................................................... 70 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI HIỆN NAY ....... 70 3.1. Đẩy mạnh hơn nữa việc kế thừa và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho phù hợp với lứa tuổi học sinh Trung cấp chuyên nghiệp trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. ...................................................... 70 3.2. Đa dạng hoá hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay. .......................... 77 1
  3. 3.3. Tạo dựng môi trường lành mạnh nhằm đưa nội dung các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đến với học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp .......................................................................................................... 82 3.4. Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. ..................................................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 96 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Dân tộc Việt Nam, một dân tộc có bề dày lịch sử. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam đã tạo dựng cho mình những giá trị truyền thống tốt đẹp mang bản sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị truyền thống ấy đã trở thành một “kháng thể”, một sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách và trường tồn trong lịch sử. Trong những năm gần đây, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động. Xu thế toàn cầu hoá và cơ chế thị trường bên cạnh mặt tích cực cũng, đặt ra hàng loạt những nguy cơ và thách thức đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta, nhất là lĩnh vực văn hoá, đạo đức xã hội. Đó là chiều hướng bị nhất thể hoá, phương Tây hoá, hoà tan vào thế giới, đánh mất đi bản sắc, cốt cách của dân tộc mình; là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ lớp người trong xã hội, đặc biệt là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi giá trị; sẵn sàng quay lưng với những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống dân tộc. Điều đáng quan tâm hơn nữa là ngay cả Hà Nội- vùng đất “địa linh nhân kiệt” với lịch sử ngàn năm văn hiến; nơi hội tụ, giao thoa các giá trị truyền thống của dân tộc; người Hà Nội vốn có tiếng là tài hoa, thanh lịch…thì giờ đây một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là một bộ phận thanh niên, học sinh Hà Nội đã quá “nhạy cảm” với cái mới mà khước từ những giá trị truyền thống. Lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt 3
  5. đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa văn hoá các dân tộc trên thế giới làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lí sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn” [17, tr.111]. Tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc phần lớn vào thế hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng được một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” nếu thế hệ trẻ Việt Nam phai nhạt lý tưởng, tự đánh mất đi bản sắc, đạo đức truyền thống dân tộc? Trong điều kiện mới của đất nước, để không bị “hoà tan” trong xu thế “hội nhập”, để không trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác thì hơn bao giờ hết thế hệ trẻ Việt Nam cần phải được trang bị đầy đủ “hành trang” để đi vào tương lai. Một trong những yếu tố không thể thiếu trong “hành trang” ấy là những giá trị đạo đức truyền thống của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nó sẽ là một kháng thể, một sức mạnh nội sinh để thế hệ trẻ - học sinh, sinh viên Việt Nam nói chung và học sinh Thủ đô Hà Nội nói riêng vượt qua mọi cám dỗ, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại. Do vậy, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội – vấn đề và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đã có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, nhằm xác định các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hoá và con người trong sự nghiệp cách mạng XHCN. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như : "Giá trị tinh thần truyền 4
  6. thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980; "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3- 1981. Năm 1982 Viện Mác- Lênin và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên về chủ đề "Giá trị văn hoá tinh thần của Việt Nam "Các tham luận trình bày tại hội nghị đã được in trong hai tập sách lấy tên "Về giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam" do Nxb Thông tin lý luận ấn hành năm 1983, trong đó đề cập đến một số vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định một số nội dung cơ bản trong các giá trị truyền thống cần được kế thừa, giáo dục và phát triển trong quá trình xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta. Đặc biệt từ sau khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, nhiều giá trị truyền thống của dân tộc có chiều hướng bị mai một, làm mất đi bản sắc, cốt cách dân tộc thì vấn đề giáo dục, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc càng được nghiên cứu và khai thác nhiều hơn dưới các khía cạnh khác nhau. Trong đó đặc biệt phải kể đến một số bài viết và các công trình, đề tài nghiên cứu như : "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5- 1986 ; "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 4-1992 ; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994 ; "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay", Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước, mã số KX-07-02 do Phan Huy Lê chủ biên, 1994 ; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học,số 5-1995 ; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2-1998 ; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000 ; "Vấn đề kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hoá", Luận văn Thạc sĩ Triết học của Mai Thị Quý, 2001 ; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều 5
  7. kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2-2001; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5- 2002 ; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6-2002 ; "Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự biến đổi các giá trị truyền thống của người Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Thị Học, 2003 ; "Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" Luận văn Thạc sĩ Triết học của Doãn Thị Chín, 2004... Như vậy, vấn đề đạo đức truyền thống và giáo dục đạo đức truyền thống đã được nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến. Tuy nhiên hầu như chưa có công trình, đề tài khoa học hay bài viết nào tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tương Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà khoa học và bám sát yêu cầu thực tiễn nước ta hiện nay, trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. * Mục đích : Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và phân tích thực trạng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp trong điều kiện hiện nay. *Nhiệm vụ : - Làm rõ các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và sự cần thiết của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường TCCN ở Hà Nội hiện nay. 6
  8. - Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường TCCN ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh TCCN ở Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh các trường TCCN. * Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho đối tượng học sinh các trường TCCN trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. * Cơ sở lý luận : Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, về đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ... * Phương pháp nghiên cứu : Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và logíc, kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu và điều tra xã hội học... 6. Đóng góp của luận văn. - Góp phần làm rõ sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh TCCN nói chung và học sinh các trường TCCN ở Hà Nội nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy hoặc tổ chức giáo dục đạo đức truyền thống trong các nhà trường và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội đóng trên địa bàn Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết. 7
  9. Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI HIỆN NAY. 1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam 1.1.1.Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống Thuật ngữ “giá trị” ra đời cùng với sự ra đời của triết học; vấn đề “giá trị” đã được đặt ra trong triết học Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp thời cổ đại. Đến cuối thế kỉ XVIII, khái niệm “giá trị” xuất hiện gắn liền với việc xem xét lại cách luận chứng truyền thống về đạo đức học đặc trưng cho thời kỳ cổ đại và trung cổ. Đến thế kỉ XIX, khái niệm “giá trị” được đề cập một cách đầy đủ hơn bởi các nhà giá trị học như Lôtxơ, Nitzh, Hacman, Điuây… Theo từ điển triết học giản yếu (dịch) “Giá trị là khái niệm triết học và xã hội học chỉ ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần có khả năng thoả mãn nhu cầu, phục vụ lợi ích của con người” [53, tr.175]. Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Xô Viết thì “Giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thế giới xung quanh đơn vị con người, giai cấp, nhóm của toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên mà là bởi tính chất cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng tâm thế và mục đích”[70, tr.51-52]. Còn theo các nhà nghiên cứu Viện Lịch sử kinh điển ở Lai-xích (Đức) thì “Giá trị giống như là điểm tích tụ về tư tưởng của một giai cấp hoặc của một chế độ xã hội nhất định. Điều đó có nghĩa là giá trị thể hiện một cách lịch sử cụ thể các mục tiêu, quy tắc, lý tưởng về lợi ích xã hội, các yêu cầu của 8
  10. một chế độ xã hội và của một giai cấp nhất định. Do đó, trong nhiều trường hợp giá trị là định hướng phát triển cơ bản trong đời sống tinh thần nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định” [29, tr.54]. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giá trị và đã đưa ra những quan điểm, những định nghĩa khác nhau. Song, ở đây chúng tôi thống nhất với quan điểm: “Giá trị trước hết là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người, nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội”[60,tr.18]. Như vậy, giá trị là tất cả những gì mang ý nghĩa tích cực, gắn liền với cái hay, cái đúng, cái đẹp và có khả năng định hướng tích cực cho hành động của con người theo hướng Chân - Thiện – Mỹ, góp phần vào sự phát triển của xã hội. GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, trong “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” khẳng định: “Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và vươn tới” [9, tr.136]. Giá trị rất phong phú và đa dạng, do vậy trên thực tế cũng có rất nhiều cách phân loại. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, có giá trị kinh tế, giá trị khoa học…; căn cứ vào không gian, có giá trị nội sinh và giá trị ngoại nhập; căn cứ vào thời gian, có giá trị truyền thống và giá trị hiện đại; căn cứ vào tính chất chung nhất của giá trị, có hai loại là giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế - xã hội, gắn bó trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Giá trị vật chất là cơ sở sản sinh các giá trị tinh thần, suy cho cùng nó quyết định nội dung, tính chất, phương hướng phát triển của giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần thể hiện trong lĩnh vực ý thức xã hội, nó là những phẩm chất 9
  11. đặc biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí… được thể hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, phong tục tập quán… Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội, được con người lựa chọn nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Với tư cách là yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, giá trị đạo đức được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con người. Tuy nhiên, giá trị đạo đức cũng không nhất thành, bất biến mà có biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội. Về khái niệm “truyền thống”, theo gốc từ Latinh được viết là “Trađio” nguyên nghĩa của nó là “truyền lại”, “giao lại”, “nhường lại” và “phân phát”. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về “truyền thống”. Theo GS. Trần Văn Giàu, “Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực cũng có thể tiêu cực”[23, tr.101]. GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn thì cho rằng “Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố di tồn của văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài”[10, tr.19]. Như vậy, có thể coi truyền thống dân tộc là phức hợp những tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán, thói quen, lối sống, ý chí… của chính dân tộc đó. Nó được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, đã trở nên ổn định mang đặc trưng dân tộc và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội mà ý thức xã hội lại luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Bởi vậy, truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tự lựa chọn cho mình. Nó được hình thành, được quy định bởi chính điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân 10
  12. tộc đó đã trải qua. Song phải thừa nhận rằng, truyền thống là một trong những yếu tố bền vững nhất, khó thay đổi nhất trong ý thức xã hội, cho dù tồn tại xã hội đã thay đổi. Chính vì tính bền vững, tính bảo thủ của truyền thống, nên trong mỗi thời điểm nhất định, bao giờ nó cũng mang tính hai mặt: mặt giá trị và mặt phản giá trị. Có những truyền thống tích cực tạo ra được sức mạnh cho dân tộc, lại có những truyền thống tiêu cực cản trở sự phát triển của dân tộc; có những truyền thống trước đây có giá trị tích cực, nhưng khi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi, nó không còn giá trị nữa, thậm chí trở thành sức cản rất lớn. Về vấn đề này, trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapáctơ”, C.Mác đã viết: “Truyền thống của tất cả những thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống”. Do vậy, không nên quan niệm truyền thống nào cũng tốt đẹp, mà từ những điều đã trình bày trên, ta cần lưu ý, có hai loại truyền thống: cái lạc hậu, lỗi thời - cần khắc phục; cái tạo nên giá trị và bản sắc - cần kế thừa, phát huy và phát triển. Cái tạo nên giá trị và bản sắc – đó chính là các giá trị truyền thống. Vì vậy, “Khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những giá trị là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc; có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển”[11, tr.753]. Giá trị truyền thống tiêu biểu cho bản sắc dân tộc, tuy vậy, nó vẫn biến đổi chứ không phải nhất thành bất biến. Sự biến đổi đó diễn ra nhanh hay chậm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện kinh tế - xã hội là quan trọng. Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành hệ giá trị tinh thần của mỗi dân tộc; nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống là nói đến những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, tiêu biểu của một dân tộc được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho nên khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống cũng là nói đến những giá trị đạo đức được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, nó có tính “di truyền xã hội”. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được thử thách qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau; nó được hun đúc trong suốt quá trình 11
  13. đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Vượt qua những diễn biến phức tạp của lịch sử dân tộc, các giá trị đạo đức truyền thống đó khẳng định sức sống mãnh liệt của mình. Hơn thế nữa, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc còn được sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén, tạo ra một sức mạnh vô cùng to lớn, đóng góp vào lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Các giá trị đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào máu thịt con người Việt Nam, tạo nên một sức mạnh phi thường, có khả năng “đề kháng” và đấu tranh mạnh mẽ chống lại mọi kẻ thù xâm lược qua nhiều thế kỉ. Năm 1968, trên Tạp chí Ba Châu, Mariô – Anđrađê đã viết:“Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã tìm thấy những sức mạnh mới tự đáy những truyền thống của mình để vươn tới những đỉnh cao nhất về khí phách anh hùng của con người”. Các giá trị đạo đức truyền thống đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống nhân ái – yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, hiếu học… của con người Việt Nam. Các giá trị này không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của dân tộc mà còn khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đó là những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã được các thế hệ người Việt Nam tạo dựng và phát triển trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là những giá trị đạo đức mang đậm bản sắc, cốt cách của đất nước, con người Việt Nam. Các giá trị ấy đã được thử thách trong lịch sử, được lưu truyền qua các thế hệ. Trong lịch sử, các giá trị đạo đức truyền thống đã trở thành sức mạnh nội sinh để chiến thắng mọi thiên tai, địch họa. Ngày nay, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc sẽ tiếp tục tạo nên sức mạnh cho công cuộc phát triển đất nước và giảm bớt, loại trừ hay ít ra là làm hạn chế không ít những tiêu cực phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường. 12
  14. 1.1.2. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành trong suốt mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; trong sự giao lưu và tiếp biến các giá trị văn hoá của nhân loại. Song, cơ sở cốt yếu để hình thành nên hệ thống các giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng dân tộc, từ truyền thống hành nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh liệt các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên, điều kiện địa lý đã chi phối trực tiếp đến đời sống con người không chỉ ở phương diện vật chất mà còn ở cả phương diện tinh thần. Với nền nông nghiệp lúa nước, từ cổ xưa, cộng đồng người Việt đã tập trung sinh sống ở lưu vực các con sông lớn. Sinh sống ở vùng sông nước, phải chống chọi với lũ lụt, bão tố đã hình thành nên khả năng đối phó linh hoạt trước mọi tình thế với lối ứng xử mềm dẻo của người Việt trong cuộc sống. Cuộc vật lộn chống thiên tai đã hình thành nên truyền thống đoàn kết, rèn luyện đức cần cù, kiên nhẫn, trí thông minh và lòng dũng cảm. Mặt khác, nước ta ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, vừa hướng ra Thái Bình Dương vừa nối liền với lục địa mênh mông. Nằm trên đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, địa thế Việt Nam như một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền, một căn cứ xuất phát từ đất liền vượt ra biển cả. Do tài nguyên thiên nhiên phong phú và đặc biệt lại nằm trong vị trí chiến lược trọng yếu nên trong suốt quá trình phát triển, nước ta luôn có nguy cơ bị các nước bên ngoài nhòm ngó, xâm chiếm. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm tàn khốc, liên tiếp phải tiến hành các cuộc chiến tranh thần thánh để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho nhân dân. Rõ ràng, với những đặc điểm tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử như vậy, trước sự đe doạ liên tiếp của thiên tai và địch hoạ, muốn tồn tại để phát triển, con người Việt Nam phải biết hy sinh những lợi ích riêng, cùng nhau đoàn kết, gắn bó, củng cố lợi ích chung của cộng đồng. Điều kiện và 13
  15. hoàn cảnh lịch sử đó đã tạo nên truyền thống anh dũng quật cường, mưu trí, sáng tạo; hun đúc cho mỗi người dân lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự tôn dân tộc; truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau, ý chí bất khuất, tự lực, tự cường cũng hình thành từ đó. Cũng với vị trí, địa lý tương đối thuận lợi đó, Việt Nam là điểm giao lưu, gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho nên, ngoài những điểm chung với văn hóa khu vực, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng lớn bởi nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và Ấn Độ. Nho giáo của Trung Hoa và Phật giáo của Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam, hoà trộn với nhiều giá trị vốn có của dân tộc Việt Nam đã hình thành nên truyền thống hiếu học, sống có nghĩa có tình, giàu lòng vị tha, bao dung và nhân ái… Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tạo cho mình nhiều truyền thống vô cùng quý báu. Xung quanh việc xác định hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều các học giả, các nhà khoa học bàn đến: GS.Vũ Khiêu cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. GS. Trần Văn Giàu cho rằng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam là “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [23, tr.108]. Còn GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, trong bài “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” thì cho rằng: “Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng; truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình; truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm, xa hoa; truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vị tha, bao dung; truyền thống hiếu học, ứng xử linh 14
  16. hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập, tự cường” [9, tr.17]. Tác giả Võ Văn Thắng trong “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)” cho rằng, các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cần phải kế thừa để xây dựng lối sống mới ở Việt Nam gồm: “1. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; 2. Ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; 3. Lòng nhân ái, khoan dung; 4. Vì nghĩa; 5. Cần cù; 6. Lạc quan; 7. Hiếu học”[60, tr.64]. Như vậy, hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là rất phong phú. Song từ tất cả các quan điểm trên có thể thấy một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam gồm: Lòng yêu nước nồng nàn; Truyền thống nhân ái – yêu thương con người; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng - nước; Truyền thống cần cù trong lao động; Truyền thống hiếu học… trong đó, yêu nước là bậc thang cao nhất, đóng vai trò chủ đạo, là cốt lõi định hướng cho mọi giá trị khác. Có thể nói, lòng yêu nước là một phẩm chất cao quý, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta, đã được khẳng định từ mấy nghìn năm lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc ấy đã hình thành trong nhân dân ta ngay từ khi dựng nước và quá trình đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm. Đương nhiên, lòng yêu nước không chỉ là sản phẩm riêng của dân tộc Việt Nam, song tình cảm yêu nước chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và tâm hồn của người Việt Nam thì không phải là điều phổ biến đối với tất cả các dân tộc. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải chiến đấu với giặc ngoại xâm đông, mạnh hơn hàng chục lần. Lòng yêu nước của dân tộc ta vừa là tình cảm, vừa là tinh thần mang những sắc thái độc đáo, hình thành trong những điều kiện cụ thể của thiên nhiên, của lịch sử và hun đúc lên thành một sức mạnh đặc biệt khi đất nước bị xâm lăng. “Nó kết thành một sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn 15
  17. chìm cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Có thể khẳng định rằng, trên thế giới chưa có một nước nào bị xâm lăng nhiều lần bởi những nước lớn mạnh nhất thế giới qua các thời đại như Việt Nam. Đó là các triều đại phong kiến hùng mạnh của Trung Quốc như: Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và các nước thực dân, phát xít, đế quốc như Pháp, Nhật, Mỹ… Nhưng chính lòng yêu nước đã giúp nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Xuất phát từ chân lý “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (Nam quốc sơn hà Nam đế cư – Lý Thường Kiệt), bất kỳ bọn ngoại xâm dù tàn bạo đến mức nào, uy hiếp đến sự tồn vong của đất nước, nhân dân ta cũng đều trên dưới một lòng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai… dũng cảm, kiên cường đứng lên đánh giặc. Cậu bé làng Gióng đang nằm trong nôi cũng bỗng vụt lớn lên cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt cùng nhân dân đánh đuổi giặc Ân. Bà Trưng, Bà Triệu với quyết tâm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã nêu một tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo. Các cụ phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng cũng đồng thanh “Quyết đánh” với lòng căm thù quân xâm lăng tàn bạo, quyết giữ gìn non sông gấm vóc. Và ý chí kiên cường “dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng” của Trần Hưng Đạo cũng như khí phách của người anh hùng áo vải Quang Trung dõng dạc tuyên bố trước ba quân lòng quyết tâm tử chiến với hàng chục vạn quân Thanh: “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đã soi đường cho con cháu kế tiếp cha ông trong cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, quyết liệt đối đầu với hai tên thực dân, đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Những tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”; khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” của hàng vạn anh hùng, chiến sĩ đã chứng minh, tô đắp thêm truyền thống yêu nước vô cùng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, cội nguồn của lòng yêu nước là sự gắn bó với nơi “chôn nhau, cắt rốn” của mình, nơi ghi đậm những dấu ấn vui buồn, tươi mát 16
  18. của tuổi ấu thơ, đó chính là quê hương. Mỗi một con người, đều tự hào về quê hương mình, cho dù cảnh vật ở đó vô cùng bình thường, giản dị với cây đa, bến nước, con đò. Hay có thể là nơi “nước mặn đồng chua” hay vùng “đất cày lên sỏi đá”. Cũng có thể là nơi đồng khô cỏ cháy, nắng hạn mưa dầm… Ở nơi đó có ông bà, cha mẹ, có vợ chồng, con cái, anh em; có mồ mả tổ tiên và có cả láng giềng, hàng xóm. Nơi con người hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống. Lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc gắn liền và bao hàm cả tình yêu tổ tiên, gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em, con cái… Chính vì vậy mà trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, ông cha ta vẫn bám trụ đến cùng, giữ đất giữ làng, giữ vững mồ mả tổ tiên, giữ vững nơi “chôn nhau, cắt rốn”. Không có tình cảm yêu thương gia đình, quê hương thì không thể có lòng yêu nhân dân, yêu đất nước. Trong đại dương bao la của lòng yêu nước, nhiều khía cạnh riêng biệt, độc đáo của tình cảm cá nhân không bị tan biến đi. Ngược lại, nó được làm giàu thêm, trong sáng hơn, sâu sắc hơn và vì vậy cũng mãnh liệt hơn. Yêu nước còn trên cơ sở tập trung sức dân, lấy dân làm gốc. Lòng yêu nước gắn liền với việc lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, thể hiện bằng hành động cụ thể làm ích nước, lợi dân, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn con người Việt Nam. Phương châm của Trần Hưng Đạo là “khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc rễ là thượng sách giữ nước”; của Nguyễn Trãi là “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; của Hồ Chí Minh là “Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam cũng là lòng yêu hoà bình, tự do, công lý, mong muốn hoà hảo với tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, kể cả đối với kẻ thù bại trận. Khi kẻ thù đã bị thất bại, ông cha ta vẫn xử thế theo phương châm “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, chấm dứt binh đao để đem lại hạnh phúc cho muôn dân. 17
  19. Có thể nói rằng, bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lòng yêu nước của họ. Lòng yêu nước đó, tuy một phần là tình cảm rất tự nhiên nhưng mặt khác, quan trọng hơn, nó là sản phẩm của lịch sử, được đem hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc đó. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh diệu kỳ giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Cùng với sự tiến triển của lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao thế hệ kiên cường và dũng cảm hy sinh để giành lại và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người. Bản thân chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một giá trị, nhưng điều quan trọng hơn nữa nó còn là cội nguồn, là cơ sở của hàng loạt các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống khác. Cùng với chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái – yêu thương con người cũng là một trong những giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Thương người là một đức tính lớn không phải của riêng dân tộc nào, song ở mỗi nước, do điều kiện lịch sử khác nhau mà nó được hình thành, phát triển và có những biểu hiện khác nhau. Truyền thống nhân ái – yêu thương con người của người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thuỷ, buổi đầu dựng nước. Nó được củng cố và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử thông qua quá trình con người đồng cam, cộng khổ khai phá thiên nhiên, bảo vệ Tổ quốc. Lòng nhân ái – yêu thương con người được thể hiện trước hết hết ở tình cảm đối với những người ruột thịt, sau đó mở rộng thành tình cảm đối với làng xóm, cộng đồng dân tộc và quốc tế. Từ trong gia đình, lòng thương người thể hiện một cách tự nhiên giữa cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu. Ông bà, 18
  20. bố mẹ yêu thương, chăm sóc thế hệ con cháu; bao dung, độ lượng, nuôi dạy con cháu, mong cho con cháu sớm trưởng thành và thành đạt hơn thế hệ mẹ cha. Ông bà, cha mẹ luôn tâm niệm “hậu sinh khả uý”, “con hơn cha là nhà có phúc”… Đồng thời, con cháu luôn ơn kính công cha, nghĩa mẹ, có trách nhiệm săn sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Vợ chồng phải hoà thuận, chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Anh em trong gia đình phải đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau: “Chị ngã, em nâng”, “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”…là sự thể hiện sinh động mối quan hệ tình cảm sâu sắc, bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Còn đối với người ngoài xã hội, phải giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn, bênh vực kẻ yếu: “Thương người như thể thương thân”. Đó là triết lý sống và là cơ sở cho việc xử thế ở đời của con người. Thương người cũng như thương mình, người dânViệt Nam dễ dàng đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, với nỗi đau của người khác. Thương người thường dẫn tới hành động cao đẹp “nhường cơm sẻ áo”, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” thậm chí khi khó khăn còn là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Lòng nhân ái – yêu thương con người của người Việt Nam là cơ sở cho lòng bao dung ngày càng rộng mở trong cuộc sống cộng đồng. Nó bao hàm cả lòng vị tha đối với kẻ lầm đường, lạc lối đã biết ăn năn, hối cải, bởi “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Lòng vị tha không chỉ bó hẹp trong cộng đồng dân tộc Việt Nam mà ngay cả đối với kẻ thù của dân tộc, khi chúng thua trận chịu thất bại thảm hại thì ta vẫn tỏ thái độ khoan dung, “mở đường hiếu sinh” cung cấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân về nước . Vì giàu lòng thương người nên khi bị chà đạp, áp bức, nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đấu tranh đòi quyền sống cho mình. Từ trong sâu lắng của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn gắn tình yêu quê hương đất nước với lòng nhân ái - yêu thương con người. Do vậy, họ sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Con người yêu nước với con người yêu dân gắn bó 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2