intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

76
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tìm hiểu những tư tưởng triết học cơ bản về con người trong triết học Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THÚY AN QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THÚY AN QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Cảnh Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ trường đại học nào. Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Nam Định ngày 11 tháng 11 năm 2015 Học viên Trịnh Thúy An
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà trường; phòng Đào tạo sau Đại học; các phòng ban của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi để luận văn được hoàn thành. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Chủ nhiệm khoa Triết học, các thầy cô giáo trong khoa Triết học đã truyền đạt cho tôi kinh nghiệm cũng như những kiến thức bổ ích, phương pháp làm việc nghiêm cứu khoa học trong quá trình học tập. Đó là những nền tảng cơ bản để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng Văn Cảnh, trưởng khoa Lí luận chính trị, trường Đại học Công Đoàn, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Sự hướng dẫn, chỉ bảo ân cần nhiệt tình của thầy trong suốt thời gian qua là nhân tố quan trọng để luận văn của tôi thành công. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ...................................................... 8 8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 Chƣơng 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ TỔNG QUAN VỀ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA ........................................................................ 9 1.1. Bối cảnh ra đời và sự phát triển của Đạo gia ........................................ 9 1.1.1. Bối cảnh ra đời của Đạo gia ................................................................... 9 1.1.2. Sự phát triển của Đạo gia ..................................................................... 16 1.2. Tổng quan về tƣ tƣởng triết học của Đạo gia ...................................... 20 1.2.1. Học thuyết về Đạo và Đức .................................................................... 20 1.2.2. Tư tưởng vô vi ....................................................................................... 27 1.2.3. Tư tưởng biện chứng ............................................................................. 32 1.2.4. Quan điểm về chính trị - xã hội............................................................. 39 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 43 Chƣơng 2: QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA ............ 44 2.1. Nguồn gốc và bản chất của con ngƣời .................................................. 44 2.2. Vấn đề nhận thức ................................................................................... 49 2.3. Quan niệm về đạo đức con ngƣời ......................................................... 56 2.4. Cách hành động của con ngƣời trong thế giới .................................... 60 2.4.1. Học thuyết “vô vi nhi trị” ..................................................................... 60
  6. 2.4.2. Phép xử thế ......................................................................................... 63 2.4.3. Phép dưỡng sinh ................................................................................. 71 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 77 Chƣơng 3: Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƢỜI TRONG ĐẠO GIA ........................................................................................ 79 3.1. Khái quát ảnh hƣởng của Đạo gia ở Việt Nam ................................... 79 3.2. Một số vấn đề về con ngƣời Việt Nam hiện nay .................................. 85 3.3. Ý nghĩa đối với nhận thức và thực tiễn về vấn đề con ngƣời ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 90 3.3.1. Về mặt nhận thức................................................................................... 90 3.3.2. Về mặt thực tiễn..................................................................................... 94 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU ∆x: sai số của phép đo vị trí ∆Px: sai số của phép đo động lượng h: hằng số Plank
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển văn minh, văn hóa nhân loại, vấn đề con người và tương lai con người luôn giữ vị trí trung tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học nhau, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn nhưng xét thấy chỉ có triết học mới nhận thức con người một cách toàn diện trong tính chỉnh thể của nó. Những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất về con người như: Nguồn gốc, bản chất con người là gì? Con người nhận thức về thế giới này và về bản thân mình như thế nào? Hay vai trò của con người trong sự phát triển của nhân loại ra sao? Có thể nói vấn đề con người là vấn đề xưa cũ, song nó luôn luôn được đặt ra đối với mọi thời đại và luôn luôn được làm mới mẻ. Trong dòng chảy phát triển của lịch sử triết học nhân loại, chúng ta không thể không nhắc đến Trung Quốc. Cùng với Ấn Độ, Trung Quốc là cái nôi của nền văn minh phương Đông nói riêng và nhân loại nói chung. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và Trung Quốc cổ đại nói riêng bao hàm một nội dung cực kì phong phú với hệ thống triết học rộng lớn và sâu sắc, đặc biệt là những nội dung nghiên cứu về vấn đề con người. Đây được coi là vấn đề trung tâm, nổi bật trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Con người là tâm điểm cho việc hình thành thế giới quan và lí giải vấn đề nhân sinh quan, chính trị, luân lí xã hội của các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại. Tâm điểm ấy chủ yếu bị quy định bởi điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và tư tưởng văn hóa Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Trong thời kì “Bách gia chư tử” đó, cùng với các trường phái khác, Đạo gia cũng góp một phần công lao trong việc nghiên cứu nguồn gốc, bản tính con người và đưa ra những giải pháp khác nhau trong việc cải hóa con người từ ác trở về thiện, xây dựng xã hội thịnh trị. Nếu bỏ qua những hạn chế về lịch sử thì đó là những tư tưởng tiến bộ và là những bài học lịch sử sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng con người ngày nay. 1
  9. Trong lịch sử, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ lâu đời, có sự giao lưu và ảnh hưởng về nhiều mặt rõ rệt. Những tư tưởng triết học của Trung Quốc từ lâu đã du nhập và bén rễ trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần người Việt. Đạo gia du nhập vào Việt Nam chủ yếu bằng con đường của Đạo giáo. Tuy nhiên những tư tưởng triết học nhân sinh của Đạo gia luôn có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bản sắc văn hóa Việt. Vì thế việc nghiên cứu những quan điểm về con người trong Đạo gia chẳng những góp phần nâng cao sự hiểu biết về tư tưởng triết học phái Đạo gia, mà còn góp phần tìm hiểu những ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh nước ta hiện nay, cơ chế thị trường cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật đang ngày càng thể hiện rõ rệt mặt tiêu cực của nó. Con người ngày càng bị cuốn theo những cám dỗ của cuộc sống hiện đại mà quên đi những giá trị chân thực của bản chất người, khi nạn ô nhiễm môi trường đang hoành hành, thiên nhiên đang kêu cứu, xã hội hiện đại đã xuất hiện sự mất thăng bằng giữa lĩnh vực vật chất và tinh thần, con người đang dần bị tha hóa và đánh mất nhân tính bởi danh, lợi, dục vọng… thì việc tìm hiểu và vận dụng những ý nghĩa của quan điểm về con người của Đạo gia đối với vấn đề con người trong giai đoạn hiện nay trên các phương diện nhận thức cũng như thực tiễn là việc làm rất có ý nghĩa và mang tính cấp thiêt. Vì vậy, với việc lựa chọn đề tài "Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó", tác giả của luận văn mong muốn được góp một phần nhỏ bé nhưng hữu ích vào việc nâng cao hiểu biết quan điểm của Đạo gia về con người và ý nghĩa hiện thời của nó đối với vấn đề con người nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tìm hiểu Đạo gia là một vấn đề không mới nhưng tìm hiểu vấn đề con người trong Đạo gia thì lại là một nội dung chưa được nghiên cứu sâu rộng. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu vấn đề con người trong Đạo gia bấy lâu nay 2
  10. cũng đã được quan tâm. Tuy nhiên ở nước ta cho tới nay hãy còn chưa có một chuyên khảo nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề con người trong Đạo gia, đặc biệt là ý nghĩa hiện thời của nó. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề con người trong Đạo gia nhìn chung vẫn còn thiếu tính hệ thống và chưa có một chuyên khảo riêng về vấn đề này. Tuy đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề này nhưng nó chỉ xuất hiện với tư cách là một khía cạnh, một mặt trong toàn bộ nội dung nghiên cứu chung. Trong những năm gần đây, có rất nhiều những công trình như vậy. Trong đó một số tác giả đáng chú ý như: Doãn Chính, Vũ Minh Tâm, Phùng Hữu Lan, Nguyễn Hiến Lê... Đó là những người đã đi sâu nghiên cứu về triết học Trung Quốc, triết học sử Trung Quốc, văn học sử Trung Quốc, trong đó vấn đề con người trong triết học Đạo gia cũng đã được đề cập đến. PGS.TS Doãn Chính là tác giả của một số cuốn sách và nhiều bài nghiên cứu đáng chú ý về triết học Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. Ví dụ như cuốn "Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc" (2004), Nxb Chính trị Quốc gia. Trong công trình này, ở chương II: Triết học thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tác giả đã dành một phần nội dung tập trung phân tích về thế giới quan, nhân sinh quan, các học thuyết, tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia, trong đó có vấn đề về con người. Ngoài ra, ông còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như: "Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại" (2003) trên Tạp chí Thanh niên hay "Vấn đề bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại" (2007) trên Tạp chí Triết học số 6. Đó là những bài viết có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn so với những cuốn sách của ông. Ở đó, ông đã quan tâm đi sâu nghiên cứu vấn đề bản tính con người của các trường phái triết học Trung Quốc cổ đại, trong đó có Đạo gia. Bên cạnh đó có thể kể đến cuốn "Lịch sử triết học Trung Quốc" (2013), Nxb. Khoa học - xã hội của tác giả Phùng Hữu Lan, cuốn "Đại cương triết học Trung Quốc" (2004), Nxb. Tp Hồ Chí Minh của hai tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê. Đó đều là 3
  11. những công trình có nội dung chính là nghiên cứu triết học Trung Quốc qua các thời kì lịch sử mà vấn đề con người của Đạo gia chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong đó. Cuốn "Tư tưởng triết học về con người" (1996), Nxb Giáo dục do Vũ Minh Tâm chủ biên cũng là một công trình đáng nhắc tới trong hệ thống những công trình luận bàn về vấn đề con người tiêu biểu xuất sắc. Trong khi trình bày một số tư tưởng chủ yếu về con người trong triết học cổ đại Trung Quốc, các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống vấn đề con người trong Đạo gia với những nội dung chủ yếu như học thuyết về Đạo, học thuyết vô vi, quan niệm về thế giới và con người của một số triết gia tiêu biểu của Đạo gia như Lão Tử, Dương Chu, Trang Tử. Đi sâu hơn, chúng ta có một số công trình nghiên cứu riêng về Đạo gia. Chẳng hạn như cuốn "Tư tưởng Đạo gia" (2008), Nxb. Tam giáo đồng nguyên do học giả Lê Anh Minh dịch. Cuốn sách đã chi tiết chia từng phần, mỗi phần nghiên cứu một khía cạnh nhân sinh quan trong tư tưởng Đạo gia như: chung thủy, hữu vô, tu dưỡng, trị thế ... Hay như bút danh Thu Giang Nguyễn Duy Cần, ông là học giả nổi tiếng ở Việt Nam vào những năm 50 - 60 của thế kỉ trước. Ông là tác giả của các thể loại sách học làm người, nghệ thuật sống, chuyên khảo, bình luận. Trong đó những cuốn sách nghiên cứu về tư tưởng Đạo gia được coi là một trong những thành công của ông. Ví dụ như cuốn "Tinh hoa Đạo học Đông phương", "Nhập môn triết học Đông phương". Trong hai cuốn đó, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề con người trong Đạo gia. Đặc biệt trong hai cuốn "Lão Tử tinh hoa" và "Trang Tử tinh hoa", tác giả đã chỉ ra những tinh hoa trong tư tưởng về con người của hai ông biểu hiện trong thuyết tiến hóa; học thuyết vô công, vô kỉ, vô vi. Đáng chú ý hơn cả là công trình nghiên cứu đồ sộ của giáo sư Dương Lực mang tên "Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa" do dịch giả Trần Thị Thanh Liêm làm Chủ tịch Hội đồng dịch thuật, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà 4
  12. Nội, 2002. Đây là bộ sách có giá trị văn hóa lớn, đã giới thiệu tóm lược toàn bộ nền văn hóa lâu đời của nước Trung Hoa một cách đầy đủ, sâu sắc, khoa học trên nhiều bình diện. Ở đó, tác giả đã dành hẳn quyển thứ chín đề nghiên cứu những quan điểm về vấn đề con người trong Đạo gia. Các quan điểm về con người đã được trình bày, phân tích khá cụ thể và chi tiết. Đó là những vấn đề như: Đạo là hạt nhân của hệ thống học thuật đạo; quan điểm hữu vô của Lão Tử và chủ nghĩa tương đối của Trang Tử; quan điểm vô vi của Đạo gia; quan điểm vô vi, vô đãi, vô kỉ của Trang Tử; quan điểm tự nhiên học thuyết tĩnh khí của Đạo gia ... Tuy nhiên những quan niệm về nguồn gốc, bản chất của con người và nhất là ý nghĩa hiện thời của những quan niệm về con người đối với vấn đề con người hiện nay thì vẫn chưa được đề cập. Ngoài ra còn một số bài viết trong khi tìm hiểu vấn đề con người Trung Quốc nói chung hoặc tìm hiểu về Lão Tử, Trang Tử...ít nhiều cũng đã đề cập đến vấn đề này như: Luận án tiến sĩ “Tư tưởng triết học của Trang Tử trong tác phẩm Nam Hoa Kinh” của Cung Thị Ngọc, "Vấn đề con người trong triết học Trung Quốc cổ đại" (2010) của Kim Chi, Tạp chí Khoa học xã hội số 9; bài viết "Hạt nhân và ý nghĩa triết lí của Trang Tử với cuộc sống hiện đại" (1999) của Cung Thị Ngọc, Tạp chí Triết học số 2; bài viết "Về vấn đề con người và xã hội con người trong triết học Lão Tử (2009) của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ. Nhìn chung, những công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề con người trong Đạo gia vẫn còn ít ỏi. Thậm chí chưa thấy một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết và hệ thống về vấn đề này. Xung quanh vấn đề tìm hiểu những ý nghĩa hiện thời của những quan điểm về con người trong Đạo gia, cho đến nay đã có ít nhiều công trình và tác giả đề cập tới. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số đề tài đi vào tìm hiểu vấn đề này. Trong đó có thể kể đến "Triết lí nhân sinh của Đạo gia và ý nghĩa của nó" luận văn thạc sĩ triết học của Trương Tất Thắng, Đại học 5
  13. Quốc gia Hà Nội năm 2013. Luận văn tuy chỉ nghiên cứu một mảng trong hệ thống tư tưởng về con người là triết lí nhân sinh nhưng đã chỉ ra được những ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thực tiễn của nó. Thành công của luận văn là đã khái quát, hệ thống được những nội dung cơ bản trong nhân sinh quan Đạo gia, chỉ rõ được nhận thức của con người về thế giới và về mình cũng như cách hành động của con người trong thế giới. Tuy nhiên khi bàn về ý nghĩa, đề tài mới nêu chung chung được về ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thực tiễn mà chưa chỉ ra cụ thể ý nghĩa của từng nội dung trong một lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra còn một số những tiểu luận, những bài viết nghiên cứu khác có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn so với đề tài ở trên. Ví dụ như nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng vô vi lên đời sống xã hội ngày nay, so sánh giữa Nho gia và Đạo gia để từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của triết học Đạo gia đối với ngày nay nhưng tất cả chỉ là nghiên cứu tư tưởng của Đạo gia nói chung, ảnh hưởng của vấn đề con người chưa được khảo kĩ. Nhìn chung, chúng ta thấy rằng tất cả những công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu tư tưởng về con người trong Đạo gia ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy thế chưa có một công trình nào chuyên khảo về vấn đề này. Bên cạnh đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của vấn đề này cũng đã được một số công trình, đề tài, bài viết hay một số tài liệu quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay việc nghiên cứu đó còn rải rác, chưa mang tính hệ thống và thành quả chưa được là bao. Vì vậy việc lựa chọn và thực hiện đề tài "Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó" hi vọng góp một phần nhỏ bé vào hướng nghiên cứu đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là tìm hiểu những tư tưởng triết học cơ bản về con người trong triết học Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó. 6
  14. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận văn là: Thứ nhất, tìm hiểu khái quát điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị, điều kiện văn hóa - xã hội và một số tiền đề tư tưởng triết học cơ bản nhằm luận chứng cho sự ra đời của triết học nói chung và những quan điểm triết học về con người của Đạo gia. Thứ hai, phân tích và hệ thống hóa một số tư tưởng triết học cơ bản về con người trong Đạo gia chủ yếu trong các tác phẩm “Đạo Đức kinh” và Nam Hoa kinh”. Thứ ba, luận văn trình bày, phân tích một số ý nghĩa rút ra từ những quan điểm triết học về con người trong triết học Đạo gia đối với vấn đề con người hiện nay trên các phương diện nhận thức cũng như thực tiễn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những quan điểm cơ bản về con người trong triết học Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó. 4.2. Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tư tưởng triết học cơ bản về con người trong Đạo gia chủ yếu thông qua tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử và “Nam Hoa kinh” của Trang Tử cùng với một số các sách, bài viết và các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước thế hệ đi trước đã nghiên cứu về Đạo gia để từ đó tìm hiểu ý nghĩa hiện thời của nó đối với Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những tác phẩm kinh điển của Đạo gia như: “Đạo Đức 7
  15. kinh”; “Nam Hoa kinh”. Ngoài ra đề tài còn sử dụng những sách, ấn phẩm, bài viết hay những tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước của thế hệ đi trước đã nghiên cứu về Đạo gia. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành trên cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học. Luận văn sử dụng những phương pháp chủ yếu như sự thống nhất logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... 6. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống các tư tưởng triết học cơ bản về vấn đề con người trong Đạo gia và là một trong số rất ít công trình đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của nó đối với vấn đề con người hiện nay. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lí luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm nội dung của những quan điểm triết học về con người trong Đạo gia đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu ý nghĩa của những quan điểm đó trên bình diện nhận thức cũng như thực tiễn của vấn đề con người ở Việt Nam hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập và cho những ai quan tâm đến vấn đề con người trong triết học Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết. 8
  16. NỘI DUNG Chƣơng 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ TỔNG QUAN VỀ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA ĐẠO GIA 1.1. Bối cảnh ra đời và sự phát triển của Đạo gia 1.1.1. Bối cảnh ra đời của Đạo gia - Điều kiện kinh tế Lịch sử của nhà Chu bắt đầu từ sự thắng lợi của cuộc chiến tranh thôn tính giữa bộ tộc Chu với nhà Ân - Thương và kết thúc với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng Đế năm 221 tr.CN. Trung Quốc cổ đại dưới thời nhà Chu (1134-221 tr.CN), được chia làm hai giai đoạn Tây Chu (1134-770 tr.CN) và Đông Chu (770-221 tr.CN). Vì vậy trong lòng xã hội chất chứa nhiều mâu thuẫn xã hội, bùng phát nhiều biến động dữ dội báo trước một cuộc chuyển biến lớn lao. Nói về thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc các sử gia đều cho rằng đây là thời kì hôn quân, loạn thần, uy quyền thao túng, nhưng đồng thời cũng là thời kỳ xử sĩ được tự do nghị luận chính trị. Về tình hình kinh tế thời Xuân Thu thì tiến bộ mới quan trọng nhất trong thời kì này là sự ra đời của đồ sắt. Đồ sắt xuất hiện phổ biến, công cụ sản xuất bằng sắt tham gia vào thế giới công cụ đồng đá trước đây đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đến thời Xuân Thu trong lĩnh vực canh nông phương pháp canh tác rất tiến bộ, nhờ lưỡi cày bằng sắt, nhờ biết dùng bò để kéo cày, tạo điều kiện thuận lợi mới cho việc khai khẩn đất hoang mà còn tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Sang thời Chiến Quốc, nghề luyện sắt và kĩ thuật luyện sắt ngày càng phát triển cao, đồ sắt thay thế đồ đồng và trở thành nguyên liệu chính được sử dụng trong chiến tranh, nhiều loại công cụ bằng sắt như lưỡi cày, lưỡi cuốc, xẻng, liềm, búa và một số khuôn đúc sắt thuộc thời kì này đã được phát hiện. 9
  17. Thời kì này trong quan hệ ruộng đất cũng có sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất. Trong giai đoạn trước, toàn bộ ruộng đất ở Trung Quốc đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua được gọi là chế độ “tỉnh điền”. Nhưng bắt đầu từ thời Xuân Thu, chế độ ruộng đất của nhà nước dần dần tan rã, ruộng tư xuất hiện ngày một nhiều. Do công cụ sản xuất tiến bộ và số dân lao động tăng lên, người ta có khả năng khai khẩn thêm nhiều đất hoang, một số nông dân đã có ruộng đất riêng. Trước kia ruộng đất nhà nước thuộc quyền sở hữu nhà nước không được phép mua bán nhưng đến thời Xuân Thu hiện tượng mua bán ruộng đất đã xuất hiện. Đó là kết quả tất yếu của chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân, đồng thời việc mua bán ruộng đất lại thúc đẩy chế độ ruộng tư phát triển nhanh chóng. Bước sang thời Chiến Quốc, chế độ ruộng tư càng phát triển mạnh mẽ, chế độ Tỉnh điền đi đến chỗ tan rã hoàn toàn. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nền thủ công nghiệp tư doanh cũng phát triển. Tùy theo ngành nghề nhà nước tổ chức thành các xưởng khác nhau như xưởng đồng, xưởng sắt, xưởng dệt, xưởng gốm, xưởng mộc… Các đồ đồng bằng đồng đỏ, các đồ cẩn, khảm đã đạt kĩ thuật cao, đồ bạc và bằng ngọc đã xuất hiện. Xuân Thu - Chiến Quốc cũng là thời kì khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp. Vào thế kỉ VI - V tr.CN xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở. Đến thời Chiến Quốc, tiền tệ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: trao đổi hàng hóa, trả tiền thuê nhân công, cho vay lấy lãi, nộp thuế. Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước thoát ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc, thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên hay còn gọi là Hiển tộc. Như vậy Trung Hoa cổ đại là thời kì tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế - xã hội cũ theo truyền thống thị tộc mà trong đó thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì biểu hiện rõ nhất. Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển đó tất yếu dẫn đến sự 10
  18. hình thành sở hữu tư nhân. Đồng thời sự suy yếu của thế lực chính trị của nhà Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư. Điều đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời cổ đại Trung Hoa. Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai nhà Chu. Như vậy điều kiện kinh tế là cơ sở hình thành đầu tiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành của Đạo gia. Nguyên nhân của mọi biến động xã hội suy cho cùng bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế. Chính những sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực kinh tế đã tạo ra những thay đổi trong điều kiện chính trị. - Điều kiện chính trị Sự phát triển của sức sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội. Tầng lớp mới lên nắm quyền đã lấn chiếm một phần đất và một phần dân. Giai cấp quý tộc thị tộc Chu bị mất đất mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút và đương nhiên vai trò thống trị, ngôi Thiên tử của vua Chu chỉ còn là hình thức. Sự phân biệt sang hèn dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của chế độ thị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tài sản. Tầng lớp địa chủ mới lên ngày càng giàu có, lấn át quý tộc thị tộc cũ, thậm chí còn chiếm cả chính quyền như họ Quý thị ở nước Lỗ, họ Trần ở nước Tề. Xã hội Trung Quốc xảy ra những biến đổi mạnh mẽ. Các nước chư hầu của nhà Chu không còn phục tùng vương mệnh nữa, không chịu cống nạp, không ngừng cải cách chính trị, lần lượt xuất hiện nhiều đô thị buôn bán sầm uất và trở thành trung tâm chính trị văn hóa của nước. Vì thế các chư hầu gây chiến tranh thôn tính liên miên, mở đầu thời kì các nước lớn tranh nhau bá quyền. Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm mà xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ, xuất hiện Ngũ bá thời Xuân Thu. Các bá chủ chính là đại diện cho giai cấp mới đang lên sẽ thay thế cho giai cấp chủ nô đó là giai cấp địa chủ phong kiến, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất phong kiến. Thời Chiến Quốc được coi là 11
  19. thời kì hỗn loạn nhất ở Trung Quốc, trái với thời Xuân Thu, đây là giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực, hình thành bảy nước lớn gọi là Chiến Quốc thất hùng. Thời này chiến tranh còn nhiều hơn, quy mô lớn hơn và tàn khốc hơn thời Xuân Thu. Hồi ấy kẻ sĩ là tầng lớp hoạt động sôi nổi nhất về chính trị, tầng lớp sĩ có tri thức văn hóa, có kinh nghiệm đấu tranh chính trị hoặc có tài thuyết khách và tài thao lược nên vua chúa và quý tộc vào thời kì bấy giờ đã dời họ về làm quan lại, tướng tá, mưu sĩ hay “thực khách”. Về quan hệ giai cấp, sự xuất hiện chế độ ruộng tư đã dẫn đến sự phân hóa trong giai cấp thống trị. Do có ruộng đất riêng, một số đại phu, sĩ đã biến thành những địa chủ mới . Do có thế lực lớn về kinh tế, các nhà buôn cũng có những ảnh hưởng nhất định về chính trị, họ mua nhiều ruộng đất và trở thành những thương nhân kiêm địa chủ. Do sự phát triển của sức sản xuất, tổ chức công xã nông thôn bị tan rã, trong thôn xã có sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ, một số nhỏ nông dân giàu có trở thành địa chủ, phú nông, đa số nông dân mất ruộng đất, phải đi cấy rẻ, cày thuê trở thành tá điền, cố nông. Như vậy, tương ứng với cơ sở kinh tế mới là những lực lượng chính trị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương. Xu hướng chính trị của những thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều Chu. Hệ quả xã hội của xu hướng này thật tàn khốc. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra. Điều đó đã làm đảo lộn mọi thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu làm cho xã hội rơi vào cảnh loạn lạc, phá hoại sức sản xuất ghê gớm. Như vậy kết quả của những biến động của điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu giai tầng của xã hội. Nhiều giai tầng mới xuất hiện, mới cũ đan xen và mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Có thể tóm tắt mấy mâu thuẫn chính nổi lên trong thời kì này là: - Mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tư hữu tài sản có địa vị kinh tế trong xã hội mà không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc 12
  20. cũ của nhà Chu đang nắm chính quyền. - Mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương nhân với giai cấp quý tộc thị tộc nhà Chu. - Trong bản thân giai cấp quý tộc thị tộc Chu có một bộ phận tách ra, chuyển hóa lên giai tầng mới, một mặt họ muốn bảo lưu nhà Chu, một mặt họ cũng không hài lòng với trật tự cũ của nó. Họ muốn cải biến nó bằng con đường cải lương cải cách. - Tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc, một mặt họ đang bị tầng lớp mới lên tấn công về chính trị và kinh tế, mặt khác họ cũng có mâu thuẫn với tầng lớp đại quý tộc thị tộc đang nắm chính quyền. - Mâu thuẫn nông dân công xã thuộc các tộc bị người Chu nô dịch với nhà Chu và tầng lớp mới lên đang ra sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ. Đó là những mâu thuẫn của thời kì lịch sử đang đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc, tiến nhập vào chế độ phong kiến, đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng hay còn gọi là tông pháp, xây dựng nhà nước của giai cấp quốc dân, giải phóng lực lượng sản xuất mở đường cho xã hội phát triển. Điều đó được thể hiện rõ nét qua cuộc chiến tranh thôn tính khốc liệt nhằm thực hiện mưu đồ xưng bá của các nước chư hầu. - Điều kiện văn hóa - tư tưởng Thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã có một số thành tựu nổi bật về văn hóa khoa học và tư tưởng góp phần thúc đẩy, tác động đến sự nảy sinh hình thành và phát triển những tư tưởng triết học của Đạo gia, trong đó có quan niệm về con người của trường phái này. Về thiên văn học vào thế kỉ thứ IV tr.CN Thạch Thán nhà thiên văn cổ Trung Quốc đã có một bản tổng mục với 800 các tinh tú khác nhau trên bầu trời. Căn cứ vào vị trí của 28 ngôi sao trên xích đạo thiên cầu, người ta phân chia toàn bộ bầu trời thành 28 “túc”. Đối chiếu vị trí của mặt trời với các “túc” có thể chia ra các “tiết” của một năm như lập xuân - xuân phân, lập hạ - 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0