intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý THA tại 2 xã của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: đánh giá cầu trong quản lý bệnh THA từ phía người sử dụng tại 2 xã của huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng năm 2018. Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại địa điểm nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý THA tại 2 xã của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT THỰC TRẠNG CẦU SỬ DỤNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI 2 XÃ CỦA HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Phương Lan THÁI NGUYÊN, 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Thị Ánh Tuyết
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Phương Lan - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, Tập thể Ban giám đốc và cán bộ TTYT huyện Thông Nông, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân, TYT 02 xã Lương Can và Cần Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Nguyễn Thị Ánh Tuyết
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKLN : Bệnh không lây nhiễm HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản TBMMN : Tai biến mạch máu não THA : Tăng huyết áp HAMT : Huyết áp mục tiêu TTYT : Trung tâm y tế TYT : Trạm y tế YTNC : Yếu tố nguy cơ
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về THA .................................................................................. 3 1.1.2. Khái niệm quản lý tăng huyết áp ............................................................ 3 1.1.3. Phân loại THA......................................................................................... 4 1.1.4. Điều trị THA ........................................................................................... 4 1.1.5. Điều trị THA ở cơ sở............................................................................... 8 1.1.6. Khái niệm về cầu và cung trong quản lý THA ..................................... 10 1.2. Thực trạng cầu quản lý THA ................................................................... 11 1.2.1. Cầu quản lý THA trên thế giới .............................................................. 11 1.2.2. Cầu quản lý THA ở Việt Nam .............................................................. 11 1.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA trên thế giới và Việt Nam ... 12 1.3.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA trên thế giới ...................... 12 1.3.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA tại Việt Nam ..................... 15 1.3.3. Mạng lưới quản lý tăng huyết áp .......................................................... 18 1.3.4. Quản lý tăng huyết áp ở cơ sở ............................................................... 19 1.3.5. Thực trạng công tác quản lý THA tại Huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 22 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23 2.4.1.Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 23 2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu định lượng .......................................................... 23
  6. 2.4.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu định tính ............................................................. 24 2.5. Các chỉ số nghiên cứu .............................................................................. 25 2.5.1. Nhóm chỉ số thu thập từ phía người sử dụng dịch vụ: Đặc điểm nhân khẩu học,đặc điểm tình trạng huyết áp và quản lý THA, cầu sử dụng dịch vụ quản lý THA......................................................................... 25 2.5.2. Nhóm chỉ số về sự sẵn có và khả năng cung cấp dịch vụ từ phía cơ sở y tế công lập tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng............................ 27 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 28 2.6.1. Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 28 2.6.2. Số liệu định lượng ................................................................................. 28 2.6.3. Số liệu định tính .................................................................................... 29 2.6.4. Sai số và phương pháp khống chế sai số............................................... 30 2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 31 3.2. Đặc điểm về tình trạng huyết áp và quản lý THA ở đối tượng nghiên cứu32 3.3. Cầu quản lý bệnh tăng huyết áp tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2018 ........................................................................................... 34 3.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý THA tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2018 .......................................................................... 36 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 51 4.1. Cầu trong quản lý THA ở địa bàn nghiên cứu ......................................... 51 4.1.1 Cầu sàng lọc THA .................................................................................. 51 4.1.2. Cầu điều trị THA thường xuyên, liên tục ............................................. 52 4.1.3. Cầu trong việc quản lý thường xuyên liên tục tại trạm y tế xã ............. 55 4.2. Khả năng cung cấp dịch vụ quản lý THA tại huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng năm 2018. ................................................................................ 56
  7. 4.2.1 Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm THA .................................... 56 4.2.2. Cung cấp dịch vụ điều trị thường xuyên, liên tục đối với bệnh nhân THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng ...................... 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. PHỤ LỤC ............................................................................................................
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học ............................................................ 31 Bảng 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp trong số đối tượng tham gia nghiên cứu ......... 32 Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ THA theo mức độ ..................................................... 32 Bảng 3.4. Tỷ lệ thời điểm phát hiện tăng huyết áp ......................................... 32 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân đã biết bị THA đã từng điều trị............................ 33 Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh đã từng điều trị tại các cơ sở y tế .................................. 33 Bảng 3.7. Tỷ lệ điều trị thường xuyên liên tục trong số từng điều trị THA ... 33 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân có cầu trong sàng lọc tăng huyết áp..................... 34 Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân có cầu trong việc quản lý thường xuyên liên tục nhằm đạt huyết áp mục tiêu ................................................. 34 Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân có cầu trong việc quản lý thường xuyên liên tục để đạt HAMT tại trạm y tế xã ............................................... 35
  9. DANH MỤC HỘP Hộp 1: Hiểu biết sự cần thiết phải sàng lọc để phát hiện sớm từ phía người dân ..................................................................................................... 36 Hộp 2: Nhận định của bệnh nhân trong quản lý và điều trị THA ................... 37 Hộp 3: Hiểu biết sự cần thiết phải điều trị khi mắc THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng ..................................................... 37 Hộp 4: Hiểu biết của người dân về các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ sàng lọc THA............................................................................................. 38 Hộp 5: Khoảng cách tới cơ sở khám bệnh ...................................................... 38 Hộp 6: Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm THA ................................. 39 Hộp 7: Cung cấp dịch vụ điều trị thường xuyên, liên tục đối với bệnh nhân THA để kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng.............. 40 Hộp 8: Công tác quản lý.................................................................................. 40 Hộp 9: Tuân thủ kê đơn................................................................................... 41 Hộp 10: Hướng dẫn bệnh nhân điều trị ........................................................... 41 Hộp 11: Công tác quản lý người bệnh THA ................................................... 42 Hộp 12: Hướng dẫn bệnh nhân điều trị THA ................................................. 43 Hộp 13: Nhóm thuốc và số lượng thuốc THA cung cấp cho người bệnh ...... 43 Hộp 14: Chuyển tuyến bệnh nhân lên tuyến trên ............................................ 44 Hộp 15: Nhận định kết quả điều trị: ................................................................ 44 Hộp 16: Kinh phí quản lý THA tuyến huyện .................................................. 46 Hộp 17: Kinh phí quản lý THA tại tuyến xã ................................................... 47
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Điều trị tăng huyết áp ở cơ sở ..................................................................... 9 Sơ đồ 1.2: Mạng lưới quản lý tăng huyết áp hiện nay ở Việt Nam .......................... 18 Sơ đồ 1.3. Quản lý tăng huyết áp tuyến ở cơ sở ........................................................ 19
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao [33]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới đã có 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA và có tới 7,5 triệu người tử vong do là THA [49]. Tỷ lệ THA tại Hà Lan là 37%, Pháp là 24%, Hoa Kỳ là 24%. Ở các nước trong khu vực như Indonesia là 6-15%, ở Malaysia là 10-11%, ở Ấn Độ tỷ lệ THA ở đối tượng 60-69 tuổi là 44,5%. Tại Bangladesh tỷ lệ THA ở người > 60 tuổi là 55-75% [36], [42]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có tới 61% các quốc gia chưa có khuyến cáo về điều trị THA, 45% các quốc gia chưa huấn luyện điều trị THA cho nhân viên y tế, 25% nước không cung cấp đủ thuốc điều trị tăng huyết áp, 8% không đủ phương tiện tối thiểu để cung cấp dịch vụ này [47]. Tại Việt Nam, tỷ lệ THA đang có xu hướng gia tăng, năm 1960 tỷ lệ THA là 1,0% dân số, năm 1982 là 1,9%, năm 1992 là 11,79%, năm 2001 ở miền Bắc là 16,3%, năm 2005 là 18,3% ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh là 20%. Theo điều tra quốc gia năm 2012, tỷ lệ người THA là 25,1% [44] . Mặc dù tỷ lệ có xu hướng gia tăng như vậy nhưng đa số người bị THA không biết mình bị bệnh, hoặc biết bệnh nhưng không điều trị hoặc điều trị thất thường và không đúng cách [33]. Theo số liệu điều tra ở Việt Nam năm 2012 cho thấy tỷ lệ THA đối với nữ là 23,1% đối với nam 28,3%. Tỷ lệ biết mình bị THA đối với nữ 55,25% nhưng điều trị chỉ có 35,9%, điều trị kiểm soát được THA 14,5%, đối với nam tỷ lệ biết bị THA 28,3% nhưng tỷ lệ điều trị 21,7% và điều trị kiểm soát được THA chỉ có 6,1%. Tỷ lệ THA cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền giữa nông thôn với thành thị: Miền núi 21,5%, nông thôn 17,3%, đô thị 32,7% [44]. Thực trạng này cho thấy vấn đề cầu trong quản lý THA của cộng đồng là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
  12. 2 Chương trình phòng chống bệnh THA quốc gia đã được thiết lập với mục đích: Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% cán bộ y tế hoạt động trong phạm vi dự án được đào tạo về biện pháp dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về bệnh THA và các biện pháp phòng, chống bệnh THA. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số người mắc THA được phát hiện sẽ được điều trị đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định. Giảm 5% - 10% tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim, 15% - 20% tai biến mạch máu não do bệnh THA [27]. Tuy nhiên, các bằng chứng về thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại cộng đồng cho đến thời điểm hiện tại còn khan hiếm, đặc biệt khu vực miền núi, vùng khó khăn. Tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, hệ thống quản lý và dự phòng bệnh nhân THA mới chỉ tập trung cho công tác điều trị bệnh tại các bệnh viện, các trạm y tế xã, thị trấn, chưa được chú trọng. Giả thiết nghiên cứu của chúng tôi là tỷ lệ THA cao nên người dân có cầu quản lý THA lớn nhưng khả năng cung cấp dịch vụ còn kém. Vì vậy, để trả lời được câu hỏi mức độ cầu trong sử dụng dịch vụ tăng huyết áp của người dân và khả năng cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại huyện Thông Nông để góp phần đưa ra các bằng chứng cho các nhà quản lý về cầu và cung cấp dịch vụ quản lý bệnh THA, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý THA tại 2 xã của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài là: 1. Đánh giá cầu trong quản lý bệnh THA từ phía người sử dụng tại 2 xã của huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng năm 2018. 2. Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp tại địa điểm nghiên cứu.
  13. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về THA THA là tình trạng huyết áp thường xuyên tăng trên mức bình thường. Theo Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam, THA khi huyết áp tối đa (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu (HATTr) ≥ 90 mmHg [13]. Nguyên nhân THA được chia làm hai loại: THA nguyên phát khoảng 90% các trường hợp không có nguyên nhân rõ rệt. THA thứ phát là do hậu quả của một số bệnh khác như Bệnh thận, u tuyến thượng thận. Một số nguyên nhân gây THA có thể xác định được: - Các nguyên nhân THA do thuốc hoặc liên quan đến thuốc. - Bệnh thận mãn, hẹp động mạch thận. - Cường aldosteron tiên phát. - Pheochromocytoma … [1]. 1.1.2. Khái niệm quản lý tăng huyết áp Quản lý bệnh THA là tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống tăng huyết áp, khám sàng lọc phát hiện người bệnh THA và lập sổ quản lý theo dõi, kê đơn cấp phát thuốc điều trị định kỳ cho người bệnh THA tại tuyến y tế cơ sở [32]. Quản lý người bệnh THA để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc. Mục đích cuối cùng là giúp bệnh nhân kiểm soát được huyết áp mục tiêu và dự phòng biến chứng do THA gây ra [32]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu về cầu của người sử dụng và khả năng cung cấp dịch vụ đối với vấn đề: sàng lọc phát hiện sớm tăng huyết áp, lập sổ theo dõi huyết áp định kỳ và sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục nhằm kiểm soát được huyết áp và dự phòng biến chứng.
  14. 4 1.1.3. Phân loại THA Theo chương trình phòng chống một số bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế Việt Nam việc phân loại THA được quy định như sau: Bảng 1.1 Phân độ THA của Hội tim mạch Việt Nam năm 2015 Phân loại THA HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường < 130 < 85 HA bình thường cao 130-139 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và Bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120- 139 mmHg và HATTr từ 80-90 mmHg. 1.1.4. Điều trị THA 1.1.4.1. Mục tiêu điều trị - Giảm các tai biến và tử vong do tim và thận - Điều trị để đạt được huyết áp mục tiêu: + THA đơn thuần, huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg + THA kèm theo ĐTĐ hoặc bệnh mạn tính, huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg 1.1.4.2. Nguyên tắc điều trị Thường xuyên, liên tục, kéo dài thậm chí kéo dài đến hết đời của người bệnh. Đồng thời kết hợp với sự quản lý và giám sát của mạng lưới y tế và cộng đồng.
  15. 5 1.1.4.3. Các phương pháp điều trị Áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng… - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và yếu tố vi lượng + Giảm ăn mặn (180 Bệnh cảnh - 129 mmHg - 139 mmHg mmHg và - 179 mmHg và và và Huyết áp tâm mmHg và Huyết áp Huyết áp Huyết áp trương 90 - 99 Huyết áp tâm trương
  16. 6 Huyết áp Tiền Tăng huyết Tăng huyết Bình Tăng huyết áp THA Độ II áp thường áp Độ I Độ III tâm trương tâm trương mmHg tâm trương >110 mmHg 80 - 84 85 - 89 100 - 109 mmHg mmHg mmHg Tích cực Tích cực thay thayy đổi lối đổi lối sống sống kiểm Tích cực Không có kiểm soát yếu soát yếu tố thay đổi lối yếu tố nguy Theo dõi Theo dõi tố nguy cơ vài nguy cơ vài sống kiểm cơ tim huyết áp huyết áp tháng. tuần. soát yếu tố mạch nào định kỳ định kỳ Dùng thuốc Dùng thuốc nguy cơ khác nếu không nếu không Điều trị kiểm soát kiểm soát thuốc được huyết áp được huyết áp Tích cực Tích cực thay thay đổi lối đổi lối sống Tích cực Có từ 1-2 sống kiểm Tích cực Tích cực kiểm soát yếu thay đổi lối yếu tố nguy soát yếu tố thay đổi lối thay đổi lối tố nguy cơ vài sống kiểm cơ tim nguy cơ vài sống kiểm sống kiểm tuần soát yếu tố mạch tuần soát yếu tố soát yếu tố Dùng thuốc nguy cơ (YTNCTM) Dùng thuốc nguy cơ nguy cơ nếu không Dùng thuốc khác nếu không kiểm soát hạ áp ngay kiểm soát được huyết áp được huyết áp Có ≥ 3 Tích cực Tích cực Tích cực thay Tích cực Tích cực YTNCTM thay đổi lối thay đổi lối đổi lối sống thay đổi lối thay đổi lối khác hoặc sống kiểm sống kiểm kiểm soát yếu sống kiểm sống kiểm
  17. 7 Huyết áp Tiền Tăng huyết Tăng huyết Bình Tăng huyết áp THA Độ II áp thường áp Độ I Độ III hội chứng soát yếu tố soát yếu tố tố nguy cơ soát yếu tố soát yếu tố chuyển hóa nguy cơ nguy cơ Điều trị thuốc nguy cơ nguy cơ hoặc tổn Cân nhắc Điều trị Dùng thuốc thương cơ điều trị thuốc thuốc hạ áp ngay quan đích Tích cực Tích cực thay đổi lối thay đổi lối sống kiểm Có bệnh sống kiểm soát yếu tố tiểu đường soát yếu tố nguy cơ nguy cơ Điều trị thuốc Đã có biến Tích cực Tích cực Tích cực Tích cực Tích cực thay cố hoặc thay đổi lối thay đổi lối thay đổi lối thay đổi lối đổi lối sống bệnh tim sống kiểm sống kiểm sống kiểm sống kiểm kiểm soát yếu mạch hoặc soát yếu tố soát yếu tố soát yếu tố soát yếu tố tố nguy cơ có bệnh nguy cơ nguy cơ nguy cơ nguy cơ Dùng thuốc thận mạn Dùng thuốc Dùng thuốc Dùng thuốc Dùng thuốc hạ áp ngay tính hạ áp ngay hạ áp ngay hạ áp ngay hạ áp ngay
  18. 8 1.1.5. Điều trị THA ở cơ sở 1. Đo huyết áp theo đúng quy trình chuẩn ở cả hai bên cánh tay 2. Phát hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác: (1) Tiền sử tai biến Bước 1: mạch máu não hoặc đái tháo đường hoặc rối loạn lipid máu; (2) Đánh giá Tuổi (Nam > 55 tuổi, Nữ > 65 tuổi); (3) Quá cân hay béo phì nguy cơ hoặc béo bụng; (4) Hút thuốc; (5) Uống nhiều rượu; (6) Lười tim mạch vận động; (7) Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (Nam < tổng thể 55 tuổi, Nữ
  19. 9 1. Tư vấn tích cực để thay đổi lối sống và hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 2. Xác định mục tiêu điều trị: đưa huyết áp < 140/90mmHg (1: Thường phải phối hợp từ 2 loại thuốc trở lên (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển/UCTT, chẹn bêta giao cảm …) 4. Nếu huyết áp chưa đạt mục tiêu điều trị: chỉnh liều thuốc tối ưu hoặc bổ sung thêm 1 loại khác đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Nếu sau đó vẫn không đạt mục tiêu, thì chuyển lên tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch. 1. Huyết áp
  20. 10 1.1.6. Khái niệm về cầu và cung trong quản lý THA Cầu là sự sẵn sàng mua và có khả năng chi trả cho một loại dịch vụ nào đó. Như vậy, không phải tất cả mọi người có bệnh đều có cầu chữa bệnh mà cầu có nghĩa là: có bệnh + sẵn sàng chữa bệnh + sẵn sàng chi trả ( hoặc ở đó miễn phí thì là sẵn sàng sử dụng dịch vụ ) [11]. Trong nghiên cứu này, cầu sử dụng dịch vụ quản lý THA từ phía người sử dụng trong bao gồm: được sàng lọc sớm để phát hiện bệnh, quản lý điều trị thường xuyên và liên tục những ca chẩn đoán THA để đạt huyết áp mục tiêu và dự phòng biến chứng. Cung cấp dịch vụ quản lý THA bao gồm: dịch vụ sàng lọc, lập sổ theo dõi để quản lý bệnh nhân THA thường xuyên liên tục nhằm kiểm soát huyết áp và dự phòng biến chứng. Chúng tôi quan tâm đến dịch vụ quản lý THA ở tuyến huyện và tuyến xã. Nằm điều trị nội trú trong bệnh viện: Là những trường hợp người bệnh mắc THA có biến chứng hoặc không có biến chứng, được thầy thuốc của bệnh viện làm hồ sơ bệnh án theo quy định vào nằm điều trị nội trú tại bệnh viện và điều trị theo chế độ người bệnh nội trú. Kê đơn mua hoặc phát thuốc về nhà tự dùng thuốc: Là những trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được chẩn đoán là THA và được kê đơn thuốc và được phát thuốc về tự sử dụng thuốc tại gia đình. Cơ sở y tế có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi, hẹn người bệnh đến khám theo định kỳ. Lập hồ theo dõi quản lý và kê đơn phát thuốc về nhà sử dụng: Là người bệnh đến khám bệnh tại bệnh viện được chẩn đoán là THA và được làm hồ sơ, sổ theo dõi và được cấp phát thuốc cho người bệnh về gia đình sử dụng. Người bệnh theo hướng dẫn điều trị và đến tái khám tại phòng điều trị và quản lý THA có kiểm soát tại bệnh viện theo định kỳ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2