intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn này tìm hiểu thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ; một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ. Để nắm chi tiết hơn nội dung, mời các bạn cùng tham khảo luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------- NGUYỄN HỒ MAI THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH 8 LOẠI VẮC XIN Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI PHƯỜNG Ô CHỢ DỪA, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHOẺ BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG --------------------- NGUYỄN HỒ MAI THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH 8 LOẠI VẮC XIN Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI PHƯỜNG Ô CHỢ DỪA, QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 8720701 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ HÀ NỘI – 2019 Thang Long University Library
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ nhiều phía, đó là các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị Minh Lý, người đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. PGS.TS Đào Xuân Vinh đã giúp em định hướng trong việc xây dựng đề cương và sửa chữa luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo Bộ môn Y tế công cộng - Trường Đại học Thăng Long đã truyền thụ và giúp em trang bị kiến thức trong quá trình học tập. Sau cùng, xin gửi cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình và bạn bè, là những người luôn ở bên động viên chia sẻ và ủng hộ tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Hồ Mai
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hồ Mai Thang Long University Library
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT BCG : Vắc xin phòng lao CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CTTC : Chuyên trách tiêm chủng DPT– VGB – Hib : Vắc xin phối hợp 5 thành phần phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – viêm gan B – viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenza týp B GAVI : Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng IPV : Vắc xin Bại liệt tiêm MMR : Vắc xin Sởi-Quai bị-Rubella OPV : Vắc xin Bại liệt uống TC : Tiêm chủng TCĐĐ : Tiêm chủng đầy đủ TCMR : Tiêm chủng mở rộng UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children's Fund) UV : Uốn ván WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) VX : Vắc xin
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 ........................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3 1.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 3 1.1.1. Vắc xin ............................................................................................ 3 1.1.2. Tiêm chủng ..................................................................................... 3 1.1.3. Tiêm chủng đầy đủ.......................................................................... 4 1.1.4. Phản ứng sau tiêm chủng ................................................................ 5 1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới và tại Việt Nam ................................. 5 1.2.1. Chương trình tiêm chủng trên thế giới............................................ 5 1.2.2. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam .......................................... 7 1.3. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em dưới 1 tuổi........................................ 9 1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................ 9 1.3.2. Việt Nam...................................................................................................... 9 1.3.3. Chương trình tiêm chủng tại Hà Nội ............................................ 12 1.4. Một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em............................. 12 1.4.1. Nghiên cứu trên Thế giới ......................................................................... 13 1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 14 1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu.................................................................. 16 1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 17 Chương 2 ......................................................................................................... 18 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 18 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................... 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 18 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18 Thang Long University Library
  7. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ........................................ 19 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin............................................................... 20 2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu............................................................................... 20 2.3.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................ 20 2.3.2. Tiêu chí đánh giá ..................................................................................... 28 2.4. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 30 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 30 2.6. Sai số và cách khắc phục ................................................................................. 30 2.7. Hạn chế nghiên cứu.......................................................................................... 31 Chương 3 ......................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 32 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 32 3.2. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở phường Ô Chợ Dừa năm 2019 ........................................................... 35 3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ em dưới 1 tuổi tại địa điểm nghiên cứu ........................................................ 39 Chương 4 ......................................................................................................... 49 BÀN LUẬN .................................................................................................... 49 4.1. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ. ............. 49 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ. ........ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Tình trạng của trẻ tham gia nghiên cứu ......................................... 32 Bảng 3. 2. Thông tin chung về người chăm sóc trẻ tham gia nghiên cứu ...... 33 Bảng 3. 3. Tình trạng của gia đình có trẻ tham gia nghiên cứu ...................... 34 Bảng 3.4. Tình trạng tai biến lần tiêm trước/số lần ốm, đi viện năm qua của trẻ tham gia nghiên cứu ................................................................................... 34 Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin BCG ở trẻ .................. 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch với vắc xin DPT – Hib ..... 36 Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch với vắc xin phòng bệnh viêm gan B................................................................................................................ 36 Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch với..................................... 36 Bảng 3.9 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch với ........................................... 37 Bảng 3.10 Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch với cả 8 loại vắc xin ở trẻ ..... 37 Bảng 3.11 Lý do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch..................... 38 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ ....................................................................... 39 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa việc bà mẹ giữ sổ tiêm của con và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ ....................................................................................... 40 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kiến thức của mẹ về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ ....................................................................................... 41 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa giới của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ .......... 41 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ .................................................................................................. 42 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa loại hình tiêm chủng của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ .................................................................................................. 42 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nguồn thông tin người mẹ nhận được về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ ........................................................... 43 Thang Long University Library
  9. Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuổi mẹ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ 44 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa số bà mẹ giữ sổ tiêm của con và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ ................................................................................... 45 Bảng 3.21 Mối liên quan giữa kiến thức của mẹ về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ ................................................................................... 45 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa giới của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch...... 46 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ .............................................................................................. 47 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa loại hình tiêm chủng của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ .............................................................................................. 47 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa nguồn thông tin người mẹ nhận được về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch ở trẻ ....................................................... 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012 ... 10
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hướng đến mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Tại Hà Nội, sau giai đoạn triển khai thí điểm, đến năm 1985 chương trình đã bao phủ 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, với tỷ lệ đối tượng được tiêm chủng đầy đủ năm sau cao hơn năm trước. Từ nhiều năm nay tỷ lệ bao phủ trong nhóm trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%. Nhờ tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm hàng chục đến hàng trăm lần góp phần vào thành công chung của Việt Nam: thanh toán được bệnh bại liệt (năm 2000), loại trừ uốn ván sơ sinh (2005), tiến tới thanh toán, loại trừ từng bệnh có vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở những năm tiếp theo [6]. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp. Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, năm 2013 toàn thành phố chỉ ghi nhận 06 trường hợp mắc ho gà, số mắc liên tục tăng lên 23 trường hợp năm 2014 và tăng đột biến năm 2015 với 164 trường hợp trong đó có 1 trường hợp tử vong và 08 tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận 53 trường hợp. Đặc biệt, phải kể đến dịch sởi xảy ra năm 2014, có đến 1971 trường hợp sởi, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Nguyên nhân là do tỷ lệ tiêm chủng giảm. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng liên quan đến vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, người dân dè dặt khi đưa con em đi tiêm chủng miễn phí, trong khi vắc xin dịch vụ khan hiếm dẫn đến hậu quả trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng không đúng lịch (chiếm đến 75% theo thống kê từ dịch sởi năm 2014) [36]. Thang Long University Library
  11. 2 Phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa là một trong những phường ở khu vực nội thành có tình hình dân cư ngày càng phức tạp, di biến động dân cư nhiều, hoạt động giao thông mạnh, khói bụi, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh có nguy cơ xuất hiện. Số đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm lớn. Bên cạnh hình thức tiêm chủng miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hình thức tiêm chủng dịch vụ cũng được người dân lựa chọn nhiều (khoảng 15%). Đây là thách thức đối với chương trình tiêm chủng mở rộng thành phố trong việc đảm bảo tốt công tác tiêm chủng mở rộng nhất là không bỏ sót đối tượng. Trước tình hình đó, việc xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và phân tích các yếu tố liên quan tại phường Ô Chợ Dừa là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình, đồng thời đưa ra những khuyến nghị thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh lớn có thể bùng phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2019” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi tại địa điểm nghiên cứu.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Vắc xin Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh [29]. Ngày nay, khái niệm về vắc xin đã được mở rộng, không chỉ là chế phẩm từ vi sinh vật được dùng để phòng bệnh, mà vắc xin còn được làm từ vật liệu sinh học không vi sinh vật và được dùng với các mục đích khác nhau như: vắc xin chống khối u được làm từ các tế bào sinh khối u, vắc xin chống thụ thai được làm từ thụ thể (receptor) của trứng dùng để ngăn cản điều kiện thụ thai….[4]. 1.1.2. Tiêm chủng Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật [6]. Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi tiêm chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên thường tạo ra kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời gian tiêm, mũi thứ 2 sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và thường là kháng thể loại IgG. Sau tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở mức độ cao trong thời gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm xuống nhưng do cơ chế trí nhớ miễn dịch nên đa số trường hợp vẫn có khả năng kích thích cơ thể đáp ứng nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh [22]. Thang Long University Library
  13. 4 1.1.3. Tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng đúng lịch Theo định nghĩa của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, một trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ là được nhận đủ 8 loại vắc xin và đủ 14 liều như sau: Vắc xin BCG, 3 liều vắc xin DPT, 3 liều vắc xin VGB, 3 liều viêm màng não mủ do Hib, 3 lần uống vắc xin OPV và tiêm vắc xin Sởi. Viêm gan B sơ sinh không được đưa vào chỉ tiêu tiêm chủng đầy đủ [39]. Như vậy trẻ tiêm chủng không đầy đủ là thiếu 1 trong số 14 liều như trên. Tiêm chủng đúng lịch là trẻ được tiêm chủng đầy đủ và theo đúng thời gian quy định của Bộ Y tế, cụ thể: + Vắc xin BCG:  Tiêm trong vòng 01 tháng tuổi  Trẻ được tiêm phòng bệnh lao muộn là trẻ tiêm BCG trên 01 tháng tuổi + Vắc xin Viêm gan B:  Tiêm đủ 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng  Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng + Vắc xin DPT:  Tiêm 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng  Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng + Vắc xin OPV/IPV:  Uống/tiêm (sau đây gọi chung là tiêm) đủ 03 liều, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các liều cách nhau tối thiểu 01 tháng.  Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 liều trước 06 tháng + Vắc xin viêm màng não mủ do Hib:
  14. 5  Tiêm 03 mũi, từ đủ 02 tháng tuổi đến trước 06 tháng tuổi, các mũi cách nhau tối thiểu 01 tháng  Trẻ tiêm không đúng lịch là không hoàn thành 03 mũi trước 06 tháng + Vắc xin Sởi:  Tiêm khi trẻ đủ 09 tháng tuổi đến trước 11 tháng tuổi  Trẻ tiêm không đúng lịch là tiêm khi trẻ đủ 11 tháng Một trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch mới có miễn dịch cho trẻ đó phòng bệnh. Khoảng cách giữa các liều vắc xin phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất của từng vắc xin, khoảng cách đó là tối thiểu. Không được tiêm chủng trước lịch tiêm, vì như vậy trẻ sẽ không được miễn dịch tốt nhất. 1.1.4. Phản ứng sau tiêm chủng Khái niệm - Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc toàn thân xảy ra sau tiêm chủng, không nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng [6]. - Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bệnh xảy ra sau khi tiêm chủng được nghĩ là do tiêm chủng gây ra. Các trường hợp này có thể do vắc xin hoặc liên quan tới quá trình tiêm chủng [9]. 1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1. Chương trình tiêm chủng trên thế giới Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Programme on Immunization – EPI) được WHO và UNICEF thiết lập từ năm 1974 sau khi thông qua Nghị quyết tại đại hội đồng Y tế thế giới (WHA 27.57). Các vắc xin đầu tiên được đưa vào chương trình TCMR là: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi – Đây là 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ mắc và chết cao nhất ở trẻ em. Mục tiêu của chương trình là phổ cập tiêm chủng cho trẻ em vào năm 1990. Đó cũng là mục tiêu chủ yếu của WHO trong chiến lược Thang Long University Library
  15. 6 phấn đấu thực hiện sức khỏe cho mọi người vào năm 2000. Thời gian đầu chỉ có khoảng 5% trẻ em ở các nước phát triển được tiêm chủng. Trong năm 2014, khoảng 86% (115 triệu) trẻ em trên toàn thế giới được tiêm đầy đủ 3 liều vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP3). Tính đến năm 2014, có 129 quốc gia có ít nhất 90% trẻ được tiêm chủng vắc xin DTP3 [57]. Trong hơn 4 thập kỉ qua, thông qua các văn phòng khu vực của WHO chương trình TCMR thực hiện chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và các quốc gia. Các vắc xin: viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib lần lượt được bổ sung vào chương trình TCMR của hầu hết các nước, kể cả các nước đang phát triển. Riêng vắc xin Quinvaxem đã được triển khai trên 91 nước trên thế giới. Chương trình TCMR đã góp phần quan trọng đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong của con người và hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội. Tại các nước đang phát triển, trẻ em là đối tượng được quan tâm hàng đầu về vấn đề tiêm chủng để phòng tránh bệnh tật và di chứng do các bệnh truyền nhiễm. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người được cứu sống nhờ chương trình TCMR. Đến nay bệnh bại liệt đã được thanh toán ở nhiều nước trên thế giới, và chỉ còn lưu hành ở 1 số nước Châu Phi, Châu Á như: Ấn Độ, Công gô, Pakistan, Băng la đét, … Năm 2002, có 135 nước đã loại trừ được uốn ván sơ sinh, giảm 1,55 lần so với năm 1980. Công tác phòng chống bệnh Sởi đã được đẩy mạnh. Số trẻ em chết vì bệnh Sởi đã giảm khoảng 80%, từ 733.000 trường hợp tử vong vào năm 2000 xuống 164.000 trường hợp tử vong năm 2008 [55]. Năm 1999, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) được thành lập với mục đích cải thiện sức khỏe trẻ em ở các nước nghèo nhất bằng cách mở rộng tầm với của chương trình TCMR. GAVI tập hợp thành 1 liên
  16. 7 minh lớn và đã giúp đổi mới quan tâm và duy trì tầm quan trọng của tiêm chủng trong đấu tranh chống lại gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm gây ra. GAVI là tổ chức đã tài trợ cho chương trình TCMR trong công tác triển khai tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh từ 2003 và Quinvaxem từ 2010. Nhờ có liên minh GAVI, trẻ em Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với Vắc xin mới được sản xuất với công nghệ cao trong chương trình TCMR [56]. Tuy nhiên, chương trình TCMR cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức lớn: bệnh bại liệt chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu, công tác loại trừ uốn ván sơ sinh còn gặp khó khăn ở các nước nghèo tại khu vực châu Phi và châu Á. Năm 2009 lại xuất hiện dịch sởi lớn ở nhiều nước như Afghanistan, Angola, Bangladesh, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Isaland, Việt Nam, Zimbabwe …[55] 1.2.2. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam Chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi. Sau một thời gian thí điểm, chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Sau khi có chủ trương đưa vắc xin mới phòng bệnh viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib cũng như bổ sung các mũi tiêm nhắc của vắc xin sởi và vắc xin DPT vào chương trình. Ngày 17/03/2010 Bộ Y tế có quyết định số 845/2010/QĐ-BYT thay đổi về lịch tiêm các vắc xin phòng bệnh viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và Hib như sau [3]: Thang Long University Library
  17. 8 Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng STT Tuổi của trẻ Vắc xin sử dụng - BCG 1 Sơ sinh - Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ - DPT-VGB-Hib mũi 1 2 02 tháng - OPV lần 1 - DPT-VGB-Hib mũi 2 3 03 tháng - OPV lần 2 - DPT-VGB-Hib mũi 3 4 04 tháng - OPV lần 3 5 09 tháng - Sởi mũi 1 - DPT mũi 4 6 18 tháng - Sởi mũi 2 Nguồn: Bộ Y tế [3] Nhờ có chính sách Y tế và sự thành công trong việc xã hội hóa tiêm chủng mà ngày nay chương trình TCMR đã trở thành 1 dịch vụ quan trọng không thể thiếu trong công tác CSSKBĐ tại Việt Nam. Chất lượng tiêm chủng ngày càng được chú trọng và nâng cao. Từ năm 1993 đến năm 2010, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90%, riêng năm 2007 chỉ đạt 81,8% do ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm viêm gan B; tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ luôn đạt trên 80% đến 90% [10], [11], [12], [13]. Đó là nền tảng để Việt Nam đạt được những mục tiêu chiến lược về khống chế, loại trừ, thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Sự thành công của chương trình TCMR đã làm thay đổi cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Năm 2000, Việt Nam chính thức được WHO công nhận thanh toán bệnh bại liệt. Năm 2005, Việt Nam tiếp tục được công nhận loại trừ uốn ván
  18. 9 sơ sinh trên đơn vị huyện. Các hoạt động tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn được duy trì đều đặn [6], [21]. 1.3. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch ở trẻ em dưới 1 tuổi 1.3.1. Trên thế giới Năm 2011 tại Kenya, bằng phương pháp chọn mẫu chùm trên 380 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi và bà mẹ/ người giám hộ trẻ đó cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ là 76,6%. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin riêng cao (trên 90%), thấp nhất là tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Sởi (77,4%). Tỷ lệ bỏ mũi tiêm giữa mũi đầu tiên và mũi thứ 3 vắc xin DPT là 8,9% [53]. Năm 2013, nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng tại 15 quận huyện tại miền nam Ethiapia trên 630 trẻ trong độ tuổi 12 tháng đến 23 tháng tuổi cho kết quả gần 3/4 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ (73,2%), 20,3% trẻ được tiêm chủng 1 lần [58]. Bằng phương pháp chọn mẫu 30 cụm của WHO, tại Mumbai năm 2013 cũng có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi cho kết quả: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi là hơn 80%, cao nhất là vắc xin BCG(97,1%), thấp nhất là vắc xin sởi (87,6%) [46]. 1.3.2. Việt Nam Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã phường được bao phủ Chương trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của Chương trình. Tỷ lệ này liên tục tăng lên theo các năm, kể từ năm 1995 luôn được duy trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến tỉnh. Từ năm 2004 tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến huyện [6]. Thang Long University Library
  19. 10 Biểu đồ 1.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012 Nguồn: Bộ Y tế [6] Số liệu cập nhật của Chương trình tiêm chủng mở rộng tính đến 2016 Năm 2013 2014 2015 3/2016 91,4 97,1 97,2 22,5 Nguồn: http://tiemchungmorong.vn/vi/content/thong-ke-tcmr.html [1] Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục duy trì các thành quả đã đạt được trong những năm vừa qua. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ năm 2011 và 2012 là 96% với 8 loại vắc xin được tiêm. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ dưới 1 tuổi giai đoạn 2013-2016 tăng đến 97,2% (2015). Kết quả tiêm chủng đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [5]. Năm 2010, nghiên cứu của Trương Văn Dũng thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trên 644 trẻ từ 10 đến 36 tháng tuổi và 644 bà mẹ của trẻ đó bằng phương pháp mô tả cắt ngang cho kết quả tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ đạt 96,27%, còn 3,73% trẻ không tiêm chủng đầy đủ [14].
  20. 11 Trong nghiên cứu của tác giả Tống Thiện Anh tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 trên 210 trẻ cho thấy: tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ khi trẻ dưới 1 tuổi đạt 93,3%, vượt so với chỉ tiêu CTTCMR quốc gia [2]. Một nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ tiêm chủng đã được tiến hành trên toàn bộ 151 trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng từ 01/02/2015 đến 01/04/2015 đã chỉ ra tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là 84,8%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ từng loại vắc-xin: viêm gan B mũi 0 chiếm 39,7%; lao đạt 98,7%; tiêm đủ 3 mũi DPT- VGB-Hib đạt 84,8%; uống đủ 3 lần OPV đạt 88,1%; sởi mũi 1 đạt 98% [17]. Năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Hương sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang dựa vào cách chọn mẫu 30 cụm, mỗi cụm 7 trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi theo hướng dẫn của WHO tại 17 xã, phường của thành phố Móng Cái, Quảng Ninh chot hấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ đạt 65% [24]. Cũng năm 2015, Hứa Hoàng Tây và cộng sự sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện nghiên cứu tại quận Cái Răng, TP. Cần Thơ trên 320 bà mẹ có con từ 12 đến 24 tháng tuổi, phối hợp hồi cứu hồ sơ tiêm chủng cá nhân của trẻ nhắm đánh giá tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ đạt 92,2%, nhưng chỉ có 7,8% trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin có trong chương trình TCMR. Trẻ tiêm đủ liều và đúng lịch mũi thứ nhất của vắc xin phòng bệnh sởi và BCG chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), viêm gan B sơ sinh là vắc xin có tỷ lệ tiêm chủng đủ liều và đúng lịch thấp nhất (26,3%) [30]. Tác giả Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong, Võ Viết Quang và cộng sự trong nghiên cứu về thực trạng tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ dưới 1 tuổi cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 1 là 93,2%, sau đó giảm dần ở Thang Long University Library
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2