intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tràng An Hà Nội

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

1.684
lượt xem
249
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế thị trường, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thực trạng chất lượng tín dụng của Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Tràng An, Hà Nội, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tràng An Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tràng An Hà Nội

MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ở bất kỳ một quốc gia nào, hệ thống Ngân hàng thương mại luôn đóng<br /> vai trò quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt<br /> động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập trung nguồn lực<br /> vốn cho phát triển đất nước.<br /> Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế,<br /> nhu cầu vốn đã trở nên vô cùng quan trọng, cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở<br /> hạ tầng, đổi mới trang thiết bị máy móc thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu<br /> kinh tế. Hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trở thành một phần<br /> không thể thiếu trong quá trình phát triển đó. Kể từ khi chuyển từ hệ thống<br /> ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, các ngân hàng thương<br /> mại ( NHTM) Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số<br /> lượng, loại hình, mạng lưới, quy mô hoạt động và năng lực tài chính đã góp<br /> phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền. Ngoài hệ thống ngân hàng<br /> quốc doanh còn có các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên<br /> doanh.., các nghiệp vụ cũng đổi mới và từng bước hiện đại hóa, tiếp cận với<br /> công nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa<br /> dạng, ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn của khách hàng, góp<br /> phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Ngày nay ngân hàng<br /> đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành lên sự vận động nhịp nhàng<br /> của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác ngân hàng có nhiệm vụ<br /> tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi<br /> trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động.<br /> Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang trong thời kỳ chưa ổn<br /> định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện, tỷ lệ lạm phát tăng cao,<br /> giá vàng biến đổi thất thường, thị trường bất động sản chưa khởi sắc nên hoạt<br /> <br /> 1<br /> <br /> động kinh doanh của các NHTM còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chất<br /> lượng tín dụng chưa cao mà biểu hiện là nợ quá hạn, nợ khó đòi hay còn gọi<br /> là nợ xấu còn lớn. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên<br /> nhân phát sinh rủi ro tín dụng đề từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm<br /> nâng cao chất lượng tín dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến<br /> lược lâu dài được nhiều ngân hàng quan tâm tới. Nói như vậy bởi lẽ, trong<br /> điều kiện hiện nay hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng và cơ bản nhất<br /> trong toàn bộ các hoạt động của NHTM. Hoạt động đó đã tạo ra phần lớn tài<br /> sản trong tổng tài sản của các NHTM và là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập<br /> chính của mỗi ngân hàng dưới hình thức thu nhập từ lãi cho vay.Tuy nhiên<br /> hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây tổn thất rất lớn, dẫn đến<br /> mất khả năng thanh toán hay phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy mà “ chất<br /> lượng tín dụng” luôn là vấn đề “ sống, còn” trong hoạt động kinh doanh mà<br /> bất cứ một ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm trong suốt quá trình tồn tại<br /> và phát triển của mình.<br /> Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT) Việt<br /> Nam – Chi nhánh Tràng An Hà Nội là chi nhánh được đổi tên từ Ngân hàng<br /> nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT) Việt Nam – Chi nhánh<br /> Láng Thượng theo Quyết định số số 1463/QĐ/HĐQT-TCCB ngày<br /> 03/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng NHNo&PTNT Việt Nam, là một chi<br /> nhánh hoạt động trên địa bàn Thủ đô – Trung tâm kinh tế chính trị của cả<br /> nước. Đây vừa là môi trường hấp dẫn, vừa là tiềm năng lớn trong kinh doanh<br /> nhưng đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh. Hoạt<br /> động trên cùng một địa bàn với nhiều NHTM lớn, sự cạnh tranh trong kinh<br /> doanh là không thể tránh khỏi. Song, kể từ khi thành lập cho đến nay, Chi<br /> nhánh đã từng bước phấn đấu, ngày một hoàn thiện hơn và đạt được nhiều<br /> thành tựu đáng kể, có tốc độ phát triển tương đối nhanh về mọi mặt, đã khẳng<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> định được vị trí trên thị trường. Tuy vậy trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã<br /> hội hiện nay hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng đang phải đối mặt với<br /> nhiều thách thức mới, nhiều tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng, cùng với những<br /> kiến thức đã học tập, nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng cao chất<br /> lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt<br /> Nam – Chi nhánh Tràng An Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ của mình.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br /> - Nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín<br /> dụng của các NHTM trong nền kinh tế thị trường.<br /> - Khảo sát toàn diện và có hệ thống về thực trạng chất lượng tín dụng<br /> của Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (<br /> NHNo&PTNT) Chi nhánh Tràng An, Hà Nội.<br /> - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT<br /> chi nhánh Tràng An Hà Nội.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu:<br /> + Các lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM.<br /> + Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tràng<br /> An, Hà Nội<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT<br /> chi nhánh Tràng An Hà Nội trong giai đoạn 2012 – 2014.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháo<br /> nghiên cứu: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân<br /> tích, thống kê, so sánh...<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thu thập tài liệu qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của<br /> NHNo&PTNT Chi nhánh Tràng An, Hà Nội từ năm 2012 – 2014; Tài liệu<br /> báo cáo thường niên năm 2012,2013,2014 và các văn bản liên quan đến công<br /> tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> Việt Nam.<br /> Ngoài ra còn sử dụng phương pháp : Đặt câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp<br /> cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cũng như Ban lãnh đạo tại Chi nhánh<br /> NHNo&PTNT Chi nhánh Tràng An.<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn<br /> được kết cấu làm 3 chương.<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng<br /> của Ngân hàng thương mại.<br /> Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tràng An Hà Nội.<br /> Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân<br /> hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tràng An<br /> Hà Nội.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> Chương 1<br /> <br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO CHẤT<br /> LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.<br /> 1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br /> 1.1.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng<br /> 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng<br /> Trong nền kinh tế hàng hóa, trong cùng một thời gian luôn có một số<br /> người tạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay. Bên<br /> cạnh đó luôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay. Hiện<br /> tượng này làm nảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được<br /> dịch chuyển từ nơi thạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu với điều kiện hoàn<br /> trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuận thu được do sử dụng vốn vay. Tín dụng<br /> theo nghĩa La tinh là Creditim, có nghĩa là sự tín nhiệm, sự tin tưởng. Tên gọi<br /> này xuất phát từ bản chất quan hệ tín dụng.<br /> Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan<br /> hệ tín dụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ khi chế độ cộng sản nguyên<br /> thủy tan rã. Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến<br /> cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị<br /> trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các<br /> hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau:<br /> Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê<br /> mua và tín dụng tiêu dùng. Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh<br /> tế xã hội cụ thể. Tuy nhiên trong sự phát triển của mình, các hình thức quan<br /> hệ tín dụng không hề mất đi mà còn tồn tại và phát huy tác dụng khi có sự ra<br /> đời một hình thức tín dụng mới. Ngay nay, tất cả các hình thức tín dụng trên<br /> đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau và nó có vai trò quan trong trong sự phát<br /> triển kinh tế .<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2