intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

266
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là một quốc gia có biển rộng lớn với diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoãng 1 triệu km2. Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản phong phú, trong đó cá là thành phần chủ yếu. Nằm trong vùng biển nhiệt đới, cá ở nước ta có thành phần loài phong phú, nhưng xuất hiện không tập trung. Chính điều đó đặt cho chúng ta một vấn đề rất lớn là bảo vệ nguồn lợi cá biển. Hơn nữa, nếu như tính đa dạng loài là khó khăn của sản lượng khai thác thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ NGHỀ CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG LÊ THỊ YẾN 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ NGHỀ CÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ TẦNG ĐÁY PHÂN BỐ VEN BIỂN TIỀN GIANG LÊ THỊ YẾN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH 2009
  3. TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia có biển rộng lớn với diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoãng 1 triệu km2. Ở đây chứa đựng một nguồn lợi thủy sản phong phú, trong đó cá là thành phần chủ yếu. Nằm trong vùng biển nhiệt đới, cá ở nước ta có thành phần loài phong phú, nhưng xuất hiện không tập trung. Chính điều đó đặt cho chúng ta một vấn đề rất lớn là bảo vệ nguồn lợi cá biển. Hơn nữa, nếu như tính đa dạng loài là khó khăn của sản lượng khai thác thì nó lại là điểm thuận lợi cho nghề nuôi, chúng ta có nhiều đối tượng để chọn lọc. Từ những lý do trên mà đề tài:"Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang " được thực hiện. Mẫu cá được thu ở huyện Gò Công Tây và Huyện Gò Công Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Định kỳ mỗi tháng một lần, thu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009. Mẫu được bảo quản lạnh, và được chuyển về phân tích tại Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã tìm tìm thấy 54 loài thuộc 8 bộ, 28 họ, 44 giống. Trong đó có 3 bộ có số loài cao. Đó là bộ Perciformes (với 29 loài chiếm 52,73 %), tiếp theo là bộ Aulopiformes (có 8 loài chiếm 14.55%), kế tiếp là bộ Siluriformes (có 7 loài chiếm 12.73%). Sinh trưởng theo chiều dài và trọng lượng của các loài cá xảy ra theo đúng quy luật đặc trưng. Hệ số tương quan R2 của các loài cá khá cao cho thấy mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng tương quan với nhau rất chặt chẽ. Mùa vụ sinh sản của đa số các loài cá bắt dầu từ tháng 3 và tháng 4 và mùa sinh sản sẽ kéo dài. Sức sinh sản tuyệt đối của cá cá Lẹp Vàng là 1.312 - 4.817 (Trứng/cá thể), cá Bơn là 1.550 - 96.725 (Trứng/cá thể), Mào gà đỏ là 2.814 - 32.738 (Trứng/cá thể), cá Phèn râu là 24.200 - 32.738 (Trứng/cá thể), cá Đù bạc mõm to là 6.496 - 60.767 (Trứng/cá thể), cá Đù Giấy là 1.898 - 8.905 (Trứng/cá thể), Úc trắng là 638 - 1.883 (Trứng/ cá thể). Cá chỉ sinh sản khi đạt đến chiều dài và trọng lượng nhất định. Trong cùng một loài, cá thể nào có chiều chiều và khối lượng lớn hơn thì có sức sinh sản cao hơn. Nhưng giữa các loài thì loài nào càng nhỏ thì có sức sinh sản càng cao và những loài lớn hơn thì có sức sinh sản thấp hơn. i
  4. MỤC LỤC TÓM TẮT ...............................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG............................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH...............................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vi PHẦN I : GIỚI THIỆU ........................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu ....................................................................................................2 1.3 Nội dung ...................................................................................................2 1.4 Thời gian thưc hiện...................................................................................2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1 Nguồn lợi cá biển Việt Nam.........................................................................3 2.1.1 Vùng nước mặn xa bờ............................................................................3 2.1.2 Vùng nước mặn gần bờ..........................................................................3 2.1.3 Vùng nước lợ .........................................................................................4 2.2 Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản Tiền Giang .................................5 2.1.1 Điều kiện tự nhiên liên quan đến hoạt động thủy sản ..........................5 2.1.2 Nguồn lợi thủy sản:................................................................................7 2.3 Tổng quan nghề lưới kéo..............................................................................8 2.3.1 Giới thiệu: ..............................................................................................8 2.3.2 Phân loại lưới kéo: .................................................................................9 2.3.3 Ngư trường khai thác của lưới kéo: .....................................................10 2.4 Sinh học một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển ..................................10 2.4.1 Khái niệm vùng biển ven bờ:...............................................................10 2.4.2 Khái niệm cá tầng đáy .........................................................................11 2.4.3 Đặc điểm một số loài cá đáy gần bờ:...................................................11 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 15 3.1. Địa điểm thu mẫu và thời gian thực hiện ..................................................15 3.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................15 3.3. Phương pháp thu mẫu :..............................................................................15 3.4. Phương pháp cố định mẫu :.......................................................................15 3.5. Xác định thành phần loài :.........................................................................15 3.6. Xác định tham số sinh học: ......................................................................16 3.7. Xác định các tham số sinh sản..................................................................17 3.8. Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo................................................17 PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 18 4.1. Thành phần loài các loài cá tầng đáy ven biển:.........................................18 ii
  5. 4.2. Tương quan và chiều dài và trọng lượng: .................................................21 4.3 Giai đoạn thành thục và GSI. .....................................................................29 4.5. Sức sinh sản:..............................................................................................36 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................. 40 5.1. Kết luận: ....................................................................................................40 5.2. Đề xuất: .....................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 41 PHỤ LỤC............................................................................................................ 42 Phụ lục Hình một số loài cá tầng đáy ven biển Tiền Giang. ............................42 Phụ Lục Tỉ lệ các GĐTT của một số loài cá. ...................................................46 Phụ lục Các chỉ tiêu hình thái của một số loài cá tầng đáy. .............................47 Phụ lục thành phần loài cá tầng đáy. ................................................................67 iii
  6. DANH MỤC BẢNG: Bảng 2.1. Kích thước thường gặp trong khai thác của một số loài cá kinh tế vùng biển Tiền Giang..................................................................................................... 8 Bảng 2.2. Cơ cấu họ nghề khai thác ở Việt Nam................................................ ..9 Bảng 4.1. Thống kê thành phần loài cá tầng đáy ................................................ 19 Bảng 4.2. Tương quan chiều dài trọng lượng một số loài cá. ............................. 21 Bảng 4.3 Sức sinh sản của cá Cá lẹp vàng.......................................................... 36 Bảng 4.4 Sức sinh sản của Cá Bơn ..................................................................... 36 Bảng 4.5 Sức sinh sản của cá Mào gà................................................................. 37 Bảng 4.6 Sức sinh sản của cá Phèn râu............................................................... 37 Bảng 4.7 Sức sinh sản của cá Đù bạc mõm to .................................................... 38 Bảng 4.8 Sức sinh sản của cá Đù giấy ................................................................ 38 Bảng 4.9 Sức sinh sản của cá Úc trắng ............................................................... 39 iv
  7. DANH MỤC HÌNH: Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu các họ cá tầng đáy có số loài cao. ............................... 18 Hình 4.2 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Nâu ................................... 22 Hình 4.3 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Bơn .................................. 22 Hình 4.4 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Đục ................................... 23 Hình 4.5 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Úc Trắng .......................... 23 Hình 4.6 Tương quan chiều dài và trọng lượng của Cá Chét ............................. 24 Hình 4.7 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Lưỡi trâu........................... 25 Hình 4.8 Tương quan chiều dài trọng lượng Cá Khoai ...................................... 25 Hình 4.9 Tương quan chiều dài trọng lượng của Đối mục ................................ 26 Hình 4.10 Tương quan chiều dài trọng lượng của cá Đù giấy .......................... 27 Hình 4.11 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Phèn râu.......................... 27 Hình 4.12 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Mào gà............................ 28 Hình 4.13 Tương quan chiều dài trọng lượng của Cá Đục bạc mõm to ............. 28 Hình 4.14. Tương quan chiều dài trọng lượng của cá Lẹp vàng......................... 29 Hình 4.15 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Úc Trắng...................................... 30 Hình 4.16 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Úc trắng............................ 30 Hình 4.17 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Mào gà theo thời gian ................ 31 Hình 4.18 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Mào gà.............................. 31 Hình 4.19 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của cá Lẹp vàng ................................. 32 Hình 4.20 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Lẹp vàng........................... 32 Hình 4.21 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Đù bạc mõm to ...................... 33 Hình 4.22 Biến động hệ số thành thục (GSI) của Cá Đù bạc mõm to ................ 33 Hình 4.23 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Lưỡi trâu ................................ 33 Hình 4.24 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Phèn râu ................................. 34 Hình 4.25 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Phèn râu............................ 34 Hình 4.26 Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của Cá Đối mục ................................. 35 Hình 4.27 Biến động hệ số thành thục (GSI) của cá Đối mục............................ 35 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UNCLO: Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển EEZ: vùng đặc quyền kinh tế. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Ctv: Cộng tác viên. FAO: Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc. GSI : Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index). STT: Số thứ tự. GĐTT: Giai đoạn thành thục. vi
  9. PHẦN I : GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm ở Đông Nam Á, thuộc bờ Tây Thái Bình Dương, với tổng chiều dài bờ biển là 3.260 km (không kể bờ các đảo). Theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLO), Việt Nam quản lý phần lãnh hãi và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích khoãng 1 triệu km2 và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ rãi rác từ Bắc vào Nam. Vùng bờ biển Việt Nam rất độc đáo và đa dạng, bao gồm nhiều hệ sinh thái có khả năng tái sinh và năng suất sinh học cao như rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi bùn triều, các bãi cát ven biển, các bãi cỏ biển, rong biển và hệ thống đầm phá. Các hệ sinh thái này vừa đa dạng về cấu trúc vừa phong phú về chức năng như điều hòa khí hậu, là nơi cư trú sinh sản cho hàng ngàn giống loài thuỷ hải sản, chim và thú,…Do vậy các hệ sinh thái này cần được chú ý và quan tâm bảo vệ nhằm duy trì sử dụng và khai thác bền vững, phục vụ cho việc phát triển của ngành thủy sản và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, nơi đây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và đe dọa bị huỷ diệt và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)có diện tích tự nhiên 39.000 km2, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trong nội địa và nối thông với biển Đông bởi hệ thống các cửa sông chính của sông Cửu Long, với biển Tây bởi các sông, các kênh đào. Hàng năm nước lũ sông Mekong tràn về gây ngập lụt ở ĐBSCL với diện tích từ 14.000 km2 đến 19.000 km2. ĐBSCL còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thuỷ triều, bán nhật triều không đều với biên độ triều cao của biển Đông và nhật triều không đều với biên độ triều thấp của biển Tây. ĐBSCL thật sự là một hệ sinh thái đất ngập nước rộng lớn, có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. chúng có giá trị khoa học và kinh tế. Tuy vậy, trong những năm gần đây kinh tế xã hội ĐBSCL đã phát triển với tốc độ cao, dân số tăng nhanh, các vùng đất hoang được khai phá, phát triển thuỷ lợi, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, thương mại, dịch vụ, du lịch các nguồn tài nguyên được khai thác triệt để. Nguồn lợi thuỷ sản cũng chịu nhiều tác động như bị khai thác quá mức, thu hẹp vùng sinh sống, chịu tác động ô nhiễm,…đang có chiều hướng suy thoái. 1
  10. Nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản của ĐBSCL, xem xét những tác động tiêu cực lên chúng và xây dựng những cơ sở khoa học cho các giải pháp khả thi bảo vệ và sử dụng bền vững chúng trở nên cấp bách. Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, địa hình chia thành ba vùng rõ rệt: vùng cây trái ven sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tỉnh có 32 km bờ biển, hàng năm đánh bắt rất nhiều cá và hải sản; đất đai phì nhiêu, là một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tiền Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phân bố tương đối đều và có nguồn lợi thuỷ sản đa dạng bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cũng như các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nguồn tài nguyên thủy sản của tỉnh ngày càng bị đe dọa. Vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và xây dựng những cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững chúng trở nên cấp bách và cần thiết. Từ những lý do trên mà đề tài:"Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang" được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá tầng đáy phân bố ven biển Tiền Giang nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. 1.3 Nội dung Xác định thành phần loài cá tầng đáy khai thác bằng nghề lưới kéo. Xác định mối tương quan chiều dài và trọng lượng của một số loài cá tầng đáy. Xác định các tham số sinh sản: Giai đoạn thành thục, hệ số thành thục GSI, sức sinh sản của một số loài cá tầng đáy. 1.4 Thời gian thưc hiện Từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009. 2
  11. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi cá biển Việt Nam Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) rộng hơn 1 triệu km2. Điều kiện tự nhiên vùng biển và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thủy sinh vật. Có thể chia thành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài thủy sinh vật : vùng nước mặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùng nước nước ngọt). Năm 1985 đã xác định được 2038 loài cá, trong đó có khoãng 100 loài có giá trị kinh tế (Phạm Thược và ctv, 1997). Trong năm 2002 - 2006 Viện Nghiên cứu Hải Sản đã xác định được 2485 loài, tăng 420 loài so với năm 1985 (Viện Nghiên cứu Hải Sản). Cá tầng đáy chiếm 80% và các loài cá tầng nổi chiếm 20%. Cá sống ở vùng biển gần bờ chiếm 80% và 20% sống ở vùng biển xa bờ. 2.1.1 Vùng nước mặn xa bờ Là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế. Đây là khu vực chưa có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi, nhưng những năm gần đây, hoạt động khai thác thuỷ sản đã diễn ra rất mạnh ở nhiều khu vực thuộc cả 5 vùng biển khơi : vịnh Bắc Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Nguồn lợi hải sản vùng xa bờ của Việt Nam nhìn chung không giàu, mức phong phú trung bình, độ sâu càng lớn mật độ càng giảm và nguồn lợi hải sản cũng ít phong phú. Các loài hải sản có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm số lượng và tỉ lệ thấp. Thành phần cá có giá trị kinh tế thấp (cá tạp) chiếm tỉ lệ cao. Nhìn chung, nguồn lợi mang tính phân tán, quần đàn nhỏ, nên khi tiến hành khai thác ở quy mô công nghiệp rất khó đạt hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thuỷ văn của vùng biển này rất khắc nghiệt, nhiều dông, bão, làm cho quá trình khai thác chịu nhiều rủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất. 2.1.2 Vùng nước mặn gần bờ Đây là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thủy sinh vật vì nơi đây có nguồn thức ăn dồi dào do phù sa, các loại chất vô cơ và hữu cơ hòa tan từ các cửa sông lạch đổ ra. Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho các loài sinh vật bậc thấp và đến lượt mình chúng lại trở thành thức ăn cho tôm, cá. Vì vậy, vùng nước mặn gần bờ là bãi sinh sản, cư trú, phát triển của nhiều loài thủy sản. Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ là vùng sinh thái có sản lượng khai thác cao nhất, có thể chiếm tới 67% tổng lượng hải sản khai thác của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ 3
  12. với hàng nghìn hòn đảo tạo nên nhiều bãi triều quanh đảo, có thể nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như trai ngọc, vẹm, hàu, bào ngư, sò huyết, sò lông, ngao. Đặc tính phong phú về loài nhưng số lượng cá thể mỗi loài lại không nhiều cũng gây khó khăn cho các nhà chế biến. Với mỗi mẻ lưới, nhất là đối với nghề lưới kéo (giã cào), phải rất mất công phân loại cá, tôm theo loài để xử lý, bảo quản và chế biến. Vùng gần bờ từ 30 mét nước sâu trở vào đối với Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Đông, Tây Nam Bộ và từ 50 mét nước sâu trở vào đối với vùng biển Trung Bộ là vùng khai thác chủ yếu của nghề cá Việt Nam. Mặc dù vùng nước này chỉ chiếm diện tích gần 17% tổng diện tích thềm lục địa, nhưng đã phải chịu áp lực khai thác rất cao (chiếm 70% lượng hải sản khai thác toàn vùng biển). Theo đánh giá của Viện Hải Sản, có thể nói, nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam đã bị khai thác với cường lực quá cao, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất cho thấy, nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước. Vì vậy, cần phải hạn chế và giảm dần cường lực khai thác, đồng thời cũng nên thận trọng khi phát triển đội tàu đánh cá. Khai thác hải sản của Việt Nam nên dừng lại ở mức tổng sản lượng hải sản không vượt quá 1,7 triệu tấn/năm. Việc phát triển nghề cá xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác vùng ven bờ cần phải có kế hoạch đồng bộ bao gồm đội tàu, kỹ thuật khai thác, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dự báo ngư trường … nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2.1.3 Vùng nước lợ Vùng nước lợ là vùng nước cửa sông, ven biển và vùng rừng ngập mặn, đầm, phá. Nơi đây có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Do được hình thành từ hai nguồn nước nên diện tích vùng nước lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô) và thủy triều. Nồng độ muối vùng này luôn thay đổi. Đây là vùng giàu chất dinh dưỡng cho động, thực vật thủy sinh có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi, là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển. Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 965.000 ha bao gồm vùng triều 873.000 ha, eo vịnh 92.000 ha. Đây là vùng môi trường sống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như tôm, rong câu, các loài cua, cá mặn lợ. Đặc biệt, rừng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, nơi hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh và nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản. 4
  13. Vùng nuôi lợ vừa có ý nghĩa sản xuất, vừa có ý nghĩa không thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Ngoài ra, còn một số diện tích đất cát có thể sử dụng cho nuôi thuỷ sản, khoảng 20.000 ha, và một số vùng nước ven các đảo và bãi ngang. Các vùng nước lợ đang được huy động vào mục đích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nhất là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao phục vụ xuất khẩu. 2.2 Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thủy sản Tiền Giang 2.1.1 Điều kiện tự nhiên liên quan đến hoạt động thủy sản Vị trí địa lý Tỉnh Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc Đồng bằng sông Cửu Long và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích tự nhiên là 2,481.8 km2. Nắm dọc theo sông Tiền với chiều dài 120 km Có 32 km bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông qua 2 cửa biển lớn (Sông Tiền và Sông Soài Rạp). Toạ độ địa lý Tiền Giang giới hạn bởi: Kinh độ 105o49'07'' đến 106o48'06''kinh độ Đông. Vĩ độ 10o12'20'' đến10o35'26''vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính Phía Đông giáp biển Đông, Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An. TP.Hồ Chí Minh. Trên suốt chiều dài từ Tây sang Đông có các cù lao chia sông Tiền ra làm 2 cửa Cửa Tiểu và Cửa Đại. Địa hình Tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình từ 0 đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,2m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long. Toàn tỉnh không có độ dốc rõ ràng, cá biệt vẫn có vùng địa hình thấp và trũng hoặc gò cao nhưng trong phạm vi hẹp. Khí tượng và thủy văn Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với đặc điểm: nền nhiệt cao và ổn đinh quanh năm. Khí hậu phân thành 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa mưa 5
  14. từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm là 28oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoãng 4oC. Độ ẩm không khí bình quân năm là 78,4% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa, ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 8 (82,5%), mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số thấp nhất vào tháng 4 (74,1%). Gió mùa tây Nam mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng chính là hướng đông bắc chiếm tần suất 50-60%, kế đến là hướng Đông chiếm tần suất 20-30%, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, thổi cùng hướng với các cửa sông, làm gia tăng tốc độ thủy triều và xâm nhập mặn theo sông rạch vào đồng ruộng, đồng thời làm hư hại đê biển , thường được gọi là gió chướng. Bão rất ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bảo từ xa, gây mưa nhiều và kéo dài vài ngày. Lượng bốc hơi bình quan năm là 1.183 mm, trung bình là 3,3 mm/ngày. Mùa khô có lượng bốc hơi nước cao, từ 3mm/ngày đến 4,5 mm/ngày. Lượng bốc hơi nước vào mùa mưa thấp hơn, từ 2,4 mm/ngày đến 2,9 mm/ngày. Tiền Giang nằm vào khu vực có lượng mưa thấp ở ĐBSCL với lượng mưa trung bình năm ở Mỹ Tho là 1.437 mm và Gò Công là 1.191 mm, thấp dần từ tây sang đông. Các tháng mùa mưa, mưa chiếm đến 90% lượng mưa trong năm nhưng các tháng mùa khô lại bị hạn gay gắt. Trong mùa mưa thường có một thời gian khô hạn ngắn vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Số giờ nắng cao bình quân năm từ 2.586 giờ đến 2.650. Số giờ nắng mùa khô cao hơn nhiều so với mùa mưa. Tóm lại, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của ĐBSCL với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong mười năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra thường xuyên, tình trạng thiếu nớc ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng đặc biệt là vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước. 6
  15. Tài nguyên nước Tiền Giang có hai con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và thủy sản. Sông Tiền chảy qua lãnh thở tỉnh Tiền Giang dài khoãng 120 km, cao trình đáy sông từ -6 m đến -16 m, bình quân -9 m. Sông có chiều rộng 600- 1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho tỉnh. Sông Vàm Cỏ chảy qua lãnh thổ Tiền Giang khoãng 25 km, rộng 185 m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh. 2.1.2 Nguồn lợi thủy sản: Thành phần loài cá ở Tiền Giang Theo báo cáo đề tài đánh giá nguồn lợi thủy sản và đề ra biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tiền Giang (tháng 2 năm 1997) có 198 loài thuộc 68 họ và thuộc các nhóm sau: Nhóm cá biển ven bờ: các họ thường gặp là Trigonidae, Synodonthidae, Muraenesosidae, Scombridae, Lutjanidae, Harpadonthidae, Congidae,… Nhóm cá nước lợ: gồm các họ cá như Ophichthyidae, Scatophagidae, Belonidae, Gadidae, Mugilidae, Gobiidae,… Nhóm cá di cư giữa nước nặn và nước ngọt theo mùa: các họ thường gặp như Clupeidae, Engraulidae, Plotosidae, Leiognathidae, Polynemidae, Scianenidae, Cynoglossidae, Soleidac, Ariidae. Nhóm cá nước ngọt: gồm các họ như Notopteridae, Cyprinidae, Pangasidae, Bagridae, Anabantidae, Clariidae. Đàn cá kinh tế: Các loài cá kinh tế phân bố ở cửa sông và vùng biển ven bờ gồm họ: Clupeidae, Cynoglossidae, Leiognathidae, Scianenidae,…khu vực xa bờ gồm họ Scombridae, Synodonthidae, Harpadonthidae, Mullidae. 7
  16. Các loài cá chiếm ưu thế trong khu vực nước ngọt và nước lợ nhạt gồm các loài cá nước lợ và các loài cá di cư có nguồn gốc biển khẳng định thêm nguồn lợi cá tại các thủy vực Tiền Giang chịu ảnh hưởng rất lớn của biển và các nhóm cá có nguồn gốc biển. Các họ cá nước ngọt thường xuất hiện với sản lượng cao trong khu vực nước ngọt là họ Notopteridae, Cyprinidae, Mastaeembelidae, Bagridae. Bảng 2.1. Kích thước thường gặp trong khai thác của một số loài cá kinh tế vùng biển Tiền Giang Đối tượng Tên địa phương Tên khoa học Kích thước tối thiểu Lt (cm) Cơm sọc tiêu Stolephocus tri 8 Lẹp vàng Setipinna taly 8 Lẹp đỏ Thryssa dusumieri 8 Liệt xanh Leiognathus splendens 6 Chỉ vàng Selaroides leptolepis 10 Lưỡi trâu Cynoglossus cynoglossus 10 Lưỡi trâu Cynoglossus macrolepidotus 15 Nạng hồng Otolites ruber 20 Phèn vàng Polynemus longipectoralis 20 Khoai Harpadon nehereus 15 Mối Saurida spp. 18 Mối đầu to Trachyeephalus myops 18 Chét Eleutheronema dactylum 30 Chim đen Formio niger 18 Chim trắng Pampus argentus 13 Thu chấm Scomberonemus guttatus 25 Thu vạch Scommersoni 28 Hố Trichiurus haumela 30 Nguồn: Báo cáo đề tài đánh giá nguồn lợi thủy sản và đề ra biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tiền Giang (tháng 2 năm 1997) 2.3 Tổng quan nghề lưới kéo 2.3.1 Giới thiệu: Nghề lưới kéo (hay còn gọi là nghề cào, giã cào ) được sử dụng để khai thác các loài hải sản trên thế giới từ cuối thế kỷ XVII. Đến nay, lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất trong cơ cấu nghề khai thác hải sản toàn cầu. Lưới 8
  17. kéo có thể hoạt động đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và là nghề khai thác có hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, số lượng tàu thuyền làm nghề lưới kéo chiếm khoảng 22,5% tổng số tàu thuyền lắp máy, sản lượng khai thác hàng năm chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá biển của cả nước (Trung tâm khuyến ngư Quốc gia). Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có trên 20 loại nghề khai thác hải sản được xếp vào 6 họ nghề chủ yếu với tỷ lệ các nhóm nghề năm 2000 như sau: Bảng 2.2. Cơ cấu họ nghề khai thác ở Việt Nam. 1 Lưới rê 24,5% 2 Lưới kéo 22,5% 3 Câu 19,7% 4 Lưới vây 7,7% 5 Mành, vó 7,8% 6 Lưới cố định 7,5% 7 Các nghề khác 10,3% Nguồn: Trung Tâm tin học - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn số 10 Nguyễn Công Hoan Hà Nội- Email:ttam.bts@hn.vnn.vn Lưới kéo thuộc nhóm ngư cụ chủ động làm việc theo nguyên lý lọc nước lấy cá, lưới có dạng hình túi, thon dần từ miệng lưới đến đụt lưới. Lưới kéo được kéo trong nước ở một tốc độ nào đó bở một hoặc hai tàu thông qua hệ thống dây mềm. Độ sâu làm việc của lưới kéo phụ thuộc vào tốc độ và chiều dài dây kéo. 2.3.2 Phân loại lưới kéo: Lưới kéo được phân loại theo nhiều cách, tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Theo đối tượng đánh bắt: lưới kéo tôm, lưới kéo cá, lưới kéo mực. Theo phương thức mở của miệng lưới: lưới kéo đôi, lưới kéo đơn, lưới kéo khung. Theo vị trí làm việc: lưới kéo tầng mặt, lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng đáy. Theo cấu tạo áo lưới: lưới kéo hai thân, lưới kéo 4 thân, lưới kéo 6 thân. Trong thực tế, phân loại theo vị trí làm việc, phương thức mở miệng lưới, đối tượng đánh bắt được sử dụng phổ biến nhất. Lưới kéo tầng mặt được sử dụng để đánh bắt các loài cá nổi, thường sống hoặc di cư ở tầng nước mặt như cá Cơm, cá Trích. Đặc điểm khác biệt cơ bản của lưới 9
  18. kéo tầng mặt so với các laọi lưới kéo khác là tỉ lệ giữa cánh lưới và thân lưới lớn. Lưới có thể được kéo trong nước bởi một hoặc hai tàu. Loại lưới kéo này không thấy sử dụng ở nước ta. Lưới kéo tầng giữa là loại lưới kéo được sử dụng để khai thác các loài cá sống và di cư ở tầng giữa như cá Ngừ, cá Trích, cá Nục,…Lưới kéo tầng giữa được phân biệt với các loại lưới kéo khác nhờ vào các đặc điểm đặc trưng như: áo lưới có dạng đối xứng, có thể điều chỉnh độ sâu làm việc phù hợp với độ sâu di chuyển của đàn cá,…Lưới kéo tầng giữa cũng có thể được kéo trong nước bởi một hoặc hai tàu. Lưới kéo tầng giữa đã được đánh bắt thử nghiệm ở vùng biển Việt Nam và biển nam Trung Quốc nhưng hiệu quả khai thác thấp nên chưa được sử dụng để đánh bắt các loaì cá nổi. Lưới kéo tầng đáy được sử dụng phổ biến ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và cả Việt Nam để đánh bắt các loài hải sản sống ở tầng đáy và tầng gần đáy như cá Bơn, cá Lượng, Mực,…Dựa vào phương thức mở miệng lưới và cấu tạo hệ thống trang bị ngư cụ, lưới kéo đáy được chia thành các loại cơ bản sau đây: lưới kéo khung (sào), lưới kéo đơn, lưới kéo đôi. 2.3.3 Ngư trường khai thác của lưới kéo: Do đặc điểm khu hệ cá biển và trình độ kỹ thuật của nghề cá Việt Nam, lưới kéo đáy chỉ hoạt động đánh bắt ở các vùng biển có địa hình đáy bằng phẳng, chất đáy mềm như bùn, bùn cát,… Chưa có lưới kéo đáy hoạt động đánh bắt được ở các vùng biển đáy cứng, gồ ghề. 2.4 Sinh học một số loài cá tầng đáy phân bố ven biển 2.4.1 Khái niệm vùng biển ven bờ: Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý. Vùng biển ven bờ được phân thành hai tuyến sau đây: Tuyến bờ là vùng biển được tính từ bờ biển đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 6 hải lý; Tuyến lộng là vùng biển được tính từ đường cách bờ biển 6 hải lý đến đường nối các điểm cách bờ biển 24 hải lý. 10
  19. 2.4.2 Khái niệm cá tầng đáy (DEMERSAL FISHES) Cá tầng đáy tên gọi chung chỉ các loài cá sống chủ yếu ở tầng đáy hoặc gần đáy. Trong thực tế nghề đánh cá, thuật ngữ cá tầng đáy còn được dùng để chỉ các loài cá đánh bắt được bằng lưới kéo đáy. Gồm nhiều loài cá có hình thể và cấu tạo đa dạng. Đa số các loài thuộc nhóm này sống tầng đáy, có kích thước không lớn, phân bố gần bờ, chủ yếu ăn sinh vật đáy, sinh vật nổi, các loài cá nhỏ hơn, một số loài ăn cả mùn bã hữu cơ. Nhìn chung các loài cá đáy có chu kỳ sống tương đối ngắn, khoảng 3 – 4 năm. Phần lớn các loài cá thường đẻ trứng ở các vùng nước nông ven bờ, gần cửa sông, quanh các đảo hoặc trong các vịnh. (Tổng hợp từ Email:ttam.bts@hn.vnn.vn và Bách khoa toàn thư Việt Nam) 2.4.3 Đặc điểm một số loài cá đáy gần bờ Tổng hợp từ các tài liệu: Field Guide to important commercial Marine Fishes of the South China Sea, SEAFDEC 1998; Các loài cá kinh tế ở biển Việt Nam; Hà Phước Hùng, Hệ thống định loại thành phần các loài cá, tôm, cua, mực ở vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển, Cà Mau; DANIDA- Bộ Thủy Sản 2003, Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam. Cá Móm gai dài (Gerres filamentosus) Thân hình trái xoan, hơi dẹt. Thân tương đối cao, chiều dài thân lớn gấp 2,3 lần chiều cao thân. Miệng có thể co duỗi xuống phía dưới, Hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ. Tia thứ 2 của vi lưng rất dài. Chiều dài thân khoãng 15cm. Thường sống ở gần bờ và ở độ sâu 46-48m nước. Đánh bắt bằng lưới kéo. (Các loài cá kinh tế ở biển Việt Nam, trang 31). Cá Móm gai ngắn (Gerres abbreviatus) Chỉ khác cá Móm gai dài ở đặc điểm tia thứ 2 của vi lưng ngắn. Thường xuất hiện thành đàn nhỏ ở những nơi có nền đáy cát hoặc bùn. Đánh bắt bằng lưới kéo, lưới rê tầng đáy (Field Guide to important commercial Marine Fishes of the South China Sea. SEAFDEC 1998) Cá Nhụ Ấn Độ (Polydactylus indicus) Thân hơi dài và hơi dẹt. Chiều dài thân gấp 3,3 lần chiều cao. Miệng dưới, môi trên không phát triển, môi dưới phát triển hơn. Chiều dài thông thường từ 70- 80cm, con lớn có thể đạt 140cm.Trên thân cá có đường dọc hơi tối mờ. Sống ven biển hoặc vùng biển cạn có lớp chất đáy bùn hoặc chất đáy cát không quá 60 m nước. Khai thác bằng lưới kéo, lưới rê tầng đáy, lưới đăng. 11
  20. Cá Chét (Eleutheronema tetradactylum) Thân dài, hình trái xoan. Đầu ngắn mắt to. Có 4 râu. Lưng màu xám hoặc vàng nhạt, ụng trắng xám. Sống ở vùng nước ven biển. Khai thác bằng lưới kéo. Cá Đù giấy,cá Đù da mỏng (Johnius belangeri): Thân hình trái xoan, phần sau tương đối dẹt, chiều cao thân lớn gấp 3,2 - 3,6 lần chiều cao, đầu tròn, phía dưới miệng không có râu, vây lưng có một chỗ lõm xuống, vây đuôi nhọn. Sống ở vùng nước ven biển, ở độ sâu khoãng 30-40 m nước. Khai thác bằng lưới kéo. Cá Đù bạc mõm to Pennahia macrophthalmus(Bleeker): Thân hình trái xoan, hai bên hơi dẹt. miệng to. Vây lưng có một chỗ lõm xuống, đuôi cá có dạng cắt ngang (đuôi bằng). Sống ở ven biển nơi có chất đáy bùn. Dùng lưới kéo đánh bắt có sản lượng cao. Cá nhỏ được xếp vào hàng cá tạp. Cá Đù bạc vây đốm (Pennahia pawak ) Thân hình trái xoan, hai bên hơi dẹt. Vây lưng có một chỗ lõm xuống, vây đuôi hình nhọn, xương nắp mang có một đốm đen. Sống vùng ven biển, nơi có lớp đáy bùn. Dùng lưới kéo đánh bắt. Cá Đù bạc đầu to Pennahia macrocephalus(Tang) Thân hình trái xoan hai bên hơi dẹt. Miệng to, đọan cuối xiên. Vây lưng có một chỗ lõm xuống, vây đuôi nhọn. Sống vùng ven biển, chất đáy bùn. Khai thác bằng lưới kéo. Cá Sửu (Otolithoides biauritus) Thân cá hơi dài, hình ống tròn. Phần lưng và phần bụng gần như thẳng hàng. Vây lưng có một chỗ lõm xuống, vây đuôi nhọn. Sống ven biển, ở độ sâu khoãng 40m nước. Dùng lưới kéo để đánh bắt. Cá Chim đen (Formio niger) Thân cao, hai bên dẹt. Vây lưng và vây hậu môn dài xấp xỉ bằng nhau, vây ngực dài hình lưỡi liềm. Sống vùng ven biển, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ và động vật có vỏ kitin. Sống ở độ sâu 45-50 m nước. Dùng lưới kéo đánh bắt. Cá Chim trắng (Pampus argenteus) Thân hình trái xoan dẹt. Vây lưng và vây hậu môn rõ hình lưỡi liềm, vây mềm ở nữa phần sau dài bằng nhau và hướng xuống dưới. Độ phân nhánh của vây đuôi rất sâu, nhánh đuôi dưới dài hơn nhánh đuôi trên. Xuất hiện thành đàn ở vùng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2