intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Thực trạng công tác tạo động lực được áp dụng tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy và Xây dựng Sông Hồng

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

86
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm có 3 chương: Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp, thực trạng công tác tạo động lực đang áp dụng tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy và Xây dựng Sông Hồng, một vài giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao động lực lao động tại công ty Công nghiệp tàu thủy và xây dựng sông Hồng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng công tác tạo động lực được áp dụng tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy và Xây dựng Sông Hồng

Luận văn<br /> Thực trạng công tác tạo động<br /> lực đang áp dụng tại công ty<br /> công nghiệp tàu thủy và xây<br /> dựng sông Hồng<br /> <br /> Mở đầu<br /> Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các<br /> doanh nghiệp cần phải có sự quản lý khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao<br /> năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhằm tạo lợi thế khi cạnh tranh trên<br /> thương trường. Một trong những nhân tố quan trọng nhất có vai trò quyết định<br /> tới sự thành công ấy là nhân tố con người. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay,<br /> các báo cáo, thống kê cho thấy, nguồn nhân lực làm việc trong các doanh<br /> nghiệp khối nhà nước có trình độ chuyên môn, bằng cấp cao hơn hẳn khu vực<br /> tư nhân hoặc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng năng suất<br /> lao động của các doanh nghiệp quốc doanh lại thấp hơn nhiều so với các<br /> doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực<br /> trạng này cho thấy việc sử dụng nguồn lực con người chưa hiệu quả của khối<br /> doanh nghiệp nhà nước.<br /> <br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực và hệ thống công cụ<br /> nâng cao động lực cho người lao động trong doanh nghiệp<br /> <br /> 1. Động lực lao động<br /> 1.1.Khái niệm và vai trò của động lực lao động.<br /> Muốn hiểu thế nào là động lực lao động trước hết ta phải hiểu động cơ của<br /> người lao động là gì?<br /> Động cơ lao động biểu thị thái độ chủ quan của người lao động đối với<br /> hoạt động lao động. Nó phản ánh mục tiêu mà người lao động đặt ra một cách<br /> có ý thức và nó quyết định hành động để đạt được mục tiêu đó.<br /> Vậy mục tiêu của người lao động là yếu tố quyết định động cơ của người<br /> lao động. Nó thể hiện ở:<br /> (1) Mục tiêu thu nhập: đây là mục tiêu hàng đầu của người lao động khi<br /> họ tham gia vào quá trình lao động. Vì thu nhập là nguồn vật chất chủ yếu bảo<br /> đảm sự tồn tại và phát triển của con người.<br /> <br /> (2) Mục tiêu phát triển cá nhân: là mục tiêu hoàn thiện nhân cách con<br /> người thông qua hoạt động xã hội. Khi thu nhập đã đảm bảo cuộc sống về mặt<br /> vật chất ở một mức độ nào đó thì người lao động có xu hướng học tập để nâng<br /> cao sự hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn của mình.<br /> (3) Mục tiêu thoả mãn hoạt động xã hội: con người muốn được thể hiện<br /> mình thông qua tập thể. Khi các mục tiêu thu nhập và mục tiêu phát triển cá<br /> nhân đã được đáp ứng thì người lao động luôn có xu hướng tìm cách khẳng<br /> định vị trí của mình trong xã hội thông qua các hoạt động xã hội.<br /> Có hai loại động cơ lao động đó là:<br /> Động cơ lao động bên trong: là ý nguyện của người lao động được thể<br /> hiện thông qua mục tiêu mà người lao động đã xác định và nó trở thành động<br /> lực nội tại thúc đẩy con người hoạt động. Động cơ bên trong phụ thuộc vào<br /> giá trị cá nhân, nền văn hoá cộng đồng và nhận thức của người lao động về<br /> các vấn đề xã hội.<br /> Động cơ lao động bên ngoài: là điều kiện kích thích bên ngoài tạo nên<br /> cơ sở thúc đẩy động cơ bên trong phát triển. Động cơ bên ngoài của người lao<br /> động phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức mà họ tham gia. Như vậy, có thể cho<br /> rằng sự hoạt động của tổ chức có thể củng cố và làm tăng cường động cơ làm<br /> việc của người lao động nhưng cũng có thể làm suy thoái động cơ làm việc đó<br /> của người lao động. Hoạt động của tổ chức tác động tới động cơ của người<br /> lao động trên các góc độ: Sự nhận thức và xác định của các nhà quản trị về<br /> động cơ của người lao động, sự nhận thức của người lao động về các chính<br /> sách của tổ chức, sự thực hiện các chức năng lãnh đạo và văn hoá tổ chức.<br /> Đến đây ta có thể hiểu động lực của người lao động như sau:<br /> <br /> “Động lực lao động là các nhân tố bên trong kích thích con người nỗ<br /> lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu<br /> hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục<br /> tiêu của tổ chức và của bản thân người lao động.”*<br /> Động lực gắn liền với mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi công việc và<br /> mục tiêu làm việc cụ thể. Tuy rằng động lực không phải là nhân tố duy nhất<br /> quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả công việc nhưng khi có động<br /> lực, người lao động sẽ làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn. Họ sẽ bộc lộ hết<br /> tài năng của mình, phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để hoàn thành tốt<br /> nhất công việc mà tổ chức giao cho. Khi có động lực, năng suất và hiệu quả<br /> công việc bao giờ cũng cao hơn so với lúc không có động lực làm việc.<br /> Ví dụ, đối với một sinh viên nếu không đam mê yêu thích ngành học của<br /> mình thì không thể học tốt được, khi đó họ học chỉ đối phó cho qua, hay xa<br /> hơn nữa là lấy được cái bằng đại học. Nhưng khi họ nhận biết được và yêu<br /> thích ngành học của mình họ sẽ say mê học để tiếp thu được nhiều kiến thức,<br /> để đạt được bằng khá giỏi chứ không chỉ lấy bằng. Người lao động cũng vậy,<br /> khi không có động lực họ vẫn có thể hoàn thành công việc và nhiệm vụ của<br /> mình nhưng họ làm việc với tâm lý ngại việc, không ổn định, họ coi công việc<br /> như là một nhiệm vụ chứ không phải sự yêu thích và say mê. Vì vậy họ có thể<br /> có xu hướng rời xa tổ chức và sẽ gây ra một thiệt hại không nhỏ cho tổ chức.<br /> Tạo động lực lao động: được hiểu là hệ thống các biện pháp, chính<br /> sách, thủ thuật quản lý mà nhà quản lý sử dụng để tác động đến người lao<br /> động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc.<br /> Vai trò của tạo động lực lao động.<br /> *<br /> <br /> Đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình Hành vi tổ chức - TS Bùi Anh Tuấn - Nxb Thống kê - 2004.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2