intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Đảng bộ huyện Cái Nước chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2008-2011

Chia sẻ: Nguyen Van Du | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:97

189
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Đảng bộ huyện Cái Nước chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2008-2011" có kết cấu nội dung gồm 2 chương: Chương 1 quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương 2 Đảng bộ huyện Cái Nước lãnh đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2005-2011, một số giải pháp và bài học kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Đảng bộ huyện Cái Nước chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2008-2011

  1. Luận văn tốt nghiệp                                     MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài    Nguyễn Văn Dự                                                                                  1 MSSV: 6088024
  2. Luận văn tốt nghiệp                                     Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn   coi trọng xây dựng nông thôn. Nhưng với Nghị  quyết số  26 ­ NĐ/TW và Bộ  tiêu  chí do Thủ  tướng Chính phủ  ban hành, vấn đề  xây dựng nông thôn mới lần đầu  tiên được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của   nhân dân và yêu cầu chiến lược  xây dựng  đất nước cơ  bản thành nước công   nghiệp theo hướng hiện  đại vào năm 2020.  Trong xu thế  phát triển  hiện nay,   không thể  có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và  đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những  nhiệm vụ  trọng tâm trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất   nước Xây dựng nông thôn mới là chủ  trương có tầm chiến lược đặc biệt quan  trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị  quyết Hội   nghị  lần thứ  7 Ban Chấp hành Trung  ương Đảng (khóa X) về  nông nghiệp, nông  dân, nông thôn. Chủ trương này có mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ  tầng   kinh tế ­ xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình  thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,   dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông  thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái;   giữ vững an ninh ­ trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh   đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Như  vậy,  chủ trương xây dựng nông thôn mới mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu,   yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, đòi hỏi phải   tiến hành đúng quy trình, đồng bộ, chắc chắn.   Sau khi tiếp thu Quyết định 491 của Thủ  tướng Chính phủ  và Kế  hoạch   của UBND tỉnh Cà Mau, huyện Cái Nước bắt tay ngay vào việc xây dựng kế  hoạch xây dựng nông thôn mới; đồng thời mở hội nghị quán triệt sâu rộng đến các  ngành, cán bộ chủ chốt các xã thị trấn và khóm ấp trong toàn huyện, nhằm tạo sự  thống nhất giữa ý chí và hành động trong việc thực hiện chủ trương này. Như vậy,   trải qua quá trình thực hiện thì Đảng bộ huyện Cái Nước đã đạt được những thành     Nguyễn Văn Dự                                                                                  2 MSSV: 6088024
  3. Luận văn tốt nghiệp                                     tựu gì? Bên cạnh đó, còn mắc phải những hạn chế gì? Và Đảng bộ  huyện đã có  những giải pháp gì cho giai đoạn sắp tới. Cũng chính tính chất quan trọng và cấp thiết của vấn đề  trên mà em quyết  định chọn đề tài “ Đảng bộ huyện Cái Nước chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình  nông thôn mới giai đoạn 2008 ­ 2011” Làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu  Mục đích của đề tài là tìm hiểu rỏ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng mô  hình nông thôn mới của Đảng bộ huyện Cái Nước. Từ đó nhân rộng hiệu quả của  mô hình này ra toàn tỉnh. Đồng thời, làm chuyên đề  giảng dạy tuyên truyền chủ  trương chính sách của Đảng bộ tỉnh Cà Mau. 2.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng mà tác giả tập trung nghiên cứu trong đề  tài này là quá trình lãnh   đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Cái Nước trong việc xây dựng mô hình nông thôn  mới giai đoạn 2008 – 2011. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải   pháp trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài nhằm làm rõ: ­ Quan điểm của Hồ  Chí Minh và của Đảng ta trong việc xây dựng và phát  triển nông nghiệp, nông thôn. ­ Quan điểm cũng như quá trình lãnh đạo xây dựng mô hình nông thôn mới của  Đảng bộ huyện Cái Nước giai đoạn 2008 ­ 2011 ­ Một số giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới  trong thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề  tài là quá trình chỉ  đạo thực hiện xây dựng mô   hình nông thôn mới của Đảng bộ huyện Cái Nước từ năm 2008 – 2011    Nguyễn Văn Dự                                                                                  3 MSSV: 6088024
  4. Luận văn tốt nghiệp                                     4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sử dụng 2 loại phương pháp cơ bản: ­ Phương pháp luận: thế  giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy   vật. ­ Phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic, thống kê… 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu kết cấu luận văn được chia làm 2 chương, 7 tiết Chương 1  : Quan điểm của Hồ  Chí Minh và của Đảng ta về  xây dựng và phát  triển nông nghiệp, nông thôn Chương 2: Đảng bộ huyện Cái Nước lãnh đạo thực hiện xây dựng mô hình nông   thôn mới giai đoạn 2005 – 2011 – Một số giải pháp và bài học kinh nghiệm    Nguyễn Văn Dự                                                                                  4 MSSV: 6088024
  5. Luận văn tốt nghiệp                                     NỘI DUNG Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG TA VỀ  XÂY  DỰNG VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn và mô hình nông thôn mới. 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai   để  trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư  liệu và nguyên  liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho  công   nghiệp.   Nông   nghiệp   là   một   ngành   sản   xuất   lớn,   bao   gồm   nhiều   chuyên  ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm   nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế  quan trọng và phức tạp. Nó  không chỉ  là ngành kinh tế  đơn thuần mà còn cả  một hệ  thống sinh học kỹ thuật,  bởi vì một mặt cơ  sở  để  phát triển nông nghiệp là sử  dụng tiềm năng sinh học –  cây trồng, vật nuôi, chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định, con người  không thể  ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà   phải trên cơ  sở  nhận thức đúng đắn các quy luật để  có những giải pháp tác động  thích hợp với chúng. Mặt khác, quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có  sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích với quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng   nhiều sản phẩm cuối cùng. 1.1.2.Khái niệm về nông thôn Cho đến nay có thể  nói, chưa có định nghĩa nào chuẩn xác và được chấp   nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường   so sánh nông thôn với thành thị. Trong từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ  học, xuất bản 1994, nông thôn   được định nghĩa là khu vực dân cư  tập trung chủ yếu làm nghề nông. Còn trong từ  điển bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản Liên Xô năm 1986 thì thành thị được định      Nguyễn Văn Dự                                                                                  5 MSSV: 6088024
  6. Luận văn tốt nghiệp                                     nghĩa là khu vực dân cư  làm các nghề  ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa nêu trên   mới chỉ  nói lên một đặc điểm cơ  bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị  song   thực tế khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ đặc điểm nghề nghiệp   của dân cư, mà còn khác nhau cả về mặt tự nhiên kinh tế, xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn thường bao quanh các đô thị (  thành phố, thị trấn, khu công nghiệp), những đất đai này khác nhau về địa hình, khí  hậu, thủy văn... Về kinh tế, nông thôn chủ yếu là nông nghiệp ( nông, lâm, ngư  nghiệp). Cơ  sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị trình độ phát triển cơ sở  vật chất, kỹ  thuật (điện, thủy lợi, cơ  khí, hóa chất). Trình độ  sản xuất hàng hóa   kinh doanh kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ  học vấn, khoa học kỹ  thuật, y tế, giáo dục và đời sống  vật chất, tinh thần cuả  dân cư  nông thôn thấp hơn dân cư  đô thị  mật độ  dân cư  nông thôn cũng thấp hơn đô thị. Từ  đó, vùng nông thôn có thể  diễn đạt như  sau: Nông thôn là vùng đất đai   rộng với một cộng đồng dân cư  chủ  yếu làm nghề  nông nghiệp ( nông, lâm,ngư  nghiệp ), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa,   khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập, mức sống của dân  cư nông thôn thấp hơn đô thị. Khái niệm trên chưa phải đã hoàn chỉnh nếu không đặt nó trong điều kiện  thời gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước ( nước phát triển hay  kém phát triển), mỗi vùng ( vùng phát triển và vùng kém phát triển). Đến nay, nội dung này được thống nhất với những quy định tại Thông tư số  54/2009/TT ­ BNNPTNT ngày 21­ 8 ­ 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông   thôn, cụ  thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ  không thuộc nội thành, nội thị  các thành  phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã". 1.1.3. Khái niệm mô hình nông thôn mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị  xã, thành phố  và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể  khái quát gọn      Nguyễn Văn Dự                                                                                  6 MSSV: 6088024
  7. Luận văn tốt nghiệp                                     theo năm nội dung cơ  bản sau: Nông thôn là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ  tầng  hiện đại; Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; Đời sống về  vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; Bản sắc   văn hóa dân tộc được giữ  gìn và phát triển; Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý  dân chủ. Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một   kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn  trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông  thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt. Ngày 19/4/2009, Thủ  tướng Chính phủ  đã ký Quyết định số  491/QĐ ­ TTg,   ban hành "Bộ  tiêu chí quốc gia về  mô hình nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và  được chia thành 5 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế ­ xã hội;  kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa ­ xã hội ­ môi trường và về hệ thống chính trị. 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực  hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ  nông thôn, bưu điện, nhà  ở  dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ  lệ  hộ  nghèo, cơ  cấu lao động, hình thức tổ  chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi  trường, hệ  thống tổ  chức chính trị  xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự  xã hội.  Trong 19 tiêu chí lớn sẽ  có những chỉ  tiêu cụ  thể, tổng cộng gồm 39 chỉ  tiêu để  đánh giá về xã đạt chuẩn nông thôn mới. 1.2. Quan điểm của Hồ  Chí Minh về  xây dựng và phát triển nông nghiệp,   nông thôn. Tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự  cụ  thể  hóa, Việt Nam hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin về vấn đề nông dân, nông   nghiệp, nông thôn.  Khi bàn về vai trò của sản xuất của cải vật chất là cơ sở của sự tồn tại và  phát triển xã hội loài người, Ph.Ănghen đã khẳng định: “Trước hết con người cần  phải có ăn, uống,  ở, mặc, trước khi lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ  thuật và tôn giáo…”[12, tr.264]. Đúng vậy, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu      Nguyễn Văn Dự                                                                                  7 MSSV: 6088024
  8. Luận văn tốt nghiệp                                     của con người về sản phẩm thiết yếu được sản xuất ra từ  nông nghiệp ngày càng  tăng và đa dạng, phong phú. Vì vậy, phải  đặc biệt quan tâm   phát triển sản xuất  nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Hơn nữa, xét về  mặt xã hội,   cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại và xây dựng xã hội mới  của giai cấp công nhân, Đảng Cộng Sản chỉ có thể giành được thắng lợi trên cơ sở  xây dựng được khối đại đoàn kết liên minh công nông vững chắc. Tổng kết các bài  học kinh nghiệm của công xã Pari, chủ  nghĩa Mác khẳng định: Để  có thể  giành và   giữ chính quyền giai cấp vô sản thành thị phải liên minh với giai cấp nông dân, nếu  không“bài ca” của giai cấp vô sản sẽ  trở  thành “bài ai điếu”. Khối liên minh  ấy  càng phải luôn luôn được giữ  vững, tăng cường sau khi giành được chính quyền,   thực hiện công cuộc xây dựng chủ  nghĩa xã hội.  Ở  những nước nông nghiệp nếu   giai cấp công nhân không nhận thức đúng vị trí của vấn đề nông nghiệp, nông thôn,  nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì những cải biến xã hội chủ  nghĩa sẽ không tránh khỏi những thất bại.  Tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  phát triển nông nghiệp, nông thôn bắt nguồn từ  thực tiễn hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các nhà khảo cổ,  nông học đều nhất trí cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn  minh lúa nước. Các sưu tập trống đồng cho ta nhiều họa tiết có liên quan về cây lúa   trong đời sống dân cư  cổ. Sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn đã thống kê:  Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ có tới 32 giống lúa tẻ và 29 giống lúa nếp, vùng Thuận   Quảng có 23 giống lúa tẻ  và 5 giống lúa nếp… Trong thời kỳ  phong kiến, nhất là   triều đại nhà Trần, nhà Lê đã rất quan tâm đến vấn đề  phát triển nông nghiệp, đê   điều, thủy lợi… Vì vậy trong dân gian ngày hội mùa hay lễ  mừng cơm mới  ở đâu   cũng là những ngày hội vui nhất trong năm. Nhưng dưới sự  thống trị  của phong   kiến, đế  quốc cái đói vẫn thường xuyên đe dọa cuộc sống của số  đông dân cư  là  nông dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ  “đồng bào nông   thôn đóng góp nhiều nhất cho kháng chiến, hy sinh nhiều nhất cho Tổ  quốc. Thế  mà đồng bào nông dân lại là những người nghèo khổ  nhất, vì họ  thiếu ruộng” [8,   tr.587]. Cho nên khi trở thành vị đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu   chương trình hành động đầu tiên của Chính phủ  là cứu đói và tăng gia sản xuất;   tấm bằng khen đầu tiên được dành cho thành tích giữ đê chống lụt; những sắc lệnh      Nguyễn Văn Dự                                                                                  8 MSSV: 6088024
  9. Luận văn tốt nghiệp                                     đầu tiên là bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; những văn bản ngoại giao đầu tiên  phục vụ  cho sự nghiệp kiến quốc là: “Sẵn sàng gửi 50 thanh niên Việt Nam  ưu tú  sang học hỏi kỹ nghệ canh nông ở Hoa Kỳ…”  Về  mối quan hệ  và vai trò của phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với  các   ngành   kinh   tế   khác của   nền   kinh   tế   quốc   dân   đã   được   Hồ   Chí   Minh   xác   định :“Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý các mặt  công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa,  giáo dục, y tế  … các ngành này phải lấy phục vụ  nông nghiệp làm trung tâm” [7,  tr.352]. Điều này đòi hỏi mọi chủ  trương, đường lối, phương châm, kế  hoạch,   mục tiêu phát triển của công nghiệp và các ngành kinh tế  khác phải lấy nông   nghiệp, nông thôn làm đối tượng phục vụ, phải có chính sách  ưu tiên,  ưu đãi đối  với nông nghiệp và  nông thôn. Người nói: “Nông thôn tăng gia sản xuất thực hành  tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng hóa của công  nghiệp sản xuất ra. Đồng thời sẽ  cung cấp đầy đủ  lương thực, nguyên liệu cho  công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp phát  triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy  cho nông nghiệp phát triển mạnh hơn  nữa. Công nghiệp, nông nghiệp phát triển thì dân giàu nước mạnh”[22, tr.162].   Như  vậy, Người không chỉ  nhấn mạnh mối quan hệ  hữu cơ  giữa ngành công  nghiệp với nông nghiệp mà còn chỉ rõ vấn đề có tính quy luật trong quá trình điều   hành của Nhà nước, thể hiện ý chí của Đảng, nguyện vọng của nhân dân, là cơ sở  để đoàn kết khối liên minh công nông. Sau khi giành được chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta   bắt tay vào xây dựng xã hội mới trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu   lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cực kỳ  gian khổ. Mặc   dù phải tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu ngoài tiền tuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh  vẫn đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp luôn có một vị  trí hết sức đặc biệt đối với  xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã   hội. Ngày 7 – 12 – 1945 ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng, Chủ tịch   Hồ Chí Minh đã viết trên báo “Tấc đất” số đầu tiên “Loài người ai cũng “dĩ thực vi     Nguyễn Văn Dự                                                                                  9 MSSV: 6088024
  10. Luận văn tốt nghiệp                                     tiên” (nghĩa là trước cần phải ăn), nước ta thì “dĩ nông vi bản” (nghĩa là nghề nông  làm gốc). Dân muốn ăn no phải trồng trọt cho nhiều. Nước muốn giàu mạnh thì   phải phát triển nông nghiệp. Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào hết.  Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”. Như vậy vị trí của nông nghiệp   được đề cao do vấn đề lương thực, thực phẩm là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với  mỗi quốc gia. Vì lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản hàng đầu của con   người là vấn đề ăn, mặc. Đối với nước ta là một nước nông nghiệp, Hồ Chí Minh  cho rằng “nghề nông là gốc”. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 1­1­ 1946, Hồ Chí Minh viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế  của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông   mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì  nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Hồ  Chí Minh đặc biệt quan   tâm đến nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Trong các bài nói, bài viết Người   luôn  nhấn  mạnh  đến  vai   trò   của   nông  nghiệp   bằng  nhiều  từ   khác   nhau:  Nông  nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trận chính, nông nghiệp là  mặt trân cơ  bản, nông nghiệp là việc quan trọng nhất…Người viết: “có gì sung   sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp ­ nền   tảng để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Trong khi lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh cho rằng vai trò của sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa  đối với sự  thành bại của kháng chiến. Nông nghiệp, nông thôn lúc bấy giờ  có thể  nói là toàn bộ hậu phương của cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến   câu châm ngôn “thực túc binh cường”. Ngay khi cuộc kháng chiến bắt đầu nổ  ra,   Hồ Chí Minh đã nhận định để  kháng chiến chóng thành công thì phải tích cực phát   triển nông nghiệp làm cơ  sở, làm hậu phương cho tiền tuyến lớn. Từ  năm 1949   Người đã chỉ  rõ: “Mặt trận kinh tế  gồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp,   ngành nào cũng quan trọng cả. Nhưng lúc này quan trọng nhất là nông nghiệp vì “có   thực mới vực được đạo”. Có đủ  cơm ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân dân thì kháng  chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mới thành công”.    Nguyễn Văn Dự                                                                                  10 MSSV: 6088024
  11. Luận văn tốt nghiệp                                     Sinh thời, ngay cả khi tuổi đã cao, Hồ Chủ tịch vẫn thường xuống nông thôn,  gặp gỡ bà con trên đồng ruộng, động viên bà con tích cực tăng gia, chăn nuôi. Bác   đã tát nước gầu sòng, đạp guồng đưa nước vào ruộng, hoàn toàn không có sự  cách  biệt giữa Chủ tịch nước với bà con nông dân địa phương. Trong những năm chống Mỹ  ác liệt, Người đã viết thư  khen nhiều xã viên,   hợp tác xã nông nghiệp làm ăn giỏi. Người rất quan tâm đến thời vụ sản xuất. Báo  Nhân Dân ngày 15­1­1967 đã đăng bài của T.L (Bác Hồ). “Phải cấy chiêm xong  trước tết”. Người thưởng huy hiệu cho những nông dân xuất sắc, đồng thời Người  cũng phê bình trên báo một số bộ, ngành, một số  xã, Hợp Tác Xã làm ăn kém cỏi,   đùn đẩy trách nhiệm, gây nên hệ quả là "dân cần quan không vội"! Tại Hội nghị cán bộ nghiên cứu Nghị quyết Trung ương 12 ( khoá 3) ngày 16   – 1 ­ 1966, Người nói: "Bác lên thăm nhà máy chè Phú Thọ, các đồng chí chuyên gia  nói rất sẵn sàng dạy cho ta 20 cán bộ  để  làm thí điểm cách trồng chè cho tốt, nhà  máy chè nghe như  thế  rất mừng. Nhà máy gửi báo cáo lên Bộ  Nông Lâm. Ông Bộ  Nông Lâm nói việc dạy học phải hỏi Bộ Giáo dục, chúng tôi không giải quyết. Lên  Bộ Giáo dục, thì Bộ Giáo dục nói đây là việc trồng chè, chúng tôi không giải quyết   được. Gần 2 năm không giải quyết. Khi Bác lên thăm tình cờ các chuyên gia nói lại.  Khi về  Bác gặp ông nông lâm, Bác nói nhất định phải cho 20 cán bộ  học cái này;  ông nông lâm giải quyết. Thế là học được”. Cuối năm 1959 Bác viết bài "Tết trồng cây" kêu gọi toàn dân hưởng ứng. 10  năm sau trên báo Nhân Dân, 5 ­ 2 ­ 1969 lại đăng bài "Tết trồng cây" của T.L (Bác  Hồ). Người biểu dương thành tích 10 năm nhân dân ta từ miền núi đến đồng bằng,   ven biển đã trồng được hàng vạn hecta cây các loại; xã Đô Lương (Lạng Sơn) trong  5 năm (1964 – 1969) đã trồng được 270 ha rừng, đã bán cho Nhà nước và thị trường  2.000 m3 gỗ và củi. Nhờ có trồng cây, nên thuỷ lợi cũng tiến bộ, hơn 100ha ruộng   trước kia bỏ hoá nay đã trở thành ruộng 5 tấn, hai năm 1967 – 1968 đóng góp nghĩa  vụ  lương thực được 271 tấn thóc, thu nhập của hợp tác xã năm 1965 được 16.250  đồng, năm 1967 đạt đến 50.240 đồng... Các địa phương phải học tập và thi đua với   nơi có phong trào trồng cây khá. Bác còn nhắc chúng ta phải trồng cây cho cả đồng   bào miền Nam nữa.    Nguyễn Văn Dự                                                                                  11 MSSV: 6088024
  12. Luận văn tốt nghiệp                                     Câu nói: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây” của Bác Hồ đã trở  thành mục tiêu,  phương châm hành động của cả nước. Ngày 15­5­1965, nhân dịp mừng 75 tuổi, Bác Hồ  đã viết xong bản thảo Di   chúc đầu tiên, trong đó có đoạn: “Nhân dân lao động ta (chủ yếu là nông dân ­ VAP   chú thích) ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ… Tuy  vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân  dân   ta   luôn   đi   theo   Đảng,   rất   trung   thành   với   Đảng.   Đảng   cần   phải   có kế  hoạch thật tốt để  phát triển kinh tế  và văn hoá, nhằm không ngừng  nâng cao đời  sống của nhân dân… Sau khi tôi qua đời… tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi… Tro xương thì tìm một  quả đồi mà chôn… Nên có kế hoạch  trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một   cây làm kỷ niệm… Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và   “lợi  cho nông nghiệp” Tháng 5 – 1968, Bác lại viết tiếp vào dự thảo bản Di chúc: “Trong bao năm  kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là   đồng   bào   nông   dân   đã   luôn   luôn   hết   sức   trung   thành   với   Đảng   và   Chính   phủ  ta… Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm   cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm   phấn khởi đẩy mạnh sản xuất”(9). Năm 1967, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh lại viết: “Quân và dân ta phải ăn no để  đánh thắng giặc Mỹ  xâm lược. Vì vậy, sản xuất lương thực và thực phẩm là rất   quan trọng”. Học tập và làm theo tư  tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã có nhiều   chủ  trương, chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá   nông nghiệp, nông thôn. Đó là những cơ hội khách quan do công cuộc đổi mới đem  lại, còn điều kiện chủ  quan của từng gia đình, từng tầng lớp xã hội có khả  năng   tiếp nhận, biến cơ  hội thành hiện thực lại rất khác nhau. Nếu thiếu những giải   pháp sớm tạo ra sự bình đẳng để nông dân, nhất là các hộ nghèo, thực sự nắm bắt   được cơ  hội vươn lên thì sẽ  làm nảy sinh những phân hoá, bất công lớn mà hậu  quả lâu dài sẽ không nhỏ.    Nguyễn Văn Dự                                                                                  12 MSSV: 6088024
  13. Luận văn tốt nghiệp                                     Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, về những vấn đề cơ bản của cách  mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nói riêng về vấn đề nông  nghiệp và nông thôn, mãi mãi là ngọn đèn soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. 1.3. Quan điểm của Đảng ta về  xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông  thôn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị  trí chiến lược trong sự nghiệp công   nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan  trọng để phát triển kinh tế ­ xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo   an ninh, quốc phòng; giữ  gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ  môi  trường sinh thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,   gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp  hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của   quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ  mật thiết   giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ  thể  của quá trình phát  triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và   phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông   nghiệp là then chốt.  Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần   của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,  phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để  giải phóng và sử  dụng có   hiệu quả  các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai  thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực   lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng  mạnh đầu tư  của Nhà nước và xã hội,  ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học,   công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao  dân   trí   nông   dân.   Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ  thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ,   tự  lực tự  cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn  ổn định, hoà     Nguyễn Văn Dự                                                                                  13 MSSV: 6088024
  14. Luận văn tốt nghiệp                                     thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động  lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông   dân.  Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự  nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực  lượng quan trọng để  phát triển kinh tế ­ xã hội bền vững, giữ  vững  ổn định chính  trị ­  xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sác văn hoá dân tộc,  bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đã  chứng minh đường lối đúng dắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về  nông nghiệp,   nông thôn, nông dân gắn với sự phát triển đất nước. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về  giai cấp nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm xã hội Việt Nam và yêu cầu của   cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam đã  nhận thức sâu sắc về vị  trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc   dân chủ  nhân dân và cách mạng xã hội chủ  nghĩa. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên  của Đảng ( 2/1930) đã xác định phải “làm tư  sản dân quyền cách mạng và thổ  địa  cách mạng để  đi tới chủ  nghĩa cộng sản”. Để  thực hiện được mục tiêu đó trước  hết phải “xây dựng chính phủ công nông binh” và”thâu hết ruộng đất của đế  quốc  chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo” ,”bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”. Như  vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác đinh   vấn đề nông dân và ruộng đất là một trong những vấn đề cốt lõi của các mạng. Sự  nghiệp giải phóng dân tộc chỉ  có thể  thắng lợi hoàn toàn khi giải quyết được vấn  đề nông dân và ruộng đất. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét vấn đề  nông   dân một cách toàn diện, nghĩa là không dừng lại ở vấn đề chính trị mà gắn liền với   vấn đề kinh tế, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Từ thực tiễn cách mạng  Việt Nam, khi xem xét về mặt chính trị của vấn dề nông dân là cơ sở để  xây dựng   khối liên minh công nông và trí thức, cơ  sở  để  xây dựng mặt trận dân tộc thống   nhất trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi gìành được độc lập dân tộc, liên minh     Nguyễn Văn Dự                                                                                  14 MSSV: 6088024
  15. Luận văn tốt nghiệp                                     công nông trí thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc  xây dựng và bảo về chủ nghĩa xã hội. Sau khi mền Bắc được giải phóng (1954), diện tích đất trồng trọt miền Bắc  chỉ  khoảng 2 triệu ha. Trong đó, hơn một nửa diện tích thuộc về  địa chủ, phong  kiến, nhà thờ…còn 44,5% thuộc về  số hộ  nông dân. Sau năm 1955, việc ban hành  và thực thi chính sách nông nghiệp của Nhà nước, nông nghiệp miền Bắc bước vào   thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sản phẩm hàng hoá tăng, đời sống nông dân được ổn   định. 81 vạn ha ruộng đất đã được đưa về  2,1 triệu hộ  nông dân, chính sách giảm   thuế nông nghiệp góp phần thúc đấy kinh tế ­ xã hội phát triển. Tuy nhiên, phải thấy rằng, trong một thời gian dài, do phải tiến hành 2 cuộc   kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ phải thực hiện chế độ bao cấp, thực hiện tất   cả cho tiền tuyến nên những chỉ đạo về nông nghiệp, nông thôn, nông dân cùng còn   những hạn chế  nhất định. Thực hiện biện pháp cải tạo xã hội chủ  nghĩa, nông  nghiệp chỉ  còn tồn tại dưới hình thức sở  hữu hợp tác xã và nông trường quốc  doanh. Các nguyên tắc hợp tác hoá theo tư tưởng của Lênin và Hồ Chí Minh như: tự  nguyện, quản lý dân chủ, đi từng bước vững chắc đã được thay thế  bằng phương  pháp tập thể  hoá với quy mô lớn, tốc độ  nhanh nhưng chưa phát huy hết tính tự  nguyện,tính sáng tạo tích cực của nông dân. Do quá chú trọng  ưu tiên phát triển   công nghiệp nặng nên chưa thật sự  coi trọng công nghiệp và nông nghiệp là hai  chân của nền kinh tế. Trong công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, duy trì quá lâu mô  hình kinh tế quan liêu bao cấp làm cho nền nông nghiệp Việt Nam chậm được phục   hồi sau chiến tranh và rơi vào tình trạng khủng hoảng, đời sống của các tầng lớp  nhân dân trước hết là nông dân vô cùng khó khăn. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự  phát triển đất nước. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có mối quan hệ hữu cơ cần   phải có sự nhận thức đúng đắn để đề ra đường lối chính sách đúng đắn nhằm phát  triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn  ở  Việt Nam. Thực tế  cho thấy,   không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được một cách thấu đáo mà phải trải   qua quá trình trải nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để  phát  triển. Thực tiễn khách quan này đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư     Nguyễn Văn Dự                                                                                  15 MSSV: 6088024
  16. Luận văn tốt nghiệp                                     duy lý luận, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở đường cho lực lượng sản xuất   phát triển. Đại hội lần thứ  III của Đảng khẳng định ra sức phát triển nông nghiệp, vì   muốn phát triển công nghiệp, muốn tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ  nghĩa   phải có những điều kiện tiên quyết như  lương thực, thực phẩm, lao động, v..v mà  những điều kiện đó phụ thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.  Từ   Đại   hội   V   (1981),   Đảng   Cộng   sản   Việt   Nam  đã   xác   định:   lấy   nông   nghiệp là mặt trận hàng đầu, đặc biệt phải vượt qua cửa ải lương thực. Đại hội VI ­ bước ngoặt trong đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội  nói chung, về nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đại hội chỉ rõ trong những năm còn  lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986­1990, phải  thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình   mục tiêu về lương thực ­ thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong toàn  bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không được tách rời nông nghiệp với công  nghiệp, không thể  chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng  ở  mỗi giai   đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau;   trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông  nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội   chủ nghĩa.  Hội nghị  lần thứ  V Ban Chấp hành Trung  ương Đảng khóa VII đã ra nghị  quyết về: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế  ­ xã hội nông thôn”. Nghị  quyết  đã khẳng định: Trải qua các thời kỳ  cách mạng từ  khi thành lập đến nay, Đảng ta  luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề  nông dân, nông nghiệp và nông  thôn…lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá. Nghị quyết V đã  xác định một hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp,  nông thôn nước ta trong giai đoạn mới: Đặt sự  phát triển nông nghiệp và kinh tế  nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại   hóa đất nước, là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Thực hiện nhất   quán và lâu dài chính sách kinh tế  nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế  nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn sản xuất với thị trường, mở rộng      Nguyễn Văn Dự                                                                                  16 MSSV: 6088024
  17. Luận văn tốt nghiệp                                     sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh ứng dụng tiến   bộ khoa học­kỹ thuật và công nghệ, dể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.  Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ­ xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân   tài; bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông   thôn mới. Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới hệ thống chính trị trong nông thôn.   Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  VII đã xác định nền kinh tế  quốc dân sẽ  bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ  công nghệ; phát triển   nông – lâm ­ ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới là   nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội.  Tiến trình đổi mới  ở  Việt Nam được bắt đầu từ  đột phá nông nghiệp với  chính sách cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong nông nghiệp, lợi ích cá nhân của  người nông dân được coi trọng và kinh tế  hộ  gia đình nông dân được xác định là  đơn vị  kinh tế  cơ  bản  ở  nông thôn. Phát triển kinh tế  hàng hoá nhiều thành phần   theo cơ  chế  thị  trường để  khơi dậy được tiềm năng sáng tạo  ở  nông thôn, giải  phóng mọi năng lực sản xuất, tạo động lực thực sự  cho nông dân bằng việc giải   quyết hợp lý các quan hệ  lợi ích trong nông nghiệp và nông thôn. Trước yêu cầu   công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực trạng kinh tế  ­ xã hội   nông thôn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc như: thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ  lệ  đói nghèo còn cao, chênh lệch mức sống ngày càng tăng…hiện đang là những  thách thức, cản trở cho sự phảt triển nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập   kinh tế quốc tế. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề chiến   lược cần được đặc biệt quan tâm như  Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam  đã nêu: “Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây   dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế  xã hội”. (1) Nhờ  có đường lối, chính sách nông nghiệp đúng đắn nên đã phát huy được   vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với nền kinh tế  quốc dân. Đóng  góp vào tốc độ  tăng trưởng GDP và tốc độ  tăng trưởng kinh tế  của cả  nước. Báo  cáo phát triển do WB công bố  tháng 12/2007 “Tăng cường nông nghiệp cho phát  triển” đã khẳng định đối với một nước có nền kinh tế  đang chuyển đổi từ  nông     Nguyễn Văn Dự                                                                                  17 MSSV: 6088024
  18. Luận văn tốt nghiệp                                     nghiệp sang đô thị  hoá như  Việt Nam, nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố  quan  trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu nhập cho nông dân. Việt  Nam là một nước xoá đói giảm nghèo nhanh nhất thế  giới. Nông nghiệp  ở  Việt   Nam còn mở  đường cho các chính sách đổi mới kinh tế  nói chung bắt nguồn từ  khoán 100 (năm 1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ( năm 1988). Những quan điểm trên đây, phản ánh nhận thức mới, là bước phát triển tư  duy lãnh đạo của Đảng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.   Đại hội lần thứ  VIII và các Nghị  quyết Trung  ương IV, Nghị  quyết 06 của Bộ  Chính trị  (Khóa VIII) tiếp tục cụ  thể  hóa hơn về  nội dung công nghiệp hóa, hiện   đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết Trung ương IV (Khóa VIII) chỉ rõ : Phát  triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp   tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác định đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu   kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề  thị  trường tiêu   thụ nông sản; phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của  các cơ  sở  quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn; phát triển các cơ  sở  quốc   doanh ở vùng sâu, vùng xa.  Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra chủ trương và giải pháp đồng bộ về  vấn   đề  nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Văn kiện Đại hội viết: “Đối với giai cấp  nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân  ở  nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông  dân trong sự  nghiệp đổi mới, tập trung sự  chỉ  đạo và các nguồn lực cần thiết cho   công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn, thực hiện tốt chính   sách về  ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ  nông sản hàng hoá,  bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội…Phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ đồng   bào khó khăn, phân bố  dân cư  theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết  việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông  thôn mới”. Hội nghị  lần thứ  Bảy của Ban chấp hành Trung  ương Đảng khoá X của   Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị  trí   chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để  phát triển kinh tế  ­ xã hội bền vững,      Nguyễn Văn Dự                                                                                  18 MSSV: 6088024
  19. Luận văn tốt nghiệp                                     giữ  vững  ổn định chính trị  xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ  gìn phát huy   bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định, trong  mối quan hệ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá  trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng   nông thôn mới gắn với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển   đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là   then chốt. Đảng  Cộng  sản Việt  Nam nhấn  mạnh sự   cần  thiết  phải  ban hành Nghị  quyết xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết sau: Nông nghiệp và kinh tế  nông thôn là bộ  phận quan trọng trong nền kinh tế  quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp   nguyên liệu chủ  yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập,  ổn  định đời sống cho đa số  nhân dân. Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và  phát triển các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự  nghiệp đấu   tranh giành độc lập dân tôc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các   thời kỳ  cách mạng, giai cấp nông dân luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo  Đảng, là nền tảng chính trị  của cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho sự  nghiệp cách mạng của dân tộc. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống  vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ  chiến lược, là cơ  sở  góp phần đảm  bảo  ổn định chính trị  ­ xã hội, phát triển dất nước hài hoà và bền vững theo định  hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công  nghiêp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế  quốc tế  có nhiều cơ  hội cũng như  những thách thức mới. Đảng cần phải xem xét đánh giá đúng tình hình và có những  quyết sách mạnh mẽ giải quyết kịp thời những vấn đề đang đặt ra.    Nguyễn Văn Dự                                                                                  19 MSSV: 6088024
  20. Luận văn tốt nghiệp                                     Hội nghị  lần thứ  7 Ban Chấp hành Trung  ương Đảng khóa X đã ban hành  Nghị  quyết số 26 ­ NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân,   nông thôn. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Nghị quyết là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản  xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,   đạt mức tăng trưởng 3,5 – 4%/năm; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc  gia cả trước mắt và lâu dài. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển  một bộ  phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc  làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay.  Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn,  nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để  nông dân tham  gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước. Hoàn thiện đồng bộ  kết cấu hạ  tầng kinh tế  ­ xã hội nông thôn; xây dựng   nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh  thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh   hoạt văn hóa, thể  dục thể  thao  ở  hầu hết các vùng nông thôn gần với các đô thị  trung bình…”   Trong Nghị quyết của Đảng  cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng ở các cấp  tổ  chức quán triệt và thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động sâu rộng trong   toàn xã hội về  vị  trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp,nông dân, nông  thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cụ  thể  hóa những  chủ  trương và giải pháp lớn, huy động sức mạnh của cả  hệ  thống chính trị  để  triển khai các nội dung của Nghị  quyết này, cũng như  các Nghị  quyết khác của  Đảng và Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội nghị  lần thứ  7 Ban Chấp hành Trung  ương Đảng khóa X cũng nêu rỏ  tầm quan trọng của việc xây dựng các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong đó   Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với nội dung chính là:  xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại,   giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn,     Nguyễn Văn Dự                                                                                  20 MSSV: 6088024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2