intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang - Vương Minh Thống

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

212
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang" của Vương Minh Thống dựa trên cơ sở nghiên cứu, nhận xét đánh giá về một số thực trạng quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan thời gian qua tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang - Vương Minh Thống

  1. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng độc đáo tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tới văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang cũng vậy. Quá trình hình thành và phát triển tại Tuyên Quang của dân tộc Cao Lan đã tạo nên nét văn hoá độc đáo cho riêng mình. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang đang đứng trước nhiều thách thức, một số giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một thậm chí mất hẳn, việc tiếp thu tràn lan, không có chọn lọc các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác đã dần làm mất đi bản sắc riêng của mình, đặc biệt là đối với lễ hội đình làng - nét sinh hoạt truyền thống cộng đồng hết sức ý nghĩa và độc đáo của dân tộc Cao Lan. Thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hoá “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc những năm gần đây việc khôi phục và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đã được chú trọng và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển loại hình lễ hội truyền thống này còn một số hạn chế nhất định như: Phát triển tự phát, thiếu tính định hướng; nhiều giá trị văn hoá truyền thống tại lễ hội có nguy cơ mai một dần; chính sách của các cấp chính quyền đối với việc phát triển lễ hội này còn hạn chế…Thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý Nhà nước phù hợp để giữ gìn và phát huy loại hình lễ hội này. Trước nhu cầu mang tính cấp thiết đó, tác giả mạnh dạn lựa chọn “ Một số giải http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 1
  2. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang ” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Vì vấn đề nghiên cứu là một vấn đề rộng, phức tạp, thời gian nghiên cứu còn hạn chế và một số khó khăn trong thu thập tài liệu nên khoá luận luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do đó, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về văn hoá đồng bào dân tộc Cao Lan trong đó có đi sâu nghiên cứu lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan như: - Đề tài: “ Văn hoá truyền thống dân tộc Cao Lan ” năm 1993 – 1994; Đề tài: “ Văn hoá truyền thống của một số dân tộc Tỉnh Tuyên Quang ” năm 1999 – 2000; - Đề tài: “ Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang ” năm 2003 của Nịnh Văn Độ; - Đề tài Luận văn Cao học của Đặng Chí Thông về “ Phong tục tập quán và lễ hội của người Cao Lan ở xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về các giải pháp quản lý Nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, mặc dù vai trò của quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, nhận xét đánh giá về một số thực trạng quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan thời gian qua tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 2
  3. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động quản lý nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đặc biệt là huyện Yên Sơn – địa phương có đông dân cư là người Cao Lan và là nơi duy nhất còn tồn tại lễ hội đình làng truyền thống. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khoá luận tác giả triệt để sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin; - Phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá, điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp…; - Phương pháp quan sát thực tiễn, trừu tượng hoá đối tượng; 6. Những đóng góp của khoá luận Sau khi khoá luận hoàn thiện sẽ có những đóng góp nhất định xét trên nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là những đóng góp sau: - Việc hoàn thiện vấn đề nghiên cứu sẽ giúp bổ sung lý luận về quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang; - Góp phần bổ sung kiến thức thực tiễn về hoạt động quản lý Nhà nước trên một lĩnh vực xã hội nhất định, cụ thể là lễ hội văn hoá - truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; - Góp phần giới thiệu lễ hội đình làng - nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang với các địa phương cũng như với các dân tộc thiểu số khác trên đất nước Việt Nam; http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 3
  4. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 - Tìm kiếm một số giải pháp quản lý Nhà nước mang tính thực tiễn cao để giữ gìn và phát triển lễ hội truyền thống của dân tộc Cao Lan trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Khoá luận: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận được chia thành các phần như sau: Chƣơng 1. Khái quát chung về văn hoá truyền thống, lễ hội và vai trò của Nhà nƣớc trong việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống. Phần này tập trung giải thích một số nét khái quát về văn hoá truyền thống, lễ hội truyền thống cũng như lý luận về vai trò của Nhà nước đối với quản lý văn hoá truyền thống - lễ hội truyền thống làm nền tảng cho nghiên cứu vấn đề ở các chương tiếp theo. Nội dung của chương này bao gồm khái quát về văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập, vai trò của lễ hội truyền thống đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, vai trò của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống, hệ thống chính sách của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống. Chƣơng 2. Thực trạng về quản lý Nhà nƣớc đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Trong chương này, tác giả tập trung phân tích thực trạng việc tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan để thấy được những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong việc bảo tồn và phát triển loại hình lễ hội này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Phần này sẽ bao gồm các nội dung như: Khái quát chung về lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, cơ chế quản lý đối với lễ hội truyền thống ở Tuyên Quang trong đó có lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan, thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội đình làng, đánh giá những kết quả và hạn chế trong tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của người Cao Lan, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. Chƣơng 3. Một số giải pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 4
  5. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 Chương này tập trung đề ra phương hướng giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan trong thời gian tới và kiến nghị một số giải pháp về quản lý Nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của người Cao Lan trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian qua, cũng như kinh nghiệm của các địa phương trong việc tổ chức và quản lý lễ hội và phương hướng giữ gìn, phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đã nêu. http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 5
  6. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG, LỄ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG 1.1 Văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển 1.1.1 Các cách tiếp cận về văn hoá truyền thống Để tìm hiểu về văn hoá truyền thống, trước hết cần tìm hiểu về văn hoá - một khái niệm quan trọng khi nói đến văn hoá truyền thống. a. Văn hoá Văn hoá là một khái niệm rộng được bắt nguồn từ chữ Latinh: “ Cultura” có nghĩa là sự cày cấy, vun trồng. Cùng với quá trình phát triển văn hoá ngày càng có nội dung phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm để phản ánh các góc độ của văn hoá. Bản chất của văn hoá là rộng và đa dạng , do vậy các khái niệm về văn hoá chỉ mang tính chất tương đối. Có thể đưa ra một số khái niệm về văn hoá như sau:  Theo nghĩa hẹp: Văn hoá là những chính kiến xã hội để quyết định những ứng xử cá nhân trong xã hội đó.  Theo nghĩa rộng: - Quan điểm của UNESCO : “ Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng ” Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “ Thập niên thế giới phát triển văn hoá” tại Pháp ngày 21-1-1998, ngài Tổng thư ký UNESCO cũng từng phát biểu: văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động dân tộc trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình thành nên một hệ thống http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 6
  7. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 giá trị , các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định riêng biệt của mỗi dân tộc ” - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ V ( Khoá VIII ) Đảng ta xác định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ”, và xác định “ Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, văn nghệ, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá ” Như vậy, văn hoá có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Quan trọng nhất văn hoá được xem như tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra phục vụ nhu cầu sống của con người trong quá trình phát triển và là một nền tảng tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. b. Văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là một khái niệm chỉ những nét văn hoá riêng biệt của một cộng đồng xã hội, được hình thành cùng với quá trình phát triển của cộng đồng xã hội đó và được lưu truyền qua các thế hệ; cụ thể là tính cách, là đạo đức, là phong tục tập quán, tư tưởng, lối sống, thói quen…. Văn hoá truyền thống tạo nên bản sắc dân tộc, là nét văn hoá riêng biệt của một cộng đồng xã hội, tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển cộng đồng. Nét văn hoá đó đã ăn sâu vào trong nếp sống cũng như nếp nghĩ của cộng đồng xã hội đó. http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 7
  8. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 Như vậy có thể quan niệm văn hoá truyền thống là toàn bộ giá trị, thành quả, thành tựu vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Hay nói cách khác văn hoá truyền thống là đặc điểm đã in thành nếp sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm , lối diễn đạt, tư duy của một cộng đồng qua bao thế kỷ gắn bó với nhau cùng phát triển. Có thể nói văn hoá truyền thống là yếu tố cốt lõi của văn hoá dân tộc, nó là yếu tố quyết định bản sắc độc đáo của một nền văn hoá. Nền văn hoá truyền thống mà bị mai một hay mất đi thì một dân tộc sẽ mất đi chính bản thân mình. Do đó, việc giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cộng đồng dân tộc, quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2 Đặc trƣng văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là những giá trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc, các chuẩn mực về tư tưởng đạo đức, giao tiếp ứng xử, phong tục, lễ nghi… thông qua đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Do đó văn hoá truyền thống có các đặc trưng như sau: Thứ nhất, văn hoá truyền thống mang tính lịch sử: Văn hoá truyền thống hình thành và bồi đắp qua quá trình phát triển lâu dài của cộng đồng, dân tộc. Cộng đồng chính là nơi văn hoá truyền thống được hình thành và phát triển. Qua quá trình lao động sáng tạo của con người, những nét đẹp văn hoá dần được hình thành và bồi đắp qua thời gian. Văn hoá truyền thống không phải cái có sẵn, và khi có rồi không phải không cần bồi đắp. Có những giá trị nếu không được bồi đắp cùng với quá trình phát triển của con người sẽ bị mai một dần và mất hẳn. Tính lịch sử của văn hoá truyền thống thể hiện qua sự kế thừa các giá trị truyền thống. Văn hoá truyền thống của mỗi thời kỳ lịch sử mang dấu ấn của thời kỳ đó http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 8
  9. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 đồng thời kế thừa những giá trị của thời kỳ trước đó và là nền tảng cho thời kỳ tiếp theo phát triển. Thứ hai, văn hoá truyền thống là một bộ phận của văn hoá, nó được dùng để phân biệt với tính hiện đại mà nền văn hoá đã tiếp thu trong quá trình phát triển. Nếu như văn hoá hiện đại là những giá trị văn hoá mới được tiếp thu thì văn hoá truyền thống là những giá trị đã hình thành và tồn tại từ lâu, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn. Tuy vậy, trên thực tế thì văn hoá truyền thống và tính hiện đại của văn hoá cũng có sự đan xen và kế thừa lẫn nhau. Văn hoá truyền thống là hệ thống các giá trị và các chuẩn mực lâu đời điều chỉnh các hoạt động cũng như quan hệ cộng đồng xã hội. Chẳng hạn những giá trị truyền thống văn hoá như tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ hay yêu nước thương dân, tính cố kết cộng đồng… là những giá trị văn hoá tốt đẹp đã tồn tại lâu đời và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Do đó có thể khẳng định văn hoá truyền thống mang tính lâu đời. Thứ ba, Văn hoá truyền thống cũng mang tính giá trị. Xét về giá trị của văn hoá truyền thống thì nó bao gồm cả những giá trị mang tính tích cực và những giá trị không còn phù hợp với đời sống hiện tại nữa. Những giá trị tích cực và còn phù hợp với đời sống hiện tại sẽ được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Còn những giá trị văn hoá không còn phù hợp nữa sẽ bị cải biến dần cho phù hợp hoặc sẽ bị loại bỏ khỏi nền văn hoá mới mà xã hội đang xây dựng. Chẳng hạn như, những giá trị truyền thống tốt đẹp như truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết… sẽ được phát huy, còn những giá trị truyền thống không còn phù hợp như những tập tục rườm rà, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan không còn phù hợp…sẽ bị cải tiến thành phong tục phù hợp, hay loại bỏ hẳn để nền văn hoá phát huy vai trò đối với sự phát triển xã hội. Do đó vấn đề giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc cần xác định rõ đâu là những giá trị văn hoá cần giữ gìn và phát huy và cái nào cần cải tiến hay loại bỏ. http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 9
  10. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 Thứ tư, văn hoá truyền thống mang tính giáo dục sâu sắc. Văn hoá truyền thống mang trong mình những khuôn mẫu ứng xử, làm nền tảng cho những hành vi trong xã hội. Văn hoá truyền thống cũng thể hiện tính giáo dục của mình đối với xã hội thông qua việc hướng con người hành động đúng với truyền thống vốn có của cộng đồng mà cả xã hội đã thừa nhận và làm theo. Nó là chuẩn mực xã hội để con người noi theo và thực hiện. Những phong tục tập quán, những hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng như các lễ nghi, lễ hội đều mang trong mình những giá trị giáo dục cộng đồng sâu sắc. Phần lớn những nét truyền thống văn hoá đó giáo dục cho cộng đồng xã hội biết trân trọng và phát huy thành quả của quá trình xây dựng và phát triển xã hội mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công vun đắp. Hơn nữa thông qua các lễ nghi truyền thống giáo dục con người biết ơn tổ tiên cha ông đã sinh thành và dưỡng dục, biết ơn các thế hệ đi trước. Đây là một nét văn hoá tốt đẹp của cộng đồng xã hội. Phát huy những giá trị văn hoá này cũng đồng nghĩa với việc phát huy nền tảng tinh thần cho xã hội, định hướng cho xã hội hoạt động tốt hơn, phù hợp hơn với môi trường sống hiện đại. Thứ năm, văn hoá truyền thống mang tính bền vững. Những giá trị văn hoá truyền thống bao giờ cũng tồn tại lâu đời và được xã hội thừa nhận và trân trọng giữ gìn qua nhiều thế hệ. Nó trở thành một bộ phận không thể thiếu của xã hội. Nó giống như động lực cho con người lao động sản xuất tốt hơn. Chẳng hạn như truyền thống các ngày lễ tết là một thí dụ. Trải qua bao biến cố của lịch sử phát triển, truyền thống lễ tết ở Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển, nó là một bộ phận của cuộc sống con người Việt Nam. Sau những tháng ngày lao động vất vả dịp lễ tết là thời gian để mọi người nghỉ ngơi lấy lại tinh thần tiếp tục công việc, là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và cũng là dịp mọi người quan tâm tới nhau, tới tình làng nghĩa xóm... Có lẽ không một gia đình Việt Nam nào lại nằm ngoài giá trị văn hoá truyền thống đó. Dó đó có thể nói rằng văn hoá truyền thống là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự phát triển xã hội, khó có thể mất đi cho dù xã hội có nhiều biến động. Đồng thời tính bền http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 10
  11. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 vững của văn hoá còn thể hiện cả những mặt bảo thủ, trì trệ. Những mặt bảo thủ, trì trệ này tồn tại một cách bền bỉ, dai dẳng cùng với quá trình phát triển. Đặc điểm này đòi hỏi trong quản lý Nhà nước đối với văn hoá truyền thống cần có tác động thích hợp để nhanh chóng loại bỏ tính bảo thủ, trì trệ của những giá trị đã lạc hậu không phù hợp với quá trình phát triển, nhằm tạo điều kiện cho văn hoá truyền thống phát triển tốt nhất theo định hướng. 1.1.3 Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát triển xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Đánh giá vai trò của văn hoá Đảng ta đã khẳng định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ”( Nghị quyết trung ương V khoá VIII của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng ). Văn hoá truyền thống là nòng cốt của nền văn hoá nói chung, quá trình phát triển xã hội không thể không trân trọng những vai trò to lớn của văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là nền tảng tinh thần cho xã hội, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của một dân tộc và được biểu hiện thông qua những truyền thống và hệ giá trị mang tính đặc trưng cho bản sắc văn hoá của dân tộc. Truyền thống và hệ giá trị này được thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, dân tộc; được chắt lọc, kế thừa và phát triển, phát huy qua các thế hệ; được vật chất hoá trong các cấu trúc thiết chế chính trị - xã hội và trong hoạt động sống của cả dân tộc. Là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá truyền thống cũng như văn hoá biểu hiện sức sống, sức phát triển, sự hiểu biết và trí tuệ, đạo lý, tâm hồn…của con người, của dân tộc và trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với xã hội, với tự nhiên được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử. Đối với xã hội có một nền tảng tinh thần vững chắc thì mới có sự phát triển về kinh tế xã hội. Nhìn nhận yếu tố quyết định đối với sự phát triển xã hội thì con người đứng ở vị trí trung tâm. Chính con người chứ không phải lực http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 11
  12. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 lượng nào khác quyết định sự phát triển của mình. Đánh giá vai trò của con người đối với sự phát triển thì con người “vừa là mục tiêu vừa là động lực” của sự phát triển. Con người với tài năng và óc sáng tạo của mình làm ra của cải vật chất cho chính bản thân mìn và cho xã hội. Muốn có được năng suất lao động cao, hiệu quả con người phải có trí tuệ, phải có trình độ khoa học công nghệ, và đặc biệt phải có sức khoẻ, sức khoẻ ở đây bao gồm thể lực và trí lực. Mà con người có phát triển toàn diện thì mới có được sức khoẻ đó, văn hoá truyền thống chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên một con người vừa có sức khoẻ về thể chất vừa khoẻ về tâm hồn để lao động và sáng tạo. Hơn thế nữa, văn hoá truyền thống là một phương tiện giáo dục xã hội góp phần tạo nên một giá trị vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi con người và với cả xã hội. Đó là yếu tố tài và đức. Đây là hai yếu tố tạo nên một con người mới với trình độ văn hoá cao, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Văn hoá truyền thống với những hệ giá trị như chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, tương thân tương ái… sẽ giúp con người phát huy được mọi khả năng sáng tạo của mình trong học tập cũng như trong lao động sản xuất, dưới sự giúp đỡ của cộng đồng. Cũng nhờ những giá trị của văn hoá truyền thống đã giáo dục cho con người dần hoàn thiện giá trị đạo đức của mình trở thành con người có trí đức hoàn thiện để cùng cộng đồng phát triển. Như vậy, văn hoá truyền thống là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng con người mới – mục tiêu và động lực của sự phát triển. Con người mới với sức khoẻ và trí tuệ mới sẽ là lực lượng quyết định đối với mọi sự phát triển. Vì thế chăm lo xây dựng con người mới không thể không chăm lo xây dựng văn hoá cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là văn hoá truyền thống dân tộc. Hay nói cách khác chăm lo giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống chính là chăm lo xây dựng con người mới, là tạo động lực cho các quá trình phát triển. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, văn hoá truyền thống còn đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hội http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 12
  13. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 nhập với quốc tế. Quá trình hội nhập là một quá trình giao lưu giữa các quốc gia với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực văn hoá. Các quốc gia thông qua quá trình hội nhập, sẽ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cũng như các tinh hoa văn hoá với nhau làm phong phú thêm nền văn hoá nước nhà. Tham gia hội nhập quốc tế là một đòi hỏi tất yếu khách quan của các quốc gia. Muốn phát triển, các quốc gia không thể không tham gia vào quá trình vận động chung của quá trình hội nhập. Hội nhập chính là cơ hội để các quốc gia cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu. Phải nhận thấy rằng vấn đề tham gia hội nhập với khu vực và thế giới của các quốc gia không chỉ là sự hội nhập về mặt chính trị, do các Chính Phủ đảm nhận, mà có cả sự tham gia của người dân. Có thể nói sự tham gia hội nhập của người dân chính là yếu tố mở đường cho các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn. Quan hệ giữa nhân dân các nước là điều kiện tiền đề cho các quốc gia quan hệ với nhau thân thiết hơn về mọi mặt. Sự giao lưu của nhân dân các nước trên nhiều lĩnh vực trước hết phải là sự giao lưu về mặt văn hoá. Văn hoá truyền thống tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế hay toàn cầu hoá với tư cách là yếu tố khẳng định tính riêng biệt độc đáo của một dân tộc. Tính riêng biệt độc đáo đó là nền tảng để các quốc gia khẳng định bản sắc của riêng mình, từ đó có thể mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, giáo dục hay y tế… Trong giao lưu hợp tác quốc tế, tính dân tộc của văn hoá truyền thống nhiều khi quyết định đến tính chất và mức độ của quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực. Chẳng hạn như, với những nét văn hoá đặc sắc, truyền thống văn hoá mang đậm nét cổ truyền sẽ giúp các quốc gia mở rộng hợp tác về du lịch văn hoá truyền thống, với truyền thống cần cù, ham học hỏi của người lao động Việt Nam là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để phát triển kinh tế. Cùng với quá trình hội nhập, văn hoá truyền thống sẽ làm sợi dây liên kết các quốc gia lại với nhau cùng hợp tác và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác. Đồng http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 13
  14. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 thời văn hoá truyền thống của dân tộc cũng chính là yếu tố để khẳng định mình cùng với bạn bè thế giới. Một quốc gia dân tộc tham gia vào một sân chơi rộng lớn lại không khẳng định được mình là ai thì chắc chắn một điều rằng mối quan hệ với các quốc gia khác không thể bền vững được. Điều này khẳng định rằng, không có tính độc đáo cá biệt của mình sẽ không thể tham gia hội nhập được. Tính độc đáo của riêng mình trong mỗi quốc gia chỉ có được nhờ văn hoá truyền thống dân tộc hay bản sắc dân tộc đó mà thôi. Chính vì những điều này mà UNESCO đã phát động “ Thập niên thế giới phát triển văn hoá ” trong đó có đề cao yếu tố các quốc gia phải đặc biệt quan tâm tới quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của mình. Đó chính là nền tảng cho sự phát triển và tham gia hội nhập quốc tế. Hễ quốc gia nào mà không quan tâm phát triển văn hoá, đặc biệt văn hoá truyền thống và coi văn hoá như một nhân tố điều tiết xã hội, gắn với phát triển kinh tế thì quốc gia đó sẽ bị mất cân đối trong phát triển và không còn là bản thân mình nữa. Điều này cho thấy vai trò của văn hoá truyền thống đã được các quốc gia thừa nhận, và đã trở thành một chương trình hoạt động chung của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu phát triển con người. Không chăm lo bảo vệ và phát huy văn hoá truyền thống đồng nghĩa với dân tộc đó tự đánh mất mình, đồng nghĩa với việc mất văn hoá dân tộc là mất nước, chịu sự lệ thuộc về văn hoá, đất nước, dân tộc đó sẽ không thể tồn tại độc lập được. Như vậy, văn hoá, và văn hoá truyền thống là một yếu tố có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nói chung và quá trình hội nhập quốc tế nói riêng. Chăm lo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc chính là chăm lo cho sự phát triển bền vững của dân tộc và làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú hơn. 1.2 Lễ hội truyền thống - một hoạt động quan trọng góp phần duy trì và phát triển văn hoá truyền thống 1.2.1 Lễ hội truyền thống và các loại hình lễ hội http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 14
  15. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 a. Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc và là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, giao lưu sinh hoạt văn hoá với nhau. b. Các loại hình lễ hội  Theo tính chất của lễ hội truyền thống, có: - Lễ hội mang tính tính ngưỡng: Tết truyền thống, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Cầu Mùa… Đây là loại lễ hội truyền thống có số lượng lớn nhất - Lễ hội văn nghệ dân gian: Hội Chèo, Hội Lim…  Theo phạm vi, quy mô: - Lễ hội cấp quốc gia: Lễ hội Đền Hùng, - Lễ hội cấp Tỉnh: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư ( Ninh Bình ), Lễ hội Chùa Hương ( Hà Tây ), Hội Lim ( Bắc Ninh )… - Lễ hội cấp Huyện: Hội đền Thái Vi ( Ninh Bình), Hội chùa Keo ( Hà Tây),… - Lễ hội cấp xã: Đây là loại lễ hội chiếm số lượng lớn nhất với các hình thức tổ chức phong phú mang đậm nét truyền thống của cộng đồng từng làng quê Việt Nam http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 15
  16. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008  Theo quy chế tổ chức và quản lý lễ hội, gồm - Lễ hội dân gian - Lễ hội lịch sử cách mạng - Lễ hội tôn giáo - Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam 1.2.2 Đặc điểm của lễ hội truyền thống  Tính cộng đồng. Mỗi một lễ hội truyền thống đều mang tính cộng đồng sâu sắc. Tính cộng đồng của lễ hội thể hiện ở chỗ chính từ cộng đồng mà lễ hội truyền thống được hình thành nên. Lễ hội truyền thống được ra đời phục vụ nhu cầu của cộng đồng, đó là nhu cầu tín ngưỡng; nhu cầu giao lưu, sinh hoạt văn hoá với nhau…Hơn nữa cộng đồng chính là mảnh đất để cho các lễ hội truyền thống tồn tại và phát triển. Lễ hội ra đời phục vụ cho nhu cầu văn hoá cũng như tâm linh của con người. Vì thế lễ hội truyền thống gắn kết chặt chẽ với cộng đồng xã hội. Một lễ hội được tổ chức mà không được cộng đồng tham gia, không được cộng đồng coi trọng thì chắc chắn lễ hội đó không mang tính cộng đồng cao.  Hầu hêt các lễ hội truyền thống đều có đặc điểm là bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ mang tính trang nghiêm, mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Phần lễ thường là những nghi thức trang trọng thể hiện sự tạ ơn đối với những người có công với cộng đồng và cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cầu cho cuộc sống được bình an, hạnh phúc. Còn phần hội chính là phần sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Phần hội này bao gồm các trò chơi dân gian truyền thống, vừa có tác dụng thu hút mọi người tham gia lễ hội vừa có tác dụng giải trí, tạo tâm lý thoản mái cho người dân để chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới, đồng thời làm tăng tính cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết của người dân trong làng xã. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chời dân gian đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của người nông dân. Ví dụ trò pháo đất, đốt pháo, trò thả diều… xuất phát từ tiếng sấm cầu mưa thuận gió hoà; trò cướp cầu, đánh đáo, http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 16
  17. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 ném còn thì thể hiện ước vọng cầu an; trò thi bắt lợn, thi thổi cơm, trò đập niêu thể hiện mong ước chân cứng đa mềm, nhanh chân nhanh tay, sức khoẻ dẻo dai…..  Tính giáo dục sâu sắc. Lễ hội truyền thống là dịp để cho mỗi người trở về với cội nguồn, vừa là dịp để cho mỗi người gặp nhau sau những lo toan của cuộc sống hàng ngày. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những người có công với làng xã, với đất nước. Qua lễ hội, mỗi người có dịp bày tỏ lòng biết ơn đó, được ôn lại lịch sử cũng như được thấm nhuần các giá trị to lớn của truyền thống mà cha ông đã để lại. Qua các nghi thức cúng lễ, qua các trò chơi dân gian, các thế hệ truyền lại cho nhau những giá trị truyền thống to lớn mà cha ông đã dày công vun đắp nên. Tất cả đều một mục đích giáo dục cho thế hệ sau biết trân trọng, giữ gìn những gì cha ông đã hy sinh cả sương máu và tính mạng tạo nên, đồng thời giáo dục cho các thế hệ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển 1.2.3 Vai trò của lễ hội truyền thống trong việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống Lễ hội truyền thống là một hoạt động sinh hoạt văn hoá của cộng đồng xã hội. Nó có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội nói chung và với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống nói riêng. Vai trò đó được biểu hiện qua các mặt như sau: Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Trở về với cội nguồn con người thể hiện lòng tri ân của mình với các thế hệ trước, thể hiện tấm trân tình đối với cha ông đã sinh thành, dưỡng dục và để lại thành quả cho các thế hệ kế tiếp. Nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao của cha ông chính là đạo lý “ uống nước nhớ nguồn ”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” đã tồn tại từ bao đời http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 17
  18. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 nay của dân tộc Việt Nam. Lễ hội chính là dịp để mỗi người thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc ta. Do đó có thể nói rằng, lễ hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lễ hội còn thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết từ bao đời nay của cha ông ta được thể hiện thông qua lễ hội. Cộng đồng cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm lao động sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm sống, tương trợ lẫn nhau theo tinh thần “ là lành đùm lá rách” để cùng nhau phát triển. Lễ hội cũng chính là nơi con người có thể hiểu nhau hơn. Nếu không có lễ hội thì cơ hội để cộng đồng hiểu biết nhau, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm của cuộc sống sẽ khó khăn hơn do những lo toan, bươn trải cho cuộc sống. Vì vậy, lễ hội là mảnh đất cho tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đống xã hội phát triển. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, lưu giữ và chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí…Lễ hội là nơi có tính giáo dục sâu sắc, đặc biệt là giáo dục về những giá trị truyền thống. Cùng với lễ hội các giá trị truyền thống của dân tộc được tái hiện lại một cách sinh động thông qua các nghi lễ, các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ…tất cả đều tái hiện lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Việc tái hiện lại những giá trị truyền thống đó chính là việc chuyển giao lại cho các thế hệ sau giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để con người sáng tạo văn hoá, giao lưu văn hoá với các nền văn hoá khác. Đây cũng là cơ hội để http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 18
  19. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 cho các giá trị truyền thống được quảng bá rộng rãi và phát huy trong cuộc sống của cộng đồng. Như vậy, có thể nói lễ hội truyền thống là nơi hội tụ, là mảnh đất màu mỡ để cho văn hoá truyền thống phát triển. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được lưu giữ , bảo tồn và phát huy thông qua lễ hội. Do vậy lễ hội là một điều kiện quan trọng để văn hoá truyền thống tại và phát huy, việc khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống cũng chính là việc giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống của dân tộc. 1.3 Sự cần thiết của quản lý Nhà nƣớc về văn hoá để duy trì và phát huy văn hoá - lễ hội truyền thống 1.3.1 Vai trò của Nhà nƣớc đối với việc duy trì và phát huy văn hoá - lễ hội truyền thống a. Vai trò của Nhà nước.  Vai trò định hướng hoạt động Duy trì và phát huy văn hoá truyền thống là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hoá nước nhà. Muốn cho nền văn hoá của đất nước đặc biệt là văn hoá truyền thống phát triển một cách đúng đắn thì phải có một định hướng nhất định. Vai trò định hướng cho văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển thuộc về Nhà nước. Nhà nước định hướng cho văn hoá truyền thống phát triển theo một mục tiêu, một đường hướng nhất định. Sự định hướng của Nhà nước giúp cho văn hoá truyền thống dân tộc được chọn lọc và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của mình đồng thời loại bỏ những giá trị mang tính lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống đương đại nữa. Như vậy, vai trò định hướng của Nhà nước ở đây chính là việc hướng cho những giá trị nào là tốt đẹp, là tích cực có vai trò quan trọng trong cuộc sống cộng đồng được bảo tồn và phát huy, đồng thời xác định những gì đã lạc hậu hay mang tính chất không có lợi cũng như không còn phù hợp nữa để có biện pháp loại bỏ hoặc thay thế cho phù hợp. http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 19
  20. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 Trong những năm qua, vai trò định hướng của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống đã được thể hiện thông qua các chủ trương, đường hướng phát triển văn hoá và các văn bản quản lý. Trong đó có định hướng những giá trị truyền thống cần được bảo tồn và phát triển, đồng thời cũng quy định những giá trị lạc hậu cần loại bỏ. Chẳng hạn như trong Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 09/2001/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin có quy định về mục tiêu của việc tổ chức lễ hội tại điều 2 như sau: “ 1. Tưởng nhớ công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các liệt sĩ, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 3. Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu chính đáng khác của nhân dân. ” Đồng thời quy định cả những điều cấm trong lễ hội, được quy định tại điều 3 như sau: “1. Lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây mất trật tự, an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dân tộc. 2. Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. 3. Tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trong khu vực nội tự. 4. Đánh bạc dưới mọi hình thức. 5. Đốt đồ mã (nhà lầu, xe, ngựa, đồ dùng sinh hoạt...). 6. Những hành vi vi phạm pháp luật khác.” http://hanhchinh.com.vn – Sinh viên Học viện Hành chính 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2