intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014

Chia sẻ: Nhí Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:92

1.105
lượt xem
201
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014" được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp,... Tham khảo nội dung luận văn để có thêm tài liệu tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ NHÍ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ  YẾU TỐ  LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN  TẠI THỊ TRẤN PHONG ĐIỀN, HUYỆN PHONG ĐIỀN  THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ths. THÁI THỊ NGỌC THÚY
  2. CẦN THƠ ­ 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự  giúp đỡ  về  mọi   mặt của các cơ quan, đơn vị, của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cám  ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ  môn  Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, quý cô, trung tâm dân số, kế hoạch hóa  gia đình, Trạm Y tế thị trấn Phong Điền huyện Phong Điền, thành phố Cần   Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn thầy cô các bộ môn Trường Đại học Y Dược  Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình  học tập. Xin bày tỏ  long kính trọng và biết  ơn: Ths. Thái Thị  Ngọc Thúy,  người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học  tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm  ơn: Bạn bè, người than trong gia đình những  người luôn giúp đỡ  và động viên tôi trong học tập cũng như  trong cuộc  sống. Cuối cùng chúng em xin kính chúc quí thầy cô dồi dào sức khỏe và   thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.                                                                                                                                   Tác giả                                                              Nguyễn Thị Nhí
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các  số  liệu, kết quả  trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ  gàng và chưa từng công bố.                                                                                Người thực hiện                                                                                Nguyễn Thị Nhí
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CBVC Cán bộ viên chức ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATB Huyết áp trung bình HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương ISH International Society of  Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế ) JNC Ủy ban quốc gia (Joint National Committee) THA Tăng huyết áp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thong VB Vòng bụng VM Vòng mông WHO World Health Organization  (Tổ chức Y tế thế giới) WHR Waist Hip Ratio  (Tỷ số vòng bụng/vòng mông)
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3 1.1 Đại cương về tăng huyết áp......................................................................3 1.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước...............................12 1.3 Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại Việt Nam...14 1.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền...............................................17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................18 2.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu............................................................................18 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................18 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................18 2.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..............................................................................18 2.2.2 Cỡ mẫu..................................................................................................18 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................19 2.2.4 Nội dung nghiên cứu.............................................................................20 2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................26 2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...............................................29 2.2.7 Sai số và cách khắc phục......................................................................30 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu .....................................................................30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................31 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................31 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên............................37
  7. 3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi...........40 Chương 4 BÀN LUẬN...................................................................................46 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................46 4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên............................51 4.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan...............53 KẾT LUẬN.....................................................................................................62 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)............................4 Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay..............................4 Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO...............................................................9 Bảng 1.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO.........10 Bảng 3.1 Đặc điểm  về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng.............31 Bảng 3.2 Đặc điểm  về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng. 32 Bảng 3.3 Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói  quen uống rượu, bia........................................................................................33 Bảng 3.4 Đặc điểm về chế độ ăn.................................................................34 Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng...........................35 Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông.........................................36 Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình tăng huyết áp và tiền sử đái tháo đường .........................................................................................................................36 Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu.........................................37 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của  đối tượng với tăng huyết áp...........................................................................40 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp.........41 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và thói quen uống  rượu, bia với tăng huyết áp............................................................................42 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ  ăn nhiều dầu mỡ với tăng huyết áp...............................................................43 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA.........................44 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA..........44
  9. Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình tăng huyết  áp với tăng huyết áp.................................................................................45 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng với THA.45
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu....35 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên...........37 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát.......................38 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính.............................................38 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc...............................................39 Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn...............................39
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57  triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%)   là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử  vong là do các bệnh tim mạch (48%) [40]. Trong đó tăng huyết áp là một   trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh  hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ  người trên toàn thế  giới và là yếu tố  nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim,   bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính.  Tăng huyết áp là bệnh phổ  biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức   khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế  và tử  vong hàng đầu  ở  người cao tuổi [36]. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến  tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ  tử vong và tỷ  lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng  thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói  chung trên thế  giới là khoảng 41%  ở  các nước phát triển và 32%  ở  các  nước đang phát triển [39].  Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ  người lớn   (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này   được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức  Y tế  thế  giới tỷ  lệ  tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi  36,8% [40]. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện  Tim mạch Việt Nam tiến hành  ở  người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành  phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là  
  12. 2 cứ  4 người lớn  ở nước ta thì có 1 người bị  tăng huyết áp. Với dân số  của  Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người   bị tăng huyết áp [37]. Dự  báo trong những năm tới số  người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ  còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh   dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến… Theo tổ chức Y tế thế  giới, khống chế  được những yếu tố  nguy cơ  này có thể  làm giảm được  80% bệnh tăng huyết áp. Thị trấn Phong Điền là thị  trấn trung tâm của huyện Phong Điền, có  dân số  khá đông, trong thời gian gần đây theo nhiều báo cáo cho thấy tình  hình tăng huyết áp đang diễn biến phức tạp. Song lại chưa có nghiên cứu  nào được thực hiện để khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương. Với   mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố  liên quan đến bệnh tăng huyết áp,  nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải thiện dịch vụ y tế  cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả  hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và  các yếu tố  liên quan của người dân từ  25 tuổi trở  lên tại thị  trấn   Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ  năm 2014”. Với  các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị  trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân từ 25   tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ  năm 2014.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đến   nuôi dưỡng các mô trong cơ thể [1], [16]. Các thông số huyết áp thường được ứng dụng: Huyết áp tâm thu (HATT) là giới hạn cao nhất của những giao động  có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim. Huyết áp tâm trương (HATTr) là giới hạn thấp nhất của những giao  động có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức cản của mạch. Huyết áp trung bình (HATB) là áp suất tạo ra với dòng máu chảy liên   tục và có lưu lượng bằng với cung lượng tim. Hiệu áp hay áp lực máu là hiệu số giữa HATT và HATTr. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Theo tổ  chức Y tế  thế  giới thì một người lớn được gọi THA khi  huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp  tối  thiểu, huyết   áp tâm trương  (HATTr)   ≥  90mmHg hoặc đang điều trị  thuốc hạ  áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chuẩn đoán là  THA [3], [31]. Theo WHO – 1999: THA: HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg. THA tâm thu: HATT ≥ 140 mmHg; HATTr 
  14. 4 Tăng huyết áp nếu không được điều trị  đúng và đầy đủ  sẽ  có rất  nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di   chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành  gánh nặng cho gia đình và xã hội như: Tai biến mạch máu não, suy tim, suy  mạch vành, … 1.1.3 Phân loại tăng huyết áp Phân loại THA theo JNC VII (năm 2003) chia THA như sau: Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) [43] HA tâm thu HA tâm trương Phân loại (mmHg) (mmHg) Bình thường  100 c Cách phân độ THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của  WHO/ISH và JNC, Hội Tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như  sau: Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay [3] Huyết áp (mmHg) Phân loại Tâm thu Tâm trương HA tối ưu
  15. 5  Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn. Phân loại tăng huyết áp theo nguyên nhân Tăng huyết áp có thể  gây ra do một bệnh khác, gọi là THA triệu  chứng   hay   THA   thứ   phát   nhưng   đa   số   các   trường   hợp   không   tìm   thấy   nguyên nhân và được gọi là THA nguyên phát. Tăng huyết áp nguyên phát Chiếm tới 90­95% số người bị THA. Tăng huyết áp thứ phát Dưới 5­10% các trường hợp THA có nguyên nhân. Các nguyên nhân  chính của THA thứ phát gồm: ­ Do các bệnh về thận: Bệnh thận do ĐTĐ, bệnh thận đa nang, bệnh   cầu thận, thận ứ nước…[16]. ­ Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, hội chứng Conn hay u thượng   thận nội tiết nhiều Aldosteron, u tủy thượng thận, bệnh to đầu chi, cường  chức năng tuyến giáp, cường chức năng tuyến cận giáp…[2]. ­ Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp co động mạch chủ, hẹp nơi xuất phát  động mạch thận, hở van động mạch chủ [16]. ­   Do   thuốc:   Các   hormone   ngừa   thai,   cam   thảo,   ACTH,   corticoid,   ciclosporin, các chất gây chán ăn, các IMAO. ­ Nhiễm độc thai nghén: Một số trường hợp có thai do bệnh lý ở  rau   thai, từ tháng thứ 7­8 có thực thể có tai biến THA đồng thời có phù, nước   tiểu có protein [16].
  16. 6 1.1.4 Huyết áp tâm thu đơn độc Theo phân loại THA tại Việt Nam hiện nay, HATT có xu hướng tăng  và HATTr có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT ≥ 140 mmHg và HATTr  ≤ 90 mmHg, bệnh nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc [23]. 1.1.5 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp 1.1.5.1 Ăn mặn Người thường hay ăn mặn, có nhiều chất muối natri chlorure thì  nguy cơ  mắc bệnh THA càng cao. Người dân  ở  vùng ven biển có tỷ  lệ  THA cao hơn so với người dân  ở  vùng đồng bằng và miền núi.  Ở  những   gia đình có tiền sử  THA, có thói quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn   nhỏ  sẽ  có nguy cơ  THA khi trưởng thành. Chế  độ  ăn giảm bớt chất muối   là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA. Nhiều   nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối   mỗi ngày có thể làm giảm được HATB từ 4 đến 8 mmHg [9], [35]. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng cho thấy những người ăn mặn hơn   những người khác trong gia đình bị  THA cao hơn 2,53 lần so với những   người không có ăn mặn với p = 0,001 [13]. 1.1.5.2 Hút thuốc lá, thuốc lào Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất   nicotin kích thích hệ  thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA. Nhiều  nghiên cứu ghi nhận khi người hút một điếu thuốc lá có thể  làm THA tối  đa, còn gọi là HATT lên tới 11 mmHg và huyết áp tối thiểu, còn gọi là  HATTr lên tới 9 mmHg và kéo dài trong khoảng thời gian từ  20 đến 30  phút. Vì vậy, nếu trong sinh hoạt hàng ngày không hút thuốc lá, thuốc lào  cũng là một biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp [9], [35].
  17. 7 Phần lớn lượng khói thuốc thoát ra không được hít vào bởi người   hút. Dòng khói phụ  từ  đầu điếu thuốc lá đang cháy tỏa ra ngoài trộn với  khói   chính   người   hút   thuốc   lá   nhả   ra   thành   “khói   thuốc   lá   tỏa   ra   môi  trường” hay còn gọi là “khói thuốc lá thụ động” và hành động hít phải khói   thuốc này gọi là “hút thuốc lá thụ động” [4]. Khi bắt đầu ngừng không sử dụng thuốc thì nguy cơ mắc các bệnh  do sử  dụng thuốc giảm đáng kể. Đối với hầu hết những người bỏ  thuốc  sau 5 năm, nguy cơ  bị  các bệnh gần như  giảm bằng so với những người   không hút thuốc [6]. Theo khảo sát của Phạm Thị  Tâm, Lê Minh Hữu và cộng sự  tại  thành phố Cần Thơ năm 2011, tỷ lệ người hiện đang hút thuốc lá là 51,4%,   có 13,2% đã bỏ  thuốc lá, tuổi thường gặp nhiều nhất là 15­24 tuổi 23%  [29]. Nghiên cứu của Lê Triều Minh ở người cao tuổi tại thành phố Vĩnh  Long cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ  tăng huyết áp cao. Hút thuốc   lá càng nhiều thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao (p 
  18. 8 thấy tỷ  lệ  THA  ở  bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 77,5%. Có 5 yếu tố  liên quan   độc lập với THA  ở  bệnh nhân ĐTĐ type 2: tuổi bệnh nhân với PR = 1,3  (khi tăng mỗi 10 tuổi); thời gian ĐTĐ với PR = 2,0, thừa cân­béo phì với PR  = 1,5; ăn mặn với PR = 1,3 và protein niệu dương tính với PR = 1,4 [27]. 1.1.5.4 Rối loạn mỡ máu Nồng độ chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của  quá trình xơ  vữa động mạch, dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp  máu cho tim và các cơ  quan khác trong cơ  thể. Động mạch bị  xơ  vữa sẽ  kém đàn hồi và đây cũng chính là yếu tố làm THA. Vì vậy, cần ăn chế  độ  giảm lipid máu sẽ  giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói  riêng  [35]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang  cho thấy người ăn nhiều đồ chiên xào bị THA cao gấp 2,05 lần người ăn ít  đồ  chiên xào với p = 0,014. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện  Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, sự  khác biệt giữa người ăn nhiều  dầu mỡ và người ăn ít dầu mỡ với THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê   với  p 
  19. 9 Theo kết quả nghiên cứu của tác giả  Trần Phi Hùng tại quận Ninh  Kiều, thành phố  Cần Thơ  năm 2012, những người có tiền sử  gia đình bị  THA thì bị THA cao hơn 1,58 lần so với những người không có tiền sử gia   đình bị THA với p = 0,037 [13]. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau   những người có tiền sử  gia đình bị  THA bị  THA cao hơn 1,7 lần so với  người không có tiền sử gia đình bị THA với OR = 1,7 và p 
  20. 10 Đánh giá và phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO: Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO [38] Phân loại Giá trị BMI Gầy  80 cm ở nữ  (châu Á). Theo WHO: Béo phì vùng bụng khi WHR > 0,90  ở nam, WHR >   0,85 ở nữ [28]. 1.1.5.8 Uống nhiều bia, rượu Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố  nguy cơ  gây  bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Đối với những người  phải dùng thuốc để điều trị THA, việc uống bia, rượu quá mức hoặc người  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2