intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

149
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội" thực hiện với mục đích nhằm đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Hiện nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br /> Nông Thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh<br /> huyện Phúc Thọ nói riêng vẫn là hoạt động chủ yếu.<br /> Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT<br /> huyện Phúc Thọ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của<br /> Huyện, danh mục tín dụng được thay đổi tích cực, tăng tỷ trọng cho vay đối<br /> với hộ nông nghiệp cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông<br /> nghiệp, quy trình tín dụng từng bước được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế.<br /> Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn phải đối diện với nhiều<br /> loại rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt<br /> động, quản trị rủi ro tín dụng đã được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Mặc dù<br /> vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được<br /> yêu cầu: rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế - xã<br /> hội.<br /> Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tăng trưởng tín<br /> dụng lớn, rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng, Chi nhánh sẽ khó phát triển bền<br /> vững nếu không chú trọng hơn tới quản trị rủi ro tín dụng.<br /> Chính vì tính cấp thiết như trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản<br /> trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br /> Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm luận<br /> văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.<br /> 2- Mục đích nghiên cứu<br /> - Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br /> thành phố Hà Nội. Để đạt được mục tiêu đó, các nhiệm vụ cụ thể cần được<br /> thực hiện:<br /> 1<br /> <br /> - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng<br /> của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh<br /> huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br /> thành phố Hà Nội.<br /> 3- Đối tượng<br /> Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng<br /> thương mại.<br /> 4- Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông<br /> nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành<br /> phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2012 đến 2014.<br /> 5- Phương pháp nghiên cứu<br /> Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được<br /> sử dụng: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; ...<br /> 6- Kết cấu<br /> Luận văn được kết cấu theo 03 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng<br /> thương mại<br /> Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.<br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br /> thành phố Hà Nội.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br /> 1.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại<br /> * Khái niệm<br /> Thuật ngữ “Ngân hàng” đã có từ rất lâu, hoạt động ngân hàng được<br /> chứng minh là gắn bó cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài<br /> người, nhiều tài liệu và di chứng khảo cổ cho thấy hoạt động ngân hàng đã ra<br /> đời từ 3 - 4 ngàn năm trước công nguyên. Tại Hy Lạp các nhà đổi tiền được<br /> gọi là Trapezita - tiếng Hy lạp có nghĩa là cái bàn. Các Trapezita ngồi trước<br /> các bàn đổi tiền để nhận tiền của giai cấp quí tộc, người giầu có, vv... Ở Ý các<br /> hoạt động mua, bán trao đổi vay tiền được tiến hành trên các bàn dài gọi là<br /> Banca, đây cũng là từ xuất phát gốc của từ Banque (Pháp), Bank ( Anh, Mỹ ,<br /> Đức ), Banco (Ý)... có nghĩa là ngân hàng sau này.<br /> Từ thế kỷ XVIII trở về trước, hoạt động ngân hàng chưa thực sự phát<br /> triển và chưa có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, từ đó trở lại đây đặc biệt là<br /> trong thời đại ngày nay ngân hàng được xem như là “mạch máu” của nền kinh<br /> tế, hoạt động ngân hàng thể hiện sức mạnh và tiềm lực của nền kinh tế.<br /> Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của ngành ngân hàng, trong mỗi<br /> giai đoạn, hoạt động ngân hàng cũng có sự thay đổi, bên cạnh đó với các hoạt<br /> động đa dạng lại luôn biến động với sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt<br /> khác, do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau<br /> dẫn đến quan niệm về Ngân hàng thương mại không thống nhất giữa các nước<br /> và khu vực trên thế giới:<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tại Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới: "Ngân<br /> hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài<br /> chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh<br /> toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ<br /> chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.<br /> Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề<br /> thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức<br /> khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín<br /> dụng hay tài chính”.<br /> Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết<br /> yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương<br /> mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh<br /> các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo<br /> đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”.<br /> Tại Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng<br /> tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:<br /> - Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích<br /> lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu.<br /> - NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà các hoạt động chủ yếu và<br /> thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử<br /> dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương<br /> tiện thanh toán.<br /> * Đặc điểm của Ngân hàng thương mại<br /> Hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh kiếm lời,<br /> theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình thức<br /> hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động<br /> kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình<br /> thức khác nhau. Ngân hàng thương mại là người “đi vay để cho vay” nhằm<br /> mục đích kiếm lời. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông<br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Libraty<br /> <br /> qua các nghiệp cụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để<br /> cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian<br /> nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.<br /> Hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định của pháp<br /> luật, nghĩa là chỉ khi ngân hàng thương mại thoả mãn đầy đủ các điều kiện<br /> khắt khe do pháp luật qui định như điều kiện về vốn, phương án kinh<br /> doanh...thì mới được phép hoạt động trên thị trường.<br /> Là một trung gian tài chính, NHTM thường phải đối diện với nhiều rủi<br /> ro. NHTM hoạt động chủ yếu dựa vào lượng vốn huy động từ các tổ chức<br /> kinh tế và dân cư. Do vậy, khi rủi ro xảy ra, sự đổ vỡ của một NHTM có thể<br /> kéo theo sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng khác, thậm chí cả hệ thống. Nhằm<br /> tránh tình trạng đó, hoạt động của NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ hơn hoạt<br /> động của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế.<br /> * Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại<br /> - Huy động vốn:<br /> Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM. NHTM huy<br /> động vốn dưới các hình thức khác nhau như: nhận tiền gửi (tiền gửi thanh<br /> toán, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn), đi vay, phát hành giấy tờ<br /> có giá, vốn tiếp nhận tài trợ, vốn ủy thác đầu tư. Nguồn vốn huy động dồi dào<br /> sẽ giúp NHTM chủ động trong hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro thanh<br /> khoản. Tuy nhiên, NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên việc huy<br /> động nguồn vốn như thế nào sẽ được các NHTM đưa ra trên cơ sở chiến lược<br /> kinh doanh và diễn biến thị trường trong từng thời kỳ.<br /> - Hoạt động tín dụng:<br /> Hoạt động tín dụng của các NHTM được hình thành từ rất sớm, ngay từ<br /> khi thành lập các ngân hàng. Những người tổ chức ra NHTM, ngay từ đầu đã<br /> luôn tìm kiếm các cơ hội để tiến hành cho vay, coi đó như là một nhu cầu chủ<br /> yếu trong việc duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Các NHTM đã góp<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2