intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

Chia sẻ: Rose_12 Rose_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

405
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói, những thành tựu pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều hướng tới bảo vệ, phục vụ con người trên nền tảng an ninh con người phải được bảo đảm nhằm mục đích xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mỗi con người trong tiến trình phát triển....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

  1. 1 BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHU MẠNH HÙNG VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CHU MẠNH HÙNG VẤN ĐỀ AN NINH CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số : 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Diến P GS.TS. Đoàn Năng Hà Nội - 2012
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.. TÁC GIẢ LUẬN ÁN C hu Mạnh Hùng
  4. 4 MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH CON NGƯỜI 8 1.1. Khái niệm an ninh con người 8 1.2. Mối quan hệ giữa quyền con người và an ninh con người 28 1.3. Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia 32 1.4. Vai trò của an ninh con người 40 1.5. Các nguy cơ đe dọa an ninh con người 43 Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC 58 TẾ VỀ AN NINH CON NGƯỜI 2.1. Sự hình thành và phát triển của chế định an ninh con người 58 trong luật quốc tế 2.2. Quy định của pháp luật quốc tế về an ninh con người 66 2.3. Các thiết chế quốc tế bảo đảm an ninh con người 88 2.4. Các giải pháp tăng cường an ninh con người 108 Chương 3: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 113 BẢO ĐẢM AN NINH CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về an ninh con người 113 3.2. Pháp luật Việt Nam về an ninh con người 132 3.3. Các giải pháp góp phần tăng cường an ninh bảo đảm an ninh con 156 người ở Việt Nam 178 KẾT LUẬN 181 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN (The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations) AU (Africa Union) Liên minh châu Phi Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc ECOSOC (Economic and Social Council) EU (European Union) Liên minh châu Âu Hội đồng Nhân quyền H RC (Human Rights Council) ICCPR (International Covenant on Civil Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị and Political Rights) on Công ước Quốc tế về các quyền kinh ICESCR (International Covenant tế, xã hội và văn hoá Economic, Social and Cultural Rights) Toà án công lý quốc tế ICJ (International Court of Justice) Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (International Labour Organization) Tổ chức phi chính phủ NGOs (Non - Governmental Organization) UDHR (Universal Declaration of Human Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người Rights) UNDP (United Nations Development Programme) Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNESCO (The United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc Scientific and Cultural Organization) Q uỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF (United Nations Children’s Fund) Cơ chế Đánh giá định kỳ toàn thể U PR (Universal Periodic Review) Tổ chức Y tế Thế giới WHO (World Health Organization)
  6. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, con n gười luôn là trung tâm và là mục tiêu ph ấn đấu của cộng đồng quốc tế. Có thể nói, những thành tựu pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều hướng tới bảo vệ, phục vụ con ngư ời trên nền tảng an ninh con người phải được bảo đảm nhằm mục đích xây dựng cuộc sống tự do, b ình đẳng và hạnh phúc cho mỗi con người trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra một thời kỳ m ới, có tính bư ớc ngoặt cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nư ớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011); Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã h ội đến n ăm 2020; Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là những dấu mốc lớn mang tính bước ngoặt trong nhận thức lý luận của Đảng ta về con người, quyền con người cũng như an ninh con người. Mặt khác, Hiến pháp 1992 sửa đổi n ăm 2001 cũng khẳng định chúng ta xây dựng Nh à nước pháp quyền xã hội chủ n ghĩa của dân, do dân và vì dân với mục tiêu vì con người. Như vậy, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nư ớc Việt Nam coi con người là mục tiêu cũng như động lực của quá trình phát triển xã hội. Với nhận thức như vậy n ên an ninh con người phải là vấn đề cốt lõi trong nhận thức và hành động thực tiễn. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định con ngư ời ở vị trí trung tâm của các chính sách kinh tế - xã h ội, là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững, thực hiện th ắng lợi sự nghiệp côn g nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm lấy con người làm trung tâm trong ch ủ trương, đường lối cũng như pháp luật được coi là nền tảng tư tư ởng để Việt Nam tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quố c tế. Quá trình toàn cầu hóa và sự tham gia hội nhập của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước không ít những nguy cơ,
  7. 7 thách th ức đòi hỏi Việt Nam phải kiên trì quan điểm, nhận thức và có được những giải pháp m ang tính chủ động, tích cực. Những vấn đề như việc làm của người dân, sự lan tràn của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng của tội phạm, hậu quả của thiên tai... đ ang từng ngày, từng giờ trực tiếp tác động tới cuộc sống và sự an lành của người dân. Những vấn đề đó có thể là m ặt trái của quá trình toàn cầu hóa, có th ể là những mâu thuẫn bên trong mỗi quốc gia hoặc do th ảm họa tự nhiên gây ra. Đó là những nguy cơ không ch ỉ đe dọa tới sự tồn vong, tiến trình phát triển củ a quốc gia mà hiện hữu hơn còn đe dọa đến cuộc sống thư ờng ngày của ngư ời dân. Nhận thức rõ về nó và chủ động ứng phó là trách nhiệm mỗi quốc gia phải làm. Việt Nam phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân và như vậy m ục đích cuối cùng cũng là chăm lo cho cuộc sống tốt lành của người dân. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đang nỗ lực cùng tất cả các thành viên khác để hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột trong đó có Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN m à mục tiêu chính của cộng đồng này là lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hộ i nhằm xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN. Những vấn đề trong nước và quốc tế, những yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến mỗi quốc gia và mỗi người dân đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu rộng vấn đề an ninh con người. Tuy nhiên, qua khảo sát các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đặc biệt dưới góc độ luật pháp quốc tế vấn đề n ày chưa được chú ý đúng mức, còn nhiều ý kiến khác nhau. Xuất phát từ những đòi hỏi cả ở phương diện lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài: "Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại" làm luận án tiến sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình triển khai đề tài, tôi đã có dịp tham khảo nhiều công trình, b ài viết khoa học về an ninh con người do các nhà khoa học ở Việt Nam và trên th ế giới nghiên cứu.
  8. 8 Tại Việt Nam, các công trình khoa học tiếp cận vấn đề này theo những phương diện khác nhau, có thể n êu ra một số công trình như: Năm 2004, Học viện Quan hệ Quốc tế có đề tài nghiên cứu khoa học "Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động đối với ASEAN và Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Phương Bình làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về an ninh phi truyền thống; những thách thức của an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á cũng như quan điểm và sự hợp tác của ASEAN và Việt Nam về an ninh phi truyền thống. Nội dung nổi bật được thể h iện trong đề tài là vấn đề an ninh con người với ý nghĩa là một biểu hiện của an n inh phi truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề an ninh con người mà đề tài xem xét cũng m ới chỉ dừng lại ở việc thể hiện các quan điểm khác nhau về an ninh con người. Năm 2006, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành cuốn sách: "Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN" do PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng chủ b iên. Nội dung cuốn sách đề cập đến cách tiếp cận về an ninh trong xu thế to àn cầu hóa, từ an ninh truyền thống sang an ninh phi truyền thống mà trọng tâm là an ninh con ngư ời dựa trên nền tảng của an ninh kinh tế. Năm 2007, Học viện Quan hệ Quốc tế cũng thông qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: " Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á và tác động đến Việt Nam" với chuyên đề nghiên cứu là "An ninh con người" do TS. Tạ Minh Tu ấn thực hiện. Chuyên đề đ ã giới thiệu đư ợc tổng quan về an ninh con người như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của an ninh con người cũng như h ệ thống cơ quan bảo vệ an ninh con người. Tuy nhiên, chuyên đề này xem xét vấn đề an ninh con người dưới góc độ quan hệ quốc tế. Tháng 07 năm 2008, Bộ môn Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đ ã tổ chức hộ i thảo "An ninh con người ở Đông Nam Á". Hội thảo đã tập trung rất nhiều bài viết của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều có mối quan tâm chung là an ninh con người xét ở cả bình diện rộng cũng như h ẹp, thế giới cũng như Việt Nam nhưng khía cạnh luật pháp quốc tế ch ưa được quan tâm nhiều trong nội dung Hội thảo và các bài viết.
  9. 9 Năm 2009, Nhà xuất b ản Khoa học xã hội đã xu ất bản cuốn sách "Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội" do TS. Võ Khánh Vinh làm chủ biên. Cuốn sách cũng bao gồm tập hợp các chuyên đ ề của các nh à khoa học xã hội trong đó có TS. Tường Duy Kiên với chuyên đề: "Quyền con ng ười và an ninh con người". Tác giả chủ yếu xem xét vấn đề quyền con người trong mối quan hệ với an ninh con người cũng như những điểm giao thoa và những nội dung khác biệt của hai khái niệm trong cùng một đối tượng tham chiếu là con người. Với tạp chí chuyên ngành lu ật học, tác giả Chu Mạnh Hùng và tác giả Trịnh Xuân An có bài viết: "An ninh con người trong tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN" đăng trên Tạp chí Luật học số 9 năm 2007. Bài viết này, các tác giả chủ yếu phân tích các đặc điểm của an ninh con ngư ời và xem xét an ninh con người là một mục tiêu của tiến trình hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN trong tương lai. Trên phạm vi quốc tế, vấn đề an ninh con người cũng đ ược nhiều tác giả và các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm điển hình như: Báo cáo phát triển con người n ăm 1994 của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP); Tác giả Davidn Bladwin với bài viết "Khái niệm an ninh" đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế năm 1997 (Vol 23); Tác giả Capie và Evans với cuốn sách An ninh Châu Á - Thái bình dương được xuất bản tại Singapore năm 2002; Ủy ban An ninh con người với nghiên cứu "An ninh con người ngày nay" xuất bản tại New York năm 2003; Bộ Ngoại giao Nhật Bản có Sách xanh về ngoại giao , xuất bản năm 1999; Bộ Ngoại giao và Thương mại Canada với Chính sách đối ngoại của Canada về an ninh con người; ở Trung Quốc có tác giả Vương Dật Châu với cuốn sách "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa" và được Nhà xu ất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004. Nghiên cứu của các tác giả quốc tế chủ yếu quan tâm đến an ninh con người trên phương diện đối ngoại hoặc với ý nghĩa là một công cụ của quan hệ quốc tế và gắn an ninh con người với các yếu tố chính trị. Luật pháp quốc tế tạo cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho quan hệ quốc tế giữa các chủ thể trong đó có vấn đề an ninh con người. Tuy nhiên, nhìn nhận an ninh con
  10. 10 người dưới góc độ luật pháp quốc tế thì chưa có một côn g trình toàn diện mà chỉ ở những khía cạnh đơn lẻ. Vì vậy, luận án n ghiên cứu một cách toàn diện vấn đề an n inh con người dưới góc độ lu ật pháp quốc tế h iện đại. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án là làm sáng tỏ bản ch ất của an ninh con người thông qua việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề an ninh con người thông qua lu ật pháp quốc tế; cơ sở việc nghiên cứu các quan điểm về an ninh con người, rút ra các đặc điểm cũng như mối quan hệ với các khái niệm có liên quan để làm sáng tỏ b ản chất của an ninh con người. Để đạt đ ược mục đích đó, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản, ý nghĩa phương pháp lu ận của vấn đ ề an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế. - Nghiên cứu những qui định của pháp luật quốc tế và pháp lu ật Việt Nam liên quan đến an ninh con người để làm rõ và có nhận thức đúng đắn về vấn đề an n inh con người trong tiến trình toàn cầu hóa. - P hân tích thực trạng và những thách thức đối với an ninh con người trên th ế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Xác đ ịnh rõ quan điểm, nhận thức và đ ề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh con người đặc biệt là ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về an ninh con người dưới góc độ luật pháp quốc tế h iện đại. Phạm vi nghiên cứu: - Luận án nghiên cứu vấn đề an ninh con người với các cách tiếp cận khác nhau, đặc biệt là pháp lu ật quốc tế liên quan đến an ninh con người và những thách thức đối với an ninh con người. - Luận án cũng đề cập đến an ninh con ngư ời ở khu vực Đông Nam Á đặc b iệt là vấn đề an ninh con người ở Việt Nam nói chung, pháp lu ật và cơ ch ế bảo đ ảm an ninh con người ở Việt Nam nói riêng.
  11. 11 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và an ninh con người. - Lu ận án đ ược thực hiện trên cơ sở ph ương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và ch ủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng h ợp các ph ương pháp n ghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, qui nạp, đối chiếu… để làm sáng tỏ vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế đặc biệt là nh ững quan đ iểm, giải pháp để bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong một tổng thể và được đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nhằm đánh giá một cách to àn diện, khách quan về lý luận cũng như thực tiễn bảo đảm an ninh con người trên thế giới cũng như Việt Nam. 5. Điểm mới của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về vấn đề an ninh con n gười dưới góc độ luật pháp quốc tế ở Việt Nam. - Làm rõ đ ược cơ sở khoa học, các vấn đề lý luận về an ninh con người. Đưa ra và làm rõ được nội hàm của khái niệm an ninh con người trong pháp luật quốc tế. - Luận án khái quát được nội dung, bản chất của vấn đề an ninh con người đ ặc biệt là dưới góc độ pháp lý nhằm tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác quốc tế giữa các chủ thể đặc biệt là chủ thể luật quốc tế. - Phân tích đánh giá m ột cách chính xác, toàn diện và đầy đủ về thực trạng cũng nh ư những nguy cơ và thách thức đối với an ninh con người trên cả phương d iện pháp luật và thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm thể h iện rõ quan điểm, đường lối của Việt Nam về vấn đề an ninh con người, góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến an ninh con ngư ời ở Việt Nam. Nh ững kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về an ninh con người. Luận án
  12. 12 cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và h ọc tập ở các trường đại học, các học viện có chuyên ngành về luật học, chính trị học và quan h ệ quốc tế. Luận án cũng là một nguồn tư liệu để cán bộ làm công tác thực tiễn hiểu đ ầy đủ và sâu sắc nhằm vận dụng đúng đắn các quan điểm cũng như qui định của pháp luật liên quan đ ến an ninh con người đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập cùng cộng đồng quốc tế và đang nỗ lực cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á xây d ựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 6. K ết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của lu ận án gồm 3 chương: Chương 1 : Các vấn đề lý luận về an ninh con người. Chương 2: Pháp luật quốc tế và thực thi pháp luật quốc tế về an ninh con người. Chương 3: Chính sách, pháp luật và các giải pháp tăng cường bảo đảm an n inh con người ở Việt Nam.
  13. 13 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN NINH CON NGƯỜI 1.1 . KHÁI NIỆM AN NINH CON NGƯỜI 1.1.1. Định nghĩa an ninh con người Khi gặp phải nguy hiểm hoặc cảm thấy có sự đe dọa thì mới nghĩ đến an n inh, cho nên khi nói tới an ninh th ì đặc trưng cơ b ản nhất được nhắc tới là mối quan hệ giữa uy hiếp và nguy hiểm. Trong tiếng Trung, "an ninh" được hiểu là trạng thái với các nội dung: chưa có nguy hiểm, không bị đe dọa, không xảy ra sự cố. Trong tiếng Anh "Security" (an ninh) không chỉ bao hàm trạng thái của an ninh như tránh được nguy hiểm, khỏi bị lo sợ mà còn bao gồm việc bảo vệ an ninh, biện pháp an n inh và cơ cấu của an ninh [1 9, tr. 99]. Với nghĩa tiếng Việt, an ninh là trật tự xã hội, tình hình chính trị yên ổn, không lộn xộn, không nguy hiểm [107, tr. 33 ]. So sánh những định nghĩa trên chúng ta thấy nội dung cơ bản là giống nhau: an ninh là không tồn tại sự đe dọa và nguy hiểm. An ninh không ch ỉ phản ánh hiện thực khách quan m à còn đề cập đến một trạng thái tâm lý - cảm giác an to àn và đối lập với nó là cảm giác bất an. Bất an là n ăng lực cảm biến của con người về những rủi ro có thể đến với m ình hoặc liên quan đến mình và vì vậy nó phần n ào giống nh ư bản năng sinh tồn hay một loại phản ứng của con người trước những tín hiệu về sự xuất hiện của rủi ro. Bất an là một trạng thái tâm lý b ình thường và phổ biến của con người không những vậy nó còn phản ánh sự lành mạnh của con ngư ời xét ở phương diện sinh học, thể hiện sự nhạy cảm của con người trước những rủi ro. Tuy nhiên, khi b ất an trở th ành trạng thái tâm lý phổ b iến thì đó là vấn đề đáng lo ngại bởi nó nói lên tính đe dọa đối với cộng đồng xã hội. Nếu bất an trở th ành hiện tư ợng xã hội phổ biến, con người sẽ phải đối mặt với những rủi ro, đó là sự khủng hoảng tâm lý có tính chất to àn diện và sâu sắc. Con ngư ời cảm nhận về sự bất an rất khác nhau vì cảm giác không chỉ đơn thuần là một kích thích m à nó còn là hệ qu ả của quá trình nhận thức [2, tr. 2].
  14. 14 An ninh là một nội dung cơ bản trong quan hệ quốc tế đ ược điều chỉnh b ằng luật pháp quốc tế. Xét ở phương d iện lý luận quan hệ quốc tế [81, tr. 31] có những quan niệm cơ bản khác nhau về vấn đề an ninh: Chủ nghĩa hiện thực (Realism) nhìn nhận an ninh từ khía cạnh sức mạnh quân sự và các m ối đe dọa từ b ên ngoài (khách quan) thì Chủ nghĩa tự do (Liberalism) lại tiếp cận an ninh theo n ghĩa rộng bao gồm cả sức mạnh quân sự và phi quân sự, các mối đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài (chủ quan, khách quan). Như vậy, dù ở khía cạnh nào thì những quan niệm trên cũng chỉ coi quốc gia là đối tượng của an ninh. Nh ững thay đổi cơ bản của quan hệ quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh dưới tác động mạnh mẽ của làn sóng khoa học và công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin cũng như quá trình toàn cầu hóa làm cho khái niệm an ninh được mở rộng từ an ninh truyền thống đến an ninh phi truyền thống. An ninh truyền thống coi quốc gia là đối tượng của an ninh: ở cấp độ thấp là việc quốc gia mất quyền kiểm soát đối với một phần lãnh thổ hoặc dân cư; ở cấp độ cao hơn là quố c gia bị xâm chiếm làm m ất đ i yếu tố chủ quyền và ở cả hai cấp độ tất cả các h ành động xâm chiếm đều được thực hiện bằng chiến tranh [93, tr. 25]. Như vậy, với an ninh truyền thống thì giá trị của an ninh được biểu hiện bằng sự toàn vẹn của lãnh thổ và nền độc lập của quốc gia. Những nguy cơ, những mối đe dọa lại xuất phát từ những quốc gia khác bởi vậy vũ lực là phương thức hàng đầu đư ợc sử dụng để bảo vệ sự an toàn của chính quốc gia đó và cân bằng quyền lực là phương cách quan trọng và nó tương đương với năng lực quân sự của quốc gia. Như vậy, an ninh truyền thống lấy quốc gia làm đối tượng và chủ yếu đề cập đến những quan hệ chính trị, quân sự giữa các quốc gia nhưng an ninh phi truyền thống không chỉ quan tâm đến sức mạnh quân sự, đến quốc gia m à còn là cá nhân con người. Theo đó, an ninh của một dân tộc không chỉ còn bị đe dọa bởi các yếu tố chính trị, quân sự truyền thống m à còn ch ịu sức ép của các yếu tố kinh tế, xã hội, tôn giáo... Hơn thế nữa, an ninh quốc gia không chỉ còn gói gọn trong khái niệm toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm chủ quyền hay độc lập chính trị m à còn bao hàm cả vấn đề ổn định hệ thống kinh tế và giữ gìn các giá trị căn bản của dân tộc [81, tr. 32 ]. Do đó, với an ninh truyền thống, quốc gia là đối tượng cũng như chủ thể của an ninh thì với an ninh phi truyền thống, con người và an ninh con
  15. 15 người là đối tượng trong đó an toàn của con người và tự do cá nhân đư ợc coi là giá trị của an ninh. Vì vậy, các mối đe dọa đối với an ninh con người có thể xuất phát từ quốc gia khác, có thể trực tiếp từ các quốc gia, các chủ thể phi nhà nước và các nguy cơ có tính chất toàn cầu. Để bảo đảm an ninh con người vũ lực chỉ là giải pháp thứ yếu mà quan trọng hơn là phát triển con ngư ời, quản lý con người. Có thể nói, an ninh con n gười là điểm nối giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống [93, tr. 46] b ởi con người là trung tâm trên các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nh ững tư tưởng về an ninh con ngư ời cũng đ ã xuất hiện từ lâu, ngay khi trên cương vị người đứng đầu Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Tổng thống Franklin Roosevelt khi nói về bốn quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền " không ph ải sống trong sợ hãi" [96, tr. 5]. Những năm 1960 khi các nhà kinh tế học b ắt đầu b àn về an ninh và các mô hình phát triển kinh tế trong đó có an ninh con n gười. Đến thập kỷ 70 các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đ ã phác thảo và tranh lu ận về một mô hình trật tự thế giới mới ổn định hơn và b ắt đầu quan tâm đến sự an toàn của cá nhân con người. Giai đo ạn thập kỷ 70, nhóm "câu lạc bộ Rome" đã đ ưa ra hàng lo ạt các báo cáo về "những vấn đề của thế giới" dựa trên ý tư ởng cho rằng đ ang tồn tại rất nhiều vấn đề phức tạp đe dọa tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia, đó là: nghèo đói, vấn đề môi trường, đô thị hóa không kiểm soát được, lạm phát, khủng hoảng kinh tế và tiền tệ... Mỗi người trên thế giới này phải đối mặt và chịu nhiều sức ép, nhiều vấn đề ở nhiều mức độ tác động khác nhau và đòi hỏi phải mất nhiều thời gian đấu tranh, th ậm chí vì miếng ăn cho hôm sau... người ta phải lo lắng về sức mạnh của bản thân m ình và cả sức mạnh của quốc gia mình nữa... rồi cũng có thế phải lo lắng về sức m ạnh của bản thân mình và cả sức mạnh của quốc gia mình nữa... rồi cũng có thể phải lo lắng về một cuộc thế chiến có thể xảy ra hay một cuộc chiến tranh trong nay m ai với phe đối lập trong vùng lân cận [124, tr. 7]. Nh ững vấn đề đặt ra và những mối quan tâm đư ợc đ ặt trong bối cảnh rộng lớn đang vận động theo xu thế toàn cầu tác động đến mỗi cá nhân con ngư ời đặc b iệt là tiến trình công nghiệp hóa, tăng trưởng dân số, sự xuống cấp của môi
  16. 16 trường... Những tác động qua lại ở cấp độ vĩ mô cho chúng ta thấy rõ ràng rằng sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu có những giới hạn nhất định theo qui luật và vì vậy m à rất có thể xã hội loài người phải đối mặt với một trận "Đại hồng thủy" trong tương lai. Tuy nhiên, người ta vẫn tin rằng "một trạng thái cân bằng to àn cầu " chắc sẽ được tạo ra để đảm bảo đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho mỗi người và mỗi cá nhân đều có thể có những cơ hội bình đẳng để phát huy khả năng của mình. Như vậy, những ý tưởng ban đầu về an ninh con người và cơ hội của mỗi người trong cuộc sống và sẽ có những cách thức chuyển đổi nhất định tạo ra sự phát triển toàn cầu, qua đó đảm bảo được an ninh toàn cầu và tạo ra nhiều cơ hội cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Năm 1980, Ủy ban độc lập về Các vấn đề phát triển quốc tế do ông Willy Brandt làm Chủ tịch xuất bản "Báo cáo Bắc - Nam " (North - South Report). Trong Báo cáo này ông viết: …Báo cáo của chúng tôi dựa trên nhữn g lợi ích chung và cơ bản nh ất. Đó là những gì đ ể nhân loại cần để tồn tại và không đ ặt ra những câu hỏi về chiến tranh và hòa bình mà là về vấn đề cả thế giới sẽ làm gì để vư ợt qua đói nghèo và những khoảng cách trong điều kiện sống giữa người giàu và người nghèo… [125, tr. 13]. Tranh luận về tính cần thiết của việc thống nhất Bắc - Nam để phát triển, Báo cáo này cho rằng tâm điểm của vấn đề chính là ý chí, nguyện vọng vượt qua những căng thẳng, m ang lại những kết quả hữu ích và có ý nghĩa cho nhân lo ại trên toàn thế giới. Ủy ban thứ hai về giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh do Olof Palme làm Chủ tịch và cũng là tác giả của Báo cáo nổi tiếng về "an ninh chung" (common security) cũng quan tâm những ý tưởng khác nhau về hòa bình và an ninh. Báo cáo n ày mặc d ù đề cập đến những vấn đề quân sự và an ninh quốc gia nhưng cũng thừa nhận rằng vấn đề an ninh của thế giới thứ 3 đang bị đe dọa bởi "nghèo đói và sự b ất b ình đẳng về kinh tế" [126 , tr. 1 5]. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phải đối diện với nhiều nguy cơ m ất an ninh mới, đòi hỏi và yêu cầu phải có được những ý tưởng và sáng kiến để
  17. 17 giải quyết những vấn đề an ninh ngày càng tăng. Năm 1991, Sáng kiến Stockhom về một nền quản trị và an ninh toàn cầu đã đưa ra lời kêu gọi vì "m ột trách nhiệm chung trong những năm 1990". Kêu gọi này trùng với quan điểm của Albert Einstein n ăm 1945 khi ông cho rằng "Chúng ta ở một mức độ nào đấy, có thể nói con ng ười là văn minh khi và chỉ khi việc tạo ra và duy trì một điều kiện sống tươm tất cho con người được mọi người và tất cả mọi quốc gia trên th ế giới thừa nhận như một nghĩa vụ chung". Lời kêu gọi này đ ề cập đến những thách thức an ninh hơn là sự thù địch và những vấn đề quân sự, chiến tranh. Năm 1995, Báo cáo của Ủy ban về quản trị toàn cầu "Láng giềng của chúng ta" đ ã nhắc lại Sáng kiến Stockhom về an ninh: "Khái niệm an ninh toàn cầu phải được mở rộng từ trọng tâm là an ninh quốc gia để b ao hàm cả an ninh cho con người và an ninh của cả trái đất" [123, tr. 338]. Đó là những ý tưởng ban đầu về an ninh con người. Khái niệm an ninh con n gười xuất hiện vào đầu những năm 90 với đóng góp của Mahbub ul Haq và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Mahbub ul Haq là một nh à kinh tế học, cố vấn lâu năm cho UNDP và là nhân vật chính trong việc đưa ra chỉ số so sánh về phát triển con người của Liên hợp quốc (The Human Development Index - HDI). Nỗ lực phát triển con người đặt trọng tâm của tư tưởng về phát triển và những chính sách liên quan là sự bảo vệ cho cá nhân con người chứ không chỉ đơn thuần là phát triển kinh tế vĩ mô. "Báo cáo phát triển con người năm 1994" của UNDP xác định an ninh con người là sự an toàn của con ngư ời trước những đe dọa triền miên và sự bảo vệ con người trước những biến động bất thường tổn hại đến cuộc sống. Nội hàm của khái niệm n ày rộng h ay hẹp tùy thuộc vào việc xác định những gì cấu thành n ên quyền và sự an toàn của con người. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhằm lý giải câu hỏi thế nào là an ninh con n gười, nhưng các cách thức tiếp cận đều thừa nhận con người có quyền được bảo vệ an toàn và an ninh đối với bản thân họ. Nói cách khác, con người phải được bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ b ên ngoài đối với bản thân mình và tạo lập cảm giác an toàn trong cuộc sống gia đình, nơi làm việc cũng như trong xã hội. Vì vậy, xuất hiện các xu hướng khác nhau khi định nghĩa an ninh con người.
  18. 18 Thứ nhấ t, an ninh con người được hiểu theo "ngh ĩa hẹp ". Nh ững người ủng hộ trường phái n ày cho rằng an ninh con người tập trung chủ yếu vào các mối đe dọa bằng bạo lực đối với các cá nhân, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Kofi Annan cho rằng: "An ninh là việc bảo vệ các cộng đồng và các cá nh ân khỏi bạo lực từ bên trong" [96, tr. 2]. Vì th ế, quan niệm n ày thường tập trung phân tích và nghiên cứu chiến tranh, xung đột, bạo lực... và các tác động của chúng tới con người. Logic của cách nhìn này là phát triển kinh tế, trật tự và hòa bình khó có th ể bám rễ ở các nước đ ang phát triển nếu không có một môi trường mà ở đó việc giải trừ các tay súng b ất h ợp pháp được thực hiện. Nghĩa là một môi trường có thể nuôi dư ỡng một trật tự chính trị hoặc chí ít là khôi phục lại một trật tự như vậy để làm điều kiện tiên quyết cho phát triển. Như vậy, Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh con người. Canada là một trong số các quốc gia theo đuổi cách tiếp cận này. Năm 1997, trong một b ài viết của mình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada ông Lloyd Axworthy đ ã chỉ ra rằng an ninh con người bao gồm an ninh chống lại tình trạng thiếu thốn về kinh tế, một chất lượng cuộc sống chấp nhận đ ược và đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Ông còn tiến xa hơn khi nhận xét an ninh con n gười đã trở thành một biện pháp mới của an ninh toàn cầu. Bộ Ngoại giao Canada đ ịnh nghĩa "an ninh con người là không b ị các mối đe dọa rõ ràng đối với các quyền của con người, an toàn và sinh m ạng của họ". Hiểu một cách rộng h ơn, an ninh con n gười bổ sung cho cách hiểu truyền thống về an ninh của các quốc gia. Theo nghĩa n ày, an ninh con người gồm nhiều cách tiếp cận nhằm ngăn chặn và giải quyết các xung đột bạo lực, bảo vệ thường dân ở những nơi xung đột diễn ra và tăng cường n ăng lực của Nhà nước để bảo đảm an ninh cho người dân. Đặt con người vào trung tâm chính sách an ninh sẽ tăng cường an ninh quốc gia và quốc tế, thúc đẩy sự phát triển ấm no của con người. An ninh của từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế suy cho cùng sẽ đòi hỏi phải ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột trong biên giới quốc gia. Tuy vậy, không ph ải lúc n ào Nhà nước cũng đảm bảo được an ninh cho con người. Quan niệm của Canada cũng được nhiều quốc gia chia sẻ như Na Uy, Thụy Sĩ, Nam Phi... Tuy nhiên , cũng có ý kiến cho rằng cách tiếp cận này là nhằm nâng cao ảnh hưởng chính trị với tư cách là "cường quốc hạng trung". Sở dĩ
  19. 19 như vậy là vì b ản chất an ninh con người mà chính phủ các nước n ày quan niệm thể h iện những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của họ trong những năm 1990, đó là: nhân quyền, luật nhân đạo quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự bình đ ẳng. An ninh con ngư ời được sử dụng như một khái niệm để thực hiện chương trình nghị sự về nhân đạo của họ như: Tòa án hình sự quốc tế, cấm mìn sát thương, buôn bán vũ khí, bắt lính trẻ em... Chương trình nhân đ ạo và an ninh con người do các quốc gia n ày triển khai có hiệu quả trên thực tế. Thứ hai, an ninh con người được hiểu theo "nghĩa rộng". Các nhà nghiên cứu đều cho rằng "Báo cáo phát triển con ngư ời " năm 1994 của UNDP đã đề cập toàn diện về khái niệm an ninh con người. Ngày nay, th ế giới đang bước sang kỷ n guyên an ninh con người m à ở đó toàn bộ quan niệm về an ninh sẽ thay đổi một cách căn bản. An ninh đồng nghĩa với an ninh của cá nhân con người chứ không chỉ an n inh cho các quốc gia, an ninh của ngư ời dân chứ không chỉ là an ninh lãnh thổ. Tương tự như vậy, chủ quyền giờ đây không chỉ được xem xét dưới góc độ bảo vệ b iên giới m à còn được đặt trên nền tảng bảo vệ người dân và trong một số trường h ợp có thể bao gồm cả việc bảo vệ họ trước chính phủ và các cơ quan nhà nư ớc tại chính đất nước của họ. Đây đ ược coi là nền tảng cho một trong những nội dung quan trọng nhất của an ninh con ngư ời, đó là an ninh lấy con người làm trung tâm. Như vậy, theo quan điểm chính thức được ghi nhận trong "Báo cáo phát triển con người" năm 1994, an ninh con người có hai khía cạnh: (1) An toàn trước các mối đe dọa triền miên như đói khát, bệnh tật, áp bức; (2) Con người cần được b ảo vệ trước những biến động bất th ường và có hại đối với cuộc sống hàng ngày dù ở trong gia đình, n ơi công sở hay ở cộng đồng. Ủy ban an ninh con người của Liên h ợp quốc định nghĩa an ninh con người là phải bảo vệ các giá trị cơ bản quan trọng nhất trong cuộc sống của tất cả mọi người theo hướng tăng cường khả năng tự do lựa chọn và hưởng thụ của con người, nghĩa là bảo vệ con ngư ời khỏi những mối đe dọa và tình huống nguy hiểm và hiện hữu ở khắp mọi nơi. Nói cách khác, cần phải tạo dựng cùng lúc các hệ thống chính trị, pháp luật, môi trường, kinh tế, quân sự và văn hóa để giúp con người đặt nền móng cho sự tồn tại, cho cuộc sống của bản thân và nhân phẩm của chính mình.
  20. 20 Nhiều nước trên th ế giới ủng hộ cách tiếp cận này của Liên hợp quốc, nh ất là châu Á mà đại diện là Nh ật Bản. Nhật Bản cho rằng an ninh con người bao quát một cách tổng hợp tất cả các mối đe dọa đối với sự tồn tại, cuộc sống hàng ngày và nhân ph ẩm con người [93, tr. 78]. Khi nào mục tiêu chính là đ ảm bảo sự tồn vong và nhân phẩm của mỗi cá nhân thì cần phải có tư duy rộng hơn về an ninh con n gười chứ không có nghĩa là bảo vệ tính mạng trong tình huống xung đột. Vì vậy, n ghèo đói, dịch bệnh, dân chủ, nhân quyền... đều trở thành mối đe dọa đối với an n inh con người. Như vậy, giai đoạn những năm 1990 của thế kỷ trước an ninh con người đ ã trở thành đối tượng tranh luận của nhiều nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực và trường phái khác nhau tập trung ở hai góc độ phân tích: Thứ nhất, an ninh con người nhằm tạo ra một không gian an toàn ở cấp độ toàn cầu theo đó các nguyên tắc cơ bản của lu ật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc đã coi con người ở trung tâm mọi mối quan hệ. Vì vậy, câu đ ầu tiên của Hiến chương Liên hợp quốc đã viết rằng: "Chúng tôi, nhân dân các nước (We the peoples...)" nhằm khẳng định việc bảo đảm an ninh con người thông qua khuôn khổ luật pháp . Thứ hai, an ninh con ngư ời bao hàm cách tiếp cận đa ngành bởi khi nói về an ninh con người là nói đến tổng thể các mối đ e dọa nhằm vào con người. Cho dù còn nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau nhưng tôi cho rằng trên phương diện quốc tế th ì cách tiếp cận của Liên hợp quốc về an ninh con người là đầy đủ và cần thiết. Bởi lẽ từ cách tiếp cận đó mỗi quốc gia tùy thuộc đặc thù đ iều kiện riêng của mình đ ể xử lý vấn đề an ninh con người sao cho hiệu quả nhất. Tất nhiên, kết quả có thể khác nhau nhưng đều thể h iện nỗ lực chung của các quốc gia, đó là hợp tác và phát triển vì con người. Từ các quan điểm trên đây, có thể khẳng định: An ninh con người là những bảo đảm bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia để con ng ười không bị đe dọa trước các mối nguy hiểm và tạo lập một cuộc sống an toàn, phát triển. Tiến trình toàn cầu hóa làm cho các quốc gia tăng cường sự giao lưu, hợp tác nhưng quá trình đ ó cũng tạo tiền đề cho việc nhân rộng các mối đe dọa và một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2