intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam; đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THẢO BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO NGHĨA VỤ PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THẢO BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO NGHĨA VỤ PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 62.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. TRỊNH VĂN THANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Người cam đoan Trần Thảo
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANCT&TTATXH An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội BCT Bộ Chính trị BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLLĐ Bộ luật Lao động BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CA Công an CAND Công an nhân dân CQĐT Cơ quan điều tra CQNN Cơ quan nhà nước ĐTV Điều tra viên GĐTP Giám định tư pháp HĐXX Hội đồng xét xử HTND Hội thẩm nhân dân HN&GĐ Hôn nhân và gia đình KSV Kiểm sát viên NGĐ Người giám định NLC Người làm chứng NPD Người phiên dịch TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân TCXH Tổ chức xã hội TTHS Tố tụng hình sự THTT Tiến hành tố tụng
  5. TGTT Tham gia tố tụng TGTTHS Tham gia tố tụng hình sự TNHS Trách nhiệm hình sự XHCN Xã hội chủ nghĩa VAHS Vụ án hình sự VKS Viện Kiểm sát VKSND Viện Kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  6. MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU .................... Error! Bookmark not defined. 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................ Error! Bookmark not defined. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined. 2.1. Mục đích .................................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Nhiệm vụ .................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............. Error! Bookmark not defined. 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................. Error! Bookmark not defined. 4. Những vấn đề mới của luận án .................. Error! Bookmark not defined. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Error! Bookmark not defined. PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......... Error! Bookmark not defined. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined. 2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined. 2.5. Dự kiến kết quả nghiên cứu ...................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... Error! Bookmark not defined. 4. Cấu trúc của luận án ................................. Error! Bookmark not defined.
  7. PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined. Chương 1 ...................................................... Error! Bookmark not defined. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO NGHĨA VỤ PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Nhận thức về người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý ...... Error! Bookmark not defined. 1.2. Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lýError! Bookmark 1.3. Vấn đề bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý của một số nước trên thế giới ...................................................................................... Error! Bookmark not defined. Chương 2 ...................................................... Error! Bookmark not defined. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO NGHĨA VỤ PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng pháp luật về quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Nhận xét đánh giá chung thực trạng bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam ............................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................ Error! Bookmark not defined. Chương 3 ...................................................... Error! Bookmark not defined. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG THEO NGHĨA VỤ PHÁP LÝ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ................. Error! Bookmark not defined. 3.1. Yêu cầu tăng cường bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................. Error! Bookmark not defined.
  8. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ........................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... Error! Bookmark not defined.
  9. 1 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [17, tr. 14]. Để hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Nhà nước được tổ chức, quản lý bằng pháp luật; đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân. Trong các quyền con người thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự thì quyền của người TGTT là vấn đề được quan tâm trong cả lĩnh vực khoa học và thực tiễn pháp lý. Nhất là vấn đề bảo đảm cho quyền của họ được thực thi một cách nghiêm chỉnh trong thực tiễn. Trong BLTTHS Việt Nam năm 2003, người tham gia TTHS có nhiều loại khác nhau và trong khoa học pháp lý cũng chưa có sự thống nhất triệt để. Tuy nhiên thực tế cho thấy, có người trong hoạt động TTHS thì có quyền tham gia, có người có nghĩa vụ phải tham gia và có người tham gia chỉ nhằm bảo đảm pháp chế XHCN. Trong đó, người tham gia TTHS theo nghĩa vụ pháp lý thường ở vị thế yếu trong hoạt động TTHS. Cho nên, bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý là vấn đề quan trọng góp phần giúp cơ quan THTT giải quyết VAHS được khách quan, thuận lợi và đúng pháp luật. Thực tiễn giải quyết VAHS trong những năm qua cho thấy, mặc dù BLTTHS đã có những quy định về quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý nhưng vẫn còn bất cập và chưa có những quy định cần thiết để bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT chủ yếu chỉ thực hiện được đối với bị can, bị cáo mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người TGTT khác, trong đó có người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý.
  10. 2 Các cơ quan THTT, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý nhưng vẫn còn những vi phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chưa bảo đảm thực hiện đúng đắn quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý chưa hoàn thiện; các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu thống nhất; chưa có cơ chế thực thi pháp luật bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý một cách đồng bộ. Nhận thức của người THTT và sự thực hiện của cơ quan THTT về bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý còn hạn chế. Người TGTT luôn ở vị thế yếu nên ít được quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cho nên việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý, để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong thực tiễn áp dụng là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam’’ làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam; đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận án cần làm rõ những vấn đề sau đây: - Nghiên cứu làm rõ lý luận về người TGTT và người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý; khái niệm, cơ sở, cơ chế, các yếu tố bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam; Vấn đề bảo đảm quyền của
  11. 3 người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý của một số nước trên thế giới. - Khảo sát làm rõ thực trạng quy định pháp luật TTHS trong việc bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam; - Khảo sát làm rõ thực trạng bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam; - Nghiên cứu đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế của pháp luật, thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS; - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam gồm NLC, NGĐ, NPD. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Quy định về quyền và bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam (trọng tâm nghiên cứu BLTTHS 2003); Thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam từ năm 2005 đến 2013 (Tập trung nghiên cứu nội dung bảo đảm quyền của NLC, NGĐ, NPD). 4. Những vấn đề mới của luận án Nghiên cứu làm rõ, bổ sung lý luận về bảo đảm quyền của người TGTT nói chung và quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam nói riêng. Quá trình nghiên cứu tác giả sẽ tổng hợp, đánh giá tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong các chế định pháp lý và thực tiễn bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam.
  12. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền và bảo đảm quyền của người TGTT nói chung và của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật. Ngoài ra, đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong các Trường Đại học có đào tạo ngành luật, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  13. 5 PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong lĩnh vực khoa học pháp lý có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực tư pháp hình sự đã được công bố. Nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận án, tác giả phân thành các nhóm như sau: - Đề tài khoa học, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ luật học: + Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: PGS, TS. Nguyễn Thái Phúc, năm 2005 với đề tài “Bảo đảm quyền con người trong TTHS Việt Nam”, nghiên cứu vấn đề quyền con người, quyền công dân và Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người trong TTHS. Đề tài phát triển lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong hoạt động TTHS; cơ chế bảo đảm quyền con người trong TTHS và các thành tố của cơ chế; mối quan hệ giữa cải cách tư pháp và mở rộng quyền con người, tăng cường bảo đảm quyền con người trong TTHS nước ta. Đề tài làm rõ thực trạng bảo đảm quyền con người trong BLTTHS 2003 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện BLTTHS 2003 theo hướng mở rộng quyền con người và bảo đảm quyền con người của những chủ thể TGTT (người bị tạm giữ, bị can bị cáo, người bào chữa, NLC, người bị hại) [13]. + Nguyễn Huy Hoàn, năm 2004 với luận án tiến sỹ luật học “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận đảm bảo quyền con người, lịch sử đảm bảo quyền con người trong các triều đại phong kiến Việt Nam và trên thế giới, thực trạng hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, các quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp hiện nay. Trên cơ sở phân tích lý luận, thực trạng đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp, luận án đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo quyền con người
  14. 6 trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay [8]. + Lại Văn Trình, năm 2011 với luận án tiến sĩ luật học: “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam”. Luận án nghiên cứu các quan niệm về nhà nước pháp quyền XHCN và các đặc trưng của nó; các quyền con người trong nhà nước pháp quyền; các biện pháp bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; vấn đề lý luận bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS; thực trạng pháp luật TTHS Việt Nam về đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Luận án đưa ra một số giải pháp: hoàn thiện các quy định về các nguyên tắc cơ bản của TTHS; hoàn thiện địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ TTHS; hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn; hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; hoàn thiện các quy định về khiếu nại, tố cáo trong TTHS [27]. + Nguyễn Huy Hoàn, năm 1998, với luận văn thạc sĩ luật học: " Một số vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS". Đề tài nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật Hình sự, luật TTHS và giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số khía cạnh về quyền con người trong lĩnh vực pháp luật đặc thù là luật TTHS [7]. + Hoàng Hùng Hải, năm 2000, với luận văn thạc sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta hiện nay". Đề tài nghiên cứu quyền con người trong phạm vi xét xử VAHS ở Việt Nam [6]. - Sách chuyên khảo: + TS. Trần Quang Tiệp, năm 2003 với cuốn sách “Bảo vệ quyền con người trong luật Hình sự, luật TTHS Việt Nam”. Công trình này đề cập một số vấn đề như: lý luận chung về quyền con người, quyền công dân; bảo vệ quyền con người trong luật Hình sự, luật TTHS Việt Nam từ thời kỳ Hùng Vương, thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Nguyễn, thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, thời kỳ từ cách mạng tháng tám 1945 đến BLHS 1985 và BLTTHS 1988 ra đời, bảo vệ quyền con người trong BLTTHS 1988 và 2003 [21].
  15. 7 + TS. Võ Thị Kim Oanh, năm 2010, với cuốn sách “ Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam”. Công trình này tập hợp có hệ thống các công trình khoa học về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự, bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, một số vấn đề bảo vệ quyền con người trong TTHS Việt Nam, quyền được thông tin của người TGTT trong TTHS Việt Nam…[12]. - Bài báo, tạp chí khoa học: + TS. Phan Thị Hương Thủy, năm 2006: “NLC và quyền của NLC trong BLTTHS năm 2003 - Thực trạng và định hướng hoàn thiện”. Tác giả trình bày khái niệm NLC trong TTHS và quyền của NLC trong BLTTHS năm 2003; khái quát thực trạng quy định quyền và bảo đảm quyền của NLC so với người TGTT khác; nêu những bất cập của BLTTHS năm 2003 cản trở việc NLC tham gia hoạt động TTHS; nêu một số giải pháp bảo đảm quyền của NLC trong TTHS [20]. + PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, năm 2007: “Bảo vệ NLC và quyền miễn trừ làm chứng trong TTHS”, đăng trên Tạp chí KHPL số 3(40)/2007. Tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về NLC, ý nghĩa của lời khai NLC trong TTHS; nhận thức và tầm quan trọng về bảo vệ NLC, đồng thời tác giả nêu một số biện pháp bảo vệ NLC trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án; đặc biệt tác giả đề cập chế định miễn trừ làm chứng [14]. + TS. Trần Quang Tiệp, năm 2005: “Về lời khai của NLC trong VAHS”, đăng trên Tạp chí KHPL 4/2005. Tác giả khái quát lịch sử lập pháp TTHS quy định về lời khai của NLC từ Bộ luật Hồng Đức đến BLTTHS 2003, các tiêu chí phân loại lời khai NLC và việc đánh giá lời khai của họ; bài viết cũng đề cập đến quy định về lời khai của NLC trong pháp luật TTHS của một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, vương quốc Thái Lan, Hàn Quốc, Cộng hòa Pháp, liên bang Malaysia, Nhật Bản [22].
  16. 8 + PGS.TS. Trần Đình Nhã, năm 2010: “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, NLC, người bị hại trong VAHS”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử ngày 26/6/2010. Tác giả trình bày yêu cầu bảo vệ người tố giác, NLC, người bị hại trong VAHS; thực trạng pháp luật TTHS, luật An ninh quốc gia, luật Phòng chống ma túy, luật Phòng chống tham nhũng, luật CA nhân dân về bảo vệ người tố giác, NLC, người bị hại trong VAHS; bài viết đề cập vấn đề áp dụng pháp luật, hình thức đe dọa, xâm hại người tố giác, NLC, người bị hại trong VAHS và đưa ra một số kiến nghị xây dựng đạo luật về bảo vệ người tố giác, NLC, người bị hại trong VAHS [11]. + TS. Phạm Mạnh Hùng, năm 2012: “Vấn đề bảo vệ nhân chứng, người tố giác và những người TGTT khác trong vụ án tham nhũng”, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 07 tháng 4/2012. Tác giả trình bày khái quát vấn đề bảo vệ NLC, người tố giác, người bị hại, NGĐ… và viện dẫn một số điều luật trong các ngành luật quy định về bảo vệ NLC, người tố giác, người bị hại, NGĐ…làm cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp bảo vệ họ, từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ NLC, người tố giác, người bị hại, NGĐ [9]. + ThS Nguyễn Nông, năm 2011: “NPD, NGĐ và vấn đề tính hợp pháp của chứng cứ”, đăng trên tạp chí Kiểm sát VKSNDTC, tháng 09/2011. Tác giả trình bày quan điểm của mình về chứng cứ theo lý luận của khoa học luật TTHS, xem xét một số vấn đề về địa vị pháp lý của NPD và NGĐ với vấn đề bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ [10]. + CN. Hồ Thanh Giang, năm 2012: “Vấn đề phiên dịch trong hoạt động điều tra các VAHS do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, đăng trên Tạp chí khoa học giáo dục CSND, số 18 tháng 01/2012. Tác giả đề cập trình tự, thủ tục trưng cầu phiên dịch trong điều tra vụ án do người nước ngoài thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh; bài viết nêu lên thực trạng phiên dịch, chất lượng phiên dịch, những khó khăn bất cập và các nguyên nhân của nó, từ đó tác giả cho rằng để hoạt động phiên dịch thực sự
  17. 9 phát huy hiệu quả trong điều tra VAHS do người nước ngoài thực hiện, các cơ quan chức năng CA thành phố Hồ Chí Minh cần chú ý một số vấn đề như: kiến nghị việc xây dựng, ban hành quy định về cơ quan có chức năng phiên dịch, NPD về tư cách pháp lý, điều kiện tham gia, trách nhiệm… [5]. Trong các công trình trên, đa số các tác giả nghiên cứu về quyền con người trong hoạt động tư pháp hình sự nói chung, tuy nhiên cũng có một số công trình nghiên cứu vấn đề quyền của người TGTT như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, NLC, NPD… Nhưng nhìn chung các tác giả chưa nghiên cứu thật đầy đủ, toàn diện và có hệ thống vấn đề bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý bao gồm NLC, NGĐ, NPD trong TTHS Việt Nam. Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, ở trong nước chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện về vấn đề “Bảo đảm quyền của người TGTT theo nghĩa vụ pháp lý trong TTHS Việt Nam’’. Vì vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong khoa học pháp lý quốc tế, vấn đề bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền con người trong TTHS nói riêng, đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Qua nghiên cứu các công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát ở hai phương diện sau đây: - Về bảo đảm quyền con người có một số công trình nghiên cứu như: + Barry M. Hager, The Rule of law: A Lexicon for Policy Makers, Mansfield Center for Pacific Affairs, 1999. Đây là tài liệu chuyên khảo đóng góp cho Hội thảo quốc tế tại Tokyo năm 1999 về vấn đề “Nhà nước pháp quyền: Sự thừa nhận tại châu Á”. Tác giả đã phân tích các vấn đề về nhà nước pháp quyền theo các khía cạnh: lịch sử hình thành và các yếu tố của khái niệm
  18. 10 “Nhà nước pháp quyền” trong đó có vấn đề về quyền con người. Theo đó, vấn đề về quyền con người gắn với nhà nước pháp quyền đã được đề cập từ năm 1297 trong Đạo luật của Vua Edward I rằng: “Không ai có thể bị bắt hoặc cầm tù, bị tước bỏ các quyền và tài sản của mình, bị đặt ra khỏi vòng pháp luật hoặc bị lưu đày, hoặc có thể bị Nhà vua sử dụng bạo lực chống lại người đó hoặc sai người khác sử dụng bạo lực với người đó nếu như không có một phán quyết hợp pháp được đưa ra hoặc theo quy định của luật pháp trên vùng đất đó”. Vấn đề quyền con người gắn với nhà nước pháp quyền cũng đã được nêu ra trong nhiều tác phẩm nghiên cứu sau này như: Tinh thần pháp luật (L’Esprit des Lois) của Montesquieu năm 1748, Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 04/7/1776 cho đến Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 tuyên bố rằng: “…điều cốt yếu là nhân quyền phải được bảo vệ bởi một chế độ pháp trị để con người không bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống lại áp bức và bạo quyền…”. Tác giả cũng đã làm các so sánh sự khác nhau giữa quan niệm nhà nước pháp quyền của hệ thống pháp luật phương Tây với các hệ thống pháp luật châu Á và luật Hồi giáo. Ví dụ trong luật Hồi giáo, vấn đề được chú trọng nhiều nhất là quyền lợi chung của cộng đồng chứ không phải là quyền lợi của mỗi cá nhân. Điểm chính của tham luận là tác giả đã nêu ra các yếu tố hợp thành của vấn đề “nhà nước pháp quyền” bao gồm: nguyên tắc hợp hiến (Hiến pháp là đạo luật cơ bản và các đạo luật khác phải phù hợp với Hiến pháp); nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; TA độc lập; pháp luật phải công bằng và được áp dụng liên tục; pháp luật phải minh bạch và phải có khả năng tiếp cận đối với tất cả mọi người; việc áp dụng pháp luật phải hiệu quả và kịp thời; quyền lợi về kinh tế và tài sản phải được bảo vệ; quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ; pháp luật có thể thay đổi theo một quy trình đã được định sẵn nhưng phải đảm bảo tính minh bạch và phải có khả năng tiếp cận đối với tất cả mọi người. Như vậy, trong tác phẩm của Barry M. Hager vấn đề bảo vệ quyền con người là một
  19. 11 trong những yếu tố của vấn đề “Nhà nước pháp quyền” [35]. + K.W. Lidstone, Human rights in the English criminal trial – Human rights in criminal procedure, Editor: Jonh M. Andrew, United Kingdom National Committee of Comparative Law, 1982. Bài viết nằm trong Tạp chí Quyền con người trong TTHS của Ủy ban quốc gia về Luật so sánh của Anh quốc phân tích về những yêu cầu nhằm đảm bảo những quyền cơ bản của con người trong một phiên tòa hình sự tại Anh quốc như: có sự tham gia của bồi thẩm đoàn; quyền có một bồi thẩm đoàn không thiên vị (công tâm); quyền có một phiên tòa công bằng và thẩm phán không thiên vị; tự do báo chí tại phiên tòa (tức báo chí phải được đưa tin một cách trung thực về diễn biến của phiên tòa); quyền được hưởng trợ giúp pháp lý; quyền tranh luận và có người đại diện; bị cáo phải được cho là không có tội trước khi bản án được tuyên; quyền được giữ im lặng; quyền được kiểm tra và kiểm tra chéo với nhân chứng; quyền kiểm tra chứng cứ và các lời buộc tội. Nhìn chung bài viết phân tích về mặt kỹ thuật pháp lý các quyền của những người tham gia phiên tòa hình sự đặc biệt là bị cáo [41]. + Stephanos Stavros, The guarantees for accused persons under Article 6 of the European Convention on Human Rights, Martinus Nijhoff, 1993. Tiến sỹ Stavros là thành viên của Hiệp hội luật sư Athens và là chuyên gia pháp lý của Ủy ban các vấn đề về Cộng đồng chung Châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Hy Lạp. Vấn đề áp dụng Điều 6 trong Công ước của Liên minh Châu Âu về nhân quyền để bảo vệ quyền lợi của những TGTT được hưởng một phiên tòa công bằng đã được dấy lên trong thời gian quyển sách ra đời sau hàng loạt các tố cáo vi phạm về nhân quyền. Quyển sách phân tích một cách chuyên sâu về các vụ án cụ thể tại các quốc gia thành viên EU và làm một phép so sánh giữa những vụ án được xét xử dưới Công ước của Liên minh Châu Âu về nhân quyền với những phán quyết được đưa ra dựa trên sự áp dụng của các nước thành viên. Tác giả đã chỉ ra rằng Điều 6 đã được hiểu và vận dụng vào
  20. 12 trong các luật quốc gia theo cách khác hoàn toàn với những chuẩn mực được quy định trong Công ước. Vấn đề nằm ở việc các nước thành viên hiểu, vận dụng thế nào về những quy định của Công ước phù hợp với truyền thống lập pháp của quốc gia họ [45]. - Về bảo đảm quyền của NLC, NGĐ, NPD trong TTHS có một số công trình khoa học nghiên cứu như: + Clive Harfield, “Police Operational Handbook: Practice and Procedure”. Nội dung quyển sách là cẩm nang về hoạt động của lực lượng Cảnh sát Vương quốc Anh trong quá trình tiến hành thu thập chứng cứ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm và bảo vệ cộng đồng. Trong đó có đề cập đến vấn đề NLC trong phần thu thập chứng cứ tội phạm. Theo đó, NLC được định nghĩa: “NLC là những người không phải là bị cáo, có thể được gọi đến để cung cấp các chứng cứ về tội phạm hoặc các hành vi vi phạm trật tự xã hội”. Tác giả phân chia NLC ra làm một trong các loại: NLC dễ bị tổn thương (trẻ em, người có vấn đề về sức khỏe, thể chất và tinh thần); NLC bị đe dọa (những người bị các yếu tố khác tác động đến quá trình làm chứng như bị cáo, gia đình bị cáo đe dọa, yếu tố tôn giáo…): đối với những NLC này thì chất lượng lời khai của họ sẽ bị giảm bớt giá trị; NLC chính yếu: là những người chứng kiến một phần hoặc toàn bộ diễn biến vụ việc, có mối quan hệ độc lập với bị cáo hoặc nạn nhân và có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra vụ án. Nhìn chung ở phần viết về NLC, quyển sách tập trung đi sâu vào vấn đề tìm kiếm NLC, bảo vệ NLC và các biện pháp ghi nhận thông tin từ NLC của lực lượng Cảnh sát mà chưa đề cập nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLC trong quá trình TTHS [36]. + Jeremy Gans Criminal process and human rights, The Federation Press, New South Wales – Australia, 2011. Quyển sách bàn về vấn đề thực thi quyền con người tại Australia, đặc biệt là trong quá trình TTHS phải đảm bảo các quyền tự do của con người trong bắt giữ, giam giữ và xét xử, quyền được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2