intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Crom và hợp chất của crom (Tài liệu bài giảng)

Chia sẻ: Bá Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

215
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Crom và hợp chất của crom (Tài liệu bài giảng) giúp người học nắm được các kiến thức về đơn chất, một số hợp chất của crom. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Hóa: Crom và hợp chất của crom (Tài liệu bài giảng)

  1. Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Crom và hợp chất của crom CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: PHẠM NGỌC SƠN Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Crom và hợp chất của crom” thuộc Khóa học LTĐH KIT–1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Crom và hợp chất của crom”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. I. ĐƠN CHẤT Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24. Cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s23p63d54s1, hoặc [Ar]3d54s1 Các số oxi hoá +2, +3, +6. 1. Tính chất hóa học a. Tác dụng với phi kim 0 3 4 Cr + 3O2 2Cr2 O3 0 3 2 Cr + 3Cl2 2CrCl3 b. Tác dụng với nước Crom có thế điện cực chuẩn nhỏ ( E o Cr 3 / Cr = 0,86 V), nhưng không tác dụng được với nước do có màng oxit bảo vệ. c. Tác dụng với axit 0 2 Cr + 2HCl CrCl2 + H2 Tương tự nhôm, crom không tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội mà các axit này làm cho kim loại crom trở nên thụ động. d. Điều chế to Cr2O3 + 2Al 2Cr + Al2O3 II. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM 1. HỢP CHẤT CROM (II) a. Crom(II) oxit, CrO CrO là một oxit bazơ, tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối crom(II) : CrO + 2HCl CrCl2 + H2O CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hoá thành crom(III) oxit Cr2O3. b. Crom(II) hiđroxit, Cr(OH)2 Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng, được điều chế từ muối crom(II) và dung dịch kiềm (không có không khí) : CrCl2 + 2NaOH Cr(OH)2 + 2NaCl Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí Cr(OH)2 bị oxi hoá thành Cr(OH)3 : 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O 4Cr(OH)3 Cr(OH)2 là một bazơ, tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối crom(II) : Cr(OH)2 + 2HCl CrCl2 + 2H2O c. Muối crom(II) Muối crom(II) có tính khử mạnh. Thí dụ, dung dịch muối CrCl2 tác dụng dễ dàng với khí clo, tạo thành muối crom(III) clorua : 2CrCl2 + Cl2 2CrCl3 2. HỢP CHẤT CROM(III) a. Crom(III) oxit, Cr2O3 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Phạm Ngọc Sơn) Crom và hợp chất của crom Cr2O3 là một oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh. b. Crom(III) hiđroxit, Cr(OH)3 Cr(OH)3 được điều chế bằng phản ứng trao đổi giữa muối crom(III) và dung dịch bazơ : CrCl3 + 3NaOH Cr(OH)3 + 3NaCl Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm : Cr(OH)3 + NaOH Na Cr(OH)4 (hay NaCrO2) natri cromit Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O c. Muối crom(III) Muối crom(III) có tính oxi hoá và tính khử. Trong môi trường axit, muối crom(III) có tính oxi hoá và dễ bị những chất khử như Zn khử thành muối crom(II): 3 0 2 2 2 Cr (dd) + Zn 2 Cr (dd) + Zn (dd) Trong môi trường kiềm, muối crom(III) có tính khử và bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom(VI): 3 0 6 1 2 Cr (dd) + 3Br 2 + 16OH 2 CrO 24 (dd) + 6 Br (dd) + 8H2O Muối crom(III) có ý nghĩa quan trọng trong thực tế là muối sunfat kép crom-kali hay phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O (viết gọn là KCr(SO4)2.12H2O). Phèn crom-kali có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải. 3. HỢP CHẤT CROM(VI) a. Crom(VI) oxit, CrO3 CrO3 là chất rắn, màu đỏ thẫm. CrO3 có tính oxi hoá rất mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH,... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3, đồng thời CrO3 bị khử thành Cr2O3. Thí dụ : 2CrO3 + 2NH3 Cr2O3 + N2 + 3H2O CrO3 là một oxit axit, tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7 : CrO3 + H2O H2CrO4 2CrO3 + H2O H2Cr2O7 Hai axit này không tách ra được ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân huỷ trở lại thành CrO3. b. Muối cromat và đicromat Các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền hơn nhiều so với các axit cromic và đicromic. Muối cromat, như natri cromat Na2CrO4 và kali cromat K2CrO4, là muối của axit cromic, có màu vàng của ion cromat CrO24 . Muối đicromat, như natri đicromat Na2Cr2O7 và kali đicromat K2Cr2O7, là muối của axit đicromic. Những muối này có màu da cam của ion đicromat Cr2O27 . Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III). Thí dụ : K2Cr2O7+ 6FeSO4 +7H2SO4 Cr2(SO4)3 +3Fe2(SO4)3+ K2SO4 +7H2O. K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O. Trong môi trường thích hợp, các muối cromat và đicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng : 2CrO 24 + 2H+ Cr2O 27 + H2O (màu vàng) (màu da cam) Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2