intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lỵ Amip – Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lỵ amip Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica Nhiễm Amip là mang E.histolytica có hay không có triệu chứng lâm sàng. Theo tổ chức Y tế thế giới , bệnh amip được phân loại như sau : - Bệnh amip không triệu chứng - Bệnh amip có biểu hiện lâm sàng: . Bệnh amip ruột: Lỵ amip, Viêm đại tràng mãn, U Amip, Viêm ruột thừa do Amip . Bệnh amip ngoài ruột: Bệnh Amip gan, phổi, não, lách, da ... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lỵ Amip – Phần 1

  1. Lỵ Amip – Phần 1 I. Đại cương 1.Lỵ amip Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica Nhiễm Amip là mang E.histolytica có hay không có triệu chứng lâm sàng. Theo tổ chức Y tế thế giới , bệnh amip được phân loại như sau : - Bệnh amip không triệu chứng - Bệnh amip có biểu hiện lâm sàng: . Bệnh amip ruột: Lỵ amip, Viêm đại tràng mãn, U Amip, Viêm ruột thừa do Amip . Bệnh amip ngoài ruột: Bệnh Amip gan, phổi, não, lách, da ...
  2. 2.Bệnh nguyên Entamoeba gây bệnh cho người tồn tại ở ba dạng: a.Thể hoạt động ăn hồng cầu Đường kính 30-40 micromet sống trong vách đại tràng, tăng trưởng tốt dưới điều kiện kỵ khí, sự hiện diện vi khuẩn khác giúp cho amip phát triển, tìm thấy trong phân bệnh nhân lỵ cấp tính, có giả túc, trong tế bào chất có không bào, hồng cầu và 1 nhân. b. Thể không ăn hồng cầu Tìm thấy trong phân ngoài giai đoạn cấp tính, đường kính 14-16 micromet, các giả túc di chuyển chậm,
  3. trong tế bào chất không có hồng cầu, chỉ có vi trùng và glycogen. c. Thể bào nang (kén) Đường kính 10-15 micromet, hình cầu, chiết quang, kén non có một nhân, kén trưởng thành có 4 nhân . 3. Hệ thống enzym Amip có gây hoại tử mô nhờ enzym tiêu hủy protein tổ chức (hoạt tính giống pepsine,trypsine, hyaluronidase). Thể dưỡng bào gây độc bạch cầu, không có nội hay ngoại độc tố. 4. Đặc tính sinh bệnh của Entamoeba histolytica Sau khi nuốt, kén amip vào đến ruột non nguyên vẹn, không bị tác dụng của dịch vị.
  4. Tại ruột non, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, màng bọc kén bị vỡ ra, bào nang 4 nhân biến thành 8 nhân, tù đó phân chia ra thành 8 Amip. Thể không ăn hồng cầu ký sinh trên niêm mạc ruột, ăn vi trùng và các bã thức ăn, có thể chuyển thành dạng tiền kén rồi kén hay chuyển sang thể ăn hồng cầu II. Dịch tễ 1. Sự phân bố địa dư Bệnh Amip là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, Hiện tỷ lệ nhiễm Entamoeba histolytica trên thế giới khoảng 10 % ( 1-69 %), Ở Việt nam tỷ lệ người lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%, 2. Tuổi - giới Hay gặp ở các lứa tuổi 15-65 (81%), nhiều nhất 20-30 tuổi, nam nhiều hơn nữ 3. Tình hình kinh tế - xã hội Bệnh thường gặp ở xứ nóng vùng nhiệt đới, đặc biệt các nước có điều kiện sinh hoạt thấp kém, một mặt do khí hậu thuận tiện cho việc truyền bệnh, mặt khác do tình trạng vệ sinh ngoại cảnh thấp
  5. (chưa giải quyết tốt phân nước rác) 4. Nguồn bệnh Người mang kén amip là nguồn lây duy nhất: người bệnh, người vừa khỏi bệnh, người lành mang kén là nguồn lây quan trọng nhất. Trong phân của bệnh nhân vừa có thể dưỡng bào, vừa kén . Thể dưỡng bào dễ bị tiêu hủy, trái lại kén có sức sống cao . 5.Phương thức lây a.Lây gián tiếp Là đường lây phổ biến, Một người bệnh có thể thải qua phân vài triệu kén có khi 300 triệu kén. Liều để nhiễm bệnh khoảng 1000 kén có khi chỉ 1 kén.
  6. Trong ngoại cảnh kén sống rất lâu, trong phân lỏng 12 ngày, trong đất 10-20 ngày, trong nước 10-30 ngày. Nước dưới 50 độ, hóa chất chlor, iode nồng độ thấp không diệt được kén. Người nhiễm amip khi nuốt phải kén trong thức ăn bị nhiễm, nước uống không chín. Ruồi, côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Thấy 3/4 ruồi trong nhà người bị lỵ amip có mang kén. Kén có thể sống ở chân ruồi 48giờ. b.Lây trực tiếp Từ người sang người do tay bẩn, kén có thể tồn tại 5 phút ở bàn tay, 45 phút dưới móng tay. Dán, chuột lang, khỉ, chó, lợn cũng mang kén amip nhưng ít khi truyền bệnh cho người. c.Lây qua đường tình dục Thường xãy ra ở những quần thể đồng tính luyến ái nam. 6. Cơ thể cảm thụ Trong các vùng khí hậu nóng và ẩm, nhiễm amip khó tránh,
  7. có người sau khi nuốt kén nhưng không trở thành người mang ký sinh trùng, có lẽ do thăng bằng trong môi trường ruột không bị rối loạn (vai trò vi khuẩn chí ở ruột, các chất xuất tiết, đặc biệt các kháng thể của ruột), còn lại là những người sẽ trở thành người bệnh sau khi nuốt kén 1 thời gian dài hay ngắn tùy vào một số điều kiện như: lao động quá sức, thay đổi tiết chế, suy giảm miễn dịch.... 7. Hình thái dịch - Vùng bệnh amip lưu hành, vệ sinh phân nước kém, bệnh có thể bộc phát thành dịch nhỏ, thỉnh thoảng có thể phát thành dịch lớn - Vùng ôn đới bệnh chỉ có tính chất tản phát lẻ tẻ . 8.Yếu tố nguy cơ - Chủng amip: ở vùng ĐNÁ có độc tính cao hơn các vùng Bắc Phi, chủng amip nội địa vùng ôn đới thường không có độc lực
  8. - Sự rối loạn vi khuẩn chí ở ruột . - Sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể . 9. Sinh lý bệnh & miễn dịch Vai chò của vật chủ và độc tính của amip quyết định tình trạng bệnh. Amip gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, khả năng xâm nhập này phụ thuộc khả năng kháng thực bào, tiết ra enzyme tiêu hủy protein, tiết các protein gây độc ... tạo các vết lóet chảy máu đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết Meissner và Auerbach, làm tiết chất nhầy qua cơ chế phản xạ, gây co thắt và tăng nhu động ruột. Nếu lóet nhiều lâm sàng nặng nề, nếu lóet ít, bệnh chỉ tiêu chảy nhẹ. Nếu vết lóet xơ hoá nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến viêm đại tràng mãn. Đáp ứng miễn dịch: Amip ruột không gây đáp ứng miễn dịch. Amip xâm lấn gây đáp ứng miễn dịch tế bào lẫn thể dịch, tìm thấy kháng thể IgG có thể tồn tại nhiều năm sau điều trị, khi bệnh cấp kháng thể IgM .
  9. IV. Lâm sàng Bệnh amip có thể có hoặc không triệu chứng, có khi biến mất tự nhiên. Vì vậy khó xác định thời gian nung bệnh. Sau khi nuốt kén có thể không mắc bệnh hay bệnh phát sau vài tuần, vài tháng hay vài năm, càng về lâu biểu hiện ở đại tràng thành mạn tính, triệu chứng đa dạng khó chẩn đoán bệnh nguyên là amip . 1. Thể cấp diễn a. Thời kỳ ủ bệnh : khó xác định b. Thời kỳ khởi phát Thường âm thầm, không sốt hay sốt nhẹ (nếu có bội nhiễm), toàn thân ít thay đổi, có thể ỉa chảy vài lần trong ngày, đau bụng mơ hồ ... c.Thời kỳ toàn phát: điển hình với hội chứng lỵ +Toàn thân ít thay đổi, có thể sốt nhẹ, không có dấu hiệu mất nước +Hội chứng lỵ : - Đau bụng quặn, mót rặn .
  10. - Tính chất phân: lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng về sau phân nhiều nhầy lẫn máu đỏ hay nâu, trung bình 10-12 lần/ngày, có khi phân thành khuôn, nhầy máu bám xung quanh và cuối cùng có vài giọt máu. Ở người già và trẻ suy dinh dưỡng, hội chứng lỵ không điển hình, có khi chỉ đi cầu máu. d. Thời kỳ lui bệnh Bệnh có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi e. Giai đoạn di chứng Bệnh có xu hướng mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ gây di chứng viêm đại tràng mãn. 2. Thể tối cấp (ác tính)
  11. Gặp ở cơ thể suy giảm miễn dịch, hoặc suy kiệt với tổn thương hoại tử lan khắp đại tràng - Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng với sốt cao có khi hạ thân nhiệt, tổng trạng suy nhược, lơ mơ, mất nước, trụy tim mạch. - Đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ, hậu môn giãn rộng, đi cầu ra chất nước nhầy thối lẫn máu. - Gan có thể lớn và đau, bụng chướng có phản ứng thành bụng nhẹ. 3. Bệnh lỵ amip mạn tính a. Điều kiện xuất hiện - Bệnh Amip không được chẩn đoán - Bệnh Amip không được điều trị triệt để b. Lâm sàng + Thể lỵ: - Cảm giác nặng bụng, những cơn đau bụng quặn sau ăn hay cảm lạnh, - đi cầu 5-6 lần/ngày phân nhầy máu kèm mót rặn, - người gầy da khô, suy nhược, ăn uống kém . + Thể tiêu chảy: - thường đau bụng âm ỉ buổi sáng rồi đi cầu phân nhão có dính nhầy
  12. - hoặc tiêu chảy 5-6 lần /ngày dai dẳng hàng tháng, - có khi phân nhày máu, toàn thân gầy sút. + Thể táo bón: - Thường gặp ở người lớn tuổi đã bị lỵ amip trong tiền sử, - thể trạng tốt, đi cầu 4-5 ngày/lần, - phân rắn, ít cuối cùng ra ít nhày máu. + Thể xen kẽ táo bón với ỉa chảy: - Bệnh tiến triển dai dẳng từng đợt táo bón - xen kẽ với từng đợt ỉa chảy, thỉnh thoảng có một đợt lỵ. c. Biểu hiện thần kinh của bệnh amip mạn Các quá trình viêm và lóet mãn tính ở đại tràng lan dần đến các đám rối thần kinh mặt trời, đám rối mạc treo và hạ vị. Do đó đã ảnh hưởng đến nhu động ruột, đến sự bài tiết và hấp thu của ruột. Ngoài ra còn có thể qua trung gian giao cảm và dây phế vị mà gây nên các rối loạn: loạn nhịp tim, tăng hay hạ huyết áp, co thắt mạch máu ngoại vi... Có thể biểu hiện như: - Bệnh dạ dày ruột : đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, đại tiện rối loạn. - Đau hạ sườn phải.
  13. - Đái buốt, đái rắt. - Khó thở, đánh trống ngực, đau vùng trước tim, có khi có ngoại tâm thu, huyết áp hạ. - Suy nhược cơ thể và rối loạn tâm thần. 4. Thể phối hợp: +Lỵ amíp và lỵ trực trùng với 2 khả năng a. Hai bệnh song hành diễn biến cấp tính +Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. +Hội chứng lỵ hoại tử: - đau bụng nhiều, nôn mửa dữ dội, - đại tiện nhiều lần toàn đàm máu - hoặc nước hung hung như nước rửa thịt, hôi thối. b. Lỵ amip bội nhiễm Shigella: Sốt cao, hội chứng lỵ gia tăng mức độ nặng, sau khi điều trị lỵ trực trùng, các rối loạn tiêu hóa vẫn kéo dài, xét nghiệm phân thấy có amip.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2