intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết ngữ pháp tiếng anh

Chia sẻ: Phan Tan Dong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

1.331
lượt xem
530
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo về toán học dành cho giáo viên, học sinh luyện thi đại học, cao đẳng - Lý thuyết ngữ pháp tiếng anh Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh: Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây: Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết ngữ pháp tiếng anh

  1. 1. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0 Cấu trúc câu điều kiện loại 0 dùng để diễn đạt những sự thật tổng quan, những dữ kiện khoa học luôn luôn xảy ra với một điều kiện nhất định. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 0 là câu điều kiện hiện tại luôn có thật. Trong một câu điều kiện luôn có hai mệnh đề: mệnh đề NẾU và mệnh đề chính. * Công thức câu điều kiện loại 0: IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn +Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ (nếu có). - Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 0, cả hai mệnh đề IF (NẾU) và mệnh đề chính đều sử dụng thì hiện tại đơn. - Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. - Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. - Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được. - Thí dụ: + IF YOU EXPOSE PHOSPORUS TO AIR, IT BURNS. = Nếu bạn để phốt-pho ra ngoài không khí, nó sẽ cháy. + PHOSPHORUS BURNS IF YOU EXPOSE IT TO AIR. = Phốt-pho sẽ cháy nếu bạn để nó ra ngoài không khí. + IF YOU HEAT ICE, IT MELTS. = Nếu bạn làm nóng nước đá, nó sẽ tan ra. 2. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1 Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra. * Công thức câu điều kiện loại 1: IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có). - Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn. - Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. - Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. - Mệnh đề IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được. - Thí dụ: + IF I HAVE THE MONEY, I WILL BUY THAT LCD MONITOR. = Nếu tôi cóđủ tiền, tôi sẽ mua cái màn hình LCD đó. + I WILL BE SAD IF YOU LEAVE. = Anh sẽ buồn nếu em bỏ đi. 3. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 Câu điều kiện loại 2 là cấu trúc dùng để đặt ra một điều kiện không có thật trong hiện tại và nêu kết quả của nó. Đương nhiên, kết quả xảy ra theo một điều kiện không có thật cũng chỉ là một kết quả tưởng
  2. tượng. Ta còn có thể gọi câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện hiện tại không thật. * Công thức câu điều kiện loại 2: IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/ COULD + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ - Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 2, mệnh đề IF dùng thì quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng động từ khiếm khuyết WOULD hoặc COULD. * Lưu ý: + Ở mệnh đề IF, nếu động từ là TO BE thì ta dùng WERE cho tất cả các chủ ngữ. + WOULD = sẽ (dạng quá khứ của WILL) + COULD = có thể (dạng quá khứ của CAN) - Thí dụ: + IF I WERE YOU, I WOULD GET A DIVORCE. = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nộp đơn ly dị. + IF DOGS HAD WINGS, THEY WOULD BE ABLE TO FLY. = Nếu chó có cánh, chúng sẽ biết bay. 4. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3 Câu điều kiện loại 3 còn có thể được gọi là câu điều kiện quá khứ không thật. Cấu trúc này được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ. * Công thức câu điều kiện loại 3: IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WOULD/COULD HAVE + PP. - Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 3, mệnh đề IF dùng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng công thức WOULD hoặc COULD + HAVE + PP. * Lưu ý: - PP là dạng quá khứ hoàn thành của động từ. Ở động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc. Ở động từ có quy tắc, đó chính là động từ nguyên mẫu thêm ED. - Bổ ngữ có thể không có, tùyý nghĩa của câu. - Chủ ngử 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. - Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính 5. CÂU HỎI ĐUÔI (TAG -QUESTIONS) Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi YES-NO, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt. Câu hỏi đuôi được thành lập sau một câu nói khẳng định hoặc phủ định, được ngăn cách bằng dấu phẩy (,) vì vậy người đặt câu hỏi đã có thông tin về câu trả lời. Tuy nhiên, thường thì người hỏi không chắc chắn lắm về thông tin này. Nếu người hỏi chắc chắn, tự tin rằng mình đã có thông tin về câu trả lời nhưng vẫn hỏi thì khi chấm dứt câu hỏi đuôi, người hỏi sẽ lên giọng. Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
  3. * Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi: - Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định. - Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định * Cấu tạo của câu hỏi đuôi: - Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phầy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy. * Thí dụ: - YOU ARE AFRAID, AREN'T YOU? (Anh đang sợ, đúng không?) - YOU DIDN'T DO YOUR HOMEWORK, DID YOU? (Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng không?) * Cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học: 1. Hiện tại đơn với TO BE: - HE IS HANDSOME, ISN'T HE? = Anh ấy đẹp trai, đúng không? - YOU ARE WORRIED, AREN'T YOU? = Bạn đang lo lắng, phải không? - Đặc biệt với I AM..., câu hỏi đuôi phải là AREN'T I: + I AM RIGHT, AREN'T I? - Với I AM NOT, câu hỏi đuôi sẽ là AM I như quy tắc. + I AM NOT GUILTY, AM I? 2. Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ DO hoặc DOES tùy theo chủ ngữ (xem lại bài Thì hiện tại đơn với động từ thường nếu cần) - THEY LIKE ME, DON'T THEY? - SHE LOVES YOU, DOESN'T SHE? 3. Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ DID, quá khứđơn với TO BE: WAS hoặc WERE: - YOU LIED TO ME, DIDN'T YOU? - HE DIDN'T COME HERE, DID HE? - HE WAS FRIENDLY, WASN'T HE? 4. Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAVE hoặc HAS - THEY HAVE LEFT, HAVEN'T THEY? - THE RAIN HAS STOPPED, HASN'T IT? 5. Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ HAD: - HE HADN'T MET YOU BEFORE, HAD HE? 6. Thì tương lai đơn: - IT WILL RAIN, WON'T IT? - YOUR GIRLFRIEND WILL COME TO THE PARTY, WON'T SHE? * Những trường hợp đặc biệt cần lưu ý: ** USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ)
  4. - Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID - Thí dụ: + SHE USED TO LIVE HERE, DIDN'T SHE? ** HAD BETTER: - HAD BETTER thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi. - Thí dụ: + HE'D BETTER STAY, HADN'T HE? ** WOULD RATHER: - WOULD RATHER thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi. - Thí dụ: + YOU'D RATHER GO, WOULDN'T YOU? 6. Câu hỏi OR với động từ TO BE Đây là câu hỏi cũng bắt đầu bằng động từ TO BE nhưng không thể trả lời bằng YES hay NO. * CÔNG THỨC CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE: TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 ? - Lưu ý: + Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, trạng từ, trạng ngữ - VD: + ARE YOU HUNGRY OR ANGRY? = Bạn đang đói hay đang giận? + ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR? = Anh là nha sĩ hay là bác sĩ? * CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI OR VỚI ĐỘNG TỪ TO BE: Chủ ngữ + TO BE + Bổ ngữ 1 hoặc Bổ ngữ 2 (người trả lời phải chọn 1 trong 2) -VD: + ARE YOU HUNGRY OR ANGRY? Trả lời: I AM ANGRY. (nếuđang giận) I AM HUNGRY. (nếu đang đói) + ARE YOU A DENTIST OR A DOCTOR? Trả lời: I AM A DENTIST. (nếu là nha sĩ) I AM A DOCTOR. (nếu là bác sĩ) 7. CÂU HỎI VỚI W Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT, WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
  5. Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô số câu hỏi. * Nghĩa của các từ WH: WHAT = cái gì WHO = ai WHERE = ởđâu WHEN = khi nào WHY = tại sao HOW = như thế nào, bằng cách nào * Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE: Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ? -Lưu ý: + TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ. + Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian. Có thể không có bổ ngữ. - Ví dụ: + WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì? + WHO AM I? = Tôi là ai? + WHO ARE YOU? = Bạn là ai? + WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu? + WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây? + HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?") + HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào? * Trường hợp đặc biệt HOW: - Với từ HOW, ta còn có công thức sau: HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ? - VD: + HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu? + HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền) + HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao xa? 8. Câu hỏi YES - NO với động từ TO BE Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu hỏi Yes -No. Câu hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO BE tương ứng với chủ ngữ sau nó. Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO. * CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE: TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
  6. - Lưu ý: + TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE) + Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, ngữ danh từ, trạng ngữ - VD: + ARE YOU TIRED? = Bạn có mệt không? + ARE YOU A DOCTOR? = Bạn có phải là bác sĩ không? + IS HE A FAMOUS SINGER? = Anh ấy có phải là một ca sĩ nổi tiếng không? + IS SHE HERE? = Cô ấy có ở đây không? (HERE là trạng từ) + IS IT ON THE TABLE? = Nó có phảiở trên bàn không? * CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI YES-NO: - Nếu trả lời YES thì trả lời theo công thức: YES, chủ ngữ + TO BE. - Nếu trả lời NO, thì trả lời theo công thức: NO, chủ ngữ + TO BE + NOT + Bạn hãy nhớ là TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ. - VD: + ARE YOU THIRSTY? = Bạn có khát nước không? Trả lời YES: YES, I AM. Trả lời NO: NO, I AM NOT. + IS SHE YOUR GIRLFRIEND? = Cổ là bạn gái của anh hả? Trả lời YES: YES, SHE IS. Trả lời NO: NO, SHE IS NOT. (viết tắt = NO, SHE ISN'T) + ARE THEY YOUR FRIENDS? = Họ là bạn của anh hả? Trả lời YES: YES, THEY ARE Trả lời NO: NO, THEY ARE NOT (viết tắt: NO, THEY AREN'T). * Trong văn nói hàng ngày, ta thường dùng dạng viết tắt. Dạng đầy đủ thường để dành khi ta muốn nhấn mạnh ý muốn nói 9. Cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì". Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như vậy, thí dụ: Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?) Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm, không phải bảo bạn tự rửa). Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này. * Công thức cấu trúc: Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
  7. - Lưu ý: + Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì trong tiếng Anh. + Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần. + Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter, Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor...) + Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này. * Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai. - Thí dụ: + I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo. + I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này. + MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm. * Công thức cấu trúc ở thể bị động: Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành. - Lưu ý: + HAVE phải được chia đúng thì + Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc. * Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ hớt tóc) - Thí dụ: + I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở ba dạng- nguyên mẫu, quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT) + I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa. 10. Cấu trúc THERE IS,THERE ARE Cấu trúc này dùng để giới thiệu rằng có cái gì, ai đó, ở đâu trong hiện tại. Ở đây, ta lại cần áp dụng động từ TO BE đã học. * Công thức thể xác định: THERE IS + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) - Lưu ý: + Trước danh từ số ít đếm được, cần dùng A hoặc AN hoặc ONE (xem lại bài Mạo từ bất định A/AN nếu cần) + Trước danh từ số ít không đếm được không thêm A/AN nhưng có thể thêm NO (không), A LITTLE (một ít), LITTLE (ít) , MUCH (nhiều), A LOT OF (rất nhiều)
  8. + THERE IS có thể viết tắt là THERE'S - VD: + THERE IS AN APPLE ON THE TABLE = Có 1 trái táo trên bàn. + THERE IS NO WATER IN THE TANK = Không có tí nước nào trong bồn. + THERE IS A LOT OF SUGAR IN VIETNAMESE WHITE COFFEE = Có rất nhiều đường trong cà phê sữa kiểu Việt Nam. THERE ARE + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có). - Lưu ý: + Trước danh từ số nhiều, thường có số từ từ hai trở lên (TWO, THREE, FOUR) hoặc không có số từ mà có MANY (nhiều), A FEW (một số), SOME (vài) A LOT OF (rất nhiều) + THERE ARE có thể viết tắt là THERE'RE - VD: + THERE ARE TWENTY MEMBERS ONLINE NOW. = Có 20 thành viên đang trực tuyến hiện giờ. + THERE ARE GOOD PEOPLE AND BAD PEOPLE EVERYWHERE. = Có người tốt và người xấu ở mọi nơi (Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu). + THERE ARE A LOT OF BEGGARS IN VIETNAM = Có rất nhiều người ăn xin ở Việt Nam. * Công thức thể phủ định: THERE IS NOT + ANY + Danh từ số ít + (nếu có). THERE IS NOT viết tắt: THERE ISN'T - Lưu ý: + Ở thể phủ định, trước danh từ số ít không có A hay AN, nhưng có thể có ONE. + Khi muốn nhấn mạnh, có thể thêm EVEN trước ONE. + Ở thể phủ định, dùng dạng viết tắt nhiều hơn. - VD: + THERE IS NOT ANY FAT IN SKIM MILK. = Không có chất béo trong sữa không béo. + THERE IS NOT EVEN A NICKEL IN MY WALLET = Trong bóp tiền của tôi, không có lấy 1 xu. THERE ARE NOT + Danh từ số nhiều + (nếu có) . THERE ARE NOT viết tắt: THERE AREN'T - VD: + THERE AREN'T MANY XICH LOS IN DISTRICT 1. = Ở quận 1, không có nhiều xe xích lô. * Công thức thể nghi vấn: IS THERE ANY + Danh từ số ít + Trạng ngữ (nếu có) ? - Có thể thay ANY bằng SOME (một ít) - VD: + IS THERE ANY MILK IN THE FRIDGE? Trong tủ lạnh có sữa không? + IS THERE ANYONE HOME? = Có ai ở nhà không? (lưu ý là "anyone" giống như "anybody" viết liền nhau, không có khoảng trống giữa any và one)
  9. + IS THERE A WAY TO FIX THIS COMPUTER? = Có cách sửa máy vi tính này không? ARE THERE ANY + Danh từ số nhiều + Trạng ngữ (nếu có) ? + ARE THERE ANY EGSS IN THE KITCHEN? = Trong bếp có trứng không? 11. Đại từ chỉ định THIS, THAT, THESE, THOSE Để có thêm công cụ để đặt câu, ta cần biết về những từ này. * Nghĩa: THIS = này, cái này, đây THESE = số nhiều của THIS THAT =đó, cái đó, điều đó THOSE = số nhiều của THAT * Cách dùng: - Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ - Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ * Ví dụ: + THIS CAR IS VERY FAST. = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh) + THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản. + THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu. + THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản. + THAT DOG IS VICIOUS. = Con chó đó dữ lắm. + THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi. + THOSE PILLS ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin. + THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi. 12. Đại từ sở hữu Một đại từ sở hữu rất hữu ích. Bạn biết tại sao không? Vì nó giúp người nói khỏi phải lặp lại một ngữ danh từ có tính chất sở hữu. * Thí dụ: Nếu anh A nói: "Máy vi tính của tôi chạy chậm quá!" (MY COMPUTER IS SO SLOW.) anh B đáp: "Máy vi tính của tôi còn chậm hơn máy vi tính của anh!". (MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER) thì như vậy anh B lặp lại cả một cụm từ dài. * Trong tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế việc dài dòng vô ích đó. Lúc này biết sử dụng đại từ sở hữu là rất cần thiết. * Sẵn đây để ôn lại bài trước, sau đây là bảng gồm 4 cột : Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu tương ứng, đại từ sở hữu tương ứng: Đại từ nhân xưng Tính Từ Sở Hữu Đại Từ Sở Phiên Âm Quốc
  10. Hữu Tế Tôi: I MY: của tôi MINE /main/ Chúng tôi WE OUR: của chúng tôi/ta OURS /'auəz/ Bạn: YOU YOUR: của bạn YOURS /jɔ:z/ Các bạn: YOU YOUR: của các bạn YOURS /jɔ:z/ Anh ấy: HE HIS: của anh ấy HIS /hiz/ Cô ấy: SHE HER: của cô ấy HERS /hə:z/ Nó: IT ITS: của nó ITS /its/ Họ: THEY THEIR: của họ, của chúng THEIRS /ðeəz/ Trong thí dụ đầu bài, nếu dùng đại từ sở hữu, thay vì nói "MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER", ta sẽ nói gọn hơn như thế nào? Đáp án: MINE IS EVEN SLOWER THAN YOURS. 13. Đại từ tân ngữ, đại từ phản thân Đại từ tân ngữ cũng là đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ. Đại từ phản thân là đại từ đặc biệt phải dùng khi chủ ngữ và bổ ngữ là một. Đại từ tân ngữ Đại từ chủ ngữ Đại từ tân ngữ I ME YOU YOU WE US THEY THEM HE HIM SHE HER IT IT * Thí dụ: + YOU KNOW ME. = Anh biết tôi. (YOU là chủ ngữ, ME là tân ngữ) + I DISLIKE HIM = Tôi không thích anh ta. + I LOVE HER = Tôi yêu cô ấy
  11. Đại từ phản thân Đại từ chủ ngữ Đại từ phản thân I MYSELF WE OURSELVES YOU (số ít) YOURSELF YOU (số nhiều) YOURSELVES THEY THEMSELVES HE HIMSELF SHE HERSELF IT ITSELF * Thí dụ: - I'LL DO IT MYSELF. = Tôi sẽ tự mình làm - I CUT MYSELF WHEN I SHAVED THIS MORNING. = Tôi tự làm trầy da mặt mình khi cạo râu sáng nay. - THAT MAN IS TALKING TO HIMSELF. IS HE INSANE? = Người đàn ông đó đang tự nói chuyện một mình. Ông ta có bị tâm thân không? - HE SHOT HIMSELF. = Anh ấy tự bắn mình (để tự vẫn). 14. ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT Động từ khiếm khuyết là những động từ đặc biệt. Chúng được gọi là "khiếm khuyết" vì chúng không có đầy đủ tất cả các biến thể ở tất cả các thì và bản thân chúng cùng với chủ ngữ không thể tạo ra một câu hoàn chỉnh mà cần phải có một động từ chính (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Động từ khiếm khuyết tất cả gồm có: SHALL, WILL, WOULD, CAN, COULD, MAY, MIGHT, SHOULD, MUST, OUGHT TO. Tất cả các động từ khiếm khuyết phải đi với động từ NGUYÊN MẪU. Sau đây, chúng ta sẽ học từng động từ một về cách dùng cũng như những điều cần lưu ý của chúng. SHALL và WILL đã được giải thích trong bài về THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN . CAN - Thể khẳng định: Chủ ngữ + CAN + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) + HE CAN SPEAK ENGLISH AND CHINESE. = Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. - Thể phủ định: Chủ ngữ + CANNOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ++ Lưu ý là CANNOT ta phải viết dính liền nhau. ++ CANNOT viết tắt là CAN'T
  12. - Thể nghi vấn: CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)? + CAN YOU SPEAK RUSSIAN? = Bạn có thể nói tiếng Nga không? - Câu hỏi WH với CAN: Từ WH + CAN + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)? + WHAT CAN YOU DO? Bạn có thể làm gì? - Dùng để diễn tả khả năng của chủ ngữ + I CAN SWIM. = Tôi có thể bơi. = Tôi biết bơi - Dùng để diễn tả khả năng một hành động, sự việc có thể xảy ra hay không + I THINK SO, BUT I CAN BE WRONG. = Tôi nghĩ như vậy, nhưng mà tôi có thể sai. - Dùng để xin phép, yêu cầu giữa hai người quen thân, không khách sáo, trang trọng bằng COULD hoặc MAY + CAN I BORROW YOUR CAR TONIGHT? = Tối nay tôi có thể mượn xe hơi của anh được không? 15. Động từ WISH, một dạng câu điều kiện Khi đặt câu WISH với ý nghĩa ao ước một điều gì đó, ta cần nhớ 2 loại như sau: WISH loại 1: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong hiện tại. * Công thức: Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ đơn * Lưu ý: - Với động từ TO BE, trong văn nói có thể dùng WAS cho ngôi thứ ba số ít và cho I, nhưng trong văn viết, phải dùng WERE cho tất cả chủ ngữ, không phân biệt ngôi, không phân biệt số ít hay số nhiều. * Thí dụ: I WISH I HAD A NICE HOUSE. = Tôi ước gì tôi có một căn nhà đẹp, SHE WISHES SHE WERE THE MOST BEAUTIFUL LADY IN VIETNAM. = Cô ấy ước gì cô ấy là người phụ nữ đẹp nhất Việt Nam. I WISH I WERE THE PRIME MINISTER. = Tôi ước gì tôi là thủ tướng. WISH loại 2: Ước về điều gì đó trái ngược với sự thật trong quá khứ * Công thức: Mệnh đề WISH chia ở thì hiện tại đơn + Mệnh đề chính chia ở thì quá khứ hòan thành * Thí dụ: I WISH I HAD PASSED THAT EXAM. = Tôi ước gì tôi đã đậu trong kỳ thi đó. SHE WISHES SHE HAD SOLD ALL HER STOCKS BEFORE THE MARKET WENT DOWN.= Cô ta ước gì mình đã bán tất cả các cổ phiếu trước khi thị trường xuống giá. 16. Mạo từ xác định THE Là từ loại duy nhất trong tiếng Anh chỉ có 1 từ. Ngay cả nhiều người học tiếng Anh lâu năm cũng không
  13. phải lúc nào cũng dùng đúng mạo từ THE. Mạo từ xác định THE thường được dùng sai, hoặc không dùng khi cần dùng. Trong khi đó, đây là một từ không thể không biết vì tính quan trọng và cần thiết của nó. Một người bản xứ không thể mở miệng ra nói quá 10 câu tiếng Anh mà không dùng đến mạo từ THE nào. Như vậy, ta phải dùng mạo từ xác định THE như thế nào và khi nào ? *THE luôn đứng trước danh từ. VD: THE SUN = mặt trời THE MOON = mặt trăng * Khi THE đứng trước một số tính từ, tính từ đó được biến thành một danh từ nói về một tầng lớp, một thể loại liên quan đến tính từ đó. (bạn không thể lấy bất cứ tính từ nào ráp vô, những tính từ được dùng theo kiểu này có hạn) VD: THE RICH = những người giàu THE POOR = những người nghèo THE WEAK = những kẻ yếu * Dùng THE trước bất cứ một danh từ nào khi người nói và người nghe đều biết về danh từ đang được nói tới. VD: PAY HIM BACK THE MONEY YOU BORROWED FROM HIM = Hãy trả lại cho nó số tiền anh đã mượn nó! (Người nói biết về số tiền này mới nói ra câu này và người nghe cũng biết đến số tiền này vì anh ta đã mượn của 1 người thứ 3) * Dùng THE trước những danh từ thông thường được xem là duy nhất, không có cái thứ hai. VD: The sun = mặt trời, the moon = mặt trăng, the sea = biển, the sky = bầu trời... * Dùng THE trước số thứ tự: VD: I am the first person to come here today. (Hôm nay, tôi là người đầu tiên đến đây ) * Dùng THE trước một danh từ khi mình muốn nói cho rõ rằng cái muốn nói là danh từ đó chữ không phải danh từ khác. I AM THE ONE WHO SAVED YOU = Tôi chính là cái người đã cứu bạn. Như vậy, chúng ta KHÔNG dùng mạo từ THE khi nào? * KHÔNG dùng THE khi danh từ được tiếp theo sau bằng một chữ số hoặc chữ cái. VD: The Chicago train is about to depart from track 5. Her flight leaves from gate 32. He fell asleep on page 816 of "War and Peace". She is staying in room 689. * Không dùng THE khi có ngữ động từ đi trước một trong những danh từ bed(giường), church(nhà thờ), court(tòa án), hospital(bệnh viện), prison(nhà tù), school(trường học), college(trường đại học), university(trường đại học) nếu như chủ ngữ sử dụng những nơi đó đúng như chức năng của nó VD: Nếu tôi đến trường học là để học, tức là đúng với chức năng của trường học, vậy tôi không cần dùng THE trước danh từ SCHOOL : I MUST GO TO SCHOOL NOW !(Bây giờ tôi phải đi học rồi!) * Trong nhiều thành ngữ, THE không được dùng. 17. MỆNH ĐỀ QUAN HỆ
  14. Mệnh đề quan hệ có khi được gọi là mệnh đề tính từ, có lẽ vì nó bổ nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên, mệnh đề quan hệ không đơn giản như một tính từ và vị trí của nó cũng không như vị trí của tính từ. Có tất cả 3 loại mệnh đề quan hệ: hạn định, phi hạn định và liên kết. * Mệnh đề quan hệ hạn định: - Không có dấu phẩy(,) đứng trước - Nội dung của mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ và có vai trò quan trọng trong việc làm rõ nghĩa cho danh từ đứng trước nó. The cup which is on the table is full of sugar. (Cái tách trên bàn có đầy đường trong đó) * Mệnh đề quan hệ phi hạn định: - CÓ dấu phẩy(,) đứng trước - Nội dung của mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ và có vai trò KHÔNG quan trọng trong việc làm rõ nghĩa cho danh từ đứng trước nó. John, WHO is going to marry Jill soon, is an engineer. (John, người sửa soạn cưới Jill, là một kỹ sư) * Mệnh đề quan hệ liên kết: - CÓ dấu phẩy(,) đứng trước - Đứng ở cuối câu để nói tiếp thêm ý cho cả câu hoặc bổ nghĩa cho cả câu. They asked me to go away, WHICH was very rude. (Họ bảo tôi đi chỗ khác, điều này thật thô lỗ!) * CÁC ĐẠI TỪ QUAN HỆ: mệnh đề quan hệ thường đứng sau một trong những đại từ quan hệ sau: WHICH, WHOM, WHO, WHOSE, WHEN, WHERE, WHY, THAT. WHICH dùng cho danh từ là đồ vật, sự vật, hoặc con vật The novel which you talked ABOUT is very good. WHOM dùng cho người nhưng người này không phải là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ. This is Dr. Perkins, whom we met at a conference in Canada last year. WHO dùng cho người và người này là chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ. WHO hoàn toàn có thể được dùng thay cho WHOM, nhất là trong văn nói. A clown is someone who makes you laugh WHOSE dùng cho người hoặc con vật để nói về vật sở hữu của danh từ đứng trước WHOSE. The film is about a man whose children are kidnapped. (Phim này nói về một người đàn ông có con bị bắt cóc) WHEN dùng cho thời gian, có thể thay thế cho ON WHICH chỉ thời gian ngày hoặc IN WHICH chỉ thời gian tháng/năm 1982 was the year when he graduated from college. WHERE dùng cho nơi chốn, có thể thay thế cho AT WHICH (mà tại đó) hoặc IN WHICH chỉ nơi chốn (mà trongđó) Let's go to a country where the sun always shines. WHY dùng cho lý do That's the reason why I don't like this house. THAT có thể thay cho WHOM, WHO, WHEN, WHERE và WHY nhưng CHỈ trong mệnh đề quan hệ HẠN
  15. ĐỊNH. An elephant is an animal that lives in hot countries. The plums that were in the fridge were delicious. THAT rất thường được dùng thay cho WHICH sau những từ sau: all, any(thing), every (thing), few, little, many, much, no(thing), none, some(thing), and sau SO SÁNH NHẤT. It was everything that he had ever wanted. There were only a few that really interested him. * CÁCH RÚT GỌN ĐẠI TỪ QUAN HỆ: - Cách rút gọn đại từ quan hệ đều giống nhau cho cả 3 loại đại từ quan hệ. Chỉ có thể rút gọn mệnh đề quan hệ khi mệnh đề quan hệ không có chủ ngữ nào khác ngoài chủ ngữ đứng trước đại từ quan hệ. Thí dụ: The man who reported the crime has been given a reward. (RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của reported the crime chính là THE MAN) The man who was killed in the accident was a foreigner. (RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của WAS KILLED IN THE ACCIDENT cũng là THE MAN) The man who I saw at the party is Janet's father. (KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của SAW AT THE PARTY là I, không phải là THE MAN) The film is about a man whose children are kidnapped. (KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của ARE KIDNAPPED là CHILDREN, không phải A MAN) The cup which I bought in Venice is on the table.(KHÔNG RÚT GỌN ĐƯỢC: chủ ngữ của BOUGHT IN VENICE là I, không phải THE CUP). - Nếu mệnh đề quan hệ có ý chủ động, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ (NẾU CÓ), LẤY ĐỘNG TỪ CHÍNH ĐƯA VỀ NGUYÊN MẪU RỒI THÊM ING. Thí dụ: The man who reported the crime has been given a reward. = THE MAN REPORTING THE CRIME HAS BEEN GIVEN A REWARD. - Nếu mệnh đề quan hệ có ý bị động, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ (NẾU CÓ), BỎ BIẾN THỂ CỦA TO BE, CHỈ GIỮ LẠI PHẦN TỪ QUÁ KHỨ PHÂN TỪ (PP)TRỞ ĐI. Thí dụ: The man who was killed in the accident was a foreigner. = THE MAN KILLED IN THE ACCIDENT WAS A FOREIGNER. - Nếu mệnh đề quan hệ là TO BE (được chia theo thì) + một danh từ hoặc 1 giới từ, TA BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ VÀ PHẦN TO BE, CHỈ GIỮ LẠI PHẦN SAU TO BE: Thí dụ: The cup which is on the table is full of sugar. = THE CUP ON THE TABLE IS FULL OF SUGAR. Bill Clinton, who is a former American president, is still politically active. = BILL CLINTON, A FORMER AMERICAN PRESIDENT, IS STILL POLITICALLY ACTIVE. 18. SO SÁNH BẰNG
  16. Cấu trúc so sánh bằng được dùng để thể hiện sự giống nhau hoặc không giống nhau về mặt nào đó khi đem hai chủ thể ra so sánh. * Cấu trúc so sánh bằng với tính từ hoặc trạng từ: AS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + AS - Thí dụ: + YOUR HANDS ARE AS COLD AS ICE. = Hai tay của bạn lạnh như nước đá vậy! + HE IS AS TALL AS HIS FATHER. = Anh ta cao bằng bố anh ta. + HE DOESN'T RUN AS FAST AS I DO. = Nó chạy không nhanh bằng tôi. - Lưu ý: + Để diễn đạt thêm các mức độ khác nhau của sự so sánh, ta có thể thêm một trạng từ trước từ AS đầu tiên, thí dụ: JUST = vừa (bằng), chính xác NEARLY = gần như HALF = phân nửa TWICE = gấpđôi THREE TIMES = ba lần * Khi muốn so sánh bằng với danh từ, ta dùng AS MANY...AS hoặc AS MUCH...AS - ...AS MANY + DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC + AS... - Thí dụ: + I WORK AS MANY HOURS AS HE DOES. = Tôi làm việc số giờ bằng với anh ta. - ... AS MUCH + DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC + AS... - Thí dụ: + I DON'T MAKE AS MUCH MONEY AS HE DOES. = Tôi không kiếm được nhiều tiền bằng anh ta. 19. SO SÁNH HƠN Trong bài này, chúng ta sẽ học cách so sánh hơn (A...hơn B). * Thế nào là so sánh hơn? - So sánh hơn là cấu trúc so sánh giữa hai chủ thể. - Khi trong một câu nói có hàm ý so sánh, miễn có chữ "HƠN' thì đó là so sánh hơn, dù ý nghĩa so sánh có thể là thua, kém. + HE HAS LESS MONEY THAN I. = Anh ấy có ít tiền hơn tôi. + SHE IS LESS ATTRACTIVE THAN MY WIFE. = Cô ấy kém quyến rũ hơn so với vợ tôi. * Công thức cấu trúc so sánh hơn: khi so sánh, ta thường đem tính từ hoặc trạng từ ra làm đối tượng xem xét. ** Công thức với tính từ/trạng từ ngắn: tính từ/trạng từ ngắn là tính từ/trạng từ có một âm. Tính từ/trạng từ có hai âm tiết nhưng tận cùng bằng Y cũng được xem là tính từ /trạng từ ngắn. TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM ER + THAN
  17. - Thí dụ: + VIETNAM IS RICHER THAN CAMBODIA. = Việt Nam giàu hơn Campuchia. + I AM TALLER THAN HE. = Tôi cao hơn anh ta. + I RUN FASTER THAN HE. - Lưu ý: + Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng Y, đổi Y thành I rồi mới thêm ER: HAPPY --> HAPPIER + Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng E, ta chỉ cần thêm R thôi. LATE -> LATER + Nếu tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM, ta viết PHỤ ÂM CUỐI thêm 1 lần rồi mới thêm ER. BIG --> BIGGER, ** Công thức với tính từ/trạng từ dài: tính từ/trạng từ dài là tính từ có ba âm tiết trở lên hoặc tính từ /trạng từ có hai âm tiết không tận cùng bằng Y. MORE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI + THAN - Thí dụ: + SHE IS MORE ATTRACTIVE THAN HIS WIFE. = Cô ấy có sức cuốn hút hơn vợ anh ta. + I AM NOT MORE INTELLIGENT THAN YOU ARE. I JUST WORK HARDER THAN YOU. = Tôi không có thông minh hơn bạn. Tôi chỉ siêng năng hơn bạn thôi. ** Ngoại lệ: - GOOD --> BETTER - WELL --> BETTER - BAD --> WORSE - MANY --> MORE - MUCH --> MORE - LITTLE --> LESS - FAR --> FARTHER/FURTHER (FARTHER dùng khi nói về khoảng cách cụ thể, FURTHER dùng để nói về khoảng cách trừu tượng) - QUIET --> QUIETER hoặc MORE QUIETđều được - CLEVER --> CLEVERER hoặc MORE CLEVER đều được - NARROW --> NARROWER hoặc MORE NARROW đều được - SIMPLE --> SIMPLER hoặc MORE SIMPLE đều được ** Khi đối tượng đem ra so sánh là danh từ, ta có công thức : MORE hoặc LESS + DANH TỪ + THAN - Dùng MORE khi muốn nói nhiều...hơn - Dùng LESS khi muốn nói ít...hơn - Nếu danh từ là danh từ đếm được, nó phải ở dạng số nhiều. - Thí dụ: + I HAVE MORE MONEY THAN YOU. = Tôi có nhiều tiền hơn anh. + YOU HAVE LESS MONEY THAN I.
  18. + SHE HAS MORE CHILDREN THAN I. = Cô ta có nhiều con hơn tôi. ** Khi ý nghĩa so sánh là "A kém... hơn B, ta chỉ việc thay MORE bằng LESS, ta có: LESS + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ + THAN - Thí dụ: + I EAT LESS THAN HE DOES. = Tôi ăn ít hơn nó. + SILVER IS LESS EXPENSIVE THAN GOLD. = Bạc thì ít đắt tiền hơn vàng. ** Lưu ý: - Ở tất cả mọi trường hợp, đại từ nhân xưng liền sau THAN phải là đại từ chủ ngữ. Trong văn nói, ta có thể dùng đại từ tân ngữ ngay sau THAN nhưng tốt hơn vẫn nên dùng đại từ chủ ngữ. + HE IS RICHER THAN I. (có thể nói HE IS RICHER THAN ME trong văn nói) - Ở vế liền sau THAN, ta không bao giờ lập lại vị ngữ có ở vế trước THAN, Nếu muốn rõ nghĩa, ta chỉ cần dùng TRỢ ĐỘNG TỪ tương ứng. Với động từ TO BE, vế sau THAN có thể lập lại TO BE tương ứng, nhưng điều này cũng không bắt buộc. - Thí dụ: + HE IS RICHER THAN I. (ta có thể lập lại TO BE sao cho tương ứng: HE IS RICHER THAN I AM) + I WORK HARDER THAN YOU. (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: I WORK HARDER THAN YOU DO.) + SHE RUNS FASTER THAN HE (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: SHE RUNS FASTER THAN HE DOES). + HE MADE MORE MONEY THAN I. = Anh ấy đã kiếm được nhiều tiền hơn tôi (ta có thể dùng trợ động từ tương ứng ở vế sau THAN: HE MADE MORE MONEY THAN I DID, tuyệt đối không bao giờ nói HE MADE MORE MONEY THAN I MADE MONEY) 20. SO SÁNH HƠN NHẤT So sánh nhất là cấu trúc ta dùng khi cần so sánh một chủ thể với toàn bộ nhóm, tập thể mà chủ thể có trong đó. * Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ ngắn: Tính từ hoặc trạng từ ngắn là tính từ/trạng từ có một âm tiết. Tính từ/trạng từ hai âm tiết tận cùng bằng Y cũng được xem là tính từ/trạng từ ngắn trong cấu trúc này. THE + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ NGẮN THÊM EST. - Thí dụ: + HE IS THE SMARTEST IN HIS CLASS. = Anh ấy thông minh nhất lớp. + THIS BOOK IS THE CHEAPEST I CAN FIND. = Cuốn sách này là cuốn rẻ nhất mà tôi có thể tìm thấy. + HE RUNS THE FASTEST. = Anh ta chạy nhanh nhất. - Lưu ý: + Khi tính từ ngắn tận cùng bằng Y, ta đổi Y thành I rồi mới thêm EST HAPPY -->THE HAPPIEST CRAZY --> THE CRAZIEST
  19. FUNNY --> THE FUNNIEST + Khi tính từ ngắn tận cùng bằng 1 PHỤ ÂM + 1 NGUYÊN ÂM + 1 PHỤ ÂM: ta viết phụ âm cuối cùng thêm 1 lần rồi mời thêm EST BIG --> THE BIGGEST HOT --> THE HOTTEST SMALL --> THE SMALLEST * Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài: Tính từ/trạng từ dài là tính từ/trạng từ có hai âm tiết trở lên. THE + MOST + TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DÀI + YOU ARE THE MOST BEAUTIFUL LADY I HAVE EVER MET. = Em là người phụ nữ đẹp nhất mà anh từng gặp từ trước đến nay. + LONDON IS THE MOST EXPENSIVE CITY IN ENGLAND. = Luân Đôn là thành phố đắt đỏ nhất nước Anh. * Ngoại lệ: một số tính từ/trạng từ khi sử dụng trong cấu trúc so sánh nhất có dạng đặc biệt, không theo công thức trên đây, bắt buộc ta phải nhớ nằm lòng: TÍNH TỪ/TRẠNG TỪ DẠNG SO SÁNH NHẤT BAD THE WORST GOOD THE BEST WELL THE BEST MANY THE MOST MUCH THE MOST - Thí dụ: + IT WAS THE WORST DAY IN MY LIFE. = Ngày đó là cái ngày tồi tệ nhất trong đời tôi. + HE IS THE BEST TEACHER I HAVE EVER HAD. = Ông ấy là người thầy tốt nhất mà tôi từng có. + THESE PANTS FIT ME THE BEST. = Quần này vừa vặn với tôi nhất. + WHO HAS THE MOST MONEY IN THE WORLD 21. THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG Đây là một trong những thì được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Khi học xong thì này, bạn sẽ có thêm kiến thức ngữ pháp để đặt câu. Để đặt được càng nhiều câu, bạn càng phải biết nhiều động từ. Bạn chỉ cần nhớ động từ ở dạng nguyên mẫu của nó. Khi chủ ngữ thay đổi, động từ sẽ phải thay đổi cho phù hợp và thay đổi như thế nào, bài này sẽ chỉ cho bạn các quy tắc cần biết. Động từ thường loại trừ động từ TO BE và động từ khiếm khuyết. Một lần nữa, khi học thì nào ta luôn xem xét công thức của nó ở 3 thể: khẳngđịnh, phủ định và nghi vấn. * Công thức thể khẳng định: Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ -Lưu ý:
  20. + Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ. + Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ. + Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ. + Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau: + ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ: WATCH -->HE WATCHES... GO --> SHE GOES... DO --> HE DOES... MISS -- SHE MISSES... WASH --> HE WASHES... MIX --> SHE MIXES... DOZE --> HE DOZES... + KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES... + TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S. - Thí dụ: + I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem. + YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ. + THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật. + SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng. + HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay. + THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày. + SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà. - Ngoại lệ: HAVE --> HAS I HAVE... YOU HAVE.. SHE HAS... * Công thức thể phủ định: Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ - Lưu ý: + Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO. + Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES + DO NOT viết tắt là DON'T
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2