intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạch Chẩn (Phần 2)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5.- Mạch và Ngũ hành Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có : Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn). Bên phải : Mệnh Môn (Thận dương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn). 6.- Mạch Và Khí Huyết Xét về khí huyết với Mạch ta có : Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết. Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạch Chẩn (Phần 2)

  1. Mạch Chẩn (Phần 2) 5.- Mạch và Ngũ hành Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có : Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn). Bên phải : Mệnh Môn (Thận dương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn). 6.- Mạch Và Khí Huyết Xét về khí huyết với Mạch ta có : Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết. Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ khí, Tỳ là Trung khí Tam tiêu là đường dẫn đến Nguyên khí, do đó bên phải liên hệ với khí.
  2. 7.- Mạch Và Tạng Phủ Mỗi tạng phủ đều có 1 mạch riêng, theo đặc tính mà tạng phủ đó biểu lộ : - Tạng Tâm chủ Hỏa, Hỏa thường bùng lên như ngọn lửa bùng lên, vì thế mạch của Tâm là mạch Hồng. - Tạng Can : tính của Can là cang cường, thẳng, giống như dây đàn, dây cung căng cứng, vì thế mạch của Can là mạch Huyền. - Tạng Tỳ, là trung tâm, là nơi vận chuyển điều hòa cho cơ thể, vì thế, mạch của Tỳ là mạch Hoãn. - Tạng Phế : Phế chủ sự buồn phiền, buồn phiền thì ngừng trệ lại, do đó, mạch của Phế là mạch Sáp. - Tạng Thận : Thận chủ xương, Thận có vị mặn, đi xuống, do đó, mạch của Thận là mạch Trầm. 8.- Mạch Và Mùa Mỗi 1 mùa ứng với 1 tạng nhất định dù mùa đó chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt mùa đó. Mùa Xuân : Cây cối xanh tốt, ứng với màu của Can do đó có mạch Huyền.
  3. Mùa Hè : Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên, do đó mạch của mùa Hè là mạch Hồng. Mùa Thu : Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rơi rụng giống như lông, do đó mạch của mùa Thu là mạch Mao. Mùa Đông : Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả những khả năng mạnh mẽ của m1h để sống qua cái lạnh, vì thế mạch của mùa Đông là mạch Thạch. Tứ qúy : Tứ qúy là chuyển tiếp giữa các mùa,do đó thường mang đặc tính ôn hòa, vì thế, mạch của Tứ qúy là mạch Hoãn. Từ những tương ứng của mạch đối với mùa, có thể suy rộng ra : - Mộc sinh Hỏa, Hỏa thuộc tạng Tâm, chính ra mạch của Tâm là mạch Hồng, nay bắt thấy mạch Tâm là Huyền thì có thể suy đoán bệnh tuy ở Tâm nhưng do Mộc sinh nên tức là do Phong gây nên, bệnh ở tạng Mẹ truyền sang. - Thủy khắc Hỏa, bệnh ở Tâm, bắt được mạch Trầm của Thận, là Thủy khắc Hỏa, bệnh nặng hơn... 9. Mạch Và Nguyên Nhân Gây Bệnh a) Nguyên nhân ngoài : Hàn thương Thận vì vậy có mạch Khẩn.
  4. Thử thương Tâm vì vậy có mạch Hư. Táo thương Phế vì vậy có mạch Sáp. Thấp thương Tỳ vì vậy có mạch Nhu. Phong thương Can vì vậy có mạch Phù. Nhiệt thương Tâm vì vậy có mạch Nhược. b) Nguyên nhân trong (Thất tình) : Hỷ thương Tâm gây nên mạch Hư. Tư thương Tỳ gây nên mạch Kết. Ưu thương Phế gây nên mạch Sáp. Nộ thương Can gây nên mạch Nhu. Khủng thương Thận gây nên mạch Trầm. Kinh thương Đởm gây nên mạch Động. Bi thương Bào lạc gây nên mạch Khẩn. 10. Mạch Thai
  5. Giai đoạn thai mới thành hình, rất khó biểu hiện nơi mạch, nhưng từ 3 tháng trở lên mạch thai biểu hiện rất rõ, có thể căn cứ trên mạch để không những đoán biết tuổi thai mà còn biết được thai tượng hình trai hay gái. Đây là 1 điểm khá độc đáo của ngành YHCT. Thai 3 tháng, thường chú trọng vào 2 bộ mạch ở Tâm và Thận tức Tả Thốn và Tả Xích. Tâm chủ huyết, Thận chủ bào thai, bào thai sống được là nhờ tinh huyết nuôi dưỡng, do đó cần để ý đến 2 tạng này. Khi có thai, thường mạch ở 2 tạng này nhảy mạnh hơn các mạch ở tạng khác, Thận và Tâm là Tạng, lại cùng thuộc kinh Thiếu âm, do đó liên hệ đến huyết. Mạch đập mạnh là biểu hiện của dương. Như vậy mạch 2 bộ Tâm và Thận đập mạnh là dấu hiệu huyết vượng. Bào thai sống nhờ huyết nên huyết vượng là dấu có thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2