intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối

Chia sẻ: Lan Qi Ren | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối là vị trí gián đoạn kỹ thuật, đồng thời là mối nối, trong điều kiện bất khả kháng: không thể đảm bảo điều kiện đúc bê tông liên tục, của công tác thi công bê tông toàn khối. Bài viết dưới đây đưa ra các nguyên do của mạch ngừng và biện pháp bố trí mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn..., mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối

  1. MẠCH NGỪNG THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐI Mạch ngừng thi công bê tông toàn khối là vị  trí gián đoạn kỹ  thuật, đồng thời là nối  nối, trong điều kiện bất khả kháng: không thể đảm bảo điều kiện đúc bê tông liên tục,  của công tác thi công bê tông toàn khối. Nguyên do của mạch ngừng Khi phần bê tông đã được đổ trước tại vị trí này của khối bê tông đã chuyển sang giai   đoạn ninh kết và đóng rắn, thì không thể  được phép đổ  bê tông mới vào đó, vì nếu   không sẽ làm phá vỡ vĩnh viễn các nối liên kết vừa mới hình thành trong vữa bê tông.   Cần phải để cho bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông, cho đến khi bê tông   cũ ninh kết và đóng rắn xong hoàn toàn, thì mới được đổ  tiếp. Từ  đó hình thành nên   mạch ngừng tại vị  trí tạm ngừng thi công này. Do mạch ngừng  ảnh hưởng đến tính  toàn khối của bê tông, nên tốt nhất là thi công liên tục không để mạch ngừng. Khi bắt   buộc phải để, vị trí của nó phải được khống chế trong miền kết cấu có có nội lực nhỏ  hoặc nội lực không gây nguy hiểm cho kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Để  khắc  phục sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra, tại vị trí mạch ngừng có thể  bổ  sung thêm   cốt thép gia cường mạch ngừng. Việc thi công bê tông toàn khối trường hợp có để  mạch ngừng sẽ  tạo ra các đợt thi  công bê tông và các phân đoạn thi công bê tông. Vị  trí mạch ngừng là vị  trí giảm yếu của kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Do đó   kích thước của mạch ngừng phải cố gắng giảm đến mức tối đa: * chiều dài mạch ngừng là ngắn nhất, mạch ngừng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt, * mặt mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng  là nhỏ nhất. Mạch ngừng trong thi công sàn sườn toàn khối
  2. Bố trí mạch ngừng theo phương đứng trong sàn sườn Các vùng có thể bố trí mạch ngừng đứng cắt qua dầm chính (gạch đỏ) và cắt qua dầm  phụ (gạch xanh). Nội lực trong kết cấu dầm sàn toàn khối (sàn sườn) gồm lực cắt Q và mô­men uốn M.   Đối với mô­men M, tương đương với ngẫu lực gồm hai thành phần lực dọc tác động  vào hai nửa tiết diện mạch ngừng: phần lực nén, do bê tông vùng nén chịu, có tác dụng   ép chặt bê tông hai bên mạch ngừng, tăng ma sát, hạn chế  tác hại của mạch ngừng;   phần lực kéo, coi như hoàn toàn do cốt thép chịu, có thể đảm bảo bằng cách tăng cốt   thép gia cường mạch ngừng, không ảnh hưởng đến sự làm việc của bê tông tại mạch  ngừng. Vậy mô­men uốn dù lớn hay nhỏ ít có tác hại đến vùng kết cấu bê tông giảm   yếu tại mạch ngừng. Còn lực cắt , tác dụng dọc theo tiết diện mạch ngừng, làm trượt   hai phần kết cấu bê tông cốt thép hai bên mạch ngừng, gây tác hại lớn tới kết cấu tại   đây. Do đó, mạch ngừng phải được bố trí căn cứ vào độ lớn của lực cắt. * Đối với sàn khu vệ  sinh (các ô sàn tính theo trạng thái giới hạn thứ  II: về  nứt) thì   không được phép bố trí mạch ngừng theo phương đứng.
  3. * Đối với sàn sườn bình thường, mạch ngừng theo phương đứng được để như sau: + Khi hướng đổ  bê tông song song với dầm phụ, tức mạch ngừng cắt qua dầm phụ,   thì mạch ngừng có thể  bố  trí tại bất kỳ  tiết diện nào nằm trong đoạn 1/3 chính giữa   của nhịp dầm phụ  Ldp đồng thời cũng là nhịp bản theo phương dầm phụ  Lb1 (nhịp   bản chính là nhịp dầm phụ).  Ở  các vị  trí này lực cắt trong cả  bản và dầm phụ  đều   nhỏ. + Khi hướng đổ  bê tông song song với dầm chính, tức là mạch ngừng cắt qua dầm   chính, thì mạch ngừng có thể bố trí tại bất kỳ tiết diện nào, mà: vừa nằm trong đoạn  1/2 chính giữa nhịp dầm chính Ldc, vừa nằm trong đoạn 1/2 chính giữa nhịp bản theo   phương dầm chính Lb2 (nhịp bản có thể không trùng với nhịp dầm chính). Ở các vị trí  này lực cắt trong cả bản và dầm chính đều nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo mặt bằng kết cấu   mà vùng để  được mạch ngừng trong trường hợp này có thể  không có, và nếu có thì  mạch ngừng lại cắt qua nhịp làm việc chính của hê thống kết cấu, cho nên cần hạn  chế  để  mạch ngừng kiểu này, hãy cố  gắng đổ  bê tông song song dầm phụ  để  mạch  ngừng cắt qua dầm phụ. * Mạch ngừng phải cấu tạo thẳng đứng, vuông góc với trục dầm, và được tạo thành   nhờ khuôn mạch ngừng loại thành đứng. Bố trí mạch ngừng nằm ngang trong hệ dầm liền sàn (sàn sườn) * Khi phải bố trí mạch ngừng theo phương ngang, thì mạch ngừng thường được đặt ở  dầm tại vị trí dưới nách dầm (nơi tiếp giáp giữa dầm với sàn) khoảng 20 ­ 30 mm. * Trong trường hợp dầm cao > 800 mm, nếu đúc bê tông liên tục thì để  tránh sự  co  ngót ban đầu của vữa bê tông, khi đổ  bê tông tới cách nách dầm 20 ­ 30 mm, ta cần   phải tạm nghỉ  để  bê tông kịp co ngót rồi mới đổ  tiếp tới sàn, nhưng cũng không lâu  quá thời điểm bắt đầu ninh kết của bê tông. Do vậy sẽ không hình thành mạch ngừng   nằm ngang, việc đúc bê tông không được coi là gián đoạn.
  4. Trích dẫn tiêu chuẩn Việt Nam Các yêu cầu kỹ thuật về mạch ngừng thi công sàn sườn bê tông toàn khối trên, được  luật hóa ở các điều 6.6.5 và 6.6.7 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995. Điều  6.6.7 nêu rằng: * Khi đổ bê tông tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng   thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp của dầm. * Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí   trong hai khoảng giữa của nhịp dầm và sàn (mỗi khoảng 1/4 nhịp) Mạch ngừng trong sàn phẳng không dầm Mạch ngừng trong kết cấu khung Mạch ngừng trong kết cấu vòm, vỏ mỏng Mạch ngừng trong thi công bể chứa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2