intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mấy cành Dương Quan

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mấy cành Dương Quan Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều tiễn Thúc Sinh trở về quê cũ huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô với vợ cả là Hoạn Thư, có câu: Tiễn đưa một chén quan hà, Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình. Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu, mấy cành Dương Quan. "Xuân đình", "Cao đình" chưa từng tìm được nguyên ngữ, nhưng theo Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thì tạm cho rằng đại khái "Xuân đình" là chỗ hợp vui; "Cao đình" là chỗ chia rẽ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mấy cành Dương Quan

  1. Mấy cành Dương Quan Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, lúc Kiều tiễn Thúc Sinh trở về quê cũ huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô với vợ cả là Hoạn Thư, có câu: Tiễn đưa một chén quan hà, Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình. Sông Tần một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu, mấy cành Dương Quan. "Xuân đình", "Cao đình" chưa từng tìm được nguyên ngữ, nhưng theo Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thì tạm cho rằng đại khái "Xuân đình" là chỗ hợp vui; "Cao đình" là chỗ chia rẽ. Cổ thi có câu: "Cao đình tương biệt xứ" nghĩa là: "Chỗ ở biệt nhau ở cao đình". Ông Hồ Đắc Hàm cho rằng: "Núi Cao đình" ở tại tỉnh Chiết Giang, phía đông bắc Hàng Châu, chính là một chỗ người ta thường qua lại nghỉ chân và làm nơi tiễn biệt nhau. Đường phú có câu: "Đình cao hề mộc diệp lạc", nghĩa là "Chốn Cao đình kia lá xanh rụng". Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây" của Vương Duy là một bài thơ tiễn biệt rất đặc sắc. Vua Đường Huyền Tông lấy vào Nhạc phủ phổ thành một bài hát gọi là "Khúc Dương Quan tam
  2. điệp" (ba dịp Dương Quan) dùng để hát khi tiễn biệt nhau. Dưới đây là bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây" (Đưa Nguyên Nhị đi sứ An Tây) của thi hào Vương Duy: Vị thành chiêu vũ ấy khinh trần, Khách xá thanh thanh liễu sắc tân! Khuyến quân khánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương Quan vô cố nhân. Nghĩa: Trời mai mưa ướt Vị Thành, Xanh xanh trước quán, mấy cành liễu non. Khuyên người hãy cạn chén son, Dương Quan tới đó không còn ai quen. (Bản dịch của Ngô Tất Tố) Dương Quan là tên một cửa ải nhưng dùng nghĩa bóng là chỉ nơi tiễn biệt. Trong kinh Thi cũng có câu: Trường đoạn Dương Quan, Chiêm vọng phất cập Trữ lập dĩ khấp.
  3. Nghĩa: Dương Quan đứt ruột Khuất bóng người đi, Dừng chân ứa lệ. Cơm Phiếu mẫu, trôn Ác Thiểu Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn. Tín tạ ơn, nói: - Tôi ngày sau được đắc đạo sẽ xin báo đáp. Một hôm, Hàn Tín đem cá ra chợ bán, gặp đứa tiểu nhân tên Ác Thiểu đón đường làm nhục, bảo: - Chà, bán cá mà còn đeo gươm cho oai, nhưng có dám đâm ta không? Tín ngẩn ngơ. Tên Ác Thiểu lại tiếp: - Nếu không dám thì hãy chui dưới trôn của ta đây mà qua ... Tín không do dự, cúi mình chui dưới trôn của nó mà đi. Người ở chợ đều cười ồ lên, cho Tín quá hèn nhát. Có người tên Hứa Phụ vốn xem tướng giỏi, nói với Tín: - Tướng ngươi sang lắm, hưởng đến tước vương hầu, oai danh thiên hạ. Hàn Tín phì cười:
  4. - Một ngày chẳng có một bữa cơm no, còn trông giàu sang sao được. Khi Hạng Lương khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng, Hàn Tín đến đầu mong lập công, nhưng Lương khinh Tín, chỉ cho làm chức Chấp kích lang để dùng hầu hạ nơi trướng mà thôi. Sau Hạng Lương chết, cháu là Hạng Võ lên thay cầm quân, vẫn khinh thường Tín, cho Tín là tên "lòn trôn", hèn nhát nên không dùng vào vi ệc lớn. Trương Lương là quân sư của Hán Lưu Bang, biết Hàn Tín là người có tài kinh bang tế thế nên tìm đến, yêu cầu Tín bỏ Sở sang giúp Hán. Tín bằng lòng. Hàn Tín được Hán Lưu Bang đăng đàn bái tướng phong chức Nguyên nhung, cầm quân đánh Sở. Đánh được nhiều trận thắng lợi to, cuối cùng hạ được Sở Hạng Võ, gồm thâu thiên hạ, thống nhứt đất nước, giúp Lưu Bang lập nên cơ nghiệp Hán triều, Tín được phong làm Sở vương. Về quê cũ cai trị, Hàn Tín cho người tìm Phiếu mẫu và Ác Thiểu đến. Cả hai phủ phục, gầm đầu không dám nhìn lên. Hàn Tín sai người lấy ngàn vàng thưởng cho Phiếu mẫu gọi là đền đáp ơn ngày xưa. Phiếu mẫu lạy tạ ra về. Đoạn Tín lại phong cho Ác Thiểu làm chức Trung húy. Ác Thiểu cực kỳ ngạc nhiên, thờ thẫn một lúc mới nói: - Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, chẳng biết đại nhân mà xúc phạm uy nghiêm, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu được ban chức tước. Hàn Tín ôn hòa bảo: - Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng cừu hận. Hành động đối xử của nhà ngươi ngày xưa xem qua tuy có vẻ quá đáng nhưng cũng là một bài học
  5. luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi đừng tị hiềm, mà hãy nhận lấy chức ta ban. Ác Thiểu cảm mến lạy tạ ra về. Hàn Tín lại nói với kẻ tả hữu: - Tráng sĩ đó trước kia làm nhục ta. Lúc ta còn hàn vi, không thế lực gì, nếu ta chống cự, giết nó đi thì chưa chắc ta được như ngày hôm nay. Nhờ ta biết nhẫn nhục nên mới yên thân mà giúp được nước lập nên công danh. Nó giúp ta đấy, nên ta mới phong thưởng chớ không phải là việc vô cớ. Cổ thi có câu: "Mà lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân". Mang ơn người, đền đáp ơn âu cũng một lẽ thường. Bị người làm nhục mà cũng đền đáp, cho là công ơn "mạ nhân như giáo nhân", thật là thái độ của một sĩ quân tử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2