intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Minh họa dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, tác giả minh họa mô hình dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông. Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm và cho thấy rằng các mô hình đã thiết kế rất khả thi và hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Minh họa dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> <br /> HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br /> <br /> JOURNAL OF SCIENCE<br /> <br /> KHOA HỌC GIÁO DỤC<br /> EDUCATION SCIENCE<br /> ISSN:<br /> 1859-3100 Tập 15, Số 4 (2018): 51-64<br /> Vol. 15, No. 4 (2018): 51-64<br /> Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br /> <br /> MINH HỌA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ KHỐI ĐA DIỆN<br /> VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA<br /> Nguyễn Minh Hậu1*, Huỳnh Thị Lựu2<br /> 1<br /> <br /> Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - An Hóa, Châu Thành, Bến Tre<br /> Trường THPT Nguyễn Trãi - Tân Hào, Giồng Trôm, Bến Tre<br /> <br /> 2<br /> <br /> Ngày nhận bài: 26-02-2018; ngày nhận bài sửa: 13-3-2018; ngày duyệt đăng: 23-4-2018<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi minh họa mô hình dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ<br /> trợ của phần mềm GeoGebra nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn toán ở trường trung học phổ<br /> thông. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và cho thấy rằng các mô hình đã thiết kế rất khả<br /> thi và hiệu quả cao.<br /> Từ khóa: khối đa diện, phần mềm GeoGebra, tư duy trực quan.<br /> ABSTRACT<br /> The illustration teaches polyhedron subjects with the support of GeoGebra software<br /> In this study, we illustrated polyhedron subjects teaching model with the support of<br /> GeoGebra software to improve the efficiency of mathematics teaching in high school. We<br /> conducted pedagogical experiments and showed that the models were highly feasible and highly<br /> effective.<br /> Keywords: polyhedron, GeoGebra software, intuitive thinking.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Giới thiệu<br /> Trong thời gian gần đây, lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển một cách<br /> mạnh mẽ, nhanh chóng. Đối với toán học, công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực giúp<br /> các tiết dạy học toán trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao<br /> hiệu quả dạy học Toán. Trong chương trình Toán trung học phổ thông hiện nay, khối đa<br /> diện là một trong những chủ đề đòi hỏi tư duy trực quan cao. Đây là một trong những<br /> nguyên nhân chính gây cho học sinh nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức về<br /> chủ đề này. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra các mô hình động<br /> trong dạy học chủ đề khối đa diện là một yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên.<br /> 2.<br /> Cơ sở lí thuyết<br /> 2.1. Phương pháp Trực quan hóa<br /> <br /> *<br /> <br /> Email: minhhaumdc1984@gmail.com<br /> <br /> 51<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Tập 15, Số 4 (2018): 51-64<br /> <br /> 2.1.1. Thế nào là Trực quan hóa?<br /> Trực quan hóa là việc sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu… để truyền tải<br /> hoặc minh họa cho một chủ đề hay một nội dung của bài giảng (Nguyễn Thị Minh Phượng,<br /> Phạm Thị Thúy, 2012, tr.85).<br /> 2.1.2. Mục đích của Trực quan hóa<br />  Gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người học;<br />  Giúp người học định hướng tốt nội dung;<br />  Giảm thời lượng nói của người giảng;<br />  Làm cho thông tin, nội dung bài giảng trở nên rõ ràng, cụ thể giúp người học dễ tiếp<br /> thu, dễ nhớ;<br />  Mở rộng và bổ sung những kiến thức đã học;<br />  Mô tả, minh họa những luận điểm, nội dung đang trình bày;<br />  Làm thay đổi bầu không khí lớp học;<br />  Khiến bài giảng thêm phong phú, sinh động.<br /> 2.1.3. Tác dụng của Trực quan hóa<br />  Thời gian trình bày trên lớp ít, song hiệu quả cao;<br />  Tạo được sự thoải mái trong giờ học;<br />  Dễ dàng sử dụng kết hợp với các phương pháp khác;<br />  Kích thích trí tưởng tượng của người học;<br />  Khuyến khích tính chủ động, tích cực tham gia học tập của người học;<br />  Tăng khả năng tiếp nhận và mức độ nhớ thông tin của người học;<br />  Giúp giờ học đạt được mục tiêu đặt ra.<br /> Bảng 1. Một số giải thưởng mà phần mềm GeoGebra đạt được<br /> Năm<br /> <br /> Giải thưởng<br /> <br /> 2002<br /> <br /> EASA<br /> <br /> 2003<br /> <br /> Learnie Award<br /> <br /> 2004<br /> <br /> Digita<br /> <br /> 2004<br /> <br /> Comenius<br /> <br /> 2005<br /> <br /> Les Trophées du<br /> Libre<br /> <br /> 2005<br /> <br /> Learnie Award<br /> <br /> 2006<br /> <br /> Learnie Award<br /> <br /> Tên giải thưởng<br /> Giải phần mềm học tập châu Âu (European Academic<br /> Software Award)<br /> Giải phần mềm giáo dục châu Áo (Austrian Educational<br /> Software Award)<br /> Giải phần mềm giáo dục Đức (German Education Software<br /> Award)<br /> Giải truyền thông giáo dục Đức (German Educational Media<br /> Award)<br /> Giải phần mềm miễn phí Quốc tế, hạng mục Giáo dục<br /> (International Free Software, category Education)<br /> Giải phần mềm giáo dục Áo cho “Thuyết tương đối đặc biệt<br /> với GeoGebra” (Austrian Educational Software Award, for<br /> “Spezielle Relativitatstheoric mit GeoGebra”)<br /> Giải phần mềm giáo dục Áo cho “Chuyển động mềm với<br /> <br /> 52<br /> <br /> Nơi trao<br /> giải thưởng<br /> Thụy Điển<br /> Áo<br /> Đức<br /> Đức<br /> Pháp<br /> <br /> Áo<br /> Áo<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Nguyễn Minh Hậu và tgk<br /> <br /> GeoGebra” (Austrian Educational Software Award, for<br /> “Wurfbewegungen mit GeoGebra”)<br /> 2006<br /> <br /> eTwinning<br /> Award<br /> <br /> 2008<br /> <br /> AECT<br /> <br /> 2009<br /> <br /> Tech Award<br /> <br /> 2010<br /> <br /> NTLC Award<br /> <br /> 2013<br /> <br /> MERLOT<br /> Award<br /> <br /> Giải nhất “Crop Circles Challenge” với GeoGebra (1 prize<br /> for “Crop Circles Challenge” with GeoGebra)<br /> Giải phát triển xuất sắc AECT của Hiệp hội Giáo dục Truyền<br /> thông và Công nghệ (AECT Distinguished Development<br /> Award, Association for Educational Communications and<br /> Technology)<br /> Giải thưởng của The Tech cho hạng mục Giáo dục (Tech<br /> Award, Laureate in the Education Category)<br /> Giải Lãnh đạo công nghệ quốc gia (National Technology<br /> Leadership Award)<br /> Giải thưởng MERLOT cho tài nguyên học tập trực tuyến kiểu<br /> mẫu (MERLOT Award, for Exemplary Online Learning<br /> Resources)<br /> <br /> Áo<br /> <br /> Mĩ<br /> <br /> Mĩ<br /> Mĩ<br /> <br /> Mĩ<br /> <br /> 2.2. Giới thiệu về phần mềm GeoGebra<br /> GeoGebra là phần mềm toán học được thiết kế hỗ trợ cho việc dạy và học Toán từ<br /> tiểu học đến đại học. Phần mềm là sự kết hợp giữa Hình học (GEOmetry), Đại số<br /> (Algebra), Giải tích và bảng tính điện tử.<br /> Tác giả phần mềm là giáo sư người Áo tên Markus Hohenwater, một giảng viên<br /> Trường đại học Salzburg, Cộng hòa Áo. Phần mềm GeoGebra được khởi tạo năm 2001 và<br /> liên tục được phát triển. Phần mềm đã được khá nhiều giải thưởng ở nhiều nơi trên thế giới<br /> (xem Bảng 1).<br /> Hơn nữa, phần mềm GeoGebra được vào danh sách đề cử của các giải thưởng: Giải<br /> “Lựa chọn cộng đồng” cho “Đề án cho các nhà giáo dục tốt nhất” trên trang web:<br /> sourceforge.net năm 2008 (SourceForge.net Community Choice Awards 2008: Best<br /> Project for Educators), giải thưởng BETT cho “Công nghệ giáo dục Anh quốc” (British<br /> Educational Technology) năm 2009 (Tô Anh Hoàng Nam, 2015, tr.34).<br /> GeoGebra là phần mềm chạy dựa trên nền Java và nó có thể chạy trên mọi hệ điều<br /> hành. Người dùng chỉ cần vào trang web: geogebra.org để tải và cài đặt phần mềm vào máy<br /> tính là có thể sử dụng được. Với các phiên bản mới, GeoGebra có thể xuất bản với giao diện<br /> web, nhúng vào phần mềm Powerpoint và có thể xử lí các thao tác như trên phần mềm<br /> GeoGebra, tạo cho người dùng thuận lợi hơn rất nhiều khi trình chiếu hay trong giảng dạy.<br /> Geogebra là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở, đa ngôn ngữ (có thể sử dụng với<br /> khoảng 63 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt). Giao diện của GeoGebra thân thiện và dễ sử<br /> dụng, với các hộp công cụ trực quan người dùng có thể thao tác với phần mềm một cách dễ<br /> dàng. Khi ta dùng trỏ chuột vào một công cụ nào đó thì sẽ xuất hiện hướng dẫn để dùng<br /> công cụ tương ứng đó, điều này hỗ trợ nhiều cho những người dùng chưa nắm rõ cách<br /> dùng nút lệnh. Nếu không thích sử dụng chuột và các nút lệnh thì người dùng có thể thao<br /> tác với phần mềm qua hệ thống nhập các câu lệnh, GeoGebra giúp người dùng sử dụng dễ<br /> 53<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Tập 15, Số 4 (2018): 51-64<br /> <br /> dàng hơn khi cung cấp một hệ thống hỗ trợ gợi ý và hướng dẫn nhập các câu lệnh.<br /> GeoGebra với nhiều tính năng mạnh mẽ, dễ sử dụng, có sự kết hợp của hệ thống máy tính<br /> đại số, các phần mềm hình học tương tác và các bảng tính, giúp người dùng có thể tiết<br /> kiệm được thời gian và không gian lưu trữ trên máy tính. Đặc biệt, người dùng có thể tạo<br /> thêm công cụ mới theo nhu cầu của họ. GeoGebra còn có tính cộng đồng lớn với kho dữ<br /> liệu tài nguyên phong phú do người dùng khắp nơi chia sẻ để tham khảo, thực hiện các ý<br /> tưởng toán học, góp phần giúp việc dạy học toán trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn (Judith<br /> Preiner - Markus HohenWater, 2013, tr.5-20).<br /> Từ những tính năng ưu việt của phần mềm GeoGebra cho thấy đây là phần mềm dạy<br /> học toán đáng được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sử dụng rộng rãi, nhằm góp phần ứng<br /> dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giảng dạy toán ở trường phổ thông, nâng cao chất<br /> lượng dạy học. Đây là lí do mà chúng tôi chọn phần mềm GeoGebra cho nghiên cứu của<br /> mình.<br /> 3.<br /> Minh họa mô hình dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ trợ của phần mềm<br /> Geogebra<br /> Các mô hình dưới đây, chúng tôi đã thiết kế để dạy cho học sinh khối lớp 12. Mặc<br /> dù, công thức tính thể tích của một số khối đa diện học sinh đã được tiếp cận từ lớp 8<br /> nhưng cách hình thành chưa giúp học sinh hiểu sâu sắc về công thức. Bên cạnh đó, học<br /> sinh lớp 8 chỉ được giới thiệu công thức tính thể tích của một số khối đa diện đặc biệt: hình<br /> hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng... (Phan Đức Chính, 2011, tr.102-112). Chính vì vậy, học<br /> sinh còn mơ hồ về chúng và đến lớp 12 là cơ hội để giáo viên cho học sinh hiểu thấu đáo<br /> hơn về các công thức này.<br /> 3.1. Mô hình 1: Sử dụng phần mềm GeoGebra dạy học định lí về công thức tính thể<br /> tích khối hộp chữ nhật<br /> Thể tích của một khối đa diện hiểu theo nghĩa thông thường là số đo độ lớn phần<br /> không gian mà nó chiếm chỗ. Từ xa xưa, con người đã tìm cách đo thể tích của các khối<br /> vật chất trong tự nhiên. Đối với những vật thể lỏng, như khối nước trong một cái bể chứa,<br /> người ta có thể dùng những cái thùng có kích thước nhỏ hơn để đong. Đối với những vật<br /> rắn có kích thước nhỏ người ta có thể thả chúng vào một cái thùng đổ đầy nước rồi đo<br /> lượng nước trào ra… Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều vật thể không thể đo được bằng<br /> những cách trên. Chẳng hạn để đo thể tích của kim tự tháp Ai Cập ta không thể nhúng nó<br /> vào nước hay chia nhỏ nó ra được. Vì vậy, người ta tìm cách thiết lập những công thức tính<br /> thể tích của một số khối đa diện đơn giản khi biết kích thước của chúng, rồi từ đó tìm cách<br /> tính thể tích của các khối đa diện phức tạp hơn (Trần Văn Hạo, 2009, tr.21-23).<br /> Định lí: Thể tích khối hộp chữ nhật bằng tích số của ba kích thước.<br /> Hoạt động hướng dẫn HS hình thành định lí<br />  Giáo viên (GV) cho học sinh (HS) quan sát mô hình khối hộp chữ nhật có kích thước lần<br /> lượt là , , ( , , là các số nguyên) theo các góc độ khác nhau.<br /> <br /> 54<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br /> <br /> Nguyễn Minh Hậu và tgk<br /> <br />  GV cho các giá trị , , thay đổi và cho HS quan sát sự thay đổi các kích thước của khối<br /> hộp chữ nhật.<br /> <br />  GV nêu tình huống cần đo thể tích khối hộp chữ nhật và giới thiệu phương pháp đo là xếp<br /> liền kề các khối lập phương có cạnh bằng 1 (khối lập phương đơn vị) để lấp đầy khoảng không<br /> gian khối hộp chữ nhật chiếm chỗ.<br /> <br /> Câu hỏi: Sau khi xếp liền kề các khối lập phương đơn vị để lấp đầy khoảng không gian hình<br /> hộp chữ nhật, ta có thể biết được thể tích của khối hộp chữ nhật không?<br />  GV đưa hình về vị trí ban đầu.<br /> Với mỗi bộ , , , GV lần lượt thực hiện các thao tác:<br /> <br /> 55<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2