intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình nuôi trái và chiết nhánh bưởi da xanh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

170
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước vào thời điểm thu họach vụ thuận, nhiều lọai trái cây rơi vào tình cảnh đụng hàng, rớt giá. Tuy nhiên với bưởi da xanh vẫn giữ được vị thế của mình. Từ chỗ giá bưởi trái ổn định làm cho cây giống bưởi da xanh cũng lên ngôi, có nhiều gia đình ngòai mục đích trồng bưởi bán trái họ còn tận dụng chiết nhánh nhằm tăng thu nhập. có 8.700 mét vuông diện tích trồng cây ăn trái, trong đó có 8 ngàn mét vuông đất trồng cây bưởi da xanh, với số lượng khoảng 900 cây,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình nuôi trái và chiết nhánh bưởi da xanh

  1. Mô hình nuôi trái và chiết nhánh bưởi da xanh Bước vào thời điểm thu họach vụ thuận, nhiều lọai trái cây rơi vào tình cảnh đụng hàng, rớt giá. Tuy nhiên với bưởi da xanh vẫn giữ được vị thế của mình. Từ chỗ giá bưởi trái ổn định làm cho cây giống bưởi da xanh cũng lên ngôi, có nhiều gia đình ngòai mục đích trồng bưởi bán trái họ còn tận dụng chiết nhánh nhằm tăng thu nhập. có 8.700 mét vuông diện tích trồng cây ăn trái, trong đó có 8 ngàn mét vuông đất trồng cây bưởi da xanh, với số lượng khoảng 900 cây, mật độ trồng khá dầy đặc, vì mục đích chính của ông là nuôi cây chiết nhánh. Ông dùng khoảng 400 cây để chiết nhánh. Mỗi năm ông cung cấp ra thị trường từ 10 đến 20 ngàn nhánh. Giá bán dao động từ 8 đến 12 ngàn đồng/nhánh. Mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng. Để nhánh chiết đạt hiệu quả cao, tỷ lệ thất thoát ít với ông Lộc xem ra không đơn giản. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Tôi thường chiết nhánh bưởi vào khoảng tháng 2 âm lịch, thời điểm chuẩn bị có mưa, để đất không khô hạn. Tôi dùng phân DAP, với trọng lượng 700 g/cây để bón cho cây trước đó 15 ngày, sau đó dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cần chiết nhánh, kích thước 1 cm. Dùng dây nilon quấn chặt đọan vừa khoanh, tiếp theo bóp bầu, nguyên liệu bóp bầu được sơ chế sẳn (sơ dừa + trấu + phân vi sinh); tỷ lệ 500 bầu trộn 1 ký lân + 1 ký vi sinh.
  2. Sau đó quấn chặt bầu lại không cho nước thấm vào. Khoảng 1 tháng sau dùng phân DAP để bón tiếp cho cây, trọng lượng tăng lên khỏang 1 ký/cây. Trong giai đọan này kết hợp phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây bưởi xanh. Khi nhánh chiết ra rễ mạnh cắt xuống vô bầu (thời gian từ khi khoanh vỏ đến khi ra rễ mạnh từ 2 - 2,5 tháng). Nguyên liệu để vô bầu được sơ chế sẳn (500 bầu = 10 ký lân + 10 ký phân vi sinh), sau đó dùng dây quấn chặt bầu lại giữ cho nhánh bưởi đứng thẳng, không ngã nghiêng, mang vô mùng kín. Trong thời gian vô mùng, 3 ngày đầu, mỗi ngày phun nước cho ướt lá 1 lần, sang ngày thứ 5 đến ngày thứ 10, mỗi ngày phun sương 2 lần. Đến 10 ngày sau mang cây ra khỏi mùng và lúc này có thể bán cho khách hàng”. Kinh nghiệm này đã giúp ông Lộc tăng dần số lượng nhánh bưởi cung cấp ra thị trường. Nếu như trước đây, mỗi năm ông làm khỏang 1 ngàn nhánh bán cho bà con ở địa phương thì hiện nay tăng lên khoảng 20 ngàn nhánh. Khi thị trường bưởi trái ổn định, số lượng bưởi giống được tiêu thụ nhiều và sản phẩm cây giống bưởi da xanh của ông Lộc đã có mặt ở khắp nơi. Hiện nay số lượng cây giống của gia đình đã tiêu thụ hơn 70%. Ngoài sản xuất cây giống bưởi da xanh, ông Lộc còn dùng khoảng 500 cây bưởi có tuổi thọ từ 8 - 15 năm tuổi để nuôi trái. Mỗi năm vườn bưởi thu họach từ 12 đến 14 tấn trái, trong đó tỷ lệ bưởi lớn chiếm trên 70%. Giá bán dao động từ 16 - 24 ngàn đồng/ký, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 150 triệu đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2