intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình quản lý khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm giới thiệu khu bảo tồn biển Rạn Trào như một mô hình hiệu quả để bảo vệ tái tạo nguồn lợi rạn san hô cũng như góp phần cải thiện môi trường ven biển để hướng đến sự phát triển bền vững nghề cá của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình quản lý khu bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ở thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa

Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG<br /> Ở THÔN XUÂN TỰ, XÃ VẠN HƯNG, HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA<br /> Thạc sĩ Nguyễn Lâm Anh<br /> Khoa NTTS, Trường ĐHTS<br /> Các khu bảo tồn biển (KBTB) đóng một vai<br /> trò quan trọng trong quản lý nghề cá trên toàn<br /> thế giới. Đó là do chức năng của chúng trong<br /> việc bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi biển đang<br /> dần cạn kiệt trước những tác động ngày càng<br /> tăng của con người, trực tiếp như khai thác<br /> nguồn lợi hay gián tiếp khi tác động lên các môi<br /> trường sống của sinh vật biển. Ở Việt Nam, hệ<br /> thống các KBTB đã và đang được thiết lập nhằm<br /> mục đích bảo vệ các hệ sinh thái dọc theo bờ<br /> biển. Các KBTB này được quản lý hoặc là đơn<br /> vị hành chính của các cấp chính quyền hoặc<br /> đồng quản lý với sự tham gia của cộng đồng<br /> dân cư địa phương.<br /> Được thành lập theo quyết định số 437/TSKT, ngày 26 tháng 9 năm 2000 KBTB Rạn Trào<br /> ra đời với tổng diện tích 40 ha, trong đó vùng lõi<br /> 27 ha bao quanh rạn san hô. Cơ chế quản lý<br /> dựa vào cộng đồng với việc thành lập Nhóm hạt<br /> nhân do cộng đồng bầu ra để duy trì các hoạt<br /> động của KBTB như bảo vệ nguồn lợi và môi<br /> trường, trồng tái tạo nguồn lợi san hô, tham<br /> quan trao đổi học tập... đã chứng tỏ là một công<br /> cụ hiệu quả trong quản lý nghề cá bền vững.<br /> Các hoạt động khai thác hủy diệt bị ngăn chặn,<br /> các hoạt động khai thác thủy sản truyền thống<br /> chấm dứt ở vùng lõi và giảm nhiều ở vùng đệm<br /> đã làm cho mật độ cá tăng nhiều trong và xung<br /> quanh khu bảo tồn.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Các Khu bảo tồn biển (KBTB) có chức năng<br /> duy trì và bảo vệ nguồn lợi cũng như sự đa dạng<br /> sinh học của sinh vật biển trong khu bảo tồn<br /> cũng như cung cấp sự bổ sung nguồn lợi cho<br /> các vùng xung quanh nó. Vào tháng 11-2001,<br /> Hội nghị nghề cá bền vững của các nước Đông<br /> Nam Á tổ chức ở Bangkok, Thái Lan đã nhấn<br /> mạnh việc cần thiết phải thiết lập hệ thống KBTB<br /> như một công cụ hiệu quả trong bảo vệ nguồn<br /> lợi trước nguy cơ cạn kiệt do các hoạt động khai<br /> thác của con người cũng như góp phần tái tạo<br /> nguồn lợi để góp phần đảm bảo an ninh lương<br /> thực cho nhu cầu ngày càng tăng của con người<br /> (ASEAN-SEAFDEC<br /> Conference.<br /> Technical<br /> document, p.88). Trên thế giới có rất nhiều<br /> KBTB được thành lập ở những nơi môi trường<br /> nhạy cảm và dễ bị tác động như rạn san hô,<br /> <br /> 52<br /> <br /> rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Chẳng hạn như<br /> KBTB cho các rạn san hô ở vùng Nam Mỹ là 38,<br /> 91 ở Bắc Mỹ và 21 cho quần đảo Hawaii (Status<br /> of Coral Reefs of the World: 2002) và 646 ở<br /> vùng Đông Nam Á (Nguồn: Reefs at Risk in<br /> Southeast Asia, WRI, 2002).<br /> Ở Việt Nam, với bờ biển dài trên 3.260 km<br /> và vùng biển trải dài trên 15 vĩ độ, có nguồn lợi<br /> rạn san hô và rừng ngập mặn khá phong phú.<br /> Việc quản lý hiệu quả các hệ sinh thái đặc biệt<br /> trên sẽ đóng góp rất nhiều vào việc phát triển<br /> bền vững nghề cá nước nhà. Cho đến nay nhiều<br /> KBTB đã và đang đươc thành lập như Vườn<br /> quốc gia Cát Bà, Vườn quốc gia Côn đảo, KBTB<br /> Hòn Mun... và trong đó có KBTB Rạn Trào ở xã<br /> Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh như một điển hình<br /> về KBTB có qui mô nhỏ và được quản lý dựa<br /> vào cộng đồng.<br /> Nằm dọc bờ biển, xã Vạn Hưng có các hệ<br /> sinh thái và nguồn lợi ven bờ phong phú với 13<br /> rạn san hô nổi và thảm cỏ biển sát bờ (Hue,<br /> N.T., Wade, H. and Vinh, N.V., 2001). Tuy nhiên<br /> nguồn lợi giàu có này đã và đang bị tàn phá do<br /> khai thác quá mức, khai thác hủy diệt như dùng<br /> chất độc và thuốc nổ, và môi trường nước ven<br /> bờ bị xuống cấp do mật độ lồng nuôi tôm hùm<br /> quá dày cũng như lượng hóa chất dùng xử lý<br /> trong các đìa nuôi tôm sú. Nếu các rạn san hô<br /> tiếp tục bị phá hủy, việc nuôi trồng thủy sản tiếp<br /> tục bị thất bại do môi trường và dịch bệnh,<br /> nguồn lợi thủy sản bị khai thác cạn kiệt thì sinh<br /> kế của cộng đồng cư dân địa phương sẽ bị đe<br /> dọa nghiêm trọng. Tình hình đó đòi hỏi phải tiến<br /> hành những biện pháp hiệu quả để bảo vệ<br /> nguồn lợi, cải thiện môi trường hướng đến sự<br /> phát triển bền vững cho địa phương. Một trong<br /> những lựa chọn hứa hẹn dẫn đến thành công là<br /> việc thành lập KBTB Rạn Trào với mô hình quản<br /> lý dựa vào cộng đồng theo xu hướng quản lý<br /> hiệu quả hiện nay với sự giúp đỡ của Tổ chức<br /> Liên minh sinh vật biển Quốc tế tại Việt Nam<br /> (IMA Việt Nam).<br /> Bài báo này nhằm giới thiệu KBTB Rạn<br /> Trào như một mô hình hiệu quả để bảo vệ và tái<br /> tạo nguồn lợi rạn san hô cũng như góp phần cải<br /> thiện môi trường ven bờ để hướng đến sự phát<br /> triển bền vững nghề cá của địa phương.<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> Hình 1. Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu (Nguồn: IMA Vietnam, 2003)<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Địa điểm nghiên cứu được chọn là thôn<br /> Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh<br /> Khánh Hòa.<br /> 2.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông<br /> thôn (Rapid Rural Appraisal) được sử dụng.<br /> Ba nhóm đối tượng được chọn khảo sát là<br /> IMA Việt Nam, chính quyền và cộng đồng dân<br /> cư địa phương.<br /> Số liệu thứ cấp như các số liệu về kinh tế xã<br /> hội, nguồn lợi và hoạt động của KBTB được thu<br /> thập từ các báo cáo và số liệu thống kê của<br /> chính quyền địa phương và IMA Việt Nam.<br /> Số liệu sơ cấp về cơ cấu gia đình, nghề<br /> nghiệp, học vấn, quan điểm và nhận thức được<br /> thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán<br /> <br /> bộ địa phương, cán bộ IMA Việt Nam và đại diện<br /> của 299 hộ gia đình.<br /> Ngoài ra các số liệu định tính phục vụ cho<br /> phân tích cũng được thu thập qua quan sát<br /> quang cảnh KBTB, thôn làng, các hộ gia đình<br /> và nhất là thái độ của người được phỏng vấn.<br /> 2.3. Số liệu được nhập và xử lý trên bảng<br /> tính Excel.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu<br /> 3.1. Vùng nghiên cứu<br /> Theo số liệu thống kê của chính quyền địa<br /> phương, thôn Xuân Tự nằm phía bắc xã Vạn<br /> Hưng và có 4 km dọc theo vịnh Vân Phong.<br /> Tổng diện tích của thôn là 370 ha và được chia<br /> đôi bởi đường quốc lộ 1A: phần phía đông giáp<br /> biển với phần lớn dân số và phần phía tây giáp<br /> <br /> 53<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> núi dân cư thưa thớt. Dân số của thôn là<br /> 4164 người với 2046 nam giới (chiếm 49,2 %)<br /> và 2115 nữ giới (50,8% dân số). Cơ sở hạ tầng<br /> khá tốt với hệ thống đường liên thôn, có mạng<br /> lưới điện quốc gia và các công trình phục vụ<br /> cộng đồng như trường học, trạm y tế nằm trong<br /> khu vực thôn. Có 3 trạm sửa chữa tàu thuyền<br /> nhỏ.<br /> Thôn Xuân Tự có lịch sử phát triển hơn 100<br /> năm và cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ<br /> trước người dân địa phương mới chuyển sang<br /> khai thác hải sản còn trước đó sinh kế chủ yếu<br /> vẫn là nông nghiệp. Việc khai thác quá mức và<br /> việc sử dụng những phương tiện khai thác hủy<br /> diệt đã làm cho nguồn lợi hải sản ven bờ ngày<br /> càng cạn kiệt. Trong những năm 1990-1991,<br /> nghề nuôi tôm hùm lồng và tôm sú xuất hiện và<br /> phát triển rất nhanh. Việc phát triển nuôi trồng<br /> thủy sản đã cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế xã<br /> hội của cộng đồng địa phương nhưng cùng lúc<br /> đó ảnh hưởng xấu đến môi trường ven bờ do<br /> mật độ nuôi quá dày và hóa chất trong quá trình<br /> nuôi dẫn đến những đợt dịch bệnh tôm bùng<br /> phát. Năm 2001, KBTB Rạn Trào được thành<br /> lập với tổng diện tích 40 ha, trong đó vùng lõi 27<br /> ha, cách bờ 3 km. KBTB là nỗ lực lớn của chính<br /> quyền và cộng đồng địa phương dưới sự giúp<br /> đỡ của IMA Việt Nam để nhằm bảo vệ sự đa<br /> dạng sinh học và tái tạo lại nguồn lợi ven bờ.<br /> 3.2. Các hoạt động chủ yếu ở vùng bờ.<br /> Khai thác hải sản:<br /> Theo IMA Việt Nam (2001), có 428 hộ gia<br /> đình (53% tổng số hộ gia đình trong thôn) khai<br /> thác hải sản ven bờ nhưng chỉ có 70 hộ coi là<br /> sinh kế chủ yếu. Trong 299 hộ được phỏng vấn,<br /> có 136 hộ (45%) tham gia hoạt động khai thác<br /> hải sản với các nghề chủ yếu là lặn (34%), rê và<br /> soi (đều khoảng 24%), rê ghẹ (16%), bẫy mực<br /> nang và câu (đều 1%).<br /> Hoạt động khai thác hải sản trong thôn chủ<br /> yếu là quy mô nhỏ với các thuyền chỉ từ 6 đến<br /> 12 mã lực với các nghề khai thác truyền thống ở<br /> vùng nước nông gần bờ với sản lượng khai thác<br /> hàng năm khoảng 100 tấn. Đối tượng khai thác<br /> chủ yếu là mực nang, ghẹ và cá rạn. Hoạt động<br /> khai thác thường diễn ra trong một đêm nên<br /> không ướp đá. Đặc biệt, nghề lặn bắt cá rạn<br /> phát triển rất nhanh chiếm đến 34% hoạt động<br /> khai thác do việc đầu tư không lớn mà giá trị cá<br /> rạn lại cao. So với 3 năm trước khi KBTB thành<br /> lập, 100% số ngư dân được phỏng vấn đều cho<br /> rằng sản lượng ngày càng giảm.<br /> Nuôi trồng hải sản<br /> Theo IMA Việt nam (2001), 677 hộ gia đình<br /> (84% tổng số hộ gia đình trong thôn) tham gia<br /> nuôi trồng thủy sản ven bờ. Trong 299 hộ được<br /> phỏng vấn, có 187 hộ (63%) hoạt động nuôi<br /> <br /> 54<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> trồng thủy sản với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm<br /> hùm lồng (85%), tôm sú nuôi đìa chiếm 12% và<br /> một tỷ lệ nhỏ là ốc hương lồng (3%).<br /> Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển nhanh,<br /> tăng từ 1200 lồng (năm 1999) lồng lên đến 2000<br /> lồng (năm 2002) với mật độ 100 tôm hùm con<br /> trong mỗi lồng 4mx6m. Trong 299 hộ được<br /> phỏng vấn có 160 hộ nuôi tôm humg lồng với số<br /> lượng lồng từ 1 đến 12, trung bình 4 lồng/hộ.<br /> Tùy thuộc vào vốn, người nuôi tôm sẽ nuôi<br /> khoảng 20-24 tháng đến kích thước thương<br /> phẩm hay chỉ sau 6 tháng sẽ bán lại cho người<br /> khác nuôi tiếp. Họ mua tôm hùm con từ người<br /> địa phương cũng như người ngoài địa phương<br /> nhưng chỉ bán sản phẩm cho người thu mua địa<br /> phương. Tuy nhiên, mật độ lồng phát triển dày<br /> đặc đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và tôm<br /> nuôi. Tổng sản lượng tôm hùm tăng chậm từ<br /> 100 tấn trong năm 1999 đến 120 tấn trong năm<br /> 2002, trong khi số lượng lồng tăng từ 1200 đến<br /> 2000 chiếc đã phần nào thể hiện vấn đề trên<br /> (Nguồn: thủy sản huyện 2003). Hiện một số chủ<br /> lồng có xu hướng dùng lồng nổi và kéo ra xa bờ<br /> hơn để tránh ô nhiễm.<br /> Nghề nuôi tôm sú được nuôi cùng thời gian<br /> từ 1999-2002 trên cùng một diện tích vì không<br /> có thêm hộ tham gia do chi phí đầu tư cao, rủi ro<br /> lớn và diện tích đất chỉ có hạn. Trong 290 hộ<br /> được phỏng vấn có 22 hộ nuôi tôm sú, diện tích<br /> nuôi tôm sú có từ 0,06 ha đến 2 ha, trung bình<br /> 0,67 ha cho mỗi hộ gia đình và hai vụ nuôi mỗi<br /> năm. Tất cả chủ nuôi đều sử dụng chlorine để<br /> xử lý đìa và chất kháng sinh để điều trị bệnh<br /> tôm. 100% chủ nuôi đều hiểu hóa chất có hại<br /> đến môi trường nhưng không có hộ nào có hệ<br /> thống xử lý nước thải. Họ mua tôm giống từ các<br /> trại quanh vùng và bán sản phẩm cho đầu nậu<br /> địa phương. Với cùng diện tích nuôi (30 ha) từ<br /> 1999-2002 sản lượng tôm tăng trong năm thứ<br /> hai từ 45 tấn lên 60 tấn và giảm dần mỗi năm<br /> sau đó vì dịch bệnh. Theo người nuôi, dịch bệnh<br /> nguy hiểm nhất là đốm trắng.<br /> Từ 2001 đến 2002 khoảng 3% người nuôi<br /> trồng thôn Xuân Tự bắt đầu nuôi ốc hương. Họ<br /> mua giống từ nguồn tự nhiên và từ trại giống<br /> của Viện Nuôi trồng thủy sản III và bán cho<br /> người thu mua địa phương. Mỗi vụ khoảng 5<br /> tháng và hầu hết các hộ nuôi hai vụ mỗi năm.<br /> Từ 30 lồng trong năm 2001 đã tăng lên 100 lồng<br /> trong năm 2002 và sản lượng tăng từ 6 tấn lên<br /> đến 20 tấn sau một năm.<br /> 3.3. KBTB Rạn Trào<br /> 3.3.1. Quá trình hình thành KBTB<br /> Nhằm xây dựng Dự án khai thác không hủy<br /> diệt và bền vững cá rạn san hô sống vì mục đích<br /> thương mại, từ ngày 21 đến 27 tháng 9 năm<br /> 2000, IMA Việt Nam đã đến làm việc tại tỉnh<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Khánh Hòa. Qua quá trình làm việc, IMA<br /> Việt Nam đã quyết định chọn xã Vạn Hưng<br /> huyện Vạn Ninh làm địa điểm triển khai Dự án.<br /> Tuy nhiên, sau quá trình điều tra khảo sát, trước<br /> tình hình thực tế tại địa phương, việc xây dựng<br /> một KBTB nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi san<br /> hô cùng nguồn lợi sinh vật sống trong rạn cũng<br /> như cải thiện môi trường vùng ven bờ đã trở<br /> thành vấn đề bức thiết. Do đó, với sự hỗ trợ của<br /> IMA Việt Nam và sự nỗ lực của chính quyền và<br /> cộng đồng nhân dân địa phương, KBTB Rạn<br /> Trào đã chính thức ra đời theo quyết định số<br /> 2479/UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa<br /> ngày 7 tháng 11 năm 2001 tại thôn Xuân Tự, xã<br /> Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh.<br /> KBTB Rạn Trào có tổng diện tích 40 ha với<br /> phần lõi là rạn san hô Trào có diện tích 27 ha là<br /> nơi bảo vệ nhiêm ngặt để bảo vệ và phục hồi<br /> nguồn lợi san hô và các sinh vật sống trong rạn,<br /> vùng đệm quanh vùng lõi là nơi diễn ra hoạt<br /> động nuôi tôm hùm lồng nhất là về phía bờ cần<br /> được bảo vệ và cải thiện môi trường.<br /> 3.3.2. Cơ chế hoạt động của KBTB<br /> Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo vệ<br /> và tái tạo nguồn lợi rạn san hô và các sinh vật<br /> <br /> IMA<br /> Vietnam<br /> <br /> sống trong rạn và góp phần cải thiện môi trường<br /> ven bờ, một khung quản lý với cơ chế đồng<br /> quản lý đã được thiết lập (hình 2). Ban Quản lý<br /> KBTB có 6 thành viên bao gồm Phó Chủ tịch<br /> UBND huyện Vạn Ninh, Trưởng phòng Nông<br /> nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trưởng<br /> ban thủy sản, Chủ tịch xã Vạn Hưng, đại diện<br /> Trạm kiểm ngư và đại diện cộng đồng dân địa<br /> phương. Ban Quản lý chịu trách nhiệm về mặt<br /> Nhà nước và các hoạt động quản lý. Nhóm hạt<br /> nhân gồm 9 người dân và 1 chiến sĩ biên phòng.<br /> 9 người dân được cộng đồng tín nhiệm bầu lên<br /> theo nhiệm kỳ 2 năm với trách nhiệm thực hiện<br /> các hoạt động hàng ngày tại KBTB như đánh<br /> dấu vùng lõi, trồng lại san hô và bảo vệ KBTB cả<br /> ngày. Họ giám sát và ghi lại hiện trạng hàng<br /> ngày của KBTB để đề xuất ý kiến lên Ban Quản<br /> lý và IMA Việt Nam. Quy chế của KBTB Rạn<br /> Trào ra đời là kết quả các cuộc họp giữa Ban<br /> Quản lý, Nhóm hạt nhân, cộng đồng địa phương<br /> với sự hỗ trợ của IMA Việt Nam gồm 12 điều<br /> nằm trong 5 chương là những chương về quy<br /> đinh chung, tổ chức quản lý, bảo vệ khu bảo tồn,<br /> khen thưởng-xử phạt và các điều khoản thi<br /> hành.<br /> <br /> Ban Quản lý KBTB<br /> <br /> UBND huyện Vạn<br /> Ninh<br /> <br /> Biên phòng, Kiểm<br /> ngư huyện<br /> <br /> Nhóm hạt nhân<br /> <br /> KBTB Rạn Trào<br /> Hình 2: Cơ chế quản lý KBTB Rạn Trào<br /> <br /> 55<br /> <br /> Trường Đại học Thủy sản<br /> <br /> Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản Số 2/2006<br /> <br /> Sơ đồ trên thể hiện hiện trạng quản lý tại<br /> KBTB Rạn Trào, mũi tên đậm chỉ sự liên quan<br /> trực tiếp và mũi tên nhạt chỉ sự gián tiếp hay sự<br /> hỗ trợ của IMA Việt Nam. Ban Quản lý quản lý<br /> mọi hoạt động của KBTB thông qua Nhóm hạt<br /> nhân với sự hỗ trợ của IMA Việt Nam và báo<br /> cáo lên UBND huyện để đạt được sự hỗ trợ của<br /> tất cả các cấp có thẩm quyền nhằm tăng cường<br /> tuyên truyền vận động và áp chế thực hiện quy<br /> chế KBTB. KBTB El Nido ở Palawan<br /> (Philippines) ra đời năm 1995 cũng với mục đích<br /> khuyến khích và lôi kéo sự tham gia của cộng<br /> đồng địa phương vào việc hoạch định quản lý và<br /> các hoạt động của KBTB. Do đó, Ban Quản lý<br /> với thành phần gồm có đại diện của chính quyền<br /> địa phương, các tổ chức phi chính phủ, cộng<br /> đồng dân cư và các cơ sở tư nhân có chức<br /> năng hoạch định chính sách, đề ra các kế hoạch<br /> hoạt động phù hợp, và tìm kiếm nguồn tài chính<br /> cho hoạt động bền vững (Villavicencio and<br /> Baling, 1995).<br /> KBTB ở Việt Nam được coi như một công<br /> cụ quản lý mới để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.<br /> Vườn Quốc gia Cát Bà, với một phần nằm trên<br /> biển, thành lập năm 1986 được coi như là KBTB<br /> đầu tiên ở Việt Nam cho đến nay đã có một số<br /> KBTB được thành lập mà mới nhất là KBTB Hòn<br /> Mun (2002). Cơ chế quản lý cũng khác nhau,<br /> trong khi Vườn Quốc gia Cát Bà do Nhà nước<br /> quản lý mà không có sự tham gia của cộng đồng<br /> địa phương, KBTB Hòn Mun do Tỉnh quản lý với<br /> sự tham gia của người dân địa phương và<br /> KBTB Rạn Trào do chính quyền địa phương cấp<br /> huyện và cộng đồng dân cư quản lý.<br /> Vườn Quốc gia Cát Bà theo Viet (2001)<br /> hiện đang phải đối mặt với những vấn đề về khai<br /> thác quá mức nguồn lợi, lặn bắt cá rạn và dùng<br /> các phương tiện hủy diệt như thuốc nổ, việc phá<br /> hủy ràng ngập mặn ven bờ, việc phát triển du<br /> lịch không kiểm soát đe dọa đến môi trường<br /> đảo, đã chứng tỏ việc quản lý chưa hiệu quả.<br /> KBTB Hòn Mun cũng đang phải giải quyết<br /> những vấn đề về khai thác trái phép và quá mức<br /> nguồn lợi, ô nhiễm từ du lịch và các hoạt động<br /> trên bờ (Nguồn: Hon Mun MPA project).<br /> Sau hai năm hoạt động, KBTB Rạn Trào có<br /> thể hài lòng với những thành quả bước đầu. Cơ<br /> chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng đã<br /> chứng tỏ là công cụ hiệu quả để bảo vệ và tái<br /> tạo nguồn lợi rạn san hô ven bờ cũng như cải<br /> thiện chất lượng môi trường. Nhận thức của<br /> cộng đồng được nâng cao, hầu hết ngư dân<br /> chấp hành quy chế KBTB được đặt ra với sự<br /> đóng góp của cộng đồng. Theo sổ theo dõi của<br /> Nhóm hạt nhân, việc khai thác hủy diệt trong<br /> KBTB hầu như đã chấm dứt. Mật độ cá trong<br /> KBTB đã tăng đáng kể so với hai năm trước với<br /> <br /> 56<br /> <br /> việc tăng về số lượng cá rạn cũng như sự xuất<br /> hiện của các đàn cá nổi, đặc biệt có cả cá heo<br /> xuất hiện như minh chứng cho lượng thức ăn<br /> dồi dào cho các loài cá ăn thịt. 73,1% các chủ<br /> nuôi tôm hùm lồng cũng cho rằng môi trường<br /> nước vùng nuôi đã được cải thiện và có tác<br /> động tích cực đến hoạt động nuôi của họ.<br /> Tuy nhiên, vẫn còn 3,6% trong số 137 ngư<br /> dân được phỏng vấn tỏ ra không hài lòng vì ngư<br /> trường của họ phải thay đổi, và một ít trong số<br /> họ vẫn tiếp tục khai thác trái phép trong KBTB.<br /> Nhóm hạt nhân không có đủ thẩm quyền chế tài<br /> để đối phó với các vi phạm. Mối liên hệ giữa<br /> Nhóm hạt nhân và Ban Quản lý ở cấp huyện còn<br /> lỏng lẻo dẫn đến việc giải quyết các vấn đề bức<br /> thiết còn chậm trễ.<br /> 4. Kết luận và đề xuất ý kiến<br /> Như vậy, việc thiết lập các KBTB qui mô<br /> nhỏ như KBTB Rạn Trào là cần thiết ở cấp độ<br /> địa phương để bảo vệ và tái tạo các nguồn lợi<br /> đang bị đe dọa cũng như cải thiện môi trường<br /> ven bờ.<br /> Mô hình quản lý KBTB dựa vào cộng đồng<br /> đã bước đầu khẳng định tính hiệu quả.<br /> Tuy nhiên để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động<br /> của KBTB Rạn Trào nhằm đạt đến các mục tiêu<br /> đề ra, một số kiến nghị sau được đề xuất:<br /> Đẩy mạnh việc tham gia của cộng đồng vào<br /> quá trình hoạt động KBTB.<br /> Tăng cường vai trò của Nhóm hạt nhân và<br /> chính quyền xã.<br /> Thiết lập một kế hoạch quản lý toàn diện<br /> các hoạt động của KBTB để đảm bảo việc bảo<br /> vệ và tái tạo nguồn lợi cũng như cải thiện môi<br /> trường thông qua đẩy mạnh việc phân vùng<br /> chức năng và giám sát đánh giá.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Alternative Livelihoods<br /> http://www.komodonationalpark.org/Alternative%<br /> 20Livelihoods.htm<br /> [ Downloaded 6/12/2003]<br /> Bunce, L., Pomeroy, B., 2003. Socioeconomic<br /> monitoring guideline for coastal management in<br /> Southeast Asia: SocMon Sea<br /> Chou, L.M., Tuan, V.S., Reefs, P., Yeemin, T.,<br /> Cabanban, A., Suharsono and Kessna, I., 2002.<br /> Status of Southeast Asia coral reefs. Status of<br /> coral reefs of the world: 2002. Australian Institute<br /> of marine Science, 2002, p.129-130.<br /> Co-Management of Living Coastal Resources in<br /> ASEAN: Theory, Practice and Implications for<br /> Vietnam. Ministry of Fisheries, Hanoi, 1995.<br /> Fisheries Sector Strategy. Ministry of Fisheries,<br /> Hanoi, 1995.<br /> Guidelines for Marine Protected Areas<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1