intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mở rộng thị trường xuất khẩu Khóang sản chủ yếu tại Cty MIMEXCO - 2

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

63
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

4.4 Hệ thống tài chính ngân hàng: Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế dù lớn hay nhỏ, dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín , nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh nghiệp tham gia hoạt đông XNK sẽ được đảm bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mở rộng thị trường xuất khẩu Khóang sản chủ yếu tại Cty MIMEXCO - 2

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4.4 Hệ thống tài chính ngân hàng: Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế d ù lớn hay nhỏ, dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín , nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh nghiệp tham gia hoạt đông XNK sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích. 4.5 Khả năng sản xuất, chế biến của nền kinh tế trong nước. Kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là mua bán hàng hoá chứ không phải để tiêu dùng cho chính mình . Các doanh nghiệp XNK hoạt động trên thị trường đầu vào nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào trong đó quan trọng nhất là hàng hoá. Nguồn hàng của doanh nghiệp XNK là toàn bộ và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách h àng đã và đang có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch 4.6 Doanh nghiệp và sức cạnh tranh trên thị trường Doanh nghiệp không thể XNK được hàng hoá nếu doanh nghiệp không có khả năng thu mua, chế biến và tiếp cận được với khách hàng nước . Doanh nghiệp phải biết tận dụng thế mạnh để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. II. Các hình thức XNK. Các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt động thương mại liên quan đến mua và bán hàng hoá với thị trường nước ngoài bao gồm cả tái xuất khẩu (Reexport) và tái nhập khẩu (Reimport )
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1. Tái xuất khẩu : Là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước, không qua chế biến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước, sau khi nhập hàng, giao hàng đó ngay cho người thứ ba. Như vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. 2. Tái nhập khẩu. Là nhập khẩu từ nước ngoài mà hàng trước đó đã xuất khẩu nhập lại hàng đó không qua chế biến. Về nguyên lý nghiệp vụ tái xuất khẩu và tái nhập khẩu không tính vào hàng xuất khẩu hay hàng nhập khẩu mạc dù phải quá thủ tục hải quan. Nhiều hàng tái xuất thực hiện ở các khu tự do thương mại, khu này nằm ngoài vòng kiểm tra của hải quan. Hàng nhập vào khu này không nộp thuế hải quan kể cả hàng nhập để tái xuất đi nước khác. Nhưng nếu hàng này từ khu tự do thương mại lại chuyển vào các vùng khác của nước đó (nước chủ nhà khu tự do thương mại ) thì phải nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ chung của hải quan. Ví dụ: Mỹ : New York, New orleau, Los Angeles , Cietle, Sanfranciseo. Anh : Cảng London. Thuỵ Điển : Cảng Gofeborg , Stockholm Maemo. Đan Mạch : Gopenhagen. CHLB Đức : Hambourg. 3. Xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các nhà sản xuất công nghiệp giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài và mua hàng trực tiếp nhập hàng của người sản xuất Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh song nó có những ưu điểm sau: Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giữa giá bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi sảm phẩm và các điều kiện bán hàng rong điều kiện cần thiết 4. Xuất khẩu và nhập khẩu gián tiếp. Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu nhập khẩu để tiến hành XNK. Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ biến ở những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế . Hình thức này có ưu điểm cơ bản là: - ít phải đầu tư. - Doanh nghiệp khong phải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt động giao tiếp và khuyếch trương ở nước ngoài. - Hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này cũng có hạn chế là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ và do không có liên hệ trực tiếp với thị trường nước
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngoài nên việc nắm bắt các thông tin về thị tr ường nước ngoài bị hạn chế, không thích ứng nhanh được với các biến động của thị trường. 5. Tạm nhập, tái xuất. Như đưa hàng đi triển lãm, đưa đi sửa chữa rồi lại mang về 6. Tạm xuất, tái nhập. Như đưa hàng vào dự triển lãm, hội chợ, quảng cáo sau đó đưa về 7. Chuyển khẩu. Là hàng mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục XNK. Như vậy, trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản…Bởi vậy mức độ rủi ro trong hoạt động nói chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao. 8.Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Như gửi đại lý hay thuê người sửa chữa 9. Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thê đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh. III. Nội dung mở rộng thị trường. 1. Khái niệm thị trường và vai trò của thị trường trong hoạt động XNK. 1.1 Khái niệm thị trường.
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thị trường là con đẻ kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xã hội. Như VI. Lênin đã vạch rõ: “ nơi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hoá nơi đó có thị trường .’’ Trong điều kiện sản xuất nhỏ, thị tr ường hàng hoá nhỏ hẹp, trình độ phát triển thấp. Đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng, qui mô thị trường hàng hoá mở rộng chưa từng có, phạm vi giao dịch càng rộng, vừa có hàng hoá hữu hình, vừa có hàng hoá vô hình , thậm chí sức lao động cũng trở thành hàng hoá. Hơn thế nữa kinh tế hàng hoá đã vượt qua giới tuyến dân tộc, vượt qua biên giới quốc gia làm xuất hiện thị trường có tính thế giới. Theo quan điểm kinh tế học thì “ Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.’’ Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp, khái niệm thị trường phải được gắn với các tác nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán ,người phân phối…với những hành vi cụ thể của họ Mặt khác trong điều kiện kinh doanh hiện đại thì trong khái niệm thị trường yếu tố cung cấp đang mất dần tầm quan trọng, trong khi đó nhu cầc và sự nhận biết nhu cầu là những yếu tố ngày càng quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó có thể đưa ra khái niệm thị trường quốc tế như sau : Thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. 1.2 Vai trò của thị trường đối với hoạt động XNK. Thị trường là môi trường hoạt động của mọi doanh nghiệp. Để thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh thì tự bản thân doanh nghiệp phải biết củng cố và phát triển cho môi
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trường hoạt động của mình, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Hoà theo xu thế quốc tế hoá, ngày nay nhiều doanh nghiệp mở rộng việc đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu, dây là cách dễ thực hiện và thường được sử dụng cả đối với những doanh nghiệp mới tham ra vào thị trường quốc tế cũng như những doanh nghiệp đã có những kinh nghiệm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường ngày càng trở nên mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, thị trường có vai trò rất lớn đối với hoạt động XNK + Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá XNK : mọi hàng hoá sẽ được đem ra trao đổi mua bán trên thị truờng, đáp ứng nhu cầu cân bằng giữa cung và cầu. + Thị trường là sự tồn tại của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp hay Công ty n ào tham gia vào hoạt động kinh doanh XNK đều coi trọng thị trường vì nó là khâu then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. + Thị trường là nơi cung cấp thông tin cho người sản xuất, người tiêu dùng và cả người kinh doanh thương mại. Thị trường chỉ rõ nhữmg biến động về nhu cầu xã hội, số lượng giá cả, cơ cấu và xu hướng thay đổi của nhu cầu các loại hàng hoá dịch vụ. Đó là những thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản xuất cho quan hệ cung cầu, thay đổi qui cách mẫu mã cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu, sản xuất hàng hoá theo mốt mà người tiêu dùng đòi hỏi… Sự hình thành, phát triển của thị trường gắn liền với sự hình thành, phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.Thị trường có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển, mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá. 2. Chiến lược mở rộng thị trường.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Có hai loại chiến lược khác nhau trong mở rộng thị truờng nước ngoài là chiến lược tập trung (hay quốc tế hoá từng bước ) và chiến lược phân tán (hay quốc tế hoá toàn cầu ) .Chúng đặc trưng cho những bước đi khác nhau trông quá trình bành trướng ra thị trường nước ngoài. 2.1 Chiến lược tập trung. Chiến lược này có ưu điểm cơ bản là do chỉ thâm nhập vào một số ít thị trường nên dễ tập trung đuợc các nguồn lực của doanh nghiệ p, việc chuyên môn hoá sản xuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt được mức độ cao hơn, hoạt động quản lý trên các thị trường đó cũng thực hiện được dễ dàng hơn. Mặt khác do tập trung được các ngùn lực của doanh nghiệp nên tạo được các ưu thế cạnh tranh cao hơn tại các thị trường đó. Tuy nhiên, chiến lược này có nhược điểm cơ bản là do chỉ hoạt động trên một sdố ít thị trường nên tính linh hoạt trong kinh doanh bị hạn chế, các rủi ro tăng lên và khó đối phó khi có hững biến động của thị trường. 2.2 Chiến lược phân tán. Được đặc trưng bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng một lúc sang nhiêù thị trường khác nhau. Chiến lược này có ưu điểm chính là tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh song do hoạt động kinh doanh bị dàn trải nên khó thâm nhập sâu và hoạ động quản lý cũng phức tạp hơn, chi phí thâm nhập thị trườnh lớn hơn. Xem xét trên từng thị trường cụ thể các ưu điểm và hạn chế của hai chiến l ược trên cũng thể hiện khác nhau. Chẳng hạn về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, việc mở rộng chủng loại sản phẩm sang nhiều thị trường khác nhau trong chiến l ược phân
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tán cho phép rút ngắn vòng đời của sản phẩm theo nguyên tắc thâm nhập và rút lui nhanh tạo ra những cản trở cho những đối thủ cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc lựa chọn có mục đích một số ít thị treường để phát triểnchiều sâu lại tạo ra sự phân chia thị trường cao hơn, tạo nên vị trí cạnh tranh vững chắc hơn Việc phân biệt chiến lược tập trung và chiến lược phân tán thì số lượng các thị trường chỉ có ý nghĩa tương đối bởi lẽ khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ thay đổi tuỳ theo tiềm lực và khả năng của doanh nghiệp đó, sự khác biệt giữa các thị tr ường xuất khẩu, qui mô của chủng loại sản phẩm và các nỗ lực thị trường mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho các thị trường khác nhau. Bản thân khái niệm thị tr ường cũng không nhất thiết gắn với ranh giới quốc gia. Một thị trường bao gồm nhiều quốc gia hoặc ngược lại có quốc gia lại phải được xem xétlà nhiều thị trươngf tuỳ thuộc vào mức độ khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá và tập quán tiêu dùng nhiều hay ít. Do đó đẻ đánh giá được mức độ tập trung hay phân tán của chiến lược lựa chọn thị trường thì thay cho chỉ tiêu số lượng thị trường có thể sử dụng chỉ tiêu phần ngân sách của doanh nghiệp được phân phối cho các thị trường khác nhau. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường. Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định về lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp vì thế khó có thể lựa chọ dứt khoát một trong hai chiến lược nói trên vì sự ảnh hưởng của các nhân tố theo những hướng khác nhau dễ dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có được những phân tích
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cơ sơ để đánh giá hững cơ hội mở rộng thị trường thì chúng ta sẽ tạo ra được một bức tranh toàn cảnh giúp doanh nghiệp thấy rõ hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp thích hợp với chiến lược tập trung hay phân tán. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường XNK sau. 3.1 Nhân tố sản phẩm. Bản chất của sản phẩm (dung lượng, tíh thường xuyên và tính đa dạng), mức độ chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, nội dung hàng hoá tính mua đi bán lại và vòng đời sản phẩm là những nhân tố ảnh hưởng đến việc luựa chọn chiến lựoc mở rộng thị trường. Các đặc tính dung lượng cao, tần số xuất hiện thấp, không mua đi bán lại nhiều lần đặc trưng cho chiến lược phân tán. Ngược lại dung lượng thấp, tần số xuất hiện cao của sản phẩm lại đặc trưng cho chiến lược tập trung. Đối với các sản phẩm có tính đặc thù, phần thị trường nhỏ thì phải theo chiến lược phân tán để tăng đủ phần tiềm năng thị trường. Tính đặc thù của sản phẩm được biểu thị qua trình độ công nghệ, các đặc điểm của thị trường và dịch vụ. Vị trí mà sản phẩm đang ở trong chu kỳ sống của nó tại mỗi thị tr ường cũng có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn chiến lược mở rộng. Nừu vị trí đó khác nhau nhiều tại các thị trường khác nhau thì chiến lược tập trung sẽ có hiệu qủa hơn do doanh nghiệp có thể thâm nhập từng bước thị trường này sang thị trườn khác.Mặt khác nếu sự khác biệt về vị trí sản phẩm trong chu kỳ sống l à không đáng kể thì nếu sản phẩm đang ở giai đoạn đầu hay cuối của chu sống tại các thị tr ường, doanh nghiệp nên theo đuổi chiến lược phân tán để duy trì đáng kể dung lượng thị trường. Ngược lại việc tập trung thị trường
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sẽ thích hợp khi sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng và chín muồi, lúc mà sự cạnh tranh về giá cả đang trở nên mạnh mẽ. 3.2 Nhân tố thị trường. Đặc tính của thị trường ( như phạm vi, sự biến động, tính khong đồng nhất, mức độ cạnh tranh, sự tín nhiệm của khách hàng đối với dôanh nghiệp ) có ảnh h ưởng đến việc lựa chọn chiến lược thị trường. Nừu thị trường có tiềm năng lớn và ổn định thì thích hợp hơn với chiến lược tập trung còn nếu thị trường nhỏ và không ổn định thì lại thích hợp hơn với chiến lược phân tán. Mặt khác nếu công ty đang có ưu thế cạnh tranh và khi các thị trường chủ yếu không bị các đối thủ mạnh lấn áp thì chiến lược tập trung lại hợp lý hơn. Tốc độ tăng trưởng của thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng. Nừu thị trường có tốc độ tăng trưởng thấp thì doanh nghiệp có thể đạt được dung lượng lớn nhờ đa dạng hoá thị trường. Lúc này chiến lược phân tán sẽ có lợi cho các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế. Trong trường hợp không có sự khác biệt cơ bản trong điều kiện thị trường thì chiến lược phân tán lại hấp dẫn hơn. Điều đó cũng có thể xảy ra khi có nhiều cản trở trong việc thâm nhập thị trường và nếu sự tín nhiệm của khách h àng ở thị trường đó với doanh nghiệp không cao. 3.3 Nhân tố chi phí Marketing. Chi phí Marketing và bản chất của những chi phí đó có thể là những nhân tố quan trọng nhất cho việc lựa chọn thị trường. Chi pí Marketing là kết quả của bản chất sản phẩm và tính chất thị trưòng nói chung phụ thuộc vào hình thức hoạt ở thị trường nước ngoài
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và đòi hỏi ở thị trường đó. Các chi phí Marketing được đo lường trong mối quan hệ với lượng bán và được biểu diễn qua hàm số lượng bán theo những chi phí cho thị trường. IV. Một vài đặc thù trong hoạt động XNK của ngành khoáng sản Việt Nam Trong những năm qua, hoạt động XNK của nước ta rất đa dạng và nhiều chủng loại, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào hàng nông, lâm, thuỷ sản và nguyên, nhiên vật liệu.Đối với ngành khoáng sản, việc xuất nhập khảu của n ước ta có một số đặc điểm sau: + Nếu xét trong tổng thể cả ngành công nghiệp nặng và khoáng sản thì hàng năm xuất khẩu được khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng năm 2000 đạt ở mức cao nhất là 37,2% sau đó có xu hướng giảm dần. Điều này đo lượng khoáng sản của nước ta ngày càng ít đi đặc biệt là quặng kẽm, quặng Fluospar, dự kiến đến năm 2003 xuất khẩu chỉ còn ở mức 27,7%. + Hàng khoáng sản của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, không qua chế biến. Điều này rất đúng với tình hình của Việt Nam.Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, chưa có những trang thiết bị hiện đại để khai thác khoáng sản cũng như chế biến mặt hàng này, vì thếd mà chất lượng không cao,luôn bị cạnh tranh gay gắt cả về giá cả lẫn chất lượng và không gây được uy tín trên thị trường thế giới.Hơn nữa lượng khoáng sản xuất khẩu không cao, mỗi năm chỉ đạt được vài trăm ngàn tấn và mặt hàng thiếc thỏi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành khoáng sản nước ta. Doanh thu từ ngành này không cao
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Một đặc điểm nổi bật trong ngành xuất khẩu khoáng sản này là không phải xuất phục vụ cho hàng tiêu dùng cuối cùng mà là phục vụ cho ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước + Bạn hàng chủ yếu là Malaixia và Trung Quốc, đó là hai nước nằm trong khu vực Châu á có nhu cầu về khoáng sản cao. Ngoài ra còn có một số thị trường khác như Nhật Bản, UK. Nhìn chung lượng xuất khẩu những mặt hàng thuộc ngành khoáng sản của nước ta là không cao, hơn nữa nó còn phục vụ cho ngành công nghiệp ở nước ta trong qú trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh ngành công nghiệp nặng được Đảng và Nhà nước quan tâm thì ngành khoáng sản vẫn luôn được chú trọng và trong tương lai đẩy mạnh khai thác mặt hàng này. Trong những năm qua Chính phủ đã có những qui định riêng về ngành khoáng sản, đã cho phép các cơ sở sản xuất có mỏ được xuất khẩu mặt hàng này vì thế một số Công ty thương mại tham gia xuất khẩu bị hạn chế. Quặng sắt và thiếc thỏi luôn được xuất khẩu nhiều nhất và doanh thu từ mặt hàng này tương đối cao. V. Vài nét về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thập kỷ cuối thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế quốc tế, đặc biệt là những thành tựu về khoa học, công nghệ. Hoà bình , hợp tác vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới nhằm tập chung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế. Những lĩnh vực trên lĩnh vực khoa học công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông và tin học, càng làm tăng thêm sự gắn kết giữa các quốc gia và các nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đối vói mỗi nước. Xu hướng này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đây của sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ…giữa các nước trên thế giới và sự hình thành của nhiều thể chế hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Nhận thức rõ những cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế là để phát triển kinh tế đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tháng 7/ 1995 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN ). Và tháng 11/ 1996 nướa ta đã ký kết Hiệp định ưu đãi về thuế quan có hiẹu lực chung, cơ sở của việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEP/ AFTA). TháNG 11/ 1998 đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á- Thái Bình Dương ( APEC ) và trong năm tới sẽ trở thành thành viên của Tổ chức thưong mại thế giới (WTO ). 1. Những cơ hội Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp , cụ thể: 1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần mở rộng thị trường XNK của Việt Nam quan hệ bạn hàng được mở rộng. Việc được hưởng những ưu đãi về thuế quan và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, và các chế độ đãi ngộ khác như tối huệ quốc và đối xử quốc gia, đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập thị tr ường thế giới. Điều này đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho Công ty XNK khoáng sản thâm nhập vào thị trường thế giới , mang lại mức doanh thu cao. Khi tham gia các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, ngoài các qui chế tối huệ quốc (MFN ) và đãi ngộ quốc gia ( NT ), Việt Nam còn có cơ hội được hưởng mức
  14. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thuế quan thấp của các nước, đồng thời tranh thủ những ưu đãi về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác mà cá nước thành viên của tổ chức này giành cho nhau. Ngoài ra Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng những đối xử ưu đãi về mức cam kết mở cửa và về thời hạn thực hiện các nghĩa vụ hoặc các điều kiện ưu đãi trong việc tiếp cận thị trường để bán các sản phẩm của mình. Chỉ tính trong phạm vi khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ) kim ngạch xxuất khẩu của ta sang các n ước hành viên cũng đã tăng lên đáng kể. Nếu như xuất khẩu sang ASEAN của ta năm 1990 đạt 348,6 triệu USD thì năm 1996 đạt 1777,5 triệu USD và1998 đạt 2349 triệu USD. Đến nay ta đã mở rộng được quan hệ thương mại với trên 150 nước và lãnh thổ trên thế giới. 1.2 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo các cán bộ quản lý và các cán bộ kinh doanh. Khi hội nhập trong lĩnh vực thương mại vói các nước khu vực và trên thế giới,Việt Nam sẽ học tập đựoc những kinh nghiệm phong phú của các nước đi trước, tạo điều kiện để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế. Chẳng hạn, quá trình hội nhập ASEAN sẽ giúp Việt Nam có thêm những kinh nghiệm quản lý quí báu trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước như: Kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ mậu dịch của Singapore và Malaysia, kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản của Thái Lan, Philipin, kinh nghiệm về tổ chức tài chính, tín dụng và thị trường vốn, các kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô khác 1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2