intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô tả ống tiêu hóa và xác định thành phần thức ăn tự nhiên của cá mú chấm đen, epinephelus malabaricus tại vùng biển Nha Trang

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các đặc điểm của ống tiêu hóa và thức ăn của cá mú chấm đen đã được xác định thông qua quan sát và phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2007. Phổ thức ăn được xác lập bằng cách dùng chỉ số mức độ quan trọng tương đối (Index of Relative Importance - IRI) hoặc chỉ số thể tích cho phép xác định thứ bậc vật mồi theo địa điểm, thời gian thu mẫu và cỡ cá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô tả ống tiêu hóa và xác định thành phần thức ăn tự nhiên của cá mú chấm đen, epinephelus malabaricus tại vùng biển Nha Trang

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008<br /> <br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> MÔ TẢ ỐNG TIÊU HÓA VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CỦA<br /> CÁ MÚ CHẤM ĐEN, Epinephelus malabaricus TẠI VÙNG BIỂN NHA TRANG<br /> CHARACTERISTICS OF THE INTESTINAL TRACT AND DIET COMPOSITION OF WILD<br /> MALABAR GROUPER, Epinephelus malabaricus FROM THE NHA TRANG BAY<br /> ThS. Lê Anh Tuấn<br /> Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Các đặc điểm của ống tiêu hóa và thức ăn của cá mú chấm đen đã được xác định thông qua quan<br /> sát và phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày của chúng từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2007. Phổ<br /> thức ăn được xác lập bằng cách dùng chỉ số mức độ quan trọng tương đối (Index of Relative<br /> Importance - IRI) hoặc chỉ số thể tích cho phép xác định thứ bậc vật mồi theo địa điểm, thời gian thu<br /> mẫu và cỡ cá. Những phổ thức ăn này cho thấy rằng cá mú chấm đen có chiều dài toàn thân 19,4 ±<br /> 2,42 cm và khối lượng 146,6 ± 64,7g có thành phần thức ăn tự nhiên chủ yếu là cá và giáp xác. Không<br /> có những sai khác có ý nghĩa về thành phần thức ăn của cá mú chấm đen theo vị trí cũng như theo<br /> thời gian. Giáp xác bao gồm cua ghẹ và tôm dường như chiếm ưu thế trong thành phần thức ăn của cá<br /> mú chấm đen cỡ nhỏ. Trong khi đó cá mú chấm đen có chiều dài toàn thân trên 20 cm có xu hướng ăn<br /> thức ăn là các loại cá.<br /> Từ khóa: ống tiêu hóa, thức ăn, cá mú chấm đen<br /> <br /> Abstract<br /> The characteristics of the intestinal tract and the diet of malabar grouper was determined by<br /> observation and analysis of their stomach content from June to July 2007. Diet spectra were<br /> established using an Index of Relative Importance (IRI) or a volume index enabling visualization of a<br /> prey hierarchy in relation to location, time and size class. These spectra show that malabar grouper<br /> with total length of 19,4 ± 2,42 cm and weight of 146,6 ± 64,7g have a diet based mainly on fish and<br /> crustaceans. There is no significant variation in malabar grouper diet by location and by time. The<br /> crustaceans including crab and shrimp seem to dominate the younger malabar grouper diet.<br /> Meanwhile groupers with the total length more than 20 cm tend to feed on fish.<br /> Keywords: intestinal tract, diet, malabar grouper<br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Phần lớn các loài cá thuộc họ cá mú<br /> (Serranidae) đều có giá trị cao trên thị trường<br /> cá tươi sống ở Singapore, Hồng Kông, Trung<br /> Quốc và Việt Nam. Giá của chúng dao động từ<br /> 140.000VNĐ/kg đối với cá mú loài Epinephelus<br /> coioides, E. malabaricus, E. bleekeri và E.<br /> merra và lên đến 840.000VNĐ/kg đối với cá<br /> mú chuột Cromileptes altivelis. Do giá cả cao<br /> và tiềm năng lợi nhuận lớn nên việc phát triển<br /> nuôi cá mú được quan tâm nhiều trên thế giới,<br /> nhất là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương<br /> [2; 3; 7; 15; 19; 23; 26; 27].<br /> Nuôi thương phẩm cá mú trên thế giới<br /> hiện nay hầu như lệ thuộc vào việc cho ăn<br /> <br /> bằng cá tươi. Cá trổng (Engraulis spp), cá<br /> trích (Clupea spp), cá lầm (Dussumieria spp),<br /> cá phèn (Upeneus spp) là những loại cá<br /> thường được sử dụng [6; 8; 24]. Ở Đài Loan và<br /> Nhật Bản, bên cạnh việc sử dụng cá tươi làm<br /> thức ăn, người ta còn bổ sung thức ăn tổng hợp<br /> trong nuôi thương phẩm cá mú cũng như các<br /> loài cá biển có giá trị kinh tế khác [5; 21].<br /> Việc phát triển mạnh mẽ hơn nghề nuôi<br /> cá mú sẽ tạo ra một áp lực lớn hơn lên nguồn<br /> lợi thủy sản đánh bắt trừ khi có được thức ăn<br /> tổng hợp. Để góp phần vào việc nghiên cứu<br /> nhu cầu dinh dưỡng và phát triển thức ăn tổng<br /> hợp, việc mô tả ống tiêu hóa và xác định thành<br /> phần thức ăn tự nhiên của cá mú chấm đen là<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008<br /> điều rất cần thiết và đó cũng chính là mục đích<br /> của nghiên cứu này.<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đi tng nghiên cu<br /> Cá mú chấm đen thu từ những ngư dân<br /> đánh bắt tại khu vực Bãi Tiên và Bình Tân<br /> thuộc vùng biển Nha Trang từ tháng 6 đến<br /> tháng 7 năm 2007. Số lượng cá phân tích là<br /> 60 con với chiều dài toàn thân là TL = 19,4 ±<br /> 2,42 cm và khối lượng là W = 146,6 ± 64,7 g.<br /> 2.2. Phơng pháp nghiên cu<br /> Cá được giải phẫu để quan sát, mô tả<br /> ống tiêu hóa và sau đó dạ dày được thu để<br /> xác định thành phần thức ăn. Dạ dày được<br /> tách khỏi cơ thể cá bằng cách cắt phía trên cơ<br /> vòng tim (thực quản) và phía dưới cơ vòng<br /> môn vị (ruột). Các mẫu dạ dày được ghi nhãn,<br /> cho vào túi nylon, ướp đá và vận chuyển ngay<br /> về Trường Đại học Nha Trang. Các mẫu dạ<br /> dày được phân tích trong tình trạng còn tươi.<br /> Dạ dày được rạch theo chiều dọc và thức ăn<br /> bên trong được đổ ra trên một cái rây có cỡ<br /> mắt lưới 500 µm để rửa nhẹ và phân nhóm.<br /> Các mẫu thức ăn được thấm khô bằng giấy<br /> thấm trước khi đếm, xác định thể tích (bằng<br /> ống đong khắc độ 1 lít) và định loại đến đơn vị<br /> phân loại thấp nhất có thể.<br /> Chỉ số mức độ quan trọng tương đối<br /> (Index of Relative Importance - IRI) cho mọi<br /> vật mồi được tính toán theo công thức được<br /> Pinkas và cộng sự xác lập vào năm 1971 [18]<br /> và đã được nhiều nhà nghiên cứu khác áp<br /> dụng như Smith (1995) [22], Meyer và Franks<br /> (1996) [16], Franks và cộng sự (1996) [11] và<br /> Satoh và cộng sự (2004) [20]:<br /> IRI = (%N + %V) x %F<br /> <br /> Hình 1. Miệng cá mú chấm đen<br /> <br /> 4<br /> <br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> Trong đó:<br /> %N - phần trăm số lượng một loại thức ăn<br /> (vật mồi) nào đó với tổng số dạ dày chứa loại<br /> thức ăn đó;<br /> %V - phần trăm thể tích một loại thức ăn<br /> nào đó so với tổng thể tích thức ăn có trong<br /> các mẫu dạ dày chứa thức ăn;<br /> %F - phần trăm mẫu dạ dày chứa một loại<br /> thức ăn nào đó trên tổng số dạ dày chứa thức ăn.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Sơ b mô t ng tiêu hóa c a cá mú<br /> ch<br /> m đen<br /> Ống tiêu hóa cá mú chấm đen được chia<br /> thành hai phần: phần trước gồm miệng, xoang<br /> miệng và hầu; phần sau là phần còn lại của<br /> ống tiêu hóa.<br /> Cá mú chấm đen có mõm dài, nhọn,<br /> chiều dài mõm bằng khoảng 1,5 lần đường<br /> kính mắt và hơn hai lần khoảng cách hai mắt.<br /> Miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn<br /> hàm trên. Môi trên rộng nhưng mỏng, môi<br /> dưới dày. Đầu lưỡi nhỏ, dài hơi nhọn. Chúng<br /> có răng nhọn, mọc thành đai ở trên hai hàm,<br /> xương khẩu cái và xương lá mía. Riêng hàm<br /> dưới có 2-5 hàng răng. Hàm trên và hàm dưới<br /> có một răng nanh khỏe (Hình 1). Khe mang<br /> rộng, lược mang ngắn, thô, dẹt và cứng. Có 811 lược mang trên và 14-18 lược mang dưới.<br /> Về bản chất, miệng, xoang miệng và hầu gắn<br /> với quá trình tuyển chọn, bắt mồi và định<br /> hướng. Môi là cơ quan tìm kiếm thức ăn đầu<br /> tiên. Răng xoang miệng hỗ trợ trong việc bắt<br /> và giữ vật mồi. Lưỡi hỗ trợ chức năng của<br /> răng trong việc bắt giữ vật mồi và cũng có thể<br /> hoạt động như một cơ quan cảm giác như<br /> được De Silva nêu ra [9].<br /> <br /> Hình 2. Ống tiêu hóa của cá mú chấm đen<br /> 1- Thực quản; 2- Dạ dày; 3- Gan; 4- Túi mật;<br /> 5 - Manh tràng; 6- Ruột; 7- Hậu môn;<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008<br /> <br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> Thực quản cá mú chấm đen ngắn, có thể<br /> <br /> ruột. Điều này sẽ giúp cho sự tiêu hóa và hấp<br /> <br /> giãn ra nhưng không phân định rõ ràng với dạ<br /> dày. Dạ dày gồm hai vùng: vùng thượng vị và<br /> <br /> thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt tế bào được<br /> tốt hơn.<br /> <br /> vùng hạ vị; trong đó, vùng thượng vị có hệ cơ<br /> <br /> Với các đặc điểm của ống tiêu hóa như<br /> <br /> nổi bật hơn. Vùng hạ vị có nhiều manh tràng<br /> (81-85 cái). Ruột có dạng hình ống đơn giản,<br /> dài khoảng 0,98-1,50 chiều dài thân tùy theo<br /> cỡ cá được nghiên cứu (Hình 2). Nhìn chung,<br /> <br /> trên, có thể khẳng định cá mú chấm đen là loài<br /> cá dữ chuyên ăn động vật.<br /> 3.2. Thành phần thức ăn tự nhiên của cá<br /> mú chấm đen<br /> <br /> cá càng lớn chiều dài tương đối của ruột so<br /> với thân càng giảm. Bên trong ruột được phủ<br /> <br /> Thành phần thức ăn trong dạ dày từ 60<br /> con cá mú chấm đen đã được phân tích. Có<br /> <br /> bởi một lớp lông tơ như bàn chải, mang tính<br /> <br /> bốn mươi bốn dạ dày (chiếm 73,3%) qua kiểm<br /> <br /> đặc trưng của các mô hấp thụ. Các lông tơ<br /> góp phần tăng diện tích bề mặt của các tế bào,<br /> <br /> tra có chứa thức ăn. Thành phần thức ăn có<br /> trong các mẫu cá được thể hiện trong Hình 3<br /> <br /> qua đó tạo ra sự tiếp xúc lớn hơn giữa các tế<br /> bào và các chất dinh dưỡng có trong xoang<br /> <br /> và Bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Thành phần thức ăn tự nhiên của cá mú chấm đen<br /> Nhóm vật mồi<br /> <br /> %F<br /> <br /> %N<br /> <br /> %V<br /> <br /> IRI<br /> <br /> Cá<br /> <br /> 70,5<br /> <br /> 11,5<br /> <br /> 61,7<br /> <br /> 5158,0<br /> <br /> Cua ghẹ<br /> <br /> 68,2<br /> <br /> 10,1<br /> <br /> 31,5<br /> <br /> 2838,2<br /> <br /> Tôm<br /> <br /> 70,5<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 25,5<br /> <br /> 2318,0<br /> <br /> Chân đầu<br /> <br /> 43,2<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 16,1<br /> <br /> 789,3<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 138,7<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 10,3<br /> <br /> 1572,6<br /> <br /> Với số liệu thu được, cá chiếm vị trí quan<br /> <br /> đen ưa thích. Chúng ta chỉ có thể khẳng định<br /> <br /> trọng nhất trong thành phần thức ăn của cá<br /> mú chấm đen. Xếp tiếp theo là nhóm cua ghẹ.<br /> <br /> cá là thành phần thức ăn rất quan trọng của cá<br /> mú chấm đen. Nhóm cua ghẹ chủ yếu bao<br /> gồm các vật mồi thuộc họ Portunidae và<br /> <br /> Tôm giữ vị trí quan trọng thứ ba. Ngoài ra, còn<br /> có nhuyễn thể chân đầu (Cephalopoda) và các<br /> nhóm vật mồi khác thuộc lớp hai mảnh vỏ như<br /> Pelecypoda, lớp chân bụng như Prosobranch<br /> gastropoda, giun nhiều tơ (Polychaeta), các<br /> mảnh vỡ của san hô và các loài không định<br /> loại được.<br /> Trong hầu hết các trường hợp, cá còn lại<br /> <br /> Xanthiidae. Nhóm tôm bao gồm các loại tôm<br /> thuộc các bộ Decapoda (chủ yếu thuộc bộ<br /> phụ Natantia) và Stomatopoda. Nhìn chung,<br /> thành phần thức ăn giáp xác (bao gồm cả hai<br /> nhóm cua ghẹ và tôm) có mức độ quan trọng<br /> tương đương với thành phần cá trong phổ<br /> thức ăn của cá mú chấm đen.<br /> <br /> trong các dạ dày bị dập nát quá nhiều nên<br /> không thể định loại được. Vì thế khó có thể rút<br /> ra nhận xét về loài cá vật mồi mà cá mú chấm<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008<br /> <br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> 6000<br /> C¸<br /> 5000<br /> <br /> IRI<br /> <br /> 4000<br /> Cua ghÑ<br /> <br /> 3000<br /> <br /> T«m<br /> <br /> 2000<br /> <br /> Kh¸c<br /> Ch©n ®Çu<br /> <br /> 1000<br /> 0<br /> <br /> Thµnh phÇn thøc ¨n<br /> Hình 3. Thành phần thức ăn của cá mú chấm đen<br /> với các chỉ số mức độ quan trọng tương đối (IRI)<br /> <br /> % ThÓ tÝch thøc ¨n<br /> <br /> 100%<br /> 80%<br /> Kh¸c<br /> 60%<br /> <br /> Ch©n ®Çu<br /> T«m<br /> <br /> 40%<br /> <br /> Cua ghÑ<br /> C¸<br /> <br /> 20%<br /> 0%<br /> <br /> B×nh T©n<br /> <br /> B·i Tiªn<br /> <br /> Hình 4. Thành phần thức ăn của cá mú chấm đen thu từ 2 vị trí khác nhau<br /> <br /> 100%<br /> <br /> % ThÓ tÝch thøc ¨n<br /> <br /> 90%<br /> 80%<br /> 70%<br /> <br /> Kh¸c<br /> <br /> 60%<br /> <br /> Ch©n ®Çu<br /> <br /> 50%<br /> <br /> T«m<br /> <br /> 40%<br /> <br /> Cua ghÑ<br /> <br /> 30%<br /> <br /> C¸<br /> <br /> 20%<br /> 10%<br /> 0%<br /> <br /> Th¸ng s¸u<br /> <br /> Th¸ng b¶y<br /> <br /> Hình 5. Thành phần thức ăn của cá mú chấm đen thu trong 2 tháng khác nhau<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 02/2008<br /> <br /> Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> Cá mú chấm đen được thu mẫu tại hai vị<br /> trí khác nhau thuộc vịnh Nha Trang: Bình Tân -<br /> <br /> toàn thân), nhưng thành phần thức ăn của cá<br /> mú chấm đen cũng có xu hướng thay đổi theo<br /> <br /> khu vực gần cửa sông, có đáy tương đối mềm<br /> <br /> cỡ cá. Kết quả từ Hình 6 cho thấy khi chiều dài<br /> <br /> và Bãi Tiên - khu vực xa cửa sông, có đáy chủ<br /> yếu là rạn san hô. Mẫu cá được thu trong mùa<br /> <br /> toàn thân tăng lên, cá mú chấm đen có xu<br /> hướng ăn cá nhiều hơn trong khi với các thành<br /> <br /> hè (tháng 6 và 7). Kết quả từ Hình 4 và 5 cho<br /> thấy không có sự sai khác lớn về thành phần<br /> <br /> phần thức ăn khác, đặc biệt là thức ăn giáp<br /> xác, chúng lại có xu hướng ngược lại.<br /> <br /> thức ăn của cá mú chấm đen thu từ hai vị trí<br /> khác nhau cũng như trong các tháng thu mẫu<br /> <br /> Cá có lẽ cung cấp nhiều dưỡng chất thích<br /> hợp cho cá mú chấm đen vì thế chúng sẽ bắt<br /> <br /> khác nhau. Tuy nhiên, dường như cá mú ở<br /> <br /> ăn khi có thể. Để có thể bắt được cá mồi, cá<br /> <br /> khu vực có đáy rạn san hô ăn nhiều cá và giáp<br /> xác hơn so với cá mú ở khu vực có đáy mềm<br /> <br /> dữ nói chung lệ thuộc rất nhiều vào tốc độ bơi<br /> của chúng như được nêu ra bởi Domeici và<br /> <br /> (Hình 4). Ta cũng bắt gặp xu hướng này khi so<br /> sánh thành phần thức ăn của cá mú thu trong<br /> <br /> Blake (1997) [10]. Cá trong nghiên cứu này<br /> chưa đạt kích thước tối đa của loài là 115 cm<br /> <br /> tháng 7 với thành phần thức ăn của cá mú thu<br /> trong tháng 6 (Hình 5).<br /> <br /> [13], chúng đang ở trong quá trình phát triển<br /> để đạt cỡ trưởng thành, vì thế cá càng lớn<br /> <br /> Mặc dù cỡ cá nghiên cứu nằm trong một<br /> <br /> càng hoàn chỉnh về các cơ quan vận động nên<br /> <br /> khoảng tương đối hẹp (15,4-23,8 cm chiều dài<br /> <br /> bơi lội sẽ nhanh hơn.<br /> <br /> Hình 6. Thành phần thức ăn chủ yếu (theo %V) của cá mú chấm đen theo cỡ cá<br /> <br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2