intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam - PGS. TS. Vũ Quang Hiển

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "'Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam" giải đáp những thắc mắc về: Những khó khăn về mặt phương pháp của đội ngũ giảng viên, phương pháp dạy học có ảnh hưởng quyết định đến nội dung tri thức của người học, phải làm gì để đổi mới phương pháp dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam? Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp dạy học môn Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam - PGS. TS. Vũ Quang Hiển

MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC<br /> MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br /> PGS. TS. Vũ Quang Hiển*<br /> <br /> 1. Những khó khăn về mặt phương pháp của đội ngũ giảng viên<br /> Trong thực tế, việc nghiên cứu và giảng dạy Đường lối cách mạng của<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam đã được quan tâm từ lâu, nằm trong môn lịch sử Đảng<br /> Cộng sản Việt Nam, và được đặc biệt nhấn mạnh trong các chuyên đề chuyên<br /> ngành ở các bậc đại học và sau đại học.<br /> Tại khoa lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội - nơi đầu tiên trong cả nước đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu<br /> và giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng ở ba trình độ: cử nhân, thạc sĩ và tiến<br /> sĩ, hơn 30 năm qua, hệ thống chuyên đề về đường lối cách mạng của Đảng đã<br /> từng bước hình thành và phát triển. Những năm gần đây, số người theo học<br /> chuyên ngành Lịch sử Đảng thường chiếm từ 30 đến 50% tổng số sinh viên, học<br /> viên cao học và nghiên cứu sinh của toàn Khoa. Mặc dù cung cấp một số lượng<br /> giảng viên không nhỏ cho cả nước, nhưng vấn đề phương pháp dạy học vẫn<br /> chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một chuyên đề nào về lĩnh vực này.<br /> Trong phạm vi cả nước, một bộ phận giảng viên Lịch sử Đảng được trang<br /> bị về phương pháp dạy học qua các trường sư phạm, còn phần lớn đều tự nghiên<br /> cứu, hoặc dựa trên những kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá<br /> trình công tác.<br /> Với các giảng viên có nguồn gốc từ trường sư phạm, hoặc theo các lớp<br /> nghiệp vụ sư phạm lịch sử, được đào tạo về phương pháp dạy học lịch sử một<br /> cách bài bản, nhưng cũng không hẳn sẽ có được phương pháp tốt khi dạy Lịch<br /> sử Đảng nói chung, môn Đường lối cách mạng của Đảng nói riêng nếu như<br /> không có sự thay đổi căn bản những kiến thức về mặt phương pháp. Dưới đây<br /> xin nêu một số ví dụ về kiến thức mà các giảng viên đã từng được trang bị qua<br /> môn phương pháp dạy học lịch sử.<br /> Một số nhà giáo dục lịch sử từng nêu định nghĩa: “Phương pháp dạy học<br /> lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong một quá trình<br /> thống nhất giảng dạy (giáo viên) và học tập (nhận thức của học sinh), nhằm<br /> truyền thụ và tiếp thu (TG nhấn mạnh) kiến thức lịch sử (về sự kiện, lý thuyết và<br /> thực hành)”1.<br /> Định nghĩa trên đây thể hiện sự cố gắng của những người nghiên cứu về<br /> phương pháp dạy học lịch sử trong quá trình tiếp cận một khái niệm khoa học về<br /> phương pháp dạy học. Tuy nhiên cách định nghĩa đó có những hạn chế rất lớn<br /> như sau:<br /> <br /> *<br /> Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HN<br /> 1<br /> Phan Ngọc Liên, Lịch sử và giáo dục lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 417.<br /> - Coi việc dạy học lịch sử là “truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử”.<br /> “Kiến thức lịch sử” ở đây là lịch sử đã được nhận thức (thông qua cái chủ quan<br /> của những nhà nghiên cứu lịch sử), chứ không phải là lịch sử khách quan, trong<br /> khi yêu cầu của nhận thức cần đạt tới là chân lý khách quan, tức là nhận thức<br /> đúng như nó đã diễn ra trong thực tế. Đương nhiên nhận thức lịch sử là một quá<br /> trình, cần phải kế thừa nhận thức của những người đi trước, nhưng phương<br /> hướng chung phải nhằm đạt tới là chân lý khách quan, không thể chỉ dừng lại ở<br /> những tri thức đã có, và được in trong sách giáo khoa.<br /> - Coi phương pháp là con đường, cách thức... “truyền thụ và tiếp thu” có<br /> ổn không? Phải chăng người thầy sẽ giữ vai trò “truyền thụ” và người học chỉ có<br /> vai trò “tiếp thu”? Làm như thế chúng ta sẽ biến học sinh thành một cái bảng để<br /> vẽ lên đó những thông tin theo ý chủ quan của người dạy. Đó là cách dạy học<br /> theo lối áp đặt. Ở các lớp đào tạo, bỗi dưỡng giảng viên môn đường lối cách<br /> mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam mùa hè 2009 cũng có hiện tượng tương tự,<br /> phần lớn giảng viên lên lớp giống như một báo cáo viên làm nhiệm vụ truyền<br /> đạt nghị quyết theo cách hiểu của riêng mình.<br /> - Chưa coi trọng chủ thể nhận thức, chưa đặt người học ở vị trí trung tâm<br /> trong quá trình nhận thức; chưa hướng tới một mô hình giáo dục tích cực “lấy<br /> người học làm trung tâm”.<br /> Trong thực tế, đôi khi người dạy cũng chỉ biết viết ra, hoặc đọc lên những<br /> kiến thức có sẵn trong sách, mà không biết những kiến thức đó đúng hay sai.<br /> Dạy học như thế là “dạy vẹt“, người dạy có thể “truyền thụ“ những tri thức<br /> không đúng mà chính mình không biết.<br /> Việc đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác - Lênin và Tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và đào tạo rất quan tâm, nhất là những<br /> năm gần đây, và đã chi không ít kinh phí cho các dự án về đổi mới phương<br /> pháp, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, đến mức không thể quan sát được, thậm chí<br /> có nhiều ý kiến không tán đồng với một số sản phẩm của những đề tài và đề án<br /> nghiên cứu đã nghiệm thu, nhất là việc lạm dụng phương tiện để trình chiếu tràn<br /> lan những đoạn phim hoặc hình ảnh không cần thiết.<br /> Ở các cơ sở đào tạo, nhiều hội thảo, hội nghị bàn về đổi mới phương pháp<br /> giảng dạy và học tập được tổ chức, nhưng dường như vẫn nặng về các vấn đề kỹ<br /> thuật, thậm chí có những báo cáo chỉ bàn về nội dung mà không bàn về phương<br /> pháp.<br /> Từ khi thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị, trong đó có môn<br /> Đường lối cách mạng của Đảng, việc tổ chức biên soạn giáo trình đã được tiến<br /> hành khẩn trương cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn cho giảng viên trong cả<br /> nước. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Giáo trình môn học này<br /> còn rất nhiều vấn đề phải bàn lại. Một số nơi đã tiến hành dạy môn Đường lối<br /> cách mạng của Đảng, có kết hợp sử dụng phương tiện trình chiếu với phương<br /> pháp dùng lời, có tổ chức thảo luận, nhưng vẫn nặng về cung cấp kiến thức.<br /> Về mặt lý thuyết thông thường, để xác định một phương pháp dạy học,<br /> phải căn cứ vào: 1- Mục tiêu (của môn học, của từng chương, bài, mục), 2- Nội<br /> dung (từng chương, bài, mục); 3- Các điều kiện dạy học (số học sinh, thư viện,<br /> bảo tàng, di tích lịch sử, các phương tiện hỗ trợ...). Từ đó, mà lựa chọn phương<br /> pháp phù hợp: dùng lời, sách giáo khoa, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, graphe...<br /> Tuy nhiên, hầu như việc lựa chọn phương pháp hiện nay chủ yếu là căn<br /> cứ vào nội dung của từng chương, bài, mục. Nhiều ý kiến cho rằng nội dung<br /> quyết định phương pháp, điều đó chỉ đúng một phần, và cũng chỉ đúng trong<br /> trường hợp nội dung đã đảm bảo được sự chính xác. Cách dạy phổ biến vẫn là<br /> giảng bài, cung cấp kiến thức một chiều theo giáo trình, ít chú trọng dạy cho<br /> sinh viên cách học.<br /> Dư luận xã hội từ lâu đã lên án mạnh mẽ lối dạy nhồi sọ, học vẹt. Để khắc<br /> phục trình trạng này đòi hỏi sự thay đổi mang tính cách mạng về phương pháp<br /> dạy học, mà trước hết phải thay đổi tư duy về phương pháp. Đó là một thử thách<br /> đầy cam go đối với đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị nói chung và<br /> môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.<br /> 2. Phương pháp dạy học có ảnh hưởng quyết định đến nội dung tri thức<br /> của người học?<br /> Khi xác định phương pháp nghiên cứu, Giáo trình Đường lối cách mạng<br /> của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng “phương pháp phải trên cơ sở vận động<br /> của nội dung”1. Nếu chỉ căn cứ vào nội dung để lựa chọn phương pháp nghiên<br /> cứu là chưa đầy đủ, chưa thấy được tác động quyết định của phương pháp học<br /> tập, nghiên cứu đến nội dung tri thức của người nghiên cứu.<br /> Trong quy trình dạy học, nếu như lấy người học làm trung tâm, thì hệ<br /> phương pháp phải hướng mạnh về thao tác của người học, tức là hướng về chủ<br /> thể của nhận thức. Họ sẽ làm như thế nào để có thể hiểu, phân tích, đánh giá<br /> đúng mỗi đường lối cách mạng của Đảng?<br /> Vấn đề cần bàn trước tiên là phương pháp có ảnh hưởng như thế nào đến<br /> nội dung tri thức của người học? Nếu việc dạy học chỉ căn cứ vào Giáo trình, thì<br /> sẽ dẫn tới có những kiến thức không đúng về Lịch sử Đảng nói chung và đường<br /> lối cách mạng của Đảng nói riêng. Xin nêu một số ví dụ:<br /> Ví dụ 1: Tác dụng của văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở<br /> Đông Dương (27-10-1929) của Quốc tế Cộng sản<br /> Trong Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trình<br /> bày văn kiện này trước Hội nghị thành lập Đảng một cách đơn giản, không chú ý<br /> về nội dung văn kiện, tạo ra nhận thức việc họp Hội nghị là do có văn kiện này<br /> chỉ đạo. Điều đó không đúng với thực tế: vào thời điểm này không có người<br /> <br /> 1<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc<br /> gia, Hà Nội, 2009, tr. 14.<br /> cộng sản nào ở Đông Dương tiếp được văn kiện của Quốc tế Cộng sản. Việc<br /> triệu tập Hội nghị là do sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc. Mặt khác, Quốc tế<br /> Cộng sản chỉ đạo thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản, nhưng Hội nghị<br /> thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thành lập Đảng Cộng sản ở Việt<br /> Nam. Chính điều này bị phê phán rất gay gắt.<br /> Ví dụ 2: Về giá trị của Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông<br /> Dương (Dự án cương lĩnh)<br /> Nếu người dạy dựa vào hai giáo trình khác nhau để cung cấp tri thức, thì<br /> đối người học sẽ có một trong hai nhận thức khác nhau: Hoặc là Luận cương<br /> chính trị tháng 10-1930 đã kế thừa và phát triển Cương lĩnh chính trị đầu tiên<br /> của Đảng, hoặc là Luận cương chính trị là một cương lĩnh khác thay thế cho<br /> Cương lĩnh chính trị đầu tiên trên cơ sở Cương lĩnh này bị bác bỏ. Theo Giáo<br /> trình, giữa Luận Cương chính trị tháng 10-1930 và Cương lĩnh chính trị đầu tiên<br /> có sự “thống nhất cơ bản”1. Giảng viên sẽ trả lời như thế nào khi sinh viên hỏi:<br /> Tại sao Hội nghị Trung ương họp tháng 10-1930 lại phê phán Hội nghị hợp nhất<br /> có những “sai lầm chính trị” và quyết định “thủ tiêu chánh cương sách lược và<br /> điều lệ cũ của Đảng”, “Bỏ tên Việt Nam cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương<br /> cộng sản Đảng”2, và vì sao Nguyễn Ái Quốc bị phê phán rất gay gắt trong nhiều<br /> năm sau?<br /> Ví dụ 3: Về chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1939-1945<br /> Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng<br /> Đảng chỉ đề ra chủ trương “chuyển hướng chỉ đạo chiến lược”3. Trong khi đó,<br /> Văn kiện Đảng lại viết là “thay đổi chiến lược”4. Vậy Giáo trình sai hay Văn<br /> kiện Đảng sai? Sự thay đổi chiến lược ở đây là thay đổi so với chiến lược nào?<br /> được đề ta ở đâu? Chẳng lẽ Văn kiện Đảng viết một đằng, chúng ta có thể hiểu<br /> một nẻo?<br /> Ví dụ 4: Về đường lối kháng chiến chống Pháp và đường lối cách mạng<br /> dân tộc dân chủ nhân dân<br /> Một trong những nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trong Giáo trình là<br /> “làm rõ quá trình hình thành, bổ sung, và phát triển đường lối cách mạng của<br /> Đảng”5.<br /> “Quá trình hình thành và phát triển” thể hiện quá trình vận dụng, phát<br /> triển lý luận và nhận thức thực tiễn của Đảng. Quá trình ấy diễn ra không phải<br /> lúc nào cũng đi theo một con đường thẳng, mà cũng có những lúc quanh co,<br /> 1<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 50.<br /> 2<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2 , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 111-112.<br /> 3<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 61, 63 và 65.<br /> 4<br /> Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (5-1941) giải thích chủ<br /> trương “thay đổi chiến lược” như sau: "cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách<br /> mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc<br /> cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng"". Xem Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, Nxb<br /> Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tr. 118-119.<br /> 5<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 13.<br /> thậm chí là thụt lùi tạm thời. Hầu hết các chương của Giáo trình đã không thực<br /> hiện nghiêm túc nhiệm vụ được xác định trong Chương mở đầu, thậm chí có<br /> những chỗ sai sót đáng tiếc, chẳng hạn như coi đường lối cách mạng dân tộc dân<br /> chủ nhân dân của Đại hội lần thứ II của Đảng là sự phát triển đường lối kháng<br /> chiến chống thực dân Pháp. Trong khi trước đó, Giáo trình đã khẳng định<br /> “Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được hoàn chỉnh (TG nhấn mạnh)<br /> và thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố sát trước<br /> và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ”1. Người học sẽ hiểu như thế<br /> nào khi đường lối kháng chiến của Đảng đã “hoàn chỉnh” từ đầu cuộc kháng<br /> chiến, mà lại còn được phát triển ở Đại hội II? Thực ra đường lối cách mạng dân<br /> tộc dân chủ nhân dân được phát triển từ đường lối cách mạng giải phóng dân tộc<br /> thể hiện ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và nhiều văn kiện khác của<br /> Đảng thời kỳ 1930-1945 và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.<br /> Những ví dụ trên đây cho thấy, có những nội dung lịch sử không được<br /> phản ánh chính xác trong Giáo trình. Một khi “học vẹt”, chỉ biết nghe, ghi bài<br /> giảng của giảng viên, hoặc chỉ đọc giáo trình, sẽ dẫn tới nội dung kiến thức sai<br /> lầm. Nếu người học được hướng dẫn đọc Văn kiện Đảng Toàn tập và những tài<br /> liệu tham khảo khác, thì họ sẽ có được cách nhìn nhiều chiều, phải lựa chọn, tìm<br /> kiếm, nắm bắt kiến thức, thay đổi cách học, và do đó sẽ có được tri thức đúng và<br /> đầy đủ hơn. Phương pháp quyết định nội dung kiến thức là ở chỗ đó.<br /> Mặt khác, trong điều kiện áp dụng học chế tín chỉ, thời lượng lên lớp về lý<br /> thuyết không nhiều, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cũng được đặt ra cấp<br /> bách hơn để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đáp ứng lợi ích cao nhất của người<br /> học là có nhiều kiến thức.<br /> 3. Phải làm gì để đổi mới phương pháp dạy học môn Đường lối cách<br /> mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam?<br /> Thông thường một giảng viên phải trả lời được các câu hỏi: 1- Dạy cho<br /> ai? 2- Dạy học cái gì? 3- Dạy học để làm gì? 4- Dạy học như thế nào?<br /> - Trước hết, phải hiểu về đối tượng, sinh viên đại học là những người ít<br /> nhiều có kinh nghiệm và những quan điểm riêng nên không dễ dàng tiếp nhận<br /> một cách máy móc những thông tin được cung cấp một chiều, mà có nhu cầu<br /> kiểm tra tính đúng đắn của thông tin. Họ có thể hợp tác với nhau, cung cấp<br /> thông tin cho nhau, có khả năng tư duy trừu tượng, tiếp nhận và xử lý thông tin<br /> từ nhiều nguồn khác nhau, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.<br /> - Thứ hai, phải xác định được mục tiêu cụ thể cho từng chương, từng bài,<br /> từng mục<br /> Đó là những mục tiêu có thể quan sát được, theo các cấp độ khác nhau, là<br /> cơ sở để lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và phương thức kiểm<br /> tra đánh giá.<br /> 1<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr. 87.<br /> Tuỳ theo việc xác định hệ mục tiêu và những hoàn cảnh cụ thể khác nhau<br /> mà có sự vận dụng phương pháp tương thích: thảo luận nhóm, xêmina, nêu vấn<br /> đề, học theo quy trình nghiên cứu khoa học...; kết hợp với việc sử dụng hợp lý<br /> những phương tiện hỗ trợ giảng dạy.<br /> - Thứ ba, phải chuyển mạnh từ chỗ “dạy cái” sang “dạy cách”, từ chỗ<br /> cung cấp kiến thức là chủ yếu, sang hướng dẫn cách học là chủ yếu<br /> Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng<br /> (khoá VIII) chủ trương: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo,<br /> khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của<br /> người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện<br /> đại vào quá trình dạy - học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu<br /> cho học sinh, nhất là sinh viên đại học, phát triển mạnh phong trào tự học, tự<br /> đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên".<br /> Áp dụng mô hình giáo dục tích cực, cả thầy và trò đều phải cùng làm việc.<br /> Với vai trò thiết kế, chủ đạo, giảng viên phải bỏ kiểu dạy áp đặt kiến thức,<br /> mà phải làm các công việc như: nêu vấn đề, xác định các chủ đề của mỗi tín chỉ,<br /> giới thiệu những luận điểm khác nhau trong giới nghiên cứu, gợi ý những trọng<br /> tâm kiến thức, hướng dẫn những tài liệu cần đọc, chuẩn bị đề cương, chỉ đạo<br /> quy trình thảo luận ở nhóm, chủ trì thảo luận ở lớp, kiểm tra và đánh giá. Giảng<br /> viên không nên chỉ tìm kiếm câu trả lời đúng để xác thực cho việc học tập của<br /> sinh viên, mà cần tìm kiếm quan điểm của sinh viên nhằm nắm được những<br /> quan niệm hiện có của họ để có thể hướng dẫn họ tiếp tục nghiên cứu.<br /> - Thứ 4, người giảng viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, rèn<br /> luyện bản lĩnh của nhà khoa học, góp phần phát triển chương trình môn học, đổi<br /> mới nội dung và phương pháp dạy học. Dạy học môn Đường lối cách mạng của<br /> Đảng thì phải biết bám sát Văn kiện Đảng. Kiến thức nào trái với văn kiện của<br /> Đảng đều phải chỉnh sửa lại cho đúng.<br /> Điều cần lưu ý đối với mỗi giảng viên là phải xây dựng bài giảng thật chu<br /> đáo, xây dựng đề cương môn học thật khoa học, giúp sinh viên chủ động trong<br /> học tập và thi cử.<br /> Tóm lại, lĩnh vực phương pháp đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi<br /> giảng viên. Hy vọng với sự nỗ lực của đội ngũ đông đảo những người làm công<br /> tác nghiên cứu và giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt<br /> Nam, sẽ ngày càng có nhiều biến chuyển tích cực về phương pháp dạy và học,<br /> góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ trí thức phục vụ sự nghiệp công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2