intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Môi trường thể chế của ngành Nông - Lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Tóm tắt cẩm nang)

Chia sẻ: Vtu Vtu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Tóm tắt cẩm nang về môi trường thể chế của ngành Nông - Lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế mô tả mục tiêu, hoạt động và thông tin của hơn 50 cơ quan/ tổ chức đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Môi trường thể chế của ngành Nông - Lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Tóm tắt cẩm nang)

  1. Huế, 9/2011
  2. Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này không nhất thiết phản ánh các quan điểm của Tropenbos International Việt Nam. Đơn vị xuất bản: Chương trình Tropenbos International Việt Nam Bản quyền: @2012 Tropenbos International Việt Nam Biên tập: Chương trình TBI Viet Nam Nơi cung cấp: Chương trình TBI Viet Nam 6/1 Đoàn Hữu Trưng, TP. Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-388-6211; Fax: +84-54-388-6842 Email: info@tropenbos.vn www.tropenbos.org
  3. Mục lục Lời giới thiệu............................................................................................... 1 Tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) ................................................................... 2 Tổ chức Bắc Âu Trợ giúp Việt Nam (NAV) ....................................................... 3 Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) ................................................................... 5 Tropenbos International Viet Nam (TBI Viet Nam) ........................................... 6 WWF tại Việt Nam ....................................................................................... 7 Trường Đại học Nông lâm Huế (ĐHNL Huế)..................................................... 9 Khoa Lâm nghiệp, ĐHNL Huế ...................................................................... 11 Khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn – ĐHNL Huế ................................ 13 Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp - ĐHNL Huế ......................... 15 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) – ĐHNL Huế ..................... 17 Trung tâm Biến đổi Khí hậu miền Trung Việt Nam (CCCSC), ĐHNL Huế ............ 19 Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ Nông Lâm nghiệp, ĐHNL Huế ......................................................................................................... 21 Trung tâm Thông tin Thư viện (LIC) - ĐHNL Huế ........................................... 23 Dự án Hợp tác Nghiên cứu về Phát triển Nông thôn Bền vững (RD Viet), ĐHNL Huế ......................................................................................................... 25 Trung tâm Học liệu Đại học Huế .................................................................. 26 Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ Sinh học (IREB) - Đại học Huế ........ 28 Trung tâm Khoa học và Xã hội Nhân văn - Đại học Khoa học Huế .................... 29 Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Huế ................................................................ 31 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................... 32 Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................ 32 Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại Thừa Thiên Huế ............................................... 33 Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế...................................................................... 35 Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế ............................................................... 37 Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế ............................................................ 39 Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Thừa Thiên Huế ........................................ 41 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................. 42 Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế .................................................. 43 Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế ............................................... 44 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế ................................. 45 Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENAM) ................... 46 Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) .......................................... 47 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) ....................................... 48 Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Trung Trung Bộ (Sub-FIPI) ...................... 49 Vườn Quốc gia Bạch Mã (BMNP) .................................................................. 50 Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND huyện Nam Đông .................................. 52 Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện A Lưới .................................... 52 Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND huyện Phong Điền ................................. 52 Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông................................................................... 52 Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới ........................................................................ 52 Hạt Kiểm lâm huyện Phong Điền ................................................................. 53 Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc ...................................................................... 53 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền ........................................................... 54 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao La .................................................................. 55 Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Hòa ............................................................ 58 Công ty Lâm nghiệp Phong Điền.................................................................. 58 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong..................... 58 Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hương ...................................................... 58 Ban Quản lý rừng Phòng hộ Sông Bồ ........................................................... 58 Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy ...................................................... 58 Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông ......................................................... 58 Ban quản lý rừng Phòng hộ A Lưới ............................................................... 58 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân ..................................................... 58
  4. Lời giới thiệu Chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị Tóm tắt cuốn cẩm nang về môi trường thể chế của ngành Nông - Lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Cuốn cẩm nang này mô tả mục tiêu, hoạt động và thông tin của hơn 50 cơ quan/ tổ chức đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cuốn cẩm nang này được cập nhật dựa trên cuốn Tóm tắt cuốn cẩm nang về môi trường thể chế của ngành Nông - Lâm nghiệp do tổ chức Tropenbos International Viet Nam (TBI Viet Nam) xây dựng năm 2005. Mục tiêu của cuốn cẩm nang nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhà quản lý rừng và những ai quan tâm đến lĩnh vực nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cuốn cẩm nang giới thiệu một cách tổng quát các hoạt động, tổ chức và dự án có liên quan trên địa bàn tỉnh, để giúp các tổ chức/ đơn vị liên hệ đúng cá nhân/ đơn vị và tìm kiếm đúng nguồn thông tin. Ngoài ra, cuốn cẩm nang còn giúp các cá nhân/ tổ chức liên hệ đúng người, xác định đúng cơ quan cần liên hệ công tác và xây dựng các mối quan hệ đối tác mới. Cuốn cẩm nang về môi trường thể chế có thể gọi là một "tài liệu sống". Vì thế, cần phải thường xuyên cập nhật, bởi vì các dự án sẽ đến rồi đi, có những thay đổi về tổ chức và hoạt động, và một ngày nào đó sẽ có sự thay thế ở các vị trí giám đốc. Nó chưa hẳn đã hoàn thiện hoàn toàn (luôn có nhiều vấn đề cần cải thiện) và không mang tính cập nhật tuyệt đối. Chúng tôi hy vọng cuốn cẩm nang này sẽ hữu ích đối với quý vị. Nếu quý vị có ý kiến phản hồi, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: info@tropenbos.vn. Chúng tôi đánh giá cao những ý kiến đóng góp của quý vị vì điều này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện cuốn cẩm nang này. Chúng tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đối với các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện và hợp tác cung cấp thông tin để hoàn thành cuốn cẩm nang này. Quý vị có thể sử dụng hoặc chia sẻ cuốn cẩm nang này với các cá nhân/ tổ chức khác. Chỉ mong quý vị hiểu rằng đây là sản phẩm của TBI Viet Nam. Chân thành cảm ơn. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 1
  5. Tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) Địa chỉ: 39 Trần Văn Ơn, TP.Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-382-6037 Fax: +84-54-382-1198 Website: www.ideorg.org; www.idevn.org; www.ide-vietnam.org Giám đốc văn phòng tại Huế: Ông Nguyễn Văn Quảng Email: quang@idevn.org ------ IDE là một tổ chức phi chính phủ quốc tế với văn phòng chính ở Mỹ. IDE áp dụng các nguyên tắc thị trường để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam thông qua các dự án theo định hướng thị trường, ví dụ như tiếp thị, phát triển mạng lưới cung ứng, để hỗ trợ cho các hộ dân và doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam cải thiện sản xuất, tiếp cận thị trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tất cả các dự án của IDE đều được thực hiện theo định hướng thị trường, kích thích sự thay đổi bằng cách tạo nhu cầu và phát triển cung ứng các ý tưởng và công nghệ mang lại tác động tích cực đáng kể cho người dân có liên quan đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị cao, thủy lợi nhỏ, công nghệ chế biến sau thu hoạch, cấp nước và vệ sinh nông thôn. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 2
  6. Tổ chức Bắc Âu Trợ giúp Việt Nam (NAV) Địa chỉ: Lô số 9, Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, Việt Nam ĐT/ Fax: +84-54-382-2613; Email: navhue@dng.vnn.vn Trưởng đại diện: Bà Margareta Koltai Tổ chức Bắc Âu Trợ giúp Việt Nam (NAV) là một tổ chức phi chính phủ Na Uy, có văn phòng chính tại Thừa Thiên Huế và các văn phòng chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng. Các dự án của NAV chủ yếu ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển cộng đồng, phòng chống HIV, và bình đẳng Giới. Trong năm 2011 và những năm tiếp theo NAV sẽ ưu tiên thực hiện 3 chương trình hỗ trợ trọng tâm gồm: hỗ trợ tại cộng đồng cho người có HIV/AIDS; hoạt động nâng cao bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; phòng ngừa thảm họa và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. Các dự án đang thực hiện: Dự án "Mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế" Mục tiêu dự án: nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho cộng đồng nghèo và những người bị thiệt thòi trong cộng đồng do biến đổi khí hậu gây ra. Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng, bắt đầu từ năm 2012 Dự án sẽ tập trung vào 4 hoạt động chính của dự án: (1) Tập huấn kỹ thuật cho nông dân; (2) Xây dựng 2 điểm trình diễn trồng rau trên giàn (70m2/điểm) tại huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà; (3) Xây dựng 2 điểm trình diễn sản xuất lúa chịu rét (2 ha) tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà; (4) Nhập lúa giống chịu rét của miền Bắc. Đơn vị chủ quản: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến Nông - Lâm - Ngư Thừa Thiên Huế ------ Dự án "Thích nghi và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại 02 xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, và xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" Mục tiêu của dự án: nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho cộng đồng người nghèo và những người bị thiệt thòi trong cộng đồng do biến đổi khí hậu gây ra. Địa điểm thực hiện dự án: - Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc - Xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian thực hiện dự án: Năm 2012. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 3
  7. Dự án tập trung vào các hoạt động chính như: Hỗ trợ người dân xây dựng hầm biogas; Hỗ trợ bếp tiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ lắp đặt hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho trường mầm non; Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản hầm biogas cho các hộ hưởng lợi (năm 2011 và 2012); Tập huấn về sử dụng bếp tiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ xây nhà và toilet cho các hộ nghèo; Giới thiệu tập huấn và hỗ trợ người dân chế biến nguyên liệu đốt và phân vi sinh từ các phụ phẩm nông nghiệp; Hỗ trợ sinh kế cho người dân (tập huấn và cung cấp giống cho người dân); Hỗ trợ trang thiết bị cứu hộ cứu nạn, hệ thống lọc nước và thùng đựng rác cho các trường học; Tập huấn kỹ năng phòng ngừa và cứu hộ cứu nạn cho ban phòng chống lụt bão thôn và trường học; Tập huấn kỹ năng bơi lội cho học sinh. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 4
  8. Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) Văn phòng SNV tại Huế Địa chỉ: Tầng 3, Công ty Xổ số Kiến thiết TT Huế, đường Tố Hữu, TP.Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-383-0117; Fax: +84-54-382-0257 Website: www.snvworld.org Văn phòng SNV tại Hà Nội: Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà B, khách sạn La Thành, số 218 phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam ĐT: +84-54-3846-3791 Fax: +84-54-3846-3794 Email: vietnam@snvworld.org Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) là tổ chức phi chính phủ độc lập của Hà Lan được thành lập năm 1965. Đây là tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn lớn nhất ở Hà Lan trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Tổ chức SNV có 30 văn phòng và 1200 nhân viên làm việc tại các nước ở Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Mỹ Latin. Tổ chức SNV chính thức đặt văn phòng hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, hoạt động trên 10 tỉnh miền Bắc và miền Trung, với các lĩnh vực chính là: tiếp cận thị trường cho người nghèo, quản lý lâm nghiệp phối hợp, khí sinh học và năng lượng tái tạo, du lịch bền vững vì người nghèo và quản trị địa phương. Những dự án hiện tại của SNV tại Việt Nam: - Năng lượng tái tạo và khí sinh học - Nước sạch và vệ sinh môi trường - Lâm sản - Du lịch bền vững vì người nghèo - Nông sản Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 5
  9. Tropenbos International Việt Nam (TBI Việt Nam) Địa chỉ: 6/1 Đoàn Hữu Trưng, TP. Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-388-6211; Fax: +84-54-388-6842 Email: info@tropenbos.vn Website: www.tropenbos.org Giám đốc: Trần Hữu Nghị Di động: 0913 493 707 Email: nghi@tropenbos.vn Tropenbos International Việt Nam (TBI Việt Nam) là một trong sáu chương trình nghiên cứu của tổ chức Tropenbos International (TBI) có trụ sở tại Hà Lan. Những chương trình ở các nước khác bao gồm Colombia, Suriname, Cộng hòa Congo, Ghana, Cameroon và Indonesia. TBI Viet Nam bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001. Mục tiêu của chương trình nhằm góp phần cải thiện chính sách, kỹ thuật và phương pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng ở Việt Nam; Trong pha hoạt động đầu tiên (2001-2006), TBI Việt Nam đã triển khai hoạt động nghiên cứu về bảo tồn và sử dụng rừng nhiệt đới ở vùng Bắc Trung Bộ, chủ yếu tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong pha II (2007-2011), về cơ bản TBI Việt Nam tập trung nghiên cứu tác động của chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) đối với đời sống của người dân địa phương. TBI Việt Nam đã triển khai các dự án liên quan đến GĐGR nhằm cải thiện tình hình kinh tế xã hội, đồng thời để đánh giá tác động của quá trình GĐGR đối với đa dạng sinh học. Hiện tại, TBI Việt Nam đang triển khai pha III của chương trình (2012-2016). Các chủ đề nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu tác động của chính sách giao đất giao rừng - Nghiên cứu tác động của việc chuyển đổi đất rừng - Đánh giá tác động của chính sách của Dịch vụ Sinh thái Môi trường Rừng (PES) - Nghiên cứu thị trường gỗ nội địa ở Việt Nam - Nghiên cứu tác động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt Nam tham gia vào tiến trình đàm phán FLEGT/VPA. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 6
  10. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tại Việt Nam (WWF Viet Nam) Văn phòng WWF Viet Nam tại Huế: Địa chỉ: 18 Đoàn Hữu Trưng, TP. Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-388-7341; Fax: +84-54-388-7323 Giám đốc: Văn Ngọc Thịnh Email: thinh.vanngoc@wwfgreatermekong.org Di động: 0982 925 558 Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên được thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ, với tên ban đầu là World Wildlife Fund. Ngay năm đầu tiên, WWF đã có chi nhánh tại Thụy Sĩ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ, sau đó mở rộng những chi nhánh tại Áo, Đức, Hà Lan, và Nam Phi. Ngày nay, WWF có chi nhánh tại 59 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mục đích và hoạt động WWF hoạt động vì mục đích làm giảm bớt sự tàn phá, hủy hoại thiên nhiên do con người gây ra trên toàn cầu, xây dựng một môi trường, trong đó, con người bảo vệ, chăm sóc và sống hòa đồng cùng thiên nhiên. Mục tiêu: Bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới. Đảm bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh. Xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí. Các dự án đang thực hiện: Dự án "Tăng cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế" Mục tiêu dự án: Dự án nhằm mục tiêu góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua hoạt động trồng cây ngập mặn và chuyển giao kỹ năng quản lý rừng bền vững cho người dân địa phương; trong đó sẽ thực hiện các hoạt động truyền thông, tập huấn cho nông dân về sản xuất giống cây, trồng, chăm sóc và quản lý rừng ngập mặn; xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, quản lý rừng ngập Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 7
  11. mặn; tổ chức trồng 23.000 cây ngập mặn, bao gồm 11.000 cây tập trung để phát triển thêm diện tích Rú Chá, 12.000 cây phân tán để bảo vệ các tuyến đê bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu; đồng thời xây dựng 1 vườm ươm cây giống và thiết lập công cụ theo dõi, quản lý theo dõi bằng internet. Thời gian thực hiện: từ 2012 đến 7/2014. Địa điểm: Xã Hương Phong, thị xã Hương Trà. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 8
  12. Trường Đại học Nông lâm Huế (ĐHNL Huế) Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP. Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-352-2535; Fax: +84-54-352-4923 Website: www.huaf.edu.vn Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu ĐT: +84-54-352-3292 Di động: 0914 007 012 Email: hieu55@huaf.edu.vn Sứ mạng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo cán bộ kỹ thuật ở bậc đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn lực về nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên - môi trường và phát triển nông thôn cho các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Mục tiêu phát triển Xây dựng trường trở thành trường Đại học nghiên cứu trọng điểm, chất lượng cao của khu vực miền Trung -Tây Nguyên về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên - môi trường. Các khoa 1. Khoa Nông học 2. Khoa Chăn nuôi -Thú y 3. Khoa Lâm nghiệp 4. Khoa Cơ khí- Công nghệ 5. Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn 6. Khoa Thủy sản 7. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp 8. Khoa Cơ bản Các Viện và Trung tâm Nghiên cứu 1. Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung 2. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ Nông Lâm nghiệp 3. Trung tâm Biến đổi khí hậu miền trung Việt Nam Các phòng chức năng 1. Phòng Tổ chức - Hành chính 2. Phòng Đào tạo đại học Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 9
  13. 3. Phòng Công tác sinh viên 4. Phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế 5. Phòng Đào tạo Sau đại học 6. Phòng Kế hoạch - Tài chính 7. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục 8. Trung tâm Thông tin - Thư viện Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 10
  14. Khoa Lâm nghiệp, ĐHNL Huế Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP. Huế, Việt Nam Điện thoại: +84-54-352-9137; Fax: +84-54-353-8454 Trưởng khoa: TS. Đặng Thái Dương Email: thaiduonghue@yahoo.com Nguồn nhân lực cán bộ Hiện tại khoa Lâm nghiệp có tổng số CBCC là: 41 người; trong đó có 35 giáo viên. Số giáo viên có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ chiếm 95 %. Số người có trình độ tiến sỹ chiếm 33%. Các ngành đào tạo Đào tạo Đại học Hiện nay khoa có 3 ngành đào tạo đại học 4 năm: Lâm nghiệp; Quản lý bảo vệ rừng và môi trường; Chế biến lâm sản. Đào tạo sau Đại học Hiện khoa có 1 ngành đào tạo Thạc sỹ 2 năm: Lâm sinh Đào tạo ngắn hạn 1.Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) phục vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực; 2. Kỹ năng thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng; 3. Lập kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo tiếp cận VDP và CDP; 4. Thiết kế các khóa tập huấn ngắn hạn dựa vào nhu cầu đào tạo của cộng đồng; 5. Phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia (PTD); 6. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng - CFM; 7. Kỹ thuật chọn, tạo giống và gây trồng các loài cây lâm nghiệp cho các vùng sinh thái khác nhau; 8. Phát triển và bảo tồn lâm sản ngoài gỗ dựa vào cộng đồng; 9. Kỹ thuật xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp dựa vào cộng đồng; 10. Quy trình kỹ thuật giâm hom một số loài cây lâm nghiệp; 11. Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia (LUPLA); 12. Đánh giá rủi ro về môi trường, thể chế và xã hội của giao đất giao rừng; 13. Chăm sóc và quản lý rừng trồng dựa vào mục tiêu của dự án; 14. Giáo dục về bảo tồn và đa dạng sinh học. Công tác Nghiên cứu Khoa học & Phục vụ sản xuất Nghiên cứu khoa học của khoa tập trung vào các lĩnh vực sau: 1. Nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng nghèo đã giao cho cộng đồng. 2. Phát triển công nghệ có sự tham gia (PDT) nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. 3. Nghiên cứu Quản lý nguồn tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng. 4. Nghiên cứu và phát triển hệ thống Nông Lâm kết hợp trên các vùng sinh thái. 5. Nghiên cứu các loài cây bản địa đáp ứng cho mục đích phát triển tài nguyên rừng bền vững. 6. Nghiên cứu về giới trong quản lý tài nguyên rừng và đất rừng. 7. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng một số loài cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với từng vùng sinh thái trong khu vực miền Trung. 8. Nghiên cứu cải tiến chế biến công nghệ gỗ tận dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lâm sản. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 11
  15. Hợp tác Quốc tế 1. Thành viên mạng lưới Lâm nghiệp Xã hội (LNXH) ở Việt Nam 2. Thành viên mạng lưới đào tạo NLKH (SEANAFE) các nước Đông Nam Á. 3. Thành viên của nhiều mạng lưới nghiên cứu Lâm nghiệp như nghiên cứu rừng nhiệt đới (TBI), tổ chức SNV, Phát triển đào tạo lâm nghiệp xã hội (HEVENTAL), Tổ chức đạo tạo và phát triển Lâm nghiệp cộng đồng của UNDP và SiDa; Nghiên cứu và phát triển lâm sản ngoài gỗ Việt Nam - Hà Lan. 4. Chương trình lâm sản ngoài gỗ 5. Chương trình quản lý rừng cộng đồng (CFM) Công tác tổ chức Khoa Lâm nghiệp bao gồm 5 bộ môn và 1 trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp các bộ môn: 1. Bộ môn Lâm Sinh; 2. Bộ môn Điều tra Quy hoạch rừng; 3. Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường; 4. Bộ môn Lâm nghiệp xã hội; 5. Bộ môn Chế biến lâm sản; 6. Trung tâm Nghiên cứu Thực hành Thực tập Lâm nghiệp. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 12
  16. Khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn – ĐHNL Huế Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP. Huế, Việt Nam ĐT: +84-54-352-3845; Fax: +84-54-352-4923 Website: www.huaf.edu.vn Trưởng khoa: PGS.TS. Trương Văn Tuyển Di động: 0913 410 384 Email: tvtuyen@huaf.edu.vn Khoa Khuyến nông & PTNT/ Trường Đại học Nông Lâm Huế có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực khuyến nông & phát triển nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khoa có 4 Bộ môn chuyên ngành sau: - Bộ môn Phát triển nông thôn - Bộ Môn Hệ thống nông nghiệp - Bộ Môn Khuyến nông - Bộ Môn Kinh tế nông thôn Nhu cầu đào tạo Khoa có nhu cầu đào tạo thêm cho cán bộ của Khoa các kỹ năng: - Kỹ năng cơ bản: kỹ năng Tiếng Anh và kỹ năng truyền thông - Các kỹ năng chuyên môn: kỹ năng nghiên cứu, quản lý, lập kế hoạch, viết đề cương, quản lý dự án, giảng dạy có sự tham gia/ kỹ năng đào tạo, phân tích chính sách. Nhu cầu thông tin Nhu cầu thông tin về đa dạng sinh học; sử dụng đất trong vùng dự án; hệ thống nông lâm kết hợp; các vấn đề sử dụng đất; báo cáo về các dự án; bản đồ; các tài liệu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thông tin hiện có Khoa có các sách báo, tạp chí, các tài liệu tập huấn, liên quan đến Khuyến nông và Phát triển nông thôn; sách kỷ yếu nghiên cứu khoa học của Khoa và luận văn tốt nghiệp của sinh viên. Các dự án đã và đang thực hiện STT Thời gian Nội dung/tên dự án Nguồn tài trợ/ Các bên tham gia 1 2008-2011 Dự án Đồng quản lý tài nguyên ven Hợp tác nghiên cứu với tổ biển, http://www.cprhue.org chức IDRC của Canada 2 2006 - 2008 Xây dựng chuỗi giá trị nông sản phẩm Ngân hàng PT Châu Á-ADB 3 2005 - 2010 Phát triển cộng đồng Hợp tác với tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam-NAV Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 13
  17. 4 2006 - 2011 Phát triển hệ thống canh tác và dịch vụ Quỹ phát triển nông tài chính nông thôn trong chương trình nghiệp-IFAD phân cấp giảm nghèo 5 2007 - 2011 Bảo tồn đất ngập nước và giống thủy Hợp tác với Đại sứ quan Hà sản Lan và Quỹ môi trường toàn cầu GEF Chủ trì những đề tài cấp Bộ, đề tài liên kết cấp cơ sở của Đại học Huế và của Trường Đại học Nông lâm Nghiên cứu của Khoa đã được thiết lập theo cách tiếp cận từ dưới lên, mang tính đa ngành tập trung vào một số vấn đề liên quan đến PTNT và xây dựng phương pháp phát triển có sự tham gia. Các chủ đề nghiên cứu tập trung vào (i) Quản lý tài nguyên dùng chung và đồng quản lý, (ii) Xây dựng phương pháp khuyến nông có sự tham gia, khuyến nông theo thị trường; (iii) Ngành hàng nông lâm sản và thị trường; (iv) Biến đổi khí hậu ;(v) Phát triển cộng đồng, (vi) Chính sách phát triển; (vii) Canh tác bền vững và bảo tồn; (viii) Nghèo và môi truờng ; (ix) Tín dụng cho người nghèo; (x) Sinh kế bền vững; (xi) Truyền thông cộng đồng. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 14
  18. Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp - ĐHNL Huế Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP. Huế, Việt Nam Điện thoại: +84-54-351-6514; Fax: +84-54-352-4923 Website: http://tndmt.huaf.edu.vn Trưởng khoa: TS. Huỳnh Văn Chương DĐ: 0905 790 101 Email: huynhvanchuong@huaf.edu.vn Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp (Trường ĐH Nông lâm Huế) có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật lĩnh vực Quản lý đất đai, Khoa học đất, Tài nguyên đất và nước, Kỹ thuật và quản lý môi trường nông thôn, Quản lý tài nguyên và môi trường ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học; là nơi nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về Tài nguyên và Môi trường cho các tỉnh miền Trung và cả nước. Khoa gồm có các Bộ môn và Trung tâm sau : - Bộ môn Công nghệ Quản lý đất đai - Bộ môn Khoa học đất và Môi trường - Bộ môn Quy hoạch và Kinh tế đất - Trung tâm Tư vấn TN Đất & Môi trường Nông thôn. Nhu cầu đào tạo - Bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ cho CBGV trẻ về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường - Nâng cao trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn - Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm - Kỹ năng lập và quản lý dự án phát triển - Công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý TN và MT Nhu cầu thông tin - Cơ sở dữ liệu GIS (không gian và thuộc tính) và viễn thám trong quản lý TN và MT - Dữ liệu về quản lý và sử dụng đất - Tài liệu về qui hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng và lồng ghép biến đổi khí hậu - Báo cáo về các dự án liên quan đến TNMT và sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững - Tài liệu liên quan đến chính sách TN và MT - Bảo tồn và Đa dạng sinh học, quản lý du lịch sinh thái các khu bảo tồn Thông tin hiện có - Thư viện Trường và phòng đọc của Khoa có các thông tin về TN, MT, Quản lý và sử dụng đất,.. - Cơ sở dữ liệu bản đồ từ cấp xã đến cấp tỉnh của một số tỉnh miền Trung - Tạp chí TN và MT, Khoa học đất, Địa chính, Nông nghiệp và PTNT, Khoa học trái đất - Giáo trình và bài giảng lĩnh vực Quản lý đất đai, Khoa học đất, TN và MT Các dự án đã và đang thực hiện 1. Qui hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2011-2020 tại Bố Trạch, Quảng Bình - Năm thực hiện: 2010-2011 - Mục tiêu: Qui hoạch chi tiết sử dụng đất cấp xã theo thông tư 19 của Bộ TNMT tại huyện Bố Trạch, Quảng Bình Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 15
  19. - Các bên tham gia: Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp , UBND huyện Bố Trạch, UBND các xã huyện Bố Trạch. 2. Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám qui hoạch môi trường và phát triển bền vững vùng A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Năm thực hiện: 2009-2010 - Mục tiêu: Xác định các vùng dễ gây xói mòn, sạt lở và định hướng qui hoạch môi trường bền vững vùng núi A Luới, TT Huế - Các bên tham gia: Nhóm chủ trì Khoa TNĐ và MTNN, SIRCA- Singapore, IDRC tài trợ 3. Xây dựng mạng lưới đào tạo và chia sẻ thông tin về quản lý TN vùng sinh quyển và vườn quốc gia VN - Năm thực hiện: 2010-2013 - Mục tiêu: Nâng cao năng lực và xây dựng mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm về bảo tồn vùng sinh quyển và quản lý du dịch sinh thái - Các bên tham gia: Khoa TNĐ và MTNN- ĐHNL Huế, ĐHSP Hà Nội, ĐH Greisfwald- CHLB Đức, DAAD tài trợ. 4. Quản lý tài nguyên dùng chung vùng đồi núi miền Trung VN - Năm thực hiện: 2008-2011 - Mục tiêu: phân tích bó quyền và thực trạng tài nguyên dùng chung vùng đối núi miền Trung VN - Các bên tham gia: ĐHNL Huế, IDRC 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá tính thích nghi đất đai cho cây trồng và qui hoạch sử dụng đất - Năm thực hiện: 2008-2009 - Khoa TNĐ và MTNN, Tài trợ: Bộ GD và ĐT 6. Các dự án khác liên quan đến biến đổi khí hậu, phát triển bền vững vùng tái định canh, định cư sau khi xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện, xói mòn, dinh dưỡng đất. Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 16
  20. Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) – ĐHNL Huế Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, TP. Huế ĐT: +84-54-352-9749; Fax: +84-54-353-0000 Email: crd.hue@gmail.com Website: www.crdhue.com.vn Giám đốc: PGS.TS. Hoàng Mạnh Quân Di động: 0913 498 637 ĐT: +84-54-352-9749 - Ext. 0 Email: quanhm@huaf.edu.vn Mục tiêu Mục tiêu của CRD là nâng cao năng lực cho người dân để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu; Triển khai các nghiên cứu; và Cung cấp thông tin cho hoạch định chính sách nhằm đóng góp tích cực cho sự nghiệp Phát triển nông thôn ở khu vực miền Trung và cả nước vì một xã hội không có nghèo đói, môi trường và sinh thái được cải thiện, công bằng và dân chủ được nâng cao. Mục tiêu của CRD sẽ được thực hiện thông qua các nhiệm vụ chính sau đây: - Nâng cao năng lực (quản lý cho cán bộ và sản xuất cho người dân) để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; Xóa đói giảm nghèo; và Xây dựng nông thôn mới. - Nâng cao năng lực cho người dân để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường và sinh thái. - Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự để phát huy dân chủ cơ sở, tăng cường sự công khai, minh bạch và góp phần cải cách hành chính ở cấp cơ sở. - Triển khai các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để phục vụ sản xuất, đời sống và cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách; Đồng thời phối hợp với các tổ chức trong và ngoài mạng lưới để thực hiện hoạt động vận động chính sách ở các cấp. - Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và là cầu nối giữa Nhà trường và xã hội. Nhu cầu đào tạo - Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và GIS - Lập kế hoạch và triển khai chiến lược thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng - Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro trong quá trình lập KH địa phương - Dân chủ cơ sở - Các nội dung liên quan đến phát triển xã hội dân sự - Vận động chính sách - Kỹ năng tiếng Anh Tóm tắt Cẩm nang về Môi trường thể chế trong ngành Nông Lâm nghiệp 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2