intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một “hiện tượng” hiếm thấy trong lịch sử giáo dục Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

146
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên bầu trời văn hoá Việt Nam lấp lánh hai vì sao sáng là Trạng Lường Lương Thế Vinh và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những người thầy giỏi giang đào tạo nên hai vị trạng nguyên văn tài kiệt xuất ấy là hai cha con gia đình họ Lương ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Người cha là Giải nguyên Lương Hay (thầy dạy của Trạng Lường Lương Thế Vinh) và người con là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (thầy dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một “hiện tượng” hiếm thấy trong lịch sử giáo dục Việt Nam

  1. Một “hiện tượng” hiếm thấy trong lịch sử giáo dục Việt Nam Trên bầu trời văn hoá Việt Nam lấp lánh hai vì sao sáng là Trạng Lường Lương Thế Vinh và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những người thầy giỏi giang đào tạo nên hai vị trạng nguyên văn tài kiệt xuất ấy là hai cha con gia đình họ Lương ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Người cha là Giải nguyên Lương Hay (thầy dạy của Trạng Lường Lương Thế Vinh) và người con là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (thầy dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Trên bầu trời văn hoá Việt Nam lấp lánh hai vì sao sáng là Trạng Lường Lương Thế Vinh và Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những người thầy giỏi giang đào tạo nên hai vị trạng nguyên văn tài kiệt xuất ấy là hai cha con gia đình họ Lương ở làng Hội Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Người cha là Giải nguyên Lương Hay (thầy dạy của Trạng Lường Lương Thế Vinh) và người con là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (thầy dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Lương Hay (1424-1484) sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh xuất chúng. Năm 1460, ông dự kỳ thi Hương và đậu Giải nguyên. Không tiếp tục dự thi Hội và cũng không ra làm quan, ông ở nhà mở lớp dạy học. Học trò nghe danh đến xin thụ giáo rất đông, tiếng đồn vang khắp Bắc Hà. Có nhiều người học giỏi, thành tài, đỗ đạt cao, trong đó nổi bật nhất là Trạng nguyên Lương Thế Vinh. Gia phả họ Lương còn ghi rõ: “Thuở ấy ở làng Cao Hương, huyện Vụ Bản (Nam Định) có gia đình Lương Hữu Triệu vốn là họ hàng thân thuộc với họ Lương ở Hội Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông Triệu hay tin cụ Lương Hay mở lớp dạy học liền gửi con là Lương Thế Vinh vào học. Đứng về thứ bậc, dòng họ Lương Thế Vinh ở hàng trên, song Thế Vinh luôn lấy nghĩa thầy trò mà ứng xử, học hành chăm chỉ nên được thầy vô cùng quý mến”. Nhờ được dạy dỗ tận tình, lại được tiếp cận những pho sách quý của thầy nên sự học của Lương Thế Vinh ngày càng tấn tới. Đến kỳ thi, thầy trò từ biệt nhau, thầy
  2. Lương Hay tặng Thế Vinh mấy quyển sách dịch học mà cụ biết là Thế Vinh rất thích, rồi cầm tay người học trò yêu quý mà dặn rằng: - Anh học giỏi, đường đời ắt sẽ thành đạt, phải gắng mà xuất xử cho đúng, đem thực học mà giúp đời. Ta có nỗi buồn riêng, nay tuổi đã cao mà vẫn muộn đường con cái, ta nhờ anh nếu mai sau ta sinh con trai, anh hãy trông nom dạy dỗ cháu nên người, đó là sở nguyện của ta. Thế Vinh bịn rịn cảm tạ thầy và cảm kích nhận lời. Khoa thi ấy, Thế Vinh đỗ Trạng nguyên. Cụ Lương Hay có vợ là bà Lê Thị Sử (hiệu là Từ Hạnh), vốn con nhà khoa bảng, tính nết đôn hậu, lại cũng ham thích văn chương. Sinh thời, bà là người vợ đảm đang và là người bạn cầm kỳ thi phú của chồng. Năm 1472, bà Từ Hạnh sinh được cậu con trai đặt tên là Lương Ngạn Ích. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống, được cha dạy chữ cho rất sớm nên từ bé Ngạn Ích đã nổi tiếng là thần đồng. Năm Ngạn Ích 12 tuổi thì cụ Lương Hay qua đời. Theo lời cha dặn, Ngạn Ích tìm đến người bác họ là Trạng Lường Lương Thế Vinh để theo học. Được người học trò của cha dạy dỗ ân cần, sức học của Ngạn Ích ngày một tiến bộ vượt bậc. Nghe lời thầy dạy, học hành chăm chỉ, trọng thực học, Ngạn Ích làm quan Trạng rất hài lòng. Quan Trạng luôn động viên khuyến khích Ngạn Ích bằng những lời khen ngợi. Năm 22 tuổi, Ngạn Ích đậu Giải nguyên kỳ thi Hương. Sáu năm sau, dưới triều vua Lê Hiến Tông (năm Kỷ Mùi 1499), ông dự thi Hội đậu Hội nguyên, tiếp đó dự thi Đình đậu Bảng nhãn. Kỳ thi này do có nhiều điều dị nghị về thứ bậc Tam khôi, để thử tài thật sự của các vị tân khoa, vua tuyên triệu số tiến sĩ vừa đỗ vào làm bài thi ứng chế ngay tại sân rồng do đích thân nhà vua ra đề. Với học vấn uyên bác, bút lực dồi dào, Ngạn Ích đã làm cho cả triều đình kinh ngạc. Bài của ông được xếp hạng ưu, vua khen là hay nhất, ban thưởng rất hậu, lại ban cho tên mới là Lương Đắc Bằng.
  3. Lương Đắc Bằng làm quan trải bốn triều vua thời Lê Sơ (Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực), giữ nhiều chức vụ quan trọng ở triều đình, được thăng đến chức Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Văn phái Hầu. Là một đại thần công liêm chính trực rất mực trung thành với nhà Lê và là người có uy tín lớn trong lớp nho sĩ danh thần như Nguyễn Trực, Lê Trung, Lê Nại… nhưng hoạn lộ của ông không xuôi chèo mát mái. Ông là người tài năng đức độ nhưng không gặp thời, làm quan khi nhà Lê Sơ bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy vi. Sau khi Túc Tông qua đời, Uy Mục lên ngôi. Là ông vua “nghiện rượu, hiếu sắc, hoang dâm, thích ra oai tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người đời gọi là quỷ vương” nên Uy Mục ở ngôi chẳng được mấy năm thì bị lật đổ. Tham gia trong nhóm khởi nghĩa lật đổ Uy Mục do Nguyễn Văn Lang đứng đầu, Lương Đắc Bằng được giao nhiệm vụ soạn bài hịch kể tội nhà vua. Bài hịch đầy ắp lời lẽ phẫn nộ và phấn khích, làm chấn động cả triều đình, được nhân dân hưởng ứng. Năm 1509, Uy Mục bị lật đổ, Tương Dực lên thay. Đi theo vết xe đổ của Uy Mục, Lê Tương Dực từ khi lên ngôi lại lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, làm cho xã hội bất ổn, muôn dân lầm than, cơ đồ của nhà Lê đứng trước nguy cơ sụp đổ. Trước thực trạng đó, với thái độ thẳng thắn, cứng cỏi, dám khuyên can nhà vua, Lương Đắc Bằng đã dâng lên vua Tương Dực bản kế sách trị nước gồm 14 điều (gọi là “Trị bình thập tứ sách”) nêu ra những việc cần làm ngay nhằm chỉnh đốn chính sự để xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, muôn dân được sống yên ổn. Tiếc rằng kế sách trị nước của ông được nhà vua khen là hay nhưng không được thực thi. Không thể thức tỉnh được Tương Dực, chán nản với chốn quan trường, Lương Đắc Bằng cáo quan về quê dạy học, sống cuộc sống thanh bần. Cảm phục ông về đức, về tài, về tính tình cương trực liêm khiết, từ Nghệ An ra có Đinh Bạt Tụy, từ ngoài Bắc vào có Nguyễn Văn Đạt (tức Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyễn Thừa Hưu…, trong tỉnh ngoài tỉnh trước sau có đến hàng ngàn người đến xin thụ giáo. Tuy bản tính đôn hậu, rất mực yêu thương học trò nhưng Lương Đắc Bằng dạy
  4. học rất nghiêm. Ngoài việc dạy theo sách, giảng theo sách, ông rất chú trọng dạy cho học trò đạo lý làm người, đạo đức cương thường, nhân quả, lễ nghĩa… Phương pháp dạy học của ông là hỏi đáp, gợi mở để học trò tìm ra chân lí, thầy chỉ giúp học trò nắm cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác học trò phải từ đó mà tự tìm ra. Ông luôn đòi hỏi và khuyến khích học trò tìm hiểu cuộc sống để nắm chân lý, không đóng khung trong sách vở thánh hiền xưa, rèn luyện cho học trò phương pháp học tập chủ động, sáng tạo. Đặc biệt, ông còn coi học trò như những người bạn, trong lúc đạo Nho đề cao Quân - Sư - Phụ. Quan điểm, nội dung và phương pháp dạy học đó của ông đã được ghi lại trong một số tài liệu và trong gia phả: Một lần Văn Đạt (tức Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Thừa Hưu hỏi thầy nhiều câu khá rắc rối về sử sách và thi cử. Văn Đạt hỏi về đề thi khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời vua Lê Thái Tông: - Thưa thầy, sao nhà vua hỏi khá tỉ mỉ về các quan chức thời thượng cổ như vậy? Nào là Trí nhạc, Cửu quan, Tứ hung, Thập loạn… để làm gì? Con chợt nghĩ, học sử sách là học lấy điều cốt yếu để hành đạo, còn danh mục các quan thời xưa chỉ cần biết mà tra cứu, cần gì phải thuộc như vậy? Lương Đắc Bằng đã trả lời rất minh triết, nêu dụng ý của người ra đề là để xếp loại và thăm dò một chuyện đương kim nào đó. Ông giảng giải cặn kẽ rồi khuyên học trò: - Các con còn ở tuổi tráng niên, khi đến tuổi chúi mũi vào sách, biết suy nghĩ về những “ý tại ngôn ngoại” rồi khắc sẽ biết. Sách thánh hiền có chiều sâu của bụi đời, khác xa với loại sách “theo gió bỏ buồm”. Có điều các con biết cách đọc sách, học sách là điều thầy mong muốn. Biết cách học, cách đọc thì hỏi đúng, thầy nhàn mà hiệu quả lại cao. Ngược lại, các con không biết cách hỏi đúng thì thầy mệt mà hiệu quả lại thấp, rồi các con lại oán thầy. Một buổi thầy trò bàn về Tứ hung, Văn Đạt hỏi: - Thế ra đời nào cũng có Tứ hung?
  5. Thầy Bằng trả lời: - Con xem gà mẹ ấp ra lũ con, lúc bé con nào cũng như nhau, lớn lên mỗi con một khác. Một cành cây cũng không bao giờ có hai lá in đúc nhau. Đó là vật. Người thì lại phức tạp hơn cho nên Tứ hung đời nào cũng có, chỉ có điều chúng ẩn hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Tiếp đó Lương Đắc Bằng nói về Tứ hung, tức gian thần hiện tại. Nghe xong Văn Đạt tiếp lời: - Qua câu chuyện thầy nói, chúng con đã biết thế nào là nhân tình thế thái đương kim chứ không phải xa xưa trong sách vở của Bắc quốc. Phải chăng lịch sử là lịch sử lòng người? Như thầy đã dạy, chúng con phải biết cách sống, biết lẽ sống và nghiệm lẽ sống. Nhưng trước hết phải có tri thức về cuộc sống, vậy chúng con muốn thầy truyền cho những điều dịch lí của Thái Ất thần kinh có được không? Thầy Bằng vui vẻ trả lời: - Được thôi, miễn là các con bền chí chăm học, học đây là vì đại nghĩa. Thầy không tiếc các con, biết đến đâu dạy đến đấy. Các con phải có đầu óc tỉnh táo, biết suy nghĩ cái gì đúng, cái gì không đúng, còn sách do người làm ra thì không phải cái gì cũng đúng, không sai. Người sau suy tôn người nào trước đó là thánh nhân. Bản thân thánh nhân chân chính không bao giờ tự nhận mình là thánh nhân. Thừa Hưu tiếp lời: - Thưa thầy, chúng con hiểu ý thầy. Chúng con phải tỉnh táo đọc sách, hiểu sách chứ không mê muội sách thánh hiền. Nhưng bói dịch theo Thái Ất thần kinh có đúng không ạ? - Các con không cật vấn thầy đấy chứ. Các con nhớ, thầy không phải thầy bói và thầy cũng không dạy các con làm nghề bói để kiếm sống. Bói dịch là một trò chơi tâm lí bằng trí tuệ, phán đoán về chuyện đời phải có những chủ kiến của mình.
  6. Rồi thầy kể chuyện Lê Lợi, Lê Thụ và Nguyễn Trãi bàn thời gian khởi nghĩa. Lê Lợi và Lê Thụ cho là khởi binh năm Hợi thì thắng. Nguyễn Trãi bói dịch bảo nên khởi nghĩa năm Tuất, cuối cùng dấy binh ngày 18/1 Mậu Tuất. Nhưng vừa khởi binh thì bị bao vây ở Chí Linh. Vậy sao Lê Lợi không buộc tội Nguyễn Trãi? Cuối cùng thầy Bằng nói: - Các con thấy đấy, bói dịch chỉ là trò chơi tâm lý, còn muốn thắng giặc phải có chí bền, lực mạnh, phải biết thời biết thế chứ đâu chỉ tin vào bói toán mà thành được. Học cũng vậy, hành cũng vậy. Muốn học đến nơi đến chốn sau này ích nước lợi nhà cũng phải có chí có lực, biết thời biết thế… Đó chính là dịch lý của Thái Ất thần kinh. Trong số học trò ông rất tin vào tài năng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên sau này tặng cuốn kỳ thư Thái Ất thần kinh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và căn dặn: - Đây là cuốn sách quý. Toàn bộ nội dung của nó tập trung ở đỉnh cao nhất của dịch học nhưng cũng vì thế mà rất khó ứng dụng. Cứ theo quy luật nhân - quả thì quả là tổng hoà của nhiều nhân, chỉ khi quy nạp đủ hết nhân nguyên thì mới tính đúng được quả hậu. Đó là hai cung đoạn rất khó, không phải ai cũng làm được. Sách là kết tinh của trí tuệ muôn người, không thể thất truyền. Trong số môn sinh thầy thấy con là người có thể uỷ thác được, con hãy cẩn trọng mà ứng dụng, gắng đem thực học ra giúp đời. Gần thì có thể biết việc trong tầm mắt, xa thì có thể nhìn thấu đến mấy trăm năm. Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng về thuật số và dịch học với khả năng tiên đoán kỳ diệu là do học được những kiến thức từ thầy Bằng và những tài liệu quý mà thầy truyền cho? Với học vấn uyên thâm, phương pháp dạy học tích cực, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, thầy giáo Lương Đắc Bằng đã đào tạo được rất nhiều thế hệ học trò đỗ đạt thành danh như Thám hoa Nguy ễn Thừa Hưu, Bảng nhãn Nguyễn Mẫu Đối, Hoàng giáp Lại Kim Bảng, tiến sĩ Đinh Bạt Tụy… và đặc biệt là Trạng
  7. nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông mất ngày mồng 5/7/1522 tại quê nhà Hội Triều. Tin về đến kinh thành, quan ngự sử Đỗ Cương đã vỗ bàn khóc mà than rằng: Người trung nghĩa như Lương Đắc Bằng đã qua đời thì vận mệnh nước nhà sắp mất đến nơi rồi. Nhận được tin, học trò về chịu tang thầy rất đông, riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về Hội Triều chịu tang thầy ba năm. Thế mới hiểu tình cảm sâu nặng của học trò đối với thầy Bằng là như thế nào. Bằng tài năng và đức độ của mình, hai cha con thầy giáo Lương Hay và Lương Đắc Bằng đã đào tạo cho đất nước rất nhiều lớp học trò giỏi giang, thành danh, trong đó đặc biệt đã đào tạo được hai Trạng nguyên kiệt xuất, lập nên một kỳ tích hiếm có trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Một số nguyên tắc, một số phương pháp dạy học của hai ông ngày nay vẫn còn giá trị./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2