intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT NỮ HOÀNG 3.500 NĂM TUỔI GÂY RẠN NỨT TRONG QUAN HỆ GIỮA ĐỨC VÀ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ai yêu chuộng văn hóa đều vui mừng hoan hỉ trong buổi mở cửa trở lại Viện Bảo tàng Mới (Neues Museum) ở trung tâm Berlin, đỉnh cao của biết bao thập kỷ nỗ lực nhằm tân trang hoàn toàn tòa nhà bị tàn phá trong Chiến tranh Thế giới II này. Tuy nhiên ngày lễ đã bị hoen mờ vì một cuộc tranh chấp ngày càng gia tăng giữa hai chính phủ Đức và Ai Cập về những tác phẩm có giá trị như các “siêu sao” trưng bày trong bảo tàng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT NỮ HOÀNG 3.500 NĂM TUỔI GÂY RẠN NỨT TRONG QUAN HỆ GIỮA ĐỨC VÀ

  1. MỘT NỮ HOÀNG 3.500 NĂM TUỔI GÂY RẠN NỨT TRONG QUAN HỆ GIỮA ĐỨC VÀ AI-CẬP Những ai yêu chuộng văn hóa đều vui mừng hoan hỉ trong buổi mở cửa trở lại Viện Bảo tàng Mới (Neues Museum) ở trung tâm Berlin, đỉnh cao của biết bao thập kỷ nỗ lực nhằm tân trang hoàn toàn tòa nhà bị tàn phá trong Chiến tranh Thế giới II này. Tuy nhiên ngày lễ đã bị hoen mờ vì một cuộc tranh chấp ngày càng gia tăng giữa hai chính phủ Đức và Ai Cập về những tác phẩm có giá trị như các “siêu sao” trưng bày trong bảo tàng. Đó là bức tượng bán thân Nữ hoàng Nefertiti, một cung phi của Pharaoh Akhenaten. Bức tượng bằng đá vôi có quét stucco đã 3.500 năm tuổi. Nefertiti đã có mặt ở nước Đức từ năm 1913, nhưng giờ đây Ai Cập đang đòi tác phẩm mỏng manh dễ vỡ này, hiện đang được trưng bày một mình trong căn phòng mái vòm trông xuống suốt chiều dài của Viện Bảo tàng Mới, phải được trở về quê hương bản quán. Zahi Hawass, tổng thư ký Hội đồng Tối cao về Cổ vật của Ai Cập, đã tuyên bố với báo chí Đức trong mấy ngày qua rằng: Nefertiti thuộc về Ai Cập. Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến của Klner Stadt -Anzeiger và Spiegel, ông Hawass cho biết đã triển khai một cuộc điều tra chính thức xem
  2. bức tượng Nefertiti đã tới nước Đức bằng cách nào. Ông nói: “Nếu Nữ hoàng rời Ai Cập một cách bất hợp pháp, mà tôi tin thực tế là như vậy, thì lúc đó tôi nhất định sẽ chính thức đòi phía Đức phải trả Nữ hoàng về Ai Cập”. Các chuyên gia mỹ thuật Đức phủ nhận rằng Nefertiti đã bị đưa ra khỏi Ai Cập một cách bất hợp pháp. Ông Hawass đã đưa ra lời bình luận của ông mấy tuần sau khi Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập, Farouk Hosny, phàn nàn về việc ông không trúng cử chức giám đốc mới của Cơ quan văn hóa LHQ - Unesco, có trụ sở đóng tại Paris. Một thời được coi là nhân vật tiên phong, Ông Farouk Hosny đã từng gây nên cuộc tranh cãi vì những nhận xét của ông hồi năm 2008, khi đó ông đã tuyên bố trước Quốc hội Ai Cập rằng sẽ đốt tất cả các sách báo Israel nếu ông thấy chúng trong một thư viện nào đó ở Ai Cập. Cho dù ông đã lánh xa những nhận xét đó, nhưng Mỹ, Pháp và một số nước khác đã chống lại việc bổ nhiệm ông. Một quan chức ngoại giao Đức nói không hề “có sự liên hệ nào giữa yêu cầu của Ai Cập đòi trao trả bức tượng Nữ hoàng Nefertiti với kết quả của cuộc bỏ phiếu Unesco cả.” Vị quan chức này, người yêu cầu được giấu tên theo lễ tân ngoại giao, không cho biết Đức đã bỏ phiếu như thế nào. Nhiều ngày sau thất bại của ông Farouk Hosny, ông Hawass đã cáo buộc Pháp là đã đánh cắp các cổ vật - gồm 5 bức bích hoạ thuộc niên đại các Pharaon, rồi đem về Viện Bảo tàng Louvre năm 2000 và 2003 - và khăng khăng đòi phải trả chúng lại cho Ai Cập. Sau đó, Ai Cập dọa
  3. sẽ ngừng hợp tác tổ chức các cuộc triển lãm và ngừng bất cứ họat động nào với Louvre về Saqqara, về nghĩa trang mai táng các Pharaon ở phía nam Cairo. Bộ trưởng Văn hóa Pháp đã nói: nước ông sẵn sàng trao trả các cổ vật này nếu chúng bị lấy cắp. Còn trong trường hợp Nữ hoàng Nefertiti, ông Hawass nói rằng các quan chức Ai Cập có thể đã bị thông tin sai lệch về bức tượng bán thân này được đưa về Đức như thế nào trong năm 1913, nhưng nhiều chuyên gia văn hóa và lịch cử mỹ thuật trong Liên minh Dân chủ Cơ Đốc, Đảng của Thủ tướng Angela Merkel, nói: “ Đã có một sự hiểu nhau hoàn toàn về những gì được để lại Ai Cập và những gì sẽ được đưa về Đức. Tiến trình này là hoàn toàn hợp pháp.” Theo Der Spiegel cho biết, một văn bản năm 1924 được tìm thấy trong kho lưu trữ của Công ty Đông Đức (German Oriental Co.) có kể về một cuộc họp năm 1913 giữa một quan chức cao cấp Ai Cập và nhà khảo cổ học Đức, Ludwig Borchardt, người đã tìm thấy bức tượng bán thân trong một cuộc khai quật năm 1912. Viên thư ký của Công ty Đông Đức có mặt tại buổi họp đó cho biết cuộc họp được tổ chức để phân chia lợi phẩm của cuộc khai quật giữa Đức và Ai Cập . Viên thư ký này nói Ông Borchardt “muốn dành bức tượng bán thân cho chúng tôi.” Lam Điền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2