intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh thường gặp ở laptop

Chia sẻ: NgoVan Quang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

818
lượt xem
287
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong dịch vụ sửa chữa laptop, nếu còn tơ lơ mơ về các loại bệnh của màn hình laptop, bạn sẽ rất dễ bị… phỉnh. Xin nêu cụ thể một số bệnh: 1. Màn hình bị sọc đứng, sọc ngang: Triệu chứng thường thấy là vệt trắng cắt ngang hoặc cắt dọc màn hình. Nguyên nhân: Bị lỗi panel màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh thường gặp ở laptop

  1. Một số bệnh thường gặp ở laptop -- (màn hình) Trong dịch vụ sửa chữa laptop, nếu còn tơ lơ mơ về các loại bệnh của màn hình laptop, bạn sẽ rất dễ bị… phỉnh. Xin nêu cụ thể một số bệnh: 1. Màn hình bị sọc đứng, sọc ngang: Triệu chứng thường thấy là vệt trắng cắt ngang hoặc cắt dọc màn hình. Nguyên nhân: Bị lỗi panel màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở. Trường hợp bẹ cáp bị gãy, bạn nên đem máy đến những công ty sửa máy chuyên nghiệp để thay bẹ cáp khác mới. Họ sẽ tiến hành dùng máy ép để gắn bẹ cáp vào panel màn hình. Trường hợp bẹ cáp bị hỏng cũng thực hiện tương tự. Linh kiện thay thế cho trường hợp này rất khó kiếm, vì phải tìm đúng màn hình model máy bị hư. Với máy bẹ cáp bị hở ít, bạn có thể dùng tay để chỉnh lại, song xác suất thành công cực kỳ thấp. Bởi nếu dùng tay không, sẽ không gắn chặt được bẹ cáp vào panel màn hình. Nếu may mắn khắc phục được thì lâu ngày, điểm tiếp xúc cũng sẽ bị sứt ra và bệnh cũ chắc chắn sẽ tái phát. 2. Màn hình bị ố hoặc bị đốm mờ: Triệu chứng: màn hình bị vết ố màu xám, hoặc màu trắng khá lớn. Nguyên nhân: do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không còn hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước. Thông thường, những màn hình bị ố hoặc nhiều đốm là do tấm chắn kém chất lượng bên trong màn hình. Những màn hình laptop loại A, hoặc A- (theo phân loại trong giao dịch thương mại) thường gặp triệu chứng này sau thời gian sử dụng. Trường hợp này, bạn chỉ cần thay tấm chắn là khắc phục được ngay. Nếu bạn tháo và lắp dễ dàng màn hình laptop, bạn có thể thay bằng tay mà không cần sự trợ giúp máy móc hiện đại nào. 3. Màn hình bị mất màu: Triệu chứng: màn hình chuyển sang một màu duy nhất, có thể là màu xanh, vàng,... Nguyên nhân: có thể do bị lỗi ở bộ phận socket, cụ thể là do sợi cáp nối từ màn hình đến bo mạch của thân máy bị lỏng, hoặc do quá trình oxy hóa, bụi bám,... Ngoài ra, quá trình đóng mở nấp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây ra tình trạng lỏng cáp. Với triệu chứng này, bạn có thể nhờ công ty sửa chữa, hoặc tự khắc phục bằng cách lau chùi sạch sẽ hai đầu tiếp xúc của sợi cáp này. Nếu socket bị gãy, bạn không thể tự sửa hoặc thay thế linh kiện mà cần nhờ các công ty chuyên sửa chữa giúp bạn. 4. Màn hình bị mờ: Có hai trường hợp: bị mờ nhưng vẫn thấy hình ảnh trên màn hình laptop, hoặc không còn thấy chi cả. Với trường hợp đầu tiên, nguyên nhân là do đèn cao áp hoặc bo cao áp gây ra, có thể do người dùng để laptop va chạm mạnh, hoặc vì tuổi thọ của máy đã quá “hạn”. Thường những nơi sửa laptop đều có thiết bị chuyên kiểm tra nguyên nhân lỗi do bộ phận nào. Bạn chỉ cần thay chúng là khắc phục được. Trường hợp không thấy hình là do bộ phận bo mạch giải mã ma trận bị lỗi, cụ thể là do chíp ma trận bị lỗi, làm cho trên màn hình hệt như bị phủ một lớp sương mờ. 5. Màn hình bị điểm chết, bị lỗi: Loại lỗi này chủ yếu xuất phát từ khâu sản xuất. Vì vậy, khi mua laptop, bạn nên kiểm tra kỹ điểm chết trên màn hình bằng phần mềm, hoặc bằng cách thay đổi hình nền lần lượt sang các
  2. màu đen, trắng, vàng để kiểm tra các điểm chết và lỗi trên màn hình. Hiện tại, công nghệ sửa chữa chưa cho phép sửa được những điểm chết trên màn hình. Vì vậy, bạn chỉ có thể thay lớp ma trận mới để màn hình laptop hiển thị hình ảnh bình thường. Tuy nhiên, việc thay lớp ma trận cùng với công bỏ ra sẽ rất tốn kém, gần bằng chi phí cả màn hình song lại không đảm bảo laptop hoạt động tốt về sau này. Vì vậy, gặp những trường hợp này, bạn nên thay luôn cả màn hình để laptop hoạt động tốt hơn. Ở trường hợp điểm trên màn hình bị lỗi, bạn có thể tự sửa chữa nhưng xác suất thành công rất thấp. -- Lỗi chip card màn hình, hoặc lỗi RAM card màn hình, gây ra tình trạng màn hình bị sọc đứng hoặc sọc ngang, hoặc làm cho hình ảnh trên màn hình bị giật hình, màu sắc hiển thị không sắc nét (bị mờ). Triệu chứng này cũng giống như lớp ma trận màn hình bị lỗi. Vì vậy, để kiểm tra chính xác lỗi là do lớp ma trận, chip VGA hoặc RAM card màn hình, bạn phải gắn màn hình LCD thông qua cổng VGA trên laptop. Nếu tín hiệu xuất ra màn hình LCD gắn thêm này giống như hình ảnh hiển thị trên màn hình laptop thì nguyên nhân là do chip VGA hoặc RAM card màn hình. Ngược lại, tín hiệu xuất ra màn hình ngoài khác màn hình laptop thì nguyên nhân là do lỗi ở lớp ma trận. * Laptop: Bị trắng màn hình Laptop bị trắng màn hình, thường do 1 trong những nguyên nhân sau: Lõng cáp tín hiệu từ mainboard lên panel LCD  Lỗi Panel LCD  Lỗi Mainboard  Khi laptop bị trắng màn hình, không thấy bất kỳ hình ảnh gì như hình minh họa sau:
  3. Lỗi thường gặp nhất là do lõng cáp tín hiệu từ mainboard lên panel LCD. Cũng có thể do tự mình tháo ra rồi làm hỏng (đứt) cáp. Dĩ nhiên muốn kiểm tra thì ta phải tháo màn hình ra rồi cắm lại cáp. Nếu cắm lại cáp mà vẫn không được. Nghi vấn đặt lên chính panel LCD của laptop. Phải có
  4. một panel LCD laptop tốt để thử. Hoặc bạn có thể dùng công cụ “test panel LCD laptop” để kiểm tra xem panel LCD laptop đó có còn hoạt động tốt hay không. Dĩ nhiên bạn cũng có thể mang panel LCD laptop sang một máy tương tự để kiểm tra. Nếu thay thử 1 panel LCD laptop tốt sang máy hoạt động thì lỗi do panel còn không mainboard đã bị lỗi. Một cách kiểm tra khác nữa là xuất tín hiệu ra một màn hình ngoài qua cổng VGA phía sau hoặc bên hong máy. Rồi bấm phím Fn + F4 hay Fn + F5 hay Fn + F7 tùy theo dòng máy. Một số máy khi cắm cáp VGA ra màn hình ngoài phải khởi động lại máy thì mới có tín hiệu ra màn hình ngoài. Máy xuất ra màn hình ngoài được chứng tỏ lỗi chỉ khu vực xuất tín hiệu lên panel LCD của laptop. Tuy nhiên để biết chính xác là hư gì trên mainboard cần phải can thiệp vào phần “điện tử” hoặc có thể làm phải làm lại hoặc thay thế chip BGA.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2