intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học theo tiếp cận học hợp tác ở trường Đại học Tân Trào

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một số biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo tiếp cận học hợp tác. Thực nghiệm sư phạm việc vận dụng các biện pháp đó ở Trường Đại học Tân Trào đã cho những kết quả tích cực, góp phần khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng dạy học Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học theo tiếp cận học hợp tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học theo tiếp cận học hợp tác ở trường Đại học Tân Trào

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC TOÁN<br /> CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC<br /> THEO TIẾP CẬN HỌC HỢP TÁC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO<br /> Trần Xuân Bộ - Trường Đại học Tân Trào<br /> Ngày nhận bài: 10/10/2017; ngày sửa chữa: 31/10/2017; ngày duyệt đăng: 23/11/2017.<br /> Abstract: This article presents the situation of training skills of teaching mathematics at Tan Trao<br /> University. On the basis, the article proposes some measures to train skills of teaching mathematics<br /> for students of Primary Education under cooperative learning at the University. The practical<br /> teaching situation affirms the positive results and feasibility of these measures in training<br /> professional skills for students under cooperative learning approach.<br /> Keywords: Skills in teaching mathematics, primary education, cooperative learning.<br /> 1. Mở đầu<br /> Trong đào tạo giáo viên hiện nay, việc rèn luyện kĩ<br /> năng dạy học (KNDH) cho sinh viên (SV) ngành sư phạm<br /> nói chung và SV ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) nói<br /> riêng được xác định là một trong những yêu cầu cấp bách<br /> để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu và yêu<br /> cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, trong thực<br /> tế, việc rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH còn<br /> nhiều hạn chế về cả mặt lí luận và thực tiễn. Ở các trường<br /> đại học, cao đẳng cần có biện pháp cụ thể, phù hợp để rèn<br /> luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo các hình<br /> thức học tập mới, giúp SV chủ động trong học tập và rèn<br /> luyện, phát triển các năng lực nghề nghiệp, năng lực xã<br /> hội. Bài viết đề cập thực trạng và một số biện pháp rèn<br /> luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo tiếp cận<br /> học hợp tác (TCHHT) ở Trường Đại học Tân Trào,<br /> Tuyên Quang.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo<br /> TCHHT<br /> 2.1.1. Kĩ năng dạy học. Khi đề cập khái niệm KNDH, có<br /> nhiều tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau. Trong<br /> phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm<br /> KNDH của Đặng Thành Hưng: KNDH là kĩ năng nghề<br /> nghiệp mà nhà giáo cần có và sử dụng trong hoạt động<br /> dạy học để tiến hành có kết quả các nhiệm vụ dạy học<br /> theo mục tiêu hay tiêu chuẩn đã quy định. Xét ở khía cạnh<br /> nào đó, KNDH là loại kĩ năng chuyên môn của nhà giáo.<br /> Có nhiều loại KNDH, song việc phân loại chúng hiện<br /> nay chưa có tiêu chí nào thực sự thuyết phục. Ngay cả<br /> việc phân biệt các KNDH với kĩ năng giáo dục cũng thiếu<br /> thuyết phục, bởi dạy học chính là giáo dục, một nhiệm vụ<br /> cơ bản của giáo dục và giáo dục không có cách nào khác<br /> là phải qua dạy học [1; tr 5-9].<br /> <br /> Thông qua thực tiễn dạy học, theo chúng tôi, KNDH<br /> có một số đặc điểm nổi bật sau: - Là kĩ năng hoạt động<br /> trí tuệ, kĩ năng hoạt động vật chất; - Là kĩ năng hành<br /> nghề, kĩ năng công cụ để phát triển nghề nghiệp của nhà<br /> giáo; - Mang tính khoa học, nghệ thuật vì chúng dựa vào<br /> lí luận dạy học lẫn kinh nghiệm và phong cách nghề<br /> nghiệp của nhà giáo; - Mang tính chất chuyên môn,<br /> chuyên biệt, đặc thù của nghề và tính xã hội sâu sắc; - Có<br /> nội dung phức tạp và có tính chất tích hợp, có nguồn gốc<br /> từ các lĩnh vực quản lí, tổ chức, giao tiếp, nghiên cứu,<br /> thiết kế và hoạt động xã hội.<br /> 2.1.2. Học hợp tác. Có thể hiểu học hợp tác là một hình<br /> thức học tập, trong đó các nhóm SV tiến hành học tập,<br /> cùng làm việc, hợp tác, giải quyết vấn đề nhằm hoàn<br /> thành nhiệm vụ học tập, hoặc phấn đấu vì mục tiêu<br /> chung, giảng viên (GV) tổ chức và điều khiển.<br /> 2.1.3. Rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo<br /> TCHHT. Tiến hành rèn luyện KNDH Toán cho SV<br /> ngành GDTH theo TCHHT là cách thức tổ chức và điều<br /> khiển một nhóm SV, chia SV trong lớp thành các nhóm<br /> nhỏ để thảo luận. Sử dụng học hợp tác đòi hỏi sự hướng<br /> dẫn của GV đối với SV, nhằm tạo động lực chung, phát<br /> triển các kĩ năng làm việc nhóm cho các em. Học hợp tác<br /> cần tập hợp được sự đóng góp của mỗi thành viên trong<br /> nhóm, khuyến khích sự tương tác lẫn nhau và tạo mối<br /> liên hệ cộng sinh giữa các thành viên trong nhóm.<br /> KNDH Toán cho SV là thực hiện có kết quả một số<br /> thao tác hay hành động phức hợp trong hoạt động dạy học<br /> môn Toán, bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức toán và<br /> kinh nghiệm vào dạy học; chú trọng khai thác có hiệu quả<br /> sự hợp tác của SV trong quá trình học tập và rèn luyện.<br /> 2.2. Định hướng rèn luyện KNDH toán cho SV ngành<br /> GDTH theo TCHHT. Tổ chức quá trình rèn luyện<br /> KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT giúp<br /> cho quá trình đào tạo đạt được hai mục tiêu kép, đó là<br /> <br /> 40<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br /> <br /> rằng học hợp tác có tác động tích cực tới việc rèn luyện<br /> KNDH Toán; SV rất ủng hộ việc vận dụng học hợp tác<br /> vào thực tiễn). Quy trình tổ chức rèn luyện KNDH Toán<br /> cho SV theo TCHHT được GV cho rằng đây là quy trình<br /> tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính khoa học và mang lại hiệu<br /> quả trong rèn luyện KNDH Toán. Quy trình này sẽ giúp<br /> SV từ việc rèn luyện KNDH Toán ở giai đoạn đầu (trước<br /> khi bước vào trường Sư phạm) và hình thành, phát triển<br /> thành kĩ năng nghề nghiệp sau khi SV kết thúc thực tập<br /> sư phạm. Tuy nhiên, GV, SV vẫn chưa nắm bắt được bản<br /> chất của việc rèn KNDH Toán theo TCHHT; chưa có kế<br /> hoạch nhằm khai thác có hiệu quả sự hợp tác của SV<br /> trong rèn luyện KNDH Toán theo TCHHT.<br /> Trên cơ sở khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất một số<br /> biện pháp rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH<br /> theo TCHHT nhằm góp phần thực hiện đổi mới trong công<br /> tác đào tạo giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.<br /> 2.4. Một số biện pháp rèn luyện KNDH Toán theo<br /> TCHHT cho SV Trường Đại học Tân Trào<br /> Cơ sở khoa học của các biện pháp: Việc xây dựng và<br /> thực hiện biện pháp cụ thể của việc rèn luyện KNDH<br /> Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT là một trong<br /> những yêu cầu cơ bản và quan trọng đối với việc rèn kĩ<br /> năng nghề nghiệp cho SV. KNDH của SV có được là nhờ<br /> vào việc thực hiện có kết quả các hoạt động trên cơ sở<br /> vận dụng những thuộc tính tâm lí, kiến thức, kinh nghiệm<br /> hợp lí, linh hoạt vào các tình huống thực tiễn để đạt được<br /> mục tiêu dạy học.<br /> Cơ chế hình thành KNDH Toán thường trải qua 3 giai<br /> đoạn: Nhận thức mục đích của hành động và kế hoạch<br /> hành động → Làm thử → Luyện tập [2; tr 116]. Theo<br /> chúng tôi, việc hình thành KNDH môn Toán cho SV<br /> ngành GDTH cần trải qua các giai đoạn cơ bản sau: Học<br /> lí thuyết ở trường sư phạm; Thực hành, kiến tập sư phạm;<br /> Tập giảng ở trường sư phạm; Thực tập sư phạm. Để có<br /> KNDH Toán tốt, SV cần được tổ chức rèn luyện theo<br /> một quy trình, từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo và<br /> hợp tác cho các em. Việc trang bị và phát triển cho SV<br /> những KNDH Toán là cần thiết, vừa phát triển tri thức<br /> Toán học, vừa rèn kĩ năng nghề cho SV. Dưới đây, chúng<br /> tôi đưa ra một số biện pháp rèn luyện KNDH Toán cho<br /> SV ngành GDTH theo TCHHT. Cụ thể:<br /> 2.4.1. Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện quy trình chung<br /> rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT.<br /> - Mục tiêu của biện pháp: Giúp SV hiểu cách thức<br /> thực hiện các hoạt động của việc xây dựng và thực hiện<br /> quy trình chung rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành<br /> GDTH theo TCHHT. Từ đó, xây dựng quy trình giúp SV<br /> phát triển KNDH Toán theo TCHHT cho bản thân trong<br /> quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà.<br /> <br /> vừa giúp SV hoàn thiện, nâng cao các KNDH - mục tiêu<br /> trang bị kiến thức, vừa rèn luyện một số kĩ năng của môn<br /> học và kĩ năng hợp tác trong học tập - mục tiêu tạo ra<br /> bước chuẩn bị lâu dài cho SV sau khi ra trường.<br /> Định hướng rèn luyện KNDH toán cho SV ngành<br /> GDTH theo TCHHT gồm: 1) Về tri thức: Trang bị, củng<br /> cố cho SV những tri thức cơ bản môn Toán, biết vận<br /> dụng tri thức Toán học vào hoạt động chuyên môn<br /> nghiệp vụ sau khi ra trường; 2) Về kĩ năng: Giúp SV biết<br /> tổ chức hoạt động dạy học Toán ở tiểu học đạt hiệu quả<br /> bằng cách vận dụng thuần thục một số kĩ năng cơ bản<br /> như: thiết kế bài học, dạy học khái niệm và các tính chất<br /> toán học. SV có biện pháp tự rèn luyện KNDH Toán một<br /> cách hiệu quả; 3) Xây dựng các biện pháp mang lại hiệu<br /> quả học tập và rèn luyện KNDH Toán cho SV.<br /> 2.3. Thực trạng rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành<br /> GDTH ở Trường Đại học Tân Trào<br /> Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện<br /> KNDH Toán với đối tượng là SV và GV. Với đối tượng<br /> là SV: gồm 138 SV năm thứ 3, hệ cao đẳng, ngành<br /> GDTH ở Trường Đại học Tân Trào. Lí do chọn đối tượng<br /> (mẫu) là SV năm thứ 3: Các em đã được học học phần<br /> Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, đã được tham gia<br /> các khóa thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và các<br /> hoạt động ngoài giờ trong chương trình đào tạo. Đối<br /> tượng GV: giảng dạy ngành GDTH, số lượng 11 GV.<br /> Phương pháp và kĩ thuật tiến hành: Tiến hành khảo<br /> sát qua bảng hỏi; phân tích hồ sơ dạy học, xin ý kiến<br /> chuyên gia. Thời gian khảo sát: tháng 8-10/2013. Kết quả<br /> khảo sát: Khảo sát quá trình rèn luyện KNDH Toán cho<br /> SV ngành GDTH ở Trường Đại học Tân Trào hiện nay,<br /> chúng tôi nhận thấy, chưa có quy trình chung cho việc rèn<br /> luyện KNDH Toán cho SV (89,5% GV cho rằng, quy<br /> trình rèn luyện KNDH Toán cho SV được thực hiện theo<br /> cách truyền thống), chưa có chương trình rèn luyện<br /> KNDH Toán riêng biệt (69,3% GV cho rằng việc rèn<br /> KNDH Toán chưa có tính chất chuyên biệt về bộ môn và<br /> phương pháp); nội dung rèn luyện KNDH Toán chưa tập<br /> trung ở một học phần mà phân bố rải rác trong chương<br /> trình đào tạo mặc dù đã có kế hoạch, nội dung rèn luyện<br /> tương đối cụ thể. Tổ chức rèn luyện KNDH Toán cho SV<br /> theo TCHHT là một trong những giải pháp đề xuất để khai<br /> thác hiệu quả sự hợp tác của SV trong rèn luyện KNDH ở<br /> trường sư phạm.<br /> Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết GV và SV<br /> đều nắm rõ quy trình, ý tưởng của việc rèn luyện KNDH<br /> Toán cho SV theo TCHHT (81,5% GV cho rằng cần vận<br /> dụng hình thức học tập mới nhằm giúp SV chủ động, tích<br /> cực trong việc rèn luyện các KNDH Toán; 80% SV cho<br /> <br /> 41<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br /> <br /> nhiệm vụ; + Hoạt động 4: Các nhóm hoạt động thực hiện<br /> nhiệm vụ học tập. Hoạt động này gồm: 1) Các nhóm triển<br /> khai kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thảo luận, phân<br /> tích rõ cấu trúc (gồm những phần nào); 2) Thảo luận về<br /> các bước thực hành thiết kế một kế hoạch dạy học môn<br /> Toán theo cấu trúc đã nêu (nêu rõ các việc cần làm trong<br /> mỗi bước); + Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá.<br /> * Biện pháp thành phần 2: Thực hành ví dụ cụ thể<br /> nhằm giúp SV thuần thục quy trình thiết kế bài học.<br /> - Mục tiêu của biện pháp: SV rèn luyện kĩ năng thiết kế<br /> bài học; - Nội dung thực hiện: Vận dụng dạy học hợp tác<br /> vào việc rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn Toán ở<br /> tiểu học. Thiết kế một số giáo án dạy học môn Toán ở<br /> tiểu học, giúp SV hoàn thiện và phát triển kĩ năng thiết<br /> kế giáo án; - Cách thức thực hiện biện pháp: + Hoạt động<br /> 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ; + Hoạt động 2: GV nêu<br /> tiêu chí đánh giá; + Hoạt động 3: SV thực hành theo sự<br /> phân nhóm (tương tác SV - SV trong cùng một nhóm);<br /> + Hoạt động 4: Hợp tác SV - SV trong phạm vi cả lớp.<br /> * Biện pháp thành phần 3: Thiết kế hoạt động rèn<br /> luyện KNDH khái niệm và tính chất toán học. Trong số<br /> những KNDH Toán cho SV ngành GDTH, KNDH các<br /> khái niệm và tính chất toán học là một trong những kĩ<br /> năng chuyên biệt - dùng để tổ chức các hoạt động học tập<br /> cho học sinh dựa vào cấu trúc riêng của một bài học cụ<br /> thể. KNDH các khái niệm và tính chất toán học gồm kĩ<br /> năng tổ chức, hình thành các hoạt động học tập cho học<br /> sinh trong giờ hình thành kiến thức mới. Đây là một trong<br /> những nội dung quan trọng trong chương trình học tập<br /> và rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH, giúp<br /> các em thực hiện thuần thục các KNDH trong chương<br /> trình môn Toán ở tiểu học. - Mục tiêu của biện pháp: Hình<br /> thành và phát triển KNDH khái niệm và tính chất toán học<br /> ở tiểu học cho SV; - Nội dung của biện pháp: Tiến hành<br /> tổ chức rèn luyện 2 kĩ năng, đó là: dạy học khái niệm và<br /> tính chất toán học. Từ đó, giúp SV nhận dạng bài học,<br /> cách tổ chức bài học theo đặc thù của bộ môn; - Cách<br /> thức thực hiện của biện pháp: + Hoạt động 1: Thiết kế<br /> nội dung và các bước tiến hành của việc hình thành khái<br /> niệm. Với hoạt động này, SV tìm hiểu, phân tích các<br /> nội dung: nguồn gốc của khái niệm, tường minh hóa<br /> khái niệm, kĩ năng; phân bậc hoạt động làm cơ sở để sử<br /> dụng các phương pháp dạy học; lựa chọn phương pháp,<br /> phương tiện và kĩ thuật dạy học; + Hoạt động 2: Xây<br /> dựng các hoạt động học tập. Trong hoạt động này, SV trao<br /> đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá về các nội dung: xây<br /> dựng hoạt hóa kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị kiến thức<br /> nền; xây dựng hoạt động định hướng kiến thức, gợi động<br /> cơ học tập; xây dựng các hoạt động học tập tương thích<br /> với nội dung kiến thức, kĩ năng theo thiết kế để kiến tạo tri<br /> <br /> - Nội dung của biện pháp:<br /> Điều kiện chuẩn bị: trang bị cho SV các kiến thức, kĩ<br /> năng về học hợp tác để các em có thể vận dụng sáng tạo<br /> trong việc rèn luyện KNDH Toán. Quy trình chung rèn<br /> luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT<br /> gồm các bước:<br /> Bước 1: Trang bị cho SV hiểu rõ bản chất của học<br /> hợp tác, các kĩ thuật thường sử dụng trong học hợp tác.<br /> Để giúp SV hiểu rõ bản chất của học hợp tác, chúng tôi<br /> đề xuất các khâu của việc tổ chức học hợp tác như sau:<br /> - Ổn định tổ chức, giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học;<br /> - Hướng dẫn nguyên tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần,<br /> thái độ học tập hợp tác; - Thành lập nhóm học tập hợp<br /> tác; - Giao nhiệm vụ cho nhóm; - Quan sát, phát hiện,<br /> điều chỉnh các hành vi hợp tác của SV; - Tổ chức tổng<br /> kết, đánh giá, điều chỉnh. Để SV hiểu rõ các kĩ thuật<br /> thường sử dụng trong dạy học hợp tác, chúng tôi đề xuất<br /> kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ được sử dụng<br /> như sau: - Kĩ thuật 1: Lắp ráp (Jigsaw) của Elliot<br /> Aronson; - Kĩ thuật 2: Phỏng vấn 3 bước Three - step<br /> Interview) của Spencer Kagan; - Kĩ thuật 3: Đánh số<br /> (numbered Heads) của Spencer Kagan.<br /> Bước 2: Lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp với<br /> học hợp tác.<br /> Bước 3: Thiết kế kịch bản để tổ chức rèn luyện<br /> KNDH Toán.<br /> Bước 4: Tổ chức thực hiện.<br /> Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm.<br /> 2.4.2. Biện pháp 2: Thiết kế và thực hiện các hoạt động<br /> rèn luyện KNDH Toán tiểu học theo TCHHT. Biện pháp<br /> này gồm 3 biện pháp thành phần sau:<br /> * Biện pháp thành phần 1: Thiết kế và thực hiện các<br /> hoạt động rèn luyện KNDH Toán ở tiểu học theo<br /> TCHHT. - Mục tiêu của biện pháp: Mô tả cấu trúc nội<br /> dung của KNDH Toán cho SV ngành GDTH, xác định<br /> các thao tác, hành động cơ bản trong kĩ năng thiết kế bài<br /> học trên cơ sở vận dụng học hợp tác. Ngoài ra, trên cơ sở<br /> xác định các KNDH Toán, các chủ đề học tập đã giúp<br /> quá trình rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH<br /> theo TCHHT đảm bảo tính logic, toàn diện và khoa học;<br /> - Nội dung của biện pháp: Xác định các kĩ năng chính, kĩ<br /> năng thành phần và KNDH Toán. Từ đó, thiết kế nội<br /> dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn Toán cho<br /> SV ngành GDTH. Vận dụng cách học hợp tác để SV<br /> tương tác hiệu quả, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ<br /> xảo nghề nghiệp; - Cách thức thực hiện biện pháp:<br /> + Hoạt động 1: Thống nhất các khái niệm làm cơ sở cho<br /> việc thảo luận nhóm; + Hoạt động 2: Tìm hiểu kế hoạch<br /> dạy học và cấu trúc của một kế hoạch dạy học theo định<br /> hướng đổi mới; + Hoạt động 3: Phân nhóm và giao<br /> <br /> 42<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 40-43; 34<br /> <br /> thức; xây dựng hoạt động kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh<br /> hoạt động dạy học; + Hoạt động 3: SV đánh giá thiết kế<br /> bài học minh họa.<br /> 2.4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn các hoạt động thực hành<br /> rèn luyện KNDH Toán thông qua hoạt động rèn luyện<br /> nghiệp vụ sư phạm. Biện pháp này gồm 2 biện pháp<br /> thành phần sau:<br /> * Biện pháp thành phần 1: xây dựng quy trình cho<br /> SV phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm trong dạy<br /> học Toán ở tiểu học. - Mục tiêu của biện pháp: SV biết<br /> phát hiện và xử lí các tình huống sư phạm: kiến thức toán<br /> ở tiểu học, các nhân tố tác động đến giờ học (tâm lí học<br /> sinh, thái độ,…); - Nội dung của biện pháp: SV tiến hành<br /> xử lí và giải quyết các tình huống sư phạm trong quá trình<br /> thực tập. Thông qua thảo luận nhóm để trao đổi tình<br /> huống, kinh nghiệm xử lí. Từ đó, mỗi SV tự trang bị cho<br /> mình kinh nghiệm xử lí tình huống trong giảng dạy;<br /> - Cách thức thực hiện biện pháp: + Hoạt động 1: SV tiến<br /> hành sưu tầm hoặc xây dựng các tình huống trong dạy<br /> học Toán ở tiểu học theo dự kiến; + Hoạt động 2: SV tiến<br /> hành thảo luận, phân tích một số tình huống sư phạm; +<br /> Hoạt động 3: SV thảo luận và đề xuất phương án xử lí<br /> tình huống sư phạm; + Hoạt động 4: Hợp tác, chia sẻ kinh<br /> nghiệm xử lí tình huống sư phạm.<br /> Như vậy, một số thao tác cần tiến hành khi xử lí các<br /> tình huống sư phạm nhằm năng cao kĩ năng xử lí tình<br /> huống như sau: + Phát hiện (nhận biết) vấn đề có trong<br /> tình huống; + Huy động các nội dung kiến thức và kĩ<br /> năng có liên quan; + Đề xuất cách xử lí; xem lại kiến thức<br /> cơ sở cho việc giải quyết; + Đánh giá các cách thức xử lí<br /> tình huống sư phạm.<br /> * Biện pháp thành phần 2: xây dựng nội dung, quy<br /> trình thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở các<br /> trường tiểu học cho SV ngành GDTH. - Mục tiêu của<br /> biện pháp: Giúp SV phát triển kĩ năng thực hành, phát<br /> hiện lỗi sai thường gặp của bản thân và hiểu đặc điểm<br /> của học sinh tiểu học trong các tình huống dạy học môn<br /> Toán; - Nội dung biện pháp: SV được thực tập, vận dụng<br /> những tri thức, KNDH Toán đã có trong điều kiện thực<br /> tế; tự rèn luyện các kĩ năng thực hành sư phạm dưới sự<br /> hướng dẫn của giáo viên tiểu học; - Cách thức thực hiện<br /> của biện pháp: + Hoạt động 1: SV tổ chức nhóm thực<br /> tập tại các trường. Phân nhóm theo khối lớp và tổ chức<br /> thực hiện giảng dạy dưới sự hướng dẫn chuyên môn của<br /> giáo viên tiểu học tại trường thực tập. Mỗi nhóm gồm 46 SV. Căn cứ vào quy mô trường tiểu học, có thể chia<br /> thành<br /> 6-8 nhóm ở các khối lớp khác nhau; + Hoạt động 2: Các<br /> nhóm sau khi dự giờ của giáo viên tiểu học, sẽ thực hiện<br /> các cuộc họp nhóm chuyên môn. Các nhóm sẽ trình bày<br /> <br /> những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuẩn bị tiến<br /> hành thực tập giảng dạy. Hoạt động này giúp SV củng cố<br /> kĩ năng soạn bài, chuẩn bị các điều kiện cơ bản cho đợt<br /> thực tập sư phạm; + Hoạt động 3: SV thực tập tại lớp.<br /> Trong hoạt động này, SV cần tiến hành các bước: - Thực<br /> hành dự giờ giáo viên tiểu học để nắm được đặc điểm<br /> của học sinh lớp mình thực tập, nội dung, phương pháp<br /> dạy học mà giáo viên tiểu học đang áp dụng; - Tiến hành<br /> thiết kế giáo án và kịch bản giờ dạy; - Thông qua giáo<br /> viên tiểu học duyệt giáo án; - Thực hành giảng dạy tại<br /> lớp. Xử lí các tình huống sư phạm trực tiếp trên lớp, các<br /> nhân tố ảnh hưởng đến giờ dạy; - Giáo viên tiểu học nhận<br /> xét, đánh giá, SV rút kinh nghiệm sau giờ dạy; + Hoạt<br /> động 4: SV rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học cho<br /> học sinh tiểu học.<br /> 2.5. Kết quả thực hiện các biện pháp đề xuất ở Trường<br /> Đại học Tân Trào<br /> Đối tượng thực nghiệm: 91 SV Khoa GDTH thuộc<br /> Trường Đại học Tân Trào hệ chính quy tập trung.<br /> Thời gian thực nghiệm: Đợt 1 được thực hiện từ tháng<br /> 9/2013-1/2014. Đợt 2 được thực hiện từ tháng 9-12/2014.<br /> Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến<br /> hành trong 2 năm học 2013-2014 và 2014-2015 ở<br /> Trường Đại học Tân Trào theo phương pháp thực<br /> nghiệm có đối chứng. Trong đó, chương trình, nội dung,<br /> điều kiện dạy học ở các nhóm thực nghiệm và đối chứng<br /> tương đương nhau. Nhóm đối chứng vẫn tiến hành dạy<br /> học thông thường. Nhóm thực nghiệm áp dụng linh hoạt,<br /> lồng ghép các biện pháp rèn luyện KNDH Toán theo<br /> TCHHT đã đề xuất trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ<br /> sư phạm và thực hiện thực tập sư phạm. Kết thúc các đợt<br /> thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết<br /> quả thực nghiệm ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng<br /> để đánh giá sự tiến bộ của SV trong kết quả học tập và<br /> mức độ thuần thục của các KNDH Toán.<br /> Tổ chức thực nghiệm: Chuẩn bị thực nghiệm: Bước<br /> 1: Chọn đối tượng thực nghiệm; Bước 2: Soạn giáo án<br /> thực nghiệm; Bước 3: Lựa chọn GV dạy thực nghiệm.<br /> Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và phương<br /> tiện kĩ thuật cho quá trình thực nghiệm. Bước 5: Triển<br /> khai thực nghiệm: - Kiểm tra các bước chuẩn bị cho thực<br /> nghiệm; - Tiến hành thực nghiệm; - Kiểm tra, đánh giá<br /> kết quả thực nghiệm.<br /> Kết quả thực nghiệm: Thực tiễn cho thấy, rèn luyện<br /> KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT có thể<br /> áp dụng hiệu quả trong dạy học các môn học nghiệp vụ<br /> ở Trường Đại học Tân Trào, phù hợp với phương thức<br /> dạy học theo hệ thống tín chỉ thông qua vận dụng và phối<br /> hợp hợp lí giữa các biện pháp dạy học.<br /> (Xem tiếp trang 34)<br /> <br /> 43<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 31-34<br /> <br /> Bước 4. Đối chiếu kết quả với tình huống.<br /> Số ngày làm theo dự kiến là: 1000 : 50 = 20 (ngày).<br /> Số ngày làm theo thực tế là: 20 - 2 = 18 (ngày).<br /> Số sản phẩm làm theo thực tế là: 18 x 60 = 1080<br /> (sản phẩm).<br /> Hiệu số sản phẩm giữa dự kiến và thực tế là:<br /> 1080 - 1000 = 80 (sản phẩm).<br /> Kết quả trên phù hợp với dữ kiện của tình huống<br /> thực tiễn.<br /> <br /> MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN<br /> KĨ NĂNG…<br /> (Tiếp theo trang 43)<br /> <br /> Rèn luyện KNDH theo hướng TCHHT không chỉ tác<br /> động tích cực đến hiệu quả học tập mà còn phát triển kĩ<br /> năng học hợp tác của SV. Kết quả thực nghiệm cho thấy,<br /> các KNDH Toán của SV ngành GDTH có những tiến bộ<br /> đáng kể ở kết quả học tập và kĩ năng, đặc biệt là những<br /> kĩ năng tương đối phức tạp. Những phân tích cả về mặt<br /> định tính và định lượng đã khẳng định tính hiệu quả của<br /> các biện pháp tác động.<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Trong dạy học Toán ở trường phổ thông, phát triển<br /> NL MHHTH sẽ giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc học<br /> Toán, biết vận dụng toán học vào thực tiễn. Bài viết đã<br /> mô tả, phân tích MHHTH trong tình huống thực tiễn liên<br /> quan đến bài toán giải phương trình. Với cách tiếp cận<br /> đó trong dạy học những chủ đề với nội dung cụ thể trong<br /> chương trình môn Toán ở trường phổ thông sẽ từng bước<br /> góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo<br /> dục Việt Nam.<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Từ việc khảo sát thực trạng rèn luyện KNDH Toán<br /> cho SV ngành GDTH, theo TCHHT ở Trường Đại học<br /> Tân Trào, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp rèn<br /> luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH theo TCHHT<br /> nhằm khắc phục những hạn chế của thực trạng và đáp<br /> ứng mục tiêu đề ra. Kết quả thực nghiệm sư phạm thu<br /> được bước đầu cho thấy, các biện pháp rèn luyện<br /> KNDH cho SV ngành GDTH theo hướng TCHHT đã<br /> đề xuất ở Trường Đại học Tân trào không chỉ giúp SV<br /> hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, sáng tạo<br /> (thông qua điểm số các bài kiểm tra) mà còn hình thành<br /> cho các em hành vi, thái độ, tinh thần hợp tác tích cực<br /> trong học tập cũng như rèn luyện, phát triển kĩ năng học<br /> hợp tác; là một hướng đúng đắn trong dạy học nhằm<br /> thực hiện mục tiêu giáo dục ở các trường đại học trong<br /> giai đoạn hiện nay.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số<br /> 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,<br /> toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập<br /> quốc tế.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông<br /> (chương trình tổng thể).<br /> [3] Nguyễn Danh Nam (2016). Phương pháp mô hình<br /> hóa trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông.<br /> NXB Đại học Thái Nguyên.<br /> [4] Nguyễn Nhứt Lang (2003). Tuyển tập các bài toán<br /> thực tế hay và khó (chương trình trung học cơ sở).<br /> NXB Đà Nẵng.<br /> [5] Bùi Huy Ngọc (2003). Tăng cường khai thác nội<br /> dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm<br /> nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn<br /> cho học sinh trung học cơ sở. Luận án tiến sĩ Khoa<br /> học giáo dục, Trường Đại học Vinh.<br /> [6] Nguyễn Bá Kim (2009). Phương pháp dạy học môn<br /> Toán. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [7] Nguyễn Thái Hòe (1996). Các phương pháp giải<br /> Toán. NXB Giáo dục.<br /> [8] G.Polya (1997). Toán học và những suy luận có lí.<br /> NXB Giáo dục.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Đặng Thành Hưng (2013). Kĩ năng dạy học và tiêu chí<br /> đánh giá. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 88, tr 5-9.<br /> [2] Hoàng Anh (chủ biên, 2007). Hoạt động giao tiếp nhân<br /> cách. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [2] Trần Bá Hoành (2006). Vấn đề giáo viên những nghiên<br /> cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [4] Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại. NXB Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội.<br /> [5] G.Polya (1997). Toán học và những suy luận có lí.<br /> NXB Giáo dục.<br /> [6] Nguyễn Bá Kim (2009). Phương pháp dạy học môn<br /> Toán. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [7] Trần Ngọc Lan (chủ biên, 2007). Rèn luyện tư duy cho<br /> học sinh trong dạy học Toán bậc tiểu học. NXB Trẻ.<br /> <br /> 34<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1