intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

Chia sẻ: Tobi Luv | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

237
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

DLST là một lĩnh vực rộng và bao gồm rất nhiều vấn đề có liên quan khác nhau. Do đó để có thể phát triển DLST một cách bền vững thì cần phải có quá trình nghiên cứu lâu dài về nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày với bạn đọc một số khía cạnh chính của công tác nghiên cứu về DLST là:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

  1. Chương 7 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI DLST là một lĩnh vực rộng và bao gồm rất nhiều vấn đề có liên quan khác nhau. Do đó để có thể phát triển DLST một cách bền vững thì cần phải có quá trình nghiên cứu lâu dài về nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày với bạn đọc một số khía cạnh chính của công tác nghiên cứu về DLST là: - Nghiên cứu về sức chịu tải của khu vực DLST - Nghiên cứu về quảng bá và tiếp thị cho hoạt động DLST - Nghiên cứu về việc xây dựng khu nhà nghỉ sinh thái - Vai trò và chức năng của các đối tượng trong quá trình phát triển DLST tại một địa phương. 7.1. TỔNG QUAN VỀ SỨC CHỊU TẢI CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI Hiện nay, nhiều khu du lịch, nhiều địa điểm du lịch đang trở nên quá tải do số lượng du khách đổ về những nơi này quá lớn. Sự quá tải này đã dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi trường tại những khu vực này. Đứng trước nhu cầu du lịch ngày càng tăng của du khách thì chắc chắn sự quá tải này diễn ra sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới. Tình trạng quá tải diễn ra liên tục trong một thời gian dài tại khu vực du lịch sẽ làm xuống cấp trầm trọng nguồn tài nguyên du lịch tại địa phương và sẽ có tác dụng kiềm hãm ngành du lịch phát triển. Do đó việc nghiên cứu và tìm hiểu về sức chịu tải của khu du lịch sinh thái là một việc làm cần thiết và cấp bách. 7.1.1. Khái niệm sức chịu tải Nhiều khu du lịch tại nước ta đã trở nên quá tải về số lượng du khách. Những tác động do các hoạt động của du khách đến các tài nguyên du lịch và
  2. môi trường thể hiện ngày càng rõ ràng. Vậy làm thế nào để xác định được, khu du lịch có thể đón bao nhiêu khách du lịch trong một ngày để không ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Để trả lời được câu hỏi này, điều cần thiết là chúng ta phải đi tìm hiểu về sức chịu tải. Đây là một khái niệm còn tương đối mới trong ngành du lịch nói chung và ngành DLST nói riêng. Tổ chức Du lịch Thế giới năm 1981 đã định nghĩa sức chịu tải sinh thái là: Sức tải sinh thái trong hoạt động du lịch là số lượng khách du lịch cực đại có thể viếng thăm một điểm du lịch trong cùng một thời gian mà không phải là nguyên nhân phá hủy môi trường vật lý, kinh tế và văn hóa xã hội và không làm giảm đi chất lượng, ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Như vậy rõ ràng sức chịu tải sinh thái trong hoạt động du lịch là một khái niệm rộng và cần phải được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. 7.1.1.1. Sức tải vật lý (Physical carrying capacity) Sức tải vật lý là giá trị giới hạn tuyệt đối về số lượng khách du lịch tại một vùng mà nguồn lực tại đó có thể chịu đựng được. Sức tải vật lý bao gồm hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông vận tải. Khi nghiên cứu sức tải vật lý cần chú ý những tiêu chuẩn như: Diện tích khu vực, không gian sử dụng, những tác động có thể nhìn thấy được, điều kiện thời tiết, khí hậu, mỹ học, mỹ quan, chất lượng nơi ăn, ở, tiện nghi có sẵn để sử dụng, hoạt động vận tải, số người có thể được đáp ứng về tiện nghi… 7.1.1.2. Sức tải môi trường (Environmental capacity) Sức tải môi trường được hiểu là số lượng cực đại khách du lịch tại một vùng có thể có được mà hệ sinh thái không bị ảnh hưởng. Khi thiết lập những tiêu chuẩn về sức tải môi trường cần chú ý đến những tiêu chuẩn như: Bảo tồn sinh thái, mức độ phá vỡ về môi trường, tài nguyên động vật hoang dã, địa hình, nơi trú ẩn của động vật, thói quen của những loài nhạy cảm, sự phong phú – đa dạng sinh học, tính độc nhất của loài nhạy cảm, chỗ ẩn náu, khả năng phục hồi của hệ sinh thái, tác động của việc sử dụng lên diện tích lưu vực…
  3. 7.1.1.3. Sức tải xã hội (Social carrying capacity) Sức tải xã hội là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội của khu vực, cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có nguy cơ bị phá vỡ, bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Khi nghiên cứu sức tải xã hội cần phải tìm hiểu, đánh giá sự lựa chọn, thăm dò ý kiến, xem xét hành vi và thái độ, sự ưa chuộng và mong đợi, nhận thức và hưởng ứng, hoạt động của du khách, mức độ chấp nhận về sự đông đúc của du khách, những vấn đề xã hội của cộng đồng địa phương… 7.1.1.4. Sức tải kinh tế (Economic carrying capacity) Sức tải kinh tế là giới hạn mà nếu vượt quá thì du lịch thiên về hướng chỉ là một món nợ kinh tế. Cần chú ý đến những tiêu chuẩn về: sự đầu tư trong hoạt động du lịch, số lượng du khách, giá thành của một kỳ nghỉ (giá tour), mức độ lợi ích về phân phối thu nhập cho các thành phần kinh tế tham gia du lịch, sự hài lòng về dịch vụ lưu trú… Việc định lượng sức tải kinh tế có thể dựa vào tổng giá trị đầu tư về cơ sở hạ tầng trong du lịch, giá thành của một tour du lịch có quá đắt hay không, mức độ chấp nhận về giá cả tăng lên như giá đất, giá thuê nhà, giá các dịch vụ khác của du khách và cộng đồng địa phương như thế nào khi du lịch ở nơi đó được phát triển… Đối với một hệ sinh thái thì mỗi thành phần trong hệ sinh thái sẽ có những chức năng riêng, do đó khi đánh giá sức chịu tải của một khu vực ta cũng sẽ căn cứ vào những chức năng này để lựa chọn khía cạnh đánh giá cho phù hợp. Ví dụ: Xem xét để đánh giá sức chịu tải cho một vùng ven biển. Từ trong đất liền tiến ra đến biển sẽ có những khu vực với những dịch vụ khác nhau, do đó sức chịu tải tại mỗi khu vực cũng sẽ khác nhau tại những khu vực đó. - Vùng nội địa (khu vực cung cấp dịch vụ và tiện nghi cho du khách), chú ý sức tải vật lý;
  4. - Cồn cát (khu vực chuyển tiếp, dành cho lối đi), chú ý sức tải môi trường; - Bãi biển (khu vực diễn ra các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí), chú ý sức tải xã hội; sức tải môi trường - Biển (khu vực diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí), chú ý sức tải môi trường. 7.1.2. Những chỉ số cần lưu ý khi đánh giá sức chịu tải 7.1.2.1. Chỉ số về sinh thái – tự nhiên Chỉ số về sinh thái tự nhiên là sự hợp thành của tất cả những chỉ số cố định và biến động của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Những chỉ số này bao gồm sức tải về sinh thái, sức tải của các di sản thiên nhiên, chiều dài vùng ven bờ, môi trường khí hậu… Xem xét những thông số biến động trước hết là hệ thống cơ sở hạ tầng, đó là nguồn cung cấp nước, hệ thống thoát nước, cung cấp điện và gas, giao thông vận tải (đường giao thông riêng biệt), dịch vụ công cộng (dịch vụ bưu điện và thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, dịch vụ pháp luật và nhân phẩm, ngân hàng, mua sắm và những dịch vụ khác). 7.1.2.2. Chỉ số về nhân khẩu – xã hội Bao gồm tất cả những yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng như nơi ở của cộng đồng dành cho khách du lịch và mối quan hệ giữa cộng đồng và khách du lịch. Không giống như những chi số về nhân khẩu học phổ biến tương đối dễ dàng khi thu thập và đánh giá (nguồn nhân lực, trình độ nhân công lao động), những chỉ số về văn hóa, xã hội, cụ thể như tính đồng nhất của cộng đồng địa phương, kinh nghiệm du lịch, khả năng tiếp nhận nguồn lao động mới và du khách mới đến của cộng đồng địa phương… khá trừu tượng và không dễ dàng để có thể thu thập và đánh giá. 7.1.2.3. Thông số về kinh tế - chính trị Chủ yếu bao gồm dự kiến vốn đầu tư và tác động kinh tế khi phát triển du lịch. Lấy ví dụ nguồn cung cấp nước là giới hạn chính để phát triển. Nếu chính quyền quản lý tạo cơ hội đầu tư xây dựng những đường ống dẫn mới, tạo
  5. điều kiện cho những nhà đầu tư có tiềm năng trong du lịch, sau đó việc xác định khả năng cung cấp nguồn nước nên dựa vào tình trạng của những đường ống mới đã được lắp đặt hơn là tình trạng đã có. Tương tự vấn đề này, những giới hạn liên quan đến nguồn nhân sự, lấy ví dụ nên điều chỉnh lại nếu các văn bản chính thức của chính quyền đề nghị di dân tới một khu vực sẽ được khuyến khích (chẳng hạn như một vài hòn đảo), và nếu cư dân địa phương bằng lòng chấp nhận những người mới đến. Hình 10. Những nhóm chỉ số quan trọng trong đánh giá sức tải 7.1.3. Một số công thức tính toán sức chịu tải 7.1.3.1. Sức tải tiềm năng (Potential Carrying capacity – PCC) Việc định lượng sức tải sinh thái trong hoạt động du lịch khá phức tạp. Khó có thể ứng dụng một công thức riêng cho các dạng sức tải khác nhau cũng như cho các dạng du lịch tương tự ở những vùng khác nhau trên thế giới do có sự khác nhau về điều kiện địa lý, sinh thái và cả điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này, nhằm xác định được sức tải cho các điểm du lịch biển, chúng ta có thể lựa chọn các công thức dưới đây để xác định, tính toán sức tải. Mathieson, Wall (1982) và Innskeep (1991) đưa ra ba công thức tính toán sức tải như sau: Sức tải thường xuyên CPI = AR/a (1) Trong đó: - CPI : Sức tải thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) - AR : Diện tích của khu vực (Size of area) -a : Tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho một người) Sức tải hàng ngày CPD = CPI * TR = (AR*TR)/a (2) - CPD: Sức tải hàng ngày (Daily capacity) - TR : Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover nhe of users per day) Sức tải hàng năm
  6. CPY = CPD/PR = (AR * TR)/ (a*PR) (3) - CPY: Sức tải hàng năm (Yearly capacity) - PR : Ngày sử dụng (Tỷ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm), (Sử dụng cả đêm 1/365 x OR) - OR: Công suất sử dụng giường (Occupancy rate) Công thức trên có thể áp dụng cho các hoạt động có yêu cầu sử dụng diện tích. Trong trường hợp có trước nhu cầu du lịch, thì diện tích cần đáp ứng cho nhu cầu đó có thể được tính như sau: AR = (TD * a * PR)/TR Trong đó: TD : Nhu cầu du lịch (Tourism Demand) Theo Boullón (1985) đưa ra công thức tính toán sức tải như sau: CPI = AR/a Tổng diện tích sử dụng cho du lịch (4) Tiêu chuẩn trung bình cho một du khách Số lượng khách có thể tham quan hàng ngày = CPI / hệ số luân chuyển (5) Nhìn chung, qua những công thức trên ta thấy rằng việc xác định tiêu chuẩn trung bình cho một du khách có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt sinh thái, vật lý, môi trường và cả về mặt kinh tế. Chúng ta có thể sử dụng công thức tính toán sức tải của Boullón (1985) để làm cơ sở cho việc đánh giá, tính toán sức tải sinh thái cho các điểm du lịch ở đảo Phú Quốc. Do khái niệm sức tải bao gồm cả định tính và định lượng vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức tải cho một khu vực. Mặt khác mỗi khu vực khác nhau sẽ có những chỉ số sức tải khác nhau. Các chỉ số này có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc xác định sức tải sinh thái của một điểm du lịch là một công việc phức tạp và không thể có được một số định lượng
  7. chính xác. Phân tích sức tải không thể thay thế công tác đánh giá chi tiết tác động kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động phát triển du lịch. 7.1.3. 2. Sức tải thực (Real Carrying capacity – RCC) Các công thức tính toán sức tải mà chúng tôi đã trình bày ở trên chỉ là sức tải ở dạng tiềm năng. Việc xác định sức tải thực tại một điểm du lịch còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác đó là những hệ số hiệu chỉnh (Corrective factor – Cf). Những hệ số hiệu chỉnh này có thể xác định được bằng cách tính toán những biến số sinh lý, môi trường, sinh thái, xã hội và quản lý. Công thức tính toán hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC – Effective Real Carrying Cappacity) ERCC = PCC – Cf1 – Cf2 – Cf3 - ... – Cfn Trong đó: + PCC: Sức tải tiềm năng + Cf: Hệ số hiệu chỉnh Các hệ số này được tính theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy, có thể viết lại như sau: ERCC=PCC * ((100 – Cf1)/ 100)* ((100 – Cf2)/100)...((100 – Cfn)/100) Hệ số hiệu chỉnh được biểu diễn dưới dạng % và được tính theo công thức sau: Cfi = Ml/Mt (%) (8) Trong đó: + Ml: Cường độ giới hạn của biến số (Limiting magnitude of the variable) (là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i) + Mt: Tổng cường độ của biến số (Total magnitude of the variable) (tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.) Như vậy, khi nghiên cứu sức tải thực, chúng ta cần chú ý phân tích các yếu tố: sức tải theo không gian, sức tải theo thời gian và tính toán sức tải sinh thái cũng phải chú ý đến những hệ số hiệu chỉnh đã trình bày.
  8. Phân tích, đánh giá sức tải sinh thái cần phải chú ý đến mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các yếu tố về hoạt động du lịch, các nhà ủng hộ môi trường và cộng đồng, chính quyền địa phương. Ngành công nghiệp du lịch sẽ có tác động đến cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, cần phải tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, đồng thời những người ủng hộ bảo vệ môi trường phải đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường. Khi và chỉ khi 3 đối tượng này phối hợp đồng bộ lẫn nhau, lúc bấy giờ ngành công nghiệp du lịch mới thực sự góp phần cải thiện được chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Sơ đồ dưới đây mô tả mối tương quan giữa du lịch – môi trường và cộng đồng địa phương trong đánh giá sức tải sinh thái nhằm hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Từ những cơ sở lý luận về sức tải sinh thái trong hoạt động du lịch, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về hiện trạng hoạt động du lịch tại đảo Phú Quốc, xác định những nguy cơ và thách thức của du lịch đến môi trường biển làm cơ sở cho việc đánh giá sức tải sinh thái cho các điểm du lịch nơi đây. Hình 11: Mối quan hệ giữa du lịch, môi trường và cộng đồng Nguồn: WTO, 1993 Hình 12. Giản đồ mô tả mối quan hệ không gian giữa hệ thống lãnh thổ du lịch, môi trường ven bờ và khả năng mang tải du lịch theo Pearce và Kirk 1986 Nguồn: UNEP Industry and Environment/February/March 1986 Khi đánh giá sức tải sinh thái trong hoạt động du lịch biển, chúng ta có thể dựa vào giản đồ trên như là một khung nghiên cứu cho sự lựa chọn đánh giá các dạng sức tải ở vùng ven bờ. Tuy nhiên, việc đánh giá sức tải sinh thái cho vùng ven bờ hiện nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và gặp nhiều khó khăn do khả năng tải của vùng ven bờ còn bị chi phối bởi những tác động về môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khác. 7.1.4. Một số hệ số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái
  9. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố có vị trí quan tâm hàng đầu là sự an toàn cho khách du lịch và sự bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái tại khu vực. Như chúng ta đều biết, các khu du lịch sinh thái thường chỉ có ở những khu vực rừng núi hoang dã, là nơi thường xuyên xảy ra mưa, bão lụt và thời tiết bất thường và khắc nghiệt hơn so với vùng nông thôn và đồng bằng. Những điều kiện đi lại rất khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của Nhà nước còn hạn chế. Khu vực này đòi hỏi cao về yếu tố bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái trước sự tác động của con người trong đó có khách du lịch. Vì vậy hệ số giới hạn thường xảy ra trong các trường hợp sau. a. Hệ số giới hạn về thời tiết - Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xảy ra tại các khu vực làm cản trở hoạt động đến khách du lịch tham quan, ví dụ khu vực miền Trung thường có 2 tháng có yếu tố này nên Hệ số giới hạn về thời tiết là: Ml= 30 ngày x 2 tháng = 60 ngày. - Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn và gió bắc làm ảnh hưởng đến độ quan sát, ẩm ướt gây khó chịu... ở miền Bắc thường ra tết kéo dài 2 – 3 tháng. - Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách như mùa gió Lào của khu vực miền trung kéo dài 3 tháng hè. b. Hệ số giới hạn về môi trường - Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách. - Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay đám đông gây ảnh hưởng đến nhu cầu khách, yếu tố hệ số này thường được xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người không tán thành được hỏi so với số người được điều tra. - Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định số vụ xảy trong thời gian nhất định tháng hoặc năm.
  10. - Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển... Hệ số này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm bảo QCVN không vượt quá giới hạn cho phép. c. Hệ số giới hạn về mức độ an toàn cho du khách: Hệ số giới hạn này được xác định trên cơ sở tỷ lệ % mức độ rủi ro thường xảy ra đối với số lượng khách hoặc số ngày rủi ro xảy ra so với số ngày trong năm. d. Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm. e. Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Về độ dốc đường đi cho khách du lịch đảm bảo an toàn giao thông đi lại theo quy định độ dốc trên 10 độ là ảnh hưởng đến khách du lịch, tỷ lệ phần % số km đường đi lại khó khăn so với khi khách đi du lịch đi lại trong khu vực sinh thái; số ngày có điện năng; còn đối với cơ sở hạ tầng khác như cấp điện, nước, vệ sinh... do chưa có quy định tiêu chuẩn nên có thể dựa vào tỷ lệ % để tính hệ số giới hạn hoặc có thể thông qua công tác điều tra XHH để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến. f. Hệ số giới hạn đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: như đánh giá về cơ sở lưu trú vui chơi giải trí, phương tiện giao thông thì cách tính thông qua điều tra XHH để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến làm cơ sở cho hệ số giới hạn. g. Hệ số giới hạn về năng lực quản lý. Bao gồm công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý tài nguyên, quản lý môi trường... thì được tính tỷ lệ trung bình có toàn bộ năng lực quản lý cho một khu du lịch sinh thái. 7.1.5. Tính toán sức chịu tải tối đa(max) khu du lịch sinh thái 7.1.5.1. Tính toán sức chịu tải du khách của khu du lịch Tam Cốc Bích Động Tính sức chứa tối đa về số lượng khách đến tham quan đối với hệ thống hang động tại Tam Cốc Bích động (Hoa Lư – Ninh Bình), sử dụng loại phương tiện vận chuyển là thuyền đò. Giả thiết bắt buộc tính số lượng khách tham quan trong hang động đảm bảo sức chứa, vừa thỏa mãn nhu cầu khách và vừa đảm
  11. bảo mức độ an toàn cho hệ thống hang động tại đây. Sự vận dụng công thức tính toán cần có các thông số bổ sung để làm cơ sở cho việc tính toán như: - Động Tam Cốc có ba hang động là hang Cả, hang Hai, hang Ba với chiều dài khoảng 3000 m - Khoảng cách từ khu vực chờ đón tiếp của Ban quản lý đến bến đò là 200 m - Chiều dài của đò là 3 – 5 m - Theo quy định của Ban quản lý thì khoảng cách đảm bảo an toàn giữa các thuyền là 3 m, khoảng cách hai người ngồi trên thuyền là 1 m, số lượng khách tối đa ngồi trên thuyền là 5 người bao gồm cả hướng dẫn viên. - Thời gian tham quan tối đa cho một hành trình là 4 giờ. - Thời gian tham quan tại khu vực quy định là 8 tiếng Yêu cầu của bài toán là: - Tính toán số lượng thuyền tối đa trong ngày phục vụ - Tính toán sức chứa tối đa mà động Tam Cốc có thể tiếp nhận để vừa đủ đảm bảo an toàn, bảo tồn tài nguyên và hoạt động kinh doanh có hiệu quả Giải a. Tính toán số lượng đò tối đa phục vụ trong ngày Nếu ta gọi x bất kỳ là biến số về số lượng đò thì số lượng đò tối đa đi trong động Tam Cốc là : x*5 +(x – 1)* 3 : 3000 m → x = 375,4 đò Nếu gọi y là số nhóm người đi tham quan mỗi nhóm gồm 5 người ngồi trên 1 đò có thể cho phép đi tham quan an toàn tại động Tam Cốc. Theo giả thiết chiều dài cuộc tham quan từ Ban quản lý đến hết 3 hang là 3.200 m ta có: y*5 + (y – 1)*3 = 3 200 m → y = 400,4 đoàn Thời gian quy định 8 tiếng, mỗi lần tham quan là 4 tiếng nên số lượt người tham quan là 2 lượt, ta có số lượt người tham quan tối đa tại Tam Cốc là PCC : (x +y)*5*2 = (375 + 400)*10 = 7.750 người Như vậy, số lượng khách tối đa cho phép tham quan Tam Cốc là 7.750 khách du lịch cho 1 ngày.
  12. b. Xem xét các Hệ số giới hạn để tính toán giá trị sức chứa thực tế của động Tam Cốc. Các yếu tố giới hạn (mang tính giả thiết) gồm: + Hệ số giới hạn về thời tiết (Cfl) Tại khu vực này có 2 tháng bão lụt khách không thể vào tham quan động vì nước to thuyền không đi vào hang, nên yếu tố thời tiết được cho là yếu tố giới hạn; nên ta có Ml = 60 ngày (2 tháng), Mt = 365 ngày vậy Cfl = 60/365 = 0,164 = 16,4% + Hệ số giới hạn trời nắng (Cf2) Tại Hoa Lư vào tháng 5, 6 ảnh hưởng đến khách từ 12 – 14 giờ, đây là yếu tố giới hạn ta có Ml là 180 giờ, Mt là 2160 giờ vậy: Cf2 = 180/2160 = 0,833 = 8,33 % + Hệ số giới hạn an toàn về dịch vụ đò vận chuyển khách Theo quy định trên 1 đò chỉ có tối đa là 4 khách và 1 hướng dẫn. Nếu số lượng người vượt quá quy định trên 4 người thì dẫn đến phạm vi giới hạn an toàn cho 1 đò là Ml = 1, Mt = 4 ta có Cf3 = l/4 = 2,5%. ERCC = PCC*((100 – Cf1)/100) * (100 – Cf2)/100) * ((100 – Cf3)/100) = 7750 * 84,6% * 83,56% * 97,5% = 5.341 người cho 1 ngày Vậy khả năng tải thực của động Tam Cốc – Hoa Lư là 5.341 lượt người tham quan cho 1 ngày. Ngoài ra có thể xem xét thêm hệ giới hạn về năng lực quản lý, tiếng ồn và môi trường… để tính sức chứa thực của Tam Cốc. 7.1.5.2. Tính toán sức chịu tải cho Thung Nham tại khu vục Tam Cốc - Bích Động Trong khu vực Tam Cốc – Bích động có Thung Nham là khu du lịch sinh thái có rất nhiều chim, thú cư ngụ. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu thiết lập một chương trình tham quan cho du khách. Vậy sức chứa tối đa của khu vực này là như thế nào để hoạt động kinh doanh không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây. Giả thiết tại Thung Nham có những đặc điểm sau: - Độ dài tham quan là 1 000m
  13. - Số lượng khách tối đa để đảm bảo không gây xáo trộn cư ngụ của chim cho 1 nhóm là 10 người, khoảng cách từng người trong nhóm là 1 m, khoảng cách các nhóm trong khu vực là 20 m, thời gian tham quan là 6 tiếng và thời gian đón khách là 8 tiếng. a. Yêu cầu tính toán số lượng nhóm tham quan Nếu gọi x là số nhóm tham quan ta có: x *10 + (x – 1)* 20 = 1 000 Suy ra x = 34 nhóm khách tham quan cho phép đến khu du lịch sinh thái Thung Nham. Mỗi khách chỉ có thể đi 1 lần trong khu sinh thái vậy Rf = 1. Vậy PCC = 34*10*1 = 340 lượt người tham quan cho 1 ngày tại khu du lịch sinh thái. b- Xác định khả năng tải thực tại Thung Nham Xác định các hệ số giới hạn. Giả thiết các yếu tổ giới hạn tại đây bao gồm: Thời tiết nắng nóng, bão lụt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái là loài chim cư ngụ, đường xá khó khăn. Sau đây các chỉ số Cfi + Hệ số giới hạn về bão lụt tại Thung Nham (Cfl ) thường xảy ra tháng 7, 8, 9 mưa to gây lụt trong các hang suối gây khó khăn đi lại cho khách ta có: Ml là 90 ngày (tháng 7, 8, 9), Mt là 365 ngày do đó Cf1 = 90/365 = 24,65% + Hệ số giới hạn về nắng (Cf2). Tháng 6, 7 nắng nhất vào 4 tiếng từ 11 – 14 giờ gây khó khăn cho việc tham quan và quan sát chim ta có: Ml là 60 ngày *4 tiếng = 240 giờ, Mt = 180 (6 tháng mùa nắng)* 12h = 2.160 ngày Do đó Cf2 = 240/2.160 = 1,11% + Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến cư trú của các loài chim trong khu sinh thái (Cf3). Giả sử chim về KST từ 16 đến sáng hôm sau, sau đó chim đi tìm mồi. Vậy Ml = 12, Mt = 24 tiếng Vậy Cf3 = 12/24 = 5% + Hệ số về giới hạn đường đi khó khăn nguy hiểm cho khách (Cf4). Vì trong khu vực này đường dốc qua núi Tướng khoảng 350 dốc hơn 100 theo quy định độ an toàn cho nên Cf4 = 35%
  14. Vậy sức chứa thực tế Thung Nham là: ERCC = 340 . 75,35% . 98,89% . 95% . 65% = 156 lượt khách du lịch trong 1 ngày tổ chức tham quan. 7.2. QUẢNG BÁ VÀ TIẾP THỊ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Nói một cách dễ hiểu thì sự quảng bá và tiếp thị cho hoạt động DLST có thể được hiểu là sự giới thiệu hoạt động DLST tại địa phương mình đến với mọi người. Khi so sánh với việc tiếp thị và quảng bá các sản phẩm khác như một cái ti vi, một cái đầu ra hay một công nghệ mới… thì việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm du lịch nói chung và sản phẩm DLST nói riêng có nhiều điểm khác biệt. Trong đó có một số khác biệt cơ bản như sau: - Du lịch là nền công nghiệp mà các sản phẩm dịch vụ của ngành này không thể thấy được hay sờ được. Do cho việc quản lý và đánh giá nó dựa vào kinh nghiệm là rất khó khăn. - Đối với các loại sản phẩm khác thì việc tiếp thị là việc đưa các sản phẩm của mình đến với khách hàng, thì việc tiếp thị sản phẩm du lịch hoàn toàn ngược lại. Thay vì chúng ta đưa các sản phẩm của mình tới khách hàng thì trong trường hợp này khách hàng phải tới sản phẩm và nguồn tài nguyên đó. - Con người thường sẽ tham gia và thăm viếng nhiều hơn một hoạt động và cơ sở vật chất trong quá trình đi du lịch của họ. Khi tiếp thị sản phẩm du lịch, chúng ta phải có những mục tiêu đặt ra cụ thể và rõ ràng. Dựa vào các đặc điểm tâm sinh lý của con người, việc tiếp thị sản phẩm DLST có thể được diễn ra theo 4 cách như sau: + Căn cứ về mặt địa lý, trên cơ sở về không gian địa lý. + Căn cứ theo nhân khẩu học, dựa vào lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, chủng tộc… + Căn cứ theo tâm sinh học, dựa vào lối sống, quan điểm, các giá trị và tính cách của các cá thể.
  15. + Những lợi ích bao gồm việc phân tích những lợi ích được tìm kiếm bởi khách du lịch và những chi phí họ tránh. - Mỗi vùng đất, mỗi vùng miền, mỗi giới và mỗi lứa tuổi sẽ có những đặc trưng riêng về tâm sinh lý và tính cách khác nhau. Do đó, việc tiếp cận và tiếp thị sản phẩm DLST đến với các loại đối tượng khác nhau cũng cần phải có những phương pháp khác nhau. Trong quá trình tiếp thị, cần tránh những hành động và việc làm gây khó chịu đối với các đối tượng. Để hoàn thành tốt việc này thì việc nghiên cứu về tâm sinh lý của các đối tượng du khách là việc cần thiết phải xảy ra. Tâm lý của một số đối tượng du lịch được miêu tả cụ thể như sau: Người dân Pháp: họ thường đi du lịch nhiều vì họ có nhiều thời gian. Họ thường tìm đến một môi trường khác ngoài môi trường sống thường xuyên trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Trong đó du lịch đến những miền quê là một trong những lựa chọn của du khách Pháp. Người Nga: họ là vị khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài. Họ đặc biệt rất yêu thích đề tài hòa bình. Người Mỹ: Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mỹ rất đa dạng, phức tạp. Họ thích thẳng thắn và đi thẳng vào công việc. Tuy nhiên họ rất cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trương bề ngoài. Đề tài yêu thích là thể thao – gia đình – công việc. Người Anh: Họ rất lãnh đạm, thường không đế ý đến những người xung quanh, giữa những người dân tộc của họ giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn. Khách du lịch - Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Đặc biệt, các du khác Anh rất coi trọng sự đúng giờ, thích được giới thiệu một cách nghiêm chỉnh. Đề tài yêu thích của họ là lịch sử, kiến trúc
  16. và làm vườn. Bên cạnh đó, các đề tài nên tránh khi tiếp xúc với người Anh là tôn giáo, Bắc Ailen, tiền và giá cả. Người Trung Quốc: họ thường gọi nhau bằng Họ. Không quen đụng nhiều như vô vai, ôm lưng. Họ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khỏe. Người Nhật Bản: kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường. Người Nhật đặc biệt rất thích ăn các món thủy hải sản tươi sống. Hoa sen là biểu tượng của sự buồn, tang tóc đối với người Nhật nên khi tiếp xúc cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Người Pháp: họ rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp. Theo người Pháp thì bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và thời gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (khai vị, món chính, món tráng miệng). Đề tài yêu thích: đồ ăn - thể thao - văn hóa. Đề tài nên tránh: tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư. Người Úc: họ là những con người nồng hậu, hữu hảo, không khách khí. Họ thích bắt tay chặt, thích nói thăng và trung thực, ghét sự gian dối và đánh giá cao sự đúng giờ, không thích phân biệt giai cấp. Đặc biệt họ rất có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng. Để công tác tiếp thị sản phẩm du lịch đạt hiệu quả cao, thì yêu cầu cần thiết của người làm công tác quảng bá tiếp thị là phải lập ra được một kế hoạch tiếp thị cụ thể. Qua đó họ sẽ tập trung vào những mục tiêu của tổ chức, và những đòi hỏi cụ thể của khách hàng của họ với các sản phẩm du lịch đa dạng. Trình tự các bước tiến hành để thành lập một kế hoạch tiếp thị được trình bày cụ thể theo sơ đồ sau đây: Những mục tiêu và quyền ưu tiên ↓ Xác định thị trường nào trong cả dân số là chìa khóa dẫn tới thành công của những mục tiêu đặt ra Định nghĩa thị trường ↓
  17. Kiểm tra thị trường quan trọng để quyết định những nhu cầu, những đặc điểm cá nhân và những kiểu mẫu đang thực hiện hiện tại- Phân tích những thị trường mục tiêu ↓ Dựa trên những sự phân tích trên, chia thị trường quan trọng thành những phân đoạn mục tiêu cái mà khác đối với những chiến lược thay đổi đáp ứng nhu cầu có lợi Sự phát triển của các phân đoạn thị trường mục tiêu ↓ Sự phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả cho từng phân đoạn- Chiến lược tiếp thị theo nhu cầu ↓ Giám sát các kết quả đối với phân đoạn cụ thể và đánh giá sự thành công có liên quan của những chiến lược tiếp thị để đạt được những mục đích mong muốn một cách có hiệu quả Giám sát và đánh giá ↓ Dựa trên đánh giá, tạo ra những biến đối cần thiết để (l) phương pháp phân đoạn được tận dụng và (2) những chiến lược về tiếp thị được hướng dẫn với những phân đoạn mục tiêu- Sự cải biến Hình 13: Quá trình của việc nhắm tới thị trường để đạt được những mục tiêu mang tiếng vang Nguồn: Lovelock và Weinberg (1984) Điều quan trọng nhất đối với công tác tiếp thị sản phẩm DLST hay bất kỳ một sản phẩm nào khác đó là sự cụ thể và chi tiết. Việc tiếp thị phải đi sâu vào phân tích những thế mạnh, những nét riêng của loại hình DLST của từng nơi, từng địa phương để du khách có thể thấy được những nét riêng của địa phương mình và từ đó sẽ có sự tò mò và khơi dậy lòng ham muốn du lịch đến
  18. địa phương đó. Kinh nghiệm tiếp thị sản phẩm DLST trên thế giới cho thấy rằng sự tiếp thị khá chung chung của các quốc gia trên thế giới không những không thúc đẩy sự phát triển của những điểm du lịch thiên nhiên tại quốc gia họ mà trái lại nó có thể làm mất đi cơ hội lợi dụng sự đang phát triển của thị trường du lịch sinh thái chung trên mặt bằng thế giới. Qua quá trình nghiên cứu của mình, Ryel và Grasse (1991) cho rằng 2 nền tảng cơ sở đối với sự tiếp thị hiệu quả trong du lịch sinh thái là: - Sự thu hút với khách du lịch (cái mà bao gồm sự đa dạng về sinh vật, tính độc đáo về địa lý, và lịch sử văn hóa). - Cơ sở vật chất của du lịch. Trong quá trình phát triển và quảng bá hoạt động DLST thì hai nền tảng nêu trên được xem như là "cái nền" để từ đó mà chúng ta có cái để giới thiệu khu vực, địa phương đến với du khách. Tuy nhiên việc tiếp thị và quảng bá hình thức DLST tại khu vực có thật sự thành công hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: - Nhận ra đúng những đặc điểm của nhóm được ưu thích - Công tác tiếp thị được thực hiện một cách đúng đắn - Kỹ năng truyền tải thông tin của người làm công tác tiếp thị tốt - Thông điệp tiếp thị được biên soạn một cách kỹ càng và cẩn thận - Danh sách những địa chỉ nhận thông tin tiếp thị được phát triển một - cách thường xuyên Hai đặc điểm cần đặc biệt lưu ý khi xây dựng chương trình tiếp thị cho DLST Trong tất cả các yếu tố cấu thành nên sự thành công của công tác tiếp thị cho hoạt động DLST thì có lẽ việc nhận diện và phân loại đối tượng khách du lịch. Việc nhận diện đúng sẽ cho ta cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn đối tượng mà chúng ta đang hướng đến, từ đó những kế hoạch và những chương trình quảng bá mà chúng ta đưa ra sẽ thiết thực và có hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu về thị trường khách DLST đã được tiến hành tại nhiều nơi và cũng đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Cơ quan du lịch quốc gia ở Australia đã
  19. tiến hành cuộc nghiên cứu thị trường về khách du lịch sinh thái nhằm cố gắng tìm hiểu thị trường khách du lịch sinh thái tốt hơn và hướng những sản phẩm của du lịch sinh thái một cách hiệu quả hơn. Công trình nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người du lịch sinh thái đang kiếm tìm những điều sau: (1) Những vùng/ nơi du lịch có cảnh đẹp (2) Những nhóm nhỏ tách khỏi đám đông (3) Vài cấp độ tương tác với môi trường (4) Việc tương tác với những người giống tính nhau (5) Một vài cấp độ về thông tin và hiểu biết (6) Vui chơi và thưởng thức. Có một số ý kiến cho rằng, du lịch sinh thái sẽ giải tốt nhất đối với bài toán về suy giảm chức năng du lịch trong vùng. Đây là một ý kiến cần phải được quan tâm đúng mức khi lập kế hoạch tiếp thị và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái. Với ý kiến này thì rõ ràng DLST là một nhãn mác mới để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại địa phương. Chúng ta không hạn chế họ có những kế hoạch sáng tạo thu hút khách du lịch dựa trên nền tảng đã có và họ phải làm điều đó. Tuy nhiên việc quảng bá cần phải gắn với sự thật, đừng xa rời thực tế một cách quá xa mà đôi khi sẽ gây nên những phản cảm từ các đối tượng du khách. Sự cung cấp thông tin sai lệch sẽ làm cho các đối tượng du khách bị hiểu nhầm và từ đó dẫn đến sự thất vọng trong du khách. Đây là đề tài được bàn cãi rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Iverson viết rằng: “Khi tôi tìm tìm cách “lặn với hải cẩu” tại Kaikoura NZ, tôi đã bị thu hút bởi cuốn giới thiệu hào nhoáng cùng với nhãn hiệu sinh thái. Ông chủ nơi tôi ở đã nhận thấy sự thích thú của tôi và giới thiệu một vài công ty. Khi tôi gặp gã với chiếc xe bốn chỗ thì tôi đã tự hỏi liệu mình có lựa chọn đúng hay không. Tôi có khoảng thời gian khá lâu tìm hiểu về công ty với cuốn giới thiệu và biết được rằng công ty này đang gặp khó khăn với “món nợ của việc Bảo tồn’ do vượt quá mức độ cho phép khi họ cho cả 24 người cùng lặn trong khi chỉ tiêu cho phép là 12 người”.
  20. Tiếp thị cho DLST là một công việc khó khăn và phức tạp cần phải có sự đầu tư lâu dài về nhiều mặt. Khi tiến hành tiếp thị cho sản phẩm du lịch thì chúng ta cần phải tiến hành theo đúng các trình tự yêu cầu nhằm đảm bảo tính đúng đắn và hợp lý nhất, khả thi nhất cho các chương trình đề ra. 7.3. XÂY DỰNG KHU NGHĨ DƯỠNG SINH THÁI Các khu nghỉ dưỡng là một phần rất quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động du lịch nói chung và hoạt động DLST nói riêng. Tuy nhiên một thời gian dài các khái niệm về khu nghỉ dưỡng sinh thái đã bị hiểu một cách lệch lạc do các mẫu quảng cáo của các khu nghỉ dưỡng. Vì vậy, nghiên cứu về các khu nghỉ dưỡng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Cho đến hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về các khu nghĩ dưỡng sinh thái cũng đã được tiến hành. Các công trình nghiên cứu này có thể đã được tiến hành một cách độc lập hoặc được tiến hành kèm theo việc thiết lập và quy hoạch các khu du lịch sinh thái. Các công trình nghiên cứu về nhà nghỉ sinh thái hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa được đề cập mặc dù đã đạt được rất nhiều thành công. Russell (1995) định nghĩa khu nghỉ dưỡng sinh thái là “một nơi mà thiên nhiên phụ thuộc vào du khách, thoả mãn những nguyên lí và nguyên tắc của du lịch sinh thái”. Các khu nghỉ dưỡng sinh thái sẽ phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định sau đây: - Cung cấp cho du khách kiến thức về cuộc sống hoang dã, tài nguyên văn hóa bản địa, nét đặc trưng lịch sử hay văn hóa. - Lôi kéo cư dân bản địa trong việc điều hành và thể hiện nhằm đẩy mạnh niềm tự hào của địa phương và hiểu biết của du khách về các giá trị truyền thống. - Đạt được sự hồi phục môi trường - Cung cấp các nghiên cứu và phát triển hay các dự án phương cách nhằm giảm thiểu tác động của con người lên môi trường sống. - Đem đến những hồi sinh về cảm xúc và tinh thần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2