intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò phân lập tại Hà Giang và Cao Bằng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ các mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thu thập được trên địa bàn hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, đã tiến hành phân lập và giám định các đặc tính sinh vật hóa học. Kết quả thu được cho thấy, các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có đặc tính sinh vật hóa học đặc trưng của loài: dạng cầu trực khuẩn, bắt màu gram âm, không gây dung huyết trên thạch máu, lên men các đường Glucose, Mannitol, Saccarose, Fructose, không lên men đường Lactose, Mantose. Sản sinh Indol, không di động và không sinh H2S, độc lực mạnh, gây chết 100% chuột thí nghiệm trong vòng 8-48 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò phân lập tại Hà Giang và Cao Bằng

Phạm Thị Phương Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 163 - 167<br /> <br /> MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA<br /> GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU BÒ PHÂN LẬP TẠI HÀ GIANG VÀ<br /> CAO BẰNG<br /> Phạm Thị Phương Lan*, Đặng Xuân Bình<br /> Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Từ các mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thu thập được trên địa bàn hai tỉnh<br /> Hà Giang và Cao Bằng, đã tiến hành phân lập và giám định các đặc tính sinh vật hóa học. Kết quả<br /> thu được cho thấy, các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có đặc tính sinh vật<br /> hóa học đặc trưng của loài: dạng cầu trực khuẩn, bắt màu gram âm, không gây dung huyết trên<br /> thạch máu, lên men các đường Glucose, Mannitol, Saccarose, Fructose, không lên men đường<br /> Lactose, Mantose. Sản sinh Indol, không di động và không sinh H2S, độc lực mạnh, gây chết<br /> 100% chuột thí nghiệm trong vòng 8-48 giờ.<br /> Từ khóa: Pasteurella multocida, Mẫu bệnh phẩm, Phân lập, Trâu, Bò.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết<br /> (Hemorrhagic Septicemia) là một bệnh<br /> truyền nhiễm cấp tính, xảy ra ở hầu hết các<br /> lứa tuổi trâu, bò. Hàng năm trên địa bàn các<br /> tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tình hình<br /> bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở trâu, bò gây ra<br /> những thiệt hại kinh tế to lớn. Theo các báo<br /> cáo tổng kết công tác thú y hàng năm, tại<br /> tỉnh Hà Giang năm 2008 đã có 276 trâu, 157<br /> bò chết vì bệnh tụ huyết trùng; tương tự như<br /> vậy, tại tỉnh Cao Bằng trong năm 2008 đã có<br /> 455 trâu, bò chết và năm 2009 có gần 400<br /> trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng (Đặng<br /> Xuân Bình và cs (2010) [1]).<br /> Việc tiếp tục phân lập xác định vi khuẩn<br /> Pasteurella là cần thiết để làm rõ hơn nữa<br /> đặc điểm dịch tễ của bệnh nhằm tìm ra quy<br /> luật lưu hành, đặc điểm phát sinh và tính gây<br /> bệnh của vi khuẩn để sản xuất và ứng dụng<br /> vắc xin phòng bệnh phù hợp trong từng khu<br /> vực, địa phương.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Vật liệu nghiên cứu<br /> - Vi khuẩn Pastrurella multocida phân lập<br /> được tại Hà Giang và Cao Bằng.<br /> *<br /> <br /> - Chuột bạch khỏe mạnh từ 18-20g/con<br /> - Các loại môi trường dùng để nuôi cấy vi<br /> khuẩn và sử dụng trong các phản ứng sinh hóa.<br /> - Các hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho thí<br /> nghiệm.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu vi sinh<br /> vật thường quy dùng trong xác định độc lực.<br /> Lấy mẫu, phân lập, giám định đặc tính sinh vật<br /> hóa học theo Quinn P.J.et al (1994) [9]<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida<br /> từ bệnh phẩm gia súc nghi mắc bệnh tụ<br /> huyết trùng<br /> Từ bảng 1, các kết quả thu được cho thấy:<br /> Qua kiểm tra 152 mẫu bệnh phẩm trâu bò<br /> nghi mắc bệnh tụ huyết trùng thu thập tại Hà<br /> Giang và Cao Bằng, đã phân lập được vi<br /> khuẩn Pasteurell multocida. Tỷ lệ phân lập<br /> được vi khuẩn tại Hà Giang là 8,93% trong<br /> tổng số 56 mẫu bệnh phẩm và ở Cao bằng là<br /> 12,5% trong tổng số 96 mẫu bệnh phẩm thu<br /> thập được.<br /> <br /> Tel: 0987 783 835; Email: duonglantran@gmail.com<br /> <br /> 163<br /> <br /> Phạm Thị Phương Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 163 - 167<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả phân lập Pasteurella multocida từ bệnh phẩm gia súc nghi mắc bệnh tụ huyết trùng<br /> <br /> Gia súc<br /> <br /> Trâu<br /> <br /> Bò<br /> <br /> Loại bệnh<br /> phẩm<br /> Gan<br /> Lách<br /> Phổi<br /> Tủy xương<br /> Gan<br /> Lách<br /> Phổi<br /> Tủy xương<br /> Tổng<br /> <br /> Số mẫu<br /> thu thập<br /> 4<br /> 4<br /> 8<br /> 8<br /> 5<br /> 4<br /> 9<br /> 14<br /> 56<br /> <br /> Hà Giang<br /> Số mẫu<br /> (+)<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 2<br /> 5<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 0<br /> 25<br /> 12,5<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 11,1<br /> 14,3<br /> 8,93<br /> <br /> Số mẫu<br /> thu thập<br /> 15<br /> 15<br /> 18<br /> 18<br /> 6<br /> 6<br /> 8<br /> 10<br /> 96<br /> <br /> Cao Bằng<br /> Số mẫu<br /> (+)<br /> 0<br /> 1<br /> 4<br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> 3<br /> 12<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 0<br /> 6,7<br /> 22,2<br /> 11,1<br /> 0<br /> 16,7<br /> 12,5<br /> 30<br /> 12,5<br /> <br /> Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật - hoá học của các chủng vi khuẩn Pasteurella<br /> multocida phân lập được<br /> Sau khi phân lập được một số chủng vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm của trâu, bò nghi mắc bệnh<br /> tụ huyết trùng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đặc điểm hình thái, tính chất bắt màu, đặc tính<br /> sinh vật, hóa học trên các môi trường đặc trưng để khẳng định tính chính xác của vi khuẩn<br /> Pasteurella multocida phân lập được. Kết quả được trình bày ở bảng 2.<br /> Bảng 2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi khuẩn phân lập được<br /> STT<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> <br /> Ký hiệu<br /> chủng vi<br /> khuẩn<br /> HGLT 1<br /> HGPT 2<br /> HGPB 3<br /> HG XB 5<br /> CBPT 7<br /> CB XT 11<br /> CB PB 14<br /> CB XB 17<br /> <br /> Bắt màu<br /> Gram<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> Di động<br /> -<br /> <br /> Kết quả thử phản ứng sinh hóa<br /> H 2S<br /> Indol<br /> Catalaz<br /> Oxydaza<br /> a<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> Dung<br /> huyết<br /> -<br /> <br /> Tất cả các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được tại Hà Giang và Cao Bằng đều<br /> có dạng cầu trực khuẩn, bắt màu Gram âm; vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch máu và<br /> không gây dung huyết, khuẩn lạc có màu tro xám hình giọt sương, có mùi tanh của nước dãi khô<br /> rất đặc trưng. Kết quả trên còn cho thấy, tất cả các chủng phân lập được đều cho phản ứng<br /> Oxydaza và Catalaza dương tính; sản sinh Indol, không di động và không sinh H2S.<br /> Căn cứ vào cách phân biệt loài vi khuẩn thuộc giống Pasteurella của các tác giả Hoàng Đạo Phấn<br /> (1986)[4], Hedleston và cs (1972)[8] thì kết quả của chúng tôi phù hợp với các tiêu chuẩn của các<br /> tác giả trên.<br /> Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, 100% các chủng vi khuẩn phân lập được đều lên men các<br /> đường Glucose, Mannitol, Saccarose, Fructose, Galactose và Sorbitol, không lên men đường<br /> Lactose, Mantose, Arabinose. Hoàng Đăng Huyến (2004)[3] đã nghiên cứu về đặc tính sinh hóa<br /> của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò tại Bắc Giang và Trần Xuân Hạnh (2007)<br /> [2] cũng nghiên cứu về vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò và lợn tại Việt Nam.<br /> Đặc tính sinh hóa và khả năng lên men đường của các chủng chúng tôi phân lập được rất giống<br /> đặc tính sinh hóa của các chủng mà hai tác giả trên đã nghiên cứu.<br /> 164<br /> <br /> Phạm Thị Phương Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 163 - 167<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả phản ứng lên men đường của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được<br /> Loại đường<br /> <br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Glucose<br /> Mantose<br /> Mannitol<br /> Lactose<br /> Saccarose<br /> Fructose<br /> Galactose<br /> Arabinose<br /> Sorbitol<br /> <br /> Tổng sô<br /> mẫu<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> <br /> Số mẫu (+)<br /> 8<br /> 0<br /> 8<br /> 0<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 0<br /> 8<br /> <br /> Kết quả<br /> Số mẫu (-)<br /> 0<br /> 8<br /> 0<br /> 8<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 8<br /> 0<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 100<br /> 0<br /> 100<br /> 0<br /> 100<br /> 100<br /> 100<br /> 0<br /> 100<br /> <br /> Từ kết quả phân lập, xác định tính chất sinh vật hoá học của các chủng vi khuẩn phân lập được,<br /> chúng tôi có thể khẳng định đó loài vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng cho<br /> trâu, bò tại Hà Giang và Cao Bằng.<br /> Xác định độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được<br /> Độc lực của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida được xác định bằng cách, tiêm xoang<br /> phúc mạc cho chuột bạch 0,2ml canh khuẩn đã được bồi dưỡng trong môi trường BHI trong vòng<br /> 24 giờ. Tỷ lệ chuột chết được trình bày ở bảng 4.<br /> Bảng 4. Kết quả thử độc lực của các chủng Pasteurella multocida phân lập được<br /> Ký hiệu<br /> chủng vi<br /> khuẩn<br /> <br /> Kết quả theo dõi số chuột thí nghiệm chết sau khi<br /> công cường độc (con)<br /> <br /> Số chuột<br /> thử<br /> (con)<br /> <br /> Liều tiêm<br /> phúc mạc<br /> (ml/con)<br /> <br /> 8h<br /> <br /> 24h<br /> <br /> 32h<br /> <br /> 48h<br /> <br /> 72h<br /> <br /> HGLT 1<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> HGPT 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> HGPB 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> HGXB 5<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> CBPT 7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> CBXT 11<br /> <br /> 4<br /> <br /> CBPB 14<br /> CBXB 17<br /> <br /> 0<br /> <br /> 6<br /> ngày<br /> 0<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> 100<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 100<br /> <br /> Kết quả bảng 4 cho thấy: Tất cả các chủng<br /> đều có độc lực cao đối với chuột bạch, 100%<br /> chuột thí nghiệm chết trong vòng 8-48 giờ.<br /> Kết quả thí nghiệm của chúng tôi tương đồng<br /> với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiên<br /> Thu (1996)[6] khi kiểm tra độc lực của các<br /> chủng Pasteurella multocida phân lập từ dịch<br /> ngoáy mũi trâu, bò miền Trung và Tây<br /> Nguyên (100% các chủng đều giết chết chuột<br /> <br /> thí nghiệm trong vòng 5 - 48 giờ), nhưng thấp<br /> hơn so với kết quả của Hoàng Đăng Huyến<br /> (2004) [3], khi nghiên cứu bệnh tụ huyết<br /> trùng trâu, bò, lợn tại Bắc Giang, có tới 100%<br /> chuột thí nghiệm chết sau 5 - 10 giờ. Kết quả<br /> bảng 4 còn cho thấy độc tính của các chủng vi<br /> khuẩn phân lập được là không giống nhau, có<br /> chủng thể hiện độc lực mạnh với chuột thí<br /> nghiệm sau 24 giờ công cường độc, nhưng có<br /> 165<br /> <br /> Phạm Thị Phương Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> chủng phải sau 32-48 giờ chuột mới chết. Kết<br /> quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Trọng<br /> (2002) [7] và Nguyễn Vĩnh Phước (1985) [5]<br /> khi nghiên cứu về vi khuẩn này, các tác giả đã<br /> thấy đa số các chủng có độc lực cao giết chết<br /> chuột thí nghiệm và có một số chủng không<br /> gây chết chuột. Các nghiên cứu về độc lực<br /> của vi khuẩn trên thế giới cho thấy độc lực<br /> của vi khuẩn này không ổn định, nó thay đổi<br /> tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, loài vật mà nó<br /> ký sinh, cấy chuyển nhiều lần trên môi trường<br /> nhận tạo, độc lực của nó cũng yếu đi.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Đã phân lập được vi khuẩn Pasteurella<br /> multocida tại hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.<br /> Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn tại Hà Giang là<br /> 8,93% và Cao bằng là 12,5%.<br /> - Các chủng vi khuẩn Pasteurella mutocida<br /> phân lập được có đầy đủ các đặc tính sinh vật<br /> hóa học đặc trưng, điển hình của loài<br /> Pasteurella multocida như các tài liệu đã mô tả.<br /> - Tất cả các chủng vi khuẩn Pasteurella<br /> multocida phân lập được đều có độc lực cao<br /> đối với chuột bạch, 100% chuột thí nghiệm<br /> chết trong vòng 8-48 giờ.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Dung,<br /> Nguyễn Thị Hà, Lê Bá Hiệp (2010), Khảo sát<br /> sự lưu hành của vi khuẩn Pasteurella multocida<br /> ở gia súc một số tỉnh miền núi phía bắc, tạp chí<br /> khoa học kỹ thuật thú y - tập XVII số 2-2010 Tr 53-57.<br /> 2. Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007), “Một<br /> số đặc tính vi khuẩn Pasteurella multocida phân<br /> <br /> 166<br /> <br /> 112(12)/2: 163 - 167<br /> <br /> lập từ trâu, bò, lợn”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, 14<br /> (4), tr. 30-41.<br /> 3. Hoàng Đăng Huyến (2004), Nghiên cứu đặc<br /> điểm dịch tễ, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tụ<br /> huyết trùng trâu, bò tại Bắc Giang và đề xuất một<br /> số biện pháp phòng chống, Luận án tiến sỹ Nông<br /> nghiệp, Viện Thú y, Hà Nội.<br /> 4. Hoàng Đạo Phấn (1996), “Nghiên cứu tác động<br /> của thực khuẩn thể đặc hiệu đối với Pasteurella<br /> multocida phân lập từ gia súc, gia cầm”, Khoa<br /> học Kỹ thuật Thú y, 3 (1), Hà Nội, tr. 37-40.<br /> 5. Nguyễn Vĩnh Phước, Lê Thanh Tòng, Lê Anh<br /> Phụng, Nguyễn Văn Vĩnh, Mai Hồng Phước<br /> (1986a), “Phân lập định type huyết thanh học vi<br /> khuẩn tụ huyết trùng trâu, bò ở các tỉnh phía<br /> Nam”, Kết quả hoạt động Khoa học Kỹ thuật<br /> thú y 1975 - 1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,<br /> tr. 105-125.<br /> 6. Nguyễn Thiên Thu (1996), Nghiên cứu một số<br /> đặc tính vi sinh vật và kháng nguyên của vi khuẩn<br /> Pasteurella multocida phân lập từ trâu, bò mang<br /> trùng ở khu vực miền Trung Việt Nam, Luận án<br /> Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Thú y<br /> Quốc gia, Hà Nội.<br /> 7. Nguyễn Đình Trọng (2002), Phân lập, xác định<br /> đặc tinh sinh học của vi khuẩn Pasteurella sp ở<br /> trâu, bò nuôi tại tỉnh Bắc Kạn, lựa chọn vắc xin<br /> phòng bệnh thích hợp, Luận án Tiến sỹ khoa học<br /> Nông Nghiệp, Hà nội.<br /> 8. Heddleston K. L., Gallagher J. E. and Roberts<br /> P. A. (1972), “Fowl cholera: Gel diffusion<br /> precision test for serotyping Pasteurella multocida<br /> avian species”, Avian disease, 16, pp. 925-936.<br /> 9. Quinn P. J., Carter M. E., Markey B. K., Carter<br /> G. R. (1994), Pasteurella species. In: Quinn, P.J;<br /> Carter, M.E; Markey, B.K; Carter, G.R. (Eds.),<br /> Clinical Veterinary Microbiology. Mosby,<br /> Edinburgh, pp.254-259.<br /> <br /> Phạm Thị Phương Lan và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 112(12)/2: 163 - 167<br /> <br /> SUMMARY<br /> BIOCHEMICAL CHARACTERS OF PASTEURELLA MULTOCIDA CAUSE<br /> HEMORRHAGIC SEPTICEMIA ON BUFFALO AND CATTLE IN CAO BANG<br /> AND HA GIANG PROVINCES<br /> Pham Thi Phuong Lan*, Dang Xuan Binh<br /> College of Agriculture and Forestry - TNU<br /> <br /> The Pasteurella spp bacteria were isolated from visceral samples which were collected in the<br /> buffalo and cattle with the symptom of Hemorrhagic Septicemia at Cao Bang and Ha Giang<br /> provinces. The biochemical characteristics of the isolated bacteria were detected. The results<br /> showed that: The bacteria isolated have a specific characters of Pasteurella multocida; Gramnegative, non-hemolytic, nonmotile; fermenting Glucose, Mannitol, Saccarose, Fructose;<br /> nonferment Lactose, Mantose; Indole production, and non-hydrogen sulfide-producing. The strains<br /> of Pasteurella spp bacteria isolated have a strong virulence factors, it was killed the mousse test<br /> within 8 to 48 hours after affected.<br /> Key words: Pasteurella multocida, visera samples, isolated, buffalo, cattle.<br /> <br /> Phản biện khoa học: TS. Đỗ Quốc Tuấn – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0987 783 835; Email: duonglantran@gmail.com<br /> <br /> 167<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0