intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đặc trưng cấu trúc của vật liệu mao quản trung bình MSU-S trên cơ sở mầm Zeolit tổng hợp từ cao lanh Việt Nam, định hướng cho quá trình nhiệt phân Biomass

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Một số đặc trưng cấu trúc của vật liệu mao quản trung bình MSU-S trên cơ sở mầm Zeolit tổng hợp từ cao lanh Việt Nam, định hướng cho quá trình nhiệt phân Biomass đưa ra quy trình tổng hợp, các phương pháp đặc trưng cấu trúc vật liệu, kết quả và giải luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đặc trưng cấu trúc của vật liệu mao quản trung bình MSU-S trên cơ sở mầm Zeolit tổng hợp từ cao lanh Việt Nam, định hướng cho quá trình nhiệt phân Biomass

T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 42/4-2013, tr.9-13<br /> <br /> MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU MAO QUẢN TRUNG<br /> BÌNH MSU-S TRÊN CƠ SỞ MẦM ZEOLIT TỔNG HỢP TỪ CAO LANH<br /> VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG CHO QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN BIOMASS<br /> NGUYỄN THỊ LINH, PHẠM TRUNG KIÊN, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, vật liệu aluminosilicat trên cơ sở mầm zeolit BEA và MFI<br /> (MSU-SBEA, MSU-SMFI) đi từ nguồn nguyên liệu cao lanh Việt Nam được tổng hợp bằng<br /> phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu MSU-SBEA, MSU-SMFI có tỉ lệ Si/Al cao, có cấu trúc mao<br /> quản trung bình dạng lục lăng trật tự với tường thành đồng nhất, diện tích bề mặt 815m2/g<br /> và 945m2/g, kích thước mao quản 3nm và chứa các tâm axit ở các mức độ mạnh, trung bình<br /> và yếu. Quá trình nhiệt phân biomass thử hoạt tính xúc tác được thực hiện trên thiết bị phản<br /> ứng lớp xúc tác cố định, tại nhiệt độ 500oC.<br /> 1. Mở đầu<br /> Vật liệu aluminosilicat mao quản trung bình<br /> (MQTB) hình thành từ các mầm zeolit đã được<br /> Pinnavaia và cộng sự tổng hợp thành công lần<br /> đầu tiên vào năm 2000 [4]. Các vật liệu này có<br /> thành mao quản chứa cấu trúc zeolit do đó làm<br /> tăng tính bền nhiệt và bền thuỷ nhiệt. Từ đó,<br /> hàng loạt các nghiên cứu tổng hợp loại vật liệu<br /> này từ các tiền chất zeolit có tỷ lệ Si/Al cao như<br /> zeolit Y (FAU), beta (BEA), ZSM-5 (MFI) đã<br /> được công bố [3,7]. Các kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy các vật liệu thu được có cấu trúc mao quản<br /> đồng đều với diện tích bề mặt riêng, thể tích<br /> mao quản lớn, có độ bền nhiệt và bền thuỷ nhiệt<br /> cao.<br /> Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều đi từ<br /> nguồn hóa chất tinh khiết. Vì vậy, trong nghiên<br /> cứu này chúng tôi sử dụng nguồn khoáng sét tự<br /> nhiên (cao lanh) làm nguyên liệu ban đầu cho<br /> quá trình tổng hợp vật liệu aluminosilicat mao<br /> quản trung bình có chứa mầm zeolit BEA và<br /> MFI (MSU-SBEA và MSU-SMFI). Vật liệu MSUSBEA, MSU-SMFI có tính bền nhiệt và thủy nhiệt,<br /> có tính axit, có diện tích bề mặt riêng lớn [9]<br /> nhằm định hướng cho quá trình nhiệt phân<br /> biomass.<br /> 2. Thực nghiệm<br /> 2.1. Quy trình tổng hợp<br /> Gồm hai bước:<br /> Bước 1: Tạo mầm zeolit từ cao lanh với tỷ<br /> lệ mol 4,2Na2O. Al2O3.30SiO2.830H2O:<br /> <br /> Cao lanh nguyên khai sau khi đã được lọc,<br /> rửa để loại bỏ cát, sỏi, các khoáng canxit, pyrit,<br /> felspat và các chất hữu cơ… sấy khô được phối<br /> trộn với thuỷ tinh lỏng để đạt tỷ lệ mol trong gel<br /> thích hợp.<br /> Với mục đích tổng hợp vật liệu MQTB trên<br /> cơ sở mầm zeolit BEA, chất định hướng cấu<br /> trúc tetrapropylamonibromua (TPABr) và<br /> tetraetylamonihydroxit (TEAOH) được bổ sung<br /> vào gel ban đầu với tỷ lệ so với Al2O3 là 1,9.<br /> Quá trình được khuấy trộn liên tục trong<br /> 96 giờ ở nhiệt độ phòng để già hoá gel, hình<br /> thành mầm zeolit.<br /> Bước 2: Tạo cấu trúc MQTB từ mầm zeolit<br /> dưới sự có mặt của chất hoạt động bề mặt<br /> (HĐBM) CTAB:<br /> Các gel sau khi già hoá được bổ sung chất<br /> HĐBM CTAB với vai trò chất định hướng cấu<br /> trúc MQTB theo tỷ lệ mol CTAB/Si là 0,25 và<br /> được điều chỉnh pH=9 sau đó thuỷ nhiệt ở 95oC<br /> trong 96 giờ. Hỗn hợp sau thuỷ nhiệt được lọc,<br /> rửa, sấy nung trong dòng không khí ở 540oC<br /> trong 6 giờ.<br /> 2.2. Các phương pháp đặc trưng cấu trúc vật liệu<br /> Giản đồ nhiễu xạ tia X được ghi trên máy<br /> Siemens D 5005 - Brucker (Đức) sử dụng ống<br /> tia X bằng Cu với bước sóng K = 1,54056 Å,<br /> điện áp 40KV, cường độ dòng điện 40mA, nhiệt<br /> độ 25oC, tốc độ góc quét 0,025o/s, góc quét<br /> 2 = 0,5o ÷ 10o.<br /> 9<br /> <br /> nhiệt 10oC/phút, từ nhiệt độ phòng đến nhiệt độ<br /> cuối 1200oC.<br /> 3. Kết quả và giải luận<br /> 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X<br /> Trên hình 1, phổ SAXS của mẫu MSUSBEA và MSU-SMFI cho các pic đặc trưng của<br /> vật liệu MQTB dạng lục lăng trật tự ở các góc<br /> 2 = 2,1o, 3,9o, 4,5o tương ứng với các mặt phản<br /> xạ d(100), d(110), d(200). Các pic đặc trưng có<br /> cường độ lớn và sắc nét chứng tỏ cấu trúc lục<br /> lăng của vật liệu tổng hợp được có độ trật tự<br /> cao.<br /> Như vậy, từ kết quả XRD cho thấy khả<br /> năng chuyển hoá cao lanh thành vật liệu MQTB<br /> trong môi trường kiềm đã diễn ra thành công.<br /> <br /> Intensity<br /> <br /> Diện tích bề mặt riêng được xác định bằng<br /> phương pháp BET trên máy Micrometric<br /> Gemini 2390. Phân bố kích thước mao quản<br /> được tính toán theo nhánh nhả hấp phụ trên đồ<br /> thị hình 2 bằng phương pháp BJH.<br /> Ảnh TEM được chụp trên máy JEOL<br /> 200CX (Nhật) ở hiệu điện thế 80kV, độ phân<br /> giải 0,2nm.<br /> Phổ IR được ghi trên máy phổ hồng ngoại<br /> JMPACT FTIR 410 (Đức) theo kỹ thuật ép viên<br /> KBr (theo tỷ lệ 1g mẫu/200mg KBr), nhiệt độ 25oC.<br /> Phân tích nhiệt TGA và DSC được tiến<br /> hành trên máy NETZSCH STA 409 PC/PG.<br /> Mẫu cần phân tích được đựng trong chén cân<br /> Pt, nung trong môi trường oxy, tốc độ nâng<br /> <br /> (a)(nk(a)<br /> Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Mau M9<br /> 800<br /> <br /> d=40.632<br /> <br /> 700<br /> <br /> 600<br /> <br /> (b)<br /> <br /> Lin (Cps)<br /> <br /> 500<br /> <br /> 400<br /> <br /> 300<br /> <br /> 100<br /> <br /> d=19.849<br /> <br /> d=23.084<br /> <br /> 200<br /> <br /> 0<br /> 0.5<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7<br /> <br /> 2-Theta - Scale<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> File: Linh BK mau M9.raw - Type: Locked Coupled - Start: 0.500 ° - End: 10.004 ° - Step: 0.008 ° - Step time: 0.8 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 2 s - 2-Theta: 0.500 ° - Theta: 0.250 ° - Chi: 0.00 ° -<br /> <br /> 2-Theta-Scale<br /> <br /> Hình 1. Giản đồ SAXS của mẫu MSU-SBEA (a) và MSU-SMFI (b)<br /> 10<br /> <br /> 10<br /> <br /> cách đột biến [1,2], thể hiện trên đường đẳng<br /> nhiệt hấp phụ. Tuy nhiên, với mẫu vật liệu<br /> MSU-SBEA và MSU-SMFI trong thực nghiệm<br /> này lại cho thấy điểm tăng dung lượng hấp phụ<br /> đơn lớp này không lớn và nhanh chóng đạt đến<br /> trạng thái bão hòa rồi chuyển sang quá trình hấp<br /> phụ đa lớp trong các MQTB.<br /> Vì vậy, từ những nhận định trên cho thấy<br /> không có sự tồn tại của tinh thể zeolit BEA trên<br /> tường thành MQTB mà chỉ tồn tại các cấu trúc<br /> vòng kép 5 cạnh của mầm zeolit tham gia xây<br /> dựng tường thành MQTB của vật liệu MSU-S<br /> tổng hợp được.<br /> Isotherm Linear Plot<br /> <br /> 3.2. Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2<br /> Đường đẳng nhiệt hấp phụ- khử hấp phụ N2<br /> của cả hai mẫu MSU-SBEA và MSU-SMFI đều<br /> thuộc loại IV đặc trưng cho vật liệu MQTB.<br /> Điểm tăng dung lượng hấp phụ xảy ra ở giá trị<br /> P/Po = 0,3  0,4. Theo các nghiên cứu về vật<br /> liệu lưỡng mao quản zeolit/MQTB [6] thì điểm<br /> tăng dung lượng hấp phụ xảy ra ở giá trị<br /> P/Po = 0,3  0,4 đã xác nhận có sự tham gia của<br /> các tinh thể zeolit trong quá trình hấp phụ đơn<br /> lớp cùng với sự hấp phụ đơn lớp trên bề mặt<br /> MQTB trước khi xảy ra hấp phụ đa lớp đã gây<br /> ra hiện tượng tăng dung lượng hấp phụ một<br /> <br /> Linh-M17 Pore (27-05-2011) - Adsorption<br /> Linh-M17 Pore (27-05-2011) - Desorption<br /> <br /> Quantity Adsorbed (mmol/g)<br /> <br /> 60<br /> <br /> 40<br /> <br /> 20<br /> <br /> 0<br /> 0.00<br /> <br /> 0.05<br /> <br /> 0.10<br /> <br /> 0.15<br /> <br /> 0.20<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 0.30<br /> <br /> 0.35<br /> <br /> 0.40<br /> <br /> 0.45<br /> <br /> 0.50<br /> <br /> 0.55<br /> <br /> 0.60<br /> <br /> 0.65<br /> <br /> 0.70<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> 0.80<br /> <br /> 0.85<br /> <br /> 0.90<br /> <br /> 0.95<br /> <br /> 1.00<br /> <br /> Relative Pressure (p/p°)<br /> <br /> Hình 2. Đẳng nhiệt hấp phụ- khử hấp phụ N2 MSU-SBEA (trái) và MSU-SMFI (phải)<br /> Đường phân bố kích thước mao quản của mẫu MSU-SBEA và MSU-SMFI/ tập trung ở khoảng<br /> 3,0nm, chiều dày thành mao quản tương ứng là 3,8Å và 4,6Å (được tính toán từ d(100) và dpore). Diện<br /> tích bề mặt riêng theo BET và thể tích mao quản tương ứng bằng 815m2/g (mẫu MSU-SBEA) và<br /> 945m2/g (mẫu MSU-SMFI).<br /> 3.3. Ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM)<br /> Hình 3 là kết quả chụp hình thái cấu trúc của các vật liệu MQTB tổng hợp được bằng phương<br /> pháp TEM. Ảnh TEM của cả hai mẫu MSU-SBEA và MSU-SMFI cho thấy cấu trúc mao quản dạng<br /> lục lăng khá đồng đều, phù hợp với các kết quả SAXS và đẳng nhiệt hấp phụ và khử hấp phụ N2.<br /> <br /> Hình 3. Ảnh TEM của mẫu MSU-SBEA (trái) và MSU-SMFI (phải)<br /> 11<br /> <br /> 3.4. Phổ hấp thụ hồng ngoại (IR)<br /> Trên phổ IR (hình 4) của cả hai mẫu đều xuất hiện vùng hấp phụ hồng ngoại bước sóng<br /> 1228cm-1 và 1232cm-1 đặc trưng cho vật liệu aluminosilicat có tỷ lệ Si/Al cao [8]. Ngoài ra, còn<br /> thấy xuất hiện vùng hấp thụ hồng ngoại ở 557cm-1 và 575cm-1 là các bước sóng đặc trưng cho các<br /> dao động của vòng kép 5 cạnh (D5R) kiểu cấu trúc mạng zeolit BEA và MFI. Như vậy, tường thành<br /> vật liệu MSU-SBEA và MSU-SMFI đã được xây dựng từ các mầm zeolit tương ứng.<br /> <br /> Hình 4. Phổ IR: MSU-SBEA (trái) và MSU-SMFI (phải)<br /> 3.5. Phương pháp TPD-NH3<br /> Giản đồ khử hấp phụ NH3 theo chương trình nhiệt độ TPD của vật liệu MSU-SBEA và MSUSMFI (hình 5) xuất hiện các pic trong các khoảng nhiệt độ khử hấp phụ ở 168 oC, 237oC, 450oC,<br /> 587oC, chứng tỏ các vật liệu tổng hợp được có chứa các tâm axit yếu (168oC), trung bình (237oC)<br /> và các tâm axit mạnh (450oC và 587oC) [10]. Tính axit của các vật liệu tổng hợp được cho thấy đây<br /> là vật liệu xúc tác thích hợp cho phản ứng nhiệt phân biomass định hướng cho quá trình tạo<br /> biodiesel.<br /> <br /> Hình 5. Giản đồ TPD-NH3 của mẫu MSU-SBEA (trái) và MSU-SMFI (phải)<br /> 3.6. Phương pháp TG-DSC<br /> TG /%<br /> <br /> DSC /(mW/mg)<br /> [1]<br /> exo<br /> <br /> TG /%<br /> <br /> DSC /(mW/mg)<br /> [1]<br /> exo<br /> <br /> 100<br /> <br /> 12<br /> 10<br /> <br /> 106<br /> <br /> 10<br /> 104<br /> <br /> 8<br /> 95<br /> <br /> 102<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> Peak: 765.5 °C<br /> <br /> Mass Change: -0.72 %<br /> <br /> 90<br /> <br /> 100<br /> Mass Change: -0.65 %<br /> [1]<br /> <br /> Peak: 810.4 °C<br /> <br /> 6<br /> <br /> 4<br /> <br /> Peak: 845.1 °C<br /> <br /> 98<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 85<br /> <br /> 96<br /> Peak: 399.9 °C<br /> <br /> 2<br /> <br /> 94<br /> <br /> 0<br /> <br /> Peak: 248.6 °C<br /> <br /> 80<br /> <br /> 92<br /> <br /> [1]<br /> <br /> 0<br /> <br /> Peak: 245.4 °C<br /> <br /> 100<br /> <br /> 200<br /> <br /> 300<br /> <br /> 400<br /> <br /> 500<br /> <br /> 600<br /> Temperature /°C<br /> <br /> 700<br /> <br /> 800<br /> <br /> 900<br /> <br /> 1000<br /> <br /> Admin 29-06-2011 14:45<br /> <br /> Instrument:<br /> File:<br /> Project:<br /> Identity:<br /> Date/Time:<br /> Laboratory:<br /> Operator:<br /> <br /> 12<br /> <br /> NETZSCH STA 409 PC/PG<br /> 135-2011 M8.dsv<br /> 062011<br /> 6/27/2011 1:55:14 PM<br /> PCM<br /> T.D.Duc<br /> <br /> Sample:<br /> Reference:<br /> Material:<br /> Correction File:<br /> Temp.Cal./Sens. Files:<br /> Range:<br /> Sample Car./TC:<br /> <br /> -2<br /> <br /> Peak: 83.5 °C<br /> <br /> Peak: 72.2 °C<br /> 100<br /> <br /> 135/2011 M8, 9.200 mg<br /> <br /> Mode/Type of Meas.:<br /> Segments:<br /> Crucible:<br /> Atmosphere:<br /> TG Corr./M.Range:<br /> DSC Corr./M.Range:<br /> Remark:<br /> <br /> DSC-TG / Sample + Correction<br /> 1/1<br /> DSC/TG pan Al2O3<br /> O2/30 / N2/0<br /> 020/30000 mg<br /> 820/5000 µV<br /> <br /> 200<br /> <br /> 300<br /> <br /> 400<br /> <br /> 500<br /> <br /> 600<br /> Temperature /°C<br /> <br /> Instrument:<br /> File:<br /> Project:<br /> Identity:<br /> Date/Time:<br /> Laboratory:<br /> Operator:<br /> <br /> NETZSCH STA 409 PC/PG<br /> 135-2011 M17.dsv<br /> <br /> Sample:<br /> Reference:<br /> Material:<br /> Correction File:<br /> Temp.Cal./Sens. Files:<br /> Range:<br /> Sample Car./TC:<br /> <br /> 135/2011 M17, 12.300 mg<br /> <br /> Hình 6. Giản đồ TG-DSC của vật liệu MSU-SBEA và MSU-SMFI<br /> Correction 1000C 10C_min KK ref 19mg cub 5mg Al2O3.bsv<br /> Calib new 27 01 07.tsv / Calib do nhay 27107.esv<br /> 30/10.00(K/min)/1000<br /> DSC(/TG) HIGH RG 2 / S<br /> <br /> 700<br /> <br /> 800<br /> <br /> 900<br /> <br /> 1000<br /> <br /> Admin 29-06-2011 14:52<br /> <br /> 062011<br /> 6/27/2011 11:03:09 AM<br /> PCM<br /> T.D.Duc<br /> <br /> Correction 1000C 10C_min KK ref 19mg cub 5mg Al2O3.bsv<br /> Calib new 27 01 07.tsv / Calib do nhay 27107.esv<br /> 30/10.00(K/min)/1000<br /> DSC(/TG) HIGH RG 2 / S<br /> <br /> Mode/Type of Meas.:<br /> Segments:<br /> Crucible:<br /> Atmosphere:<br /> TG Corr./M.Range:<br /> DSC Corr./M.Range:<br /> Remark:<br /> <br /> DSC-TG / Sample + Correction<br /> 1/1<br /> DSC/TG pan Al2O3<br /> O2/30 / N2/0<br /> 020/30000 mg<br /> 820/5000 µV<br /> <br /> Trên đường cong DSC xuất hiện hai hiệu<br /> ứng thu nhiệt ở nhiệt độ 72,2oC và 245,4oC<br /> tương ứng với sự mất khối lượng rất nhỏ<br /> (0,72%) là do xảy ra sự mất nước hấp phụ trên<br /> bề mặt và trong mao quản của vật liệu. Tuy<br /> nhiên, trong vùng nhiệt độ 450 - 600oC cũng<br /> thấy xuất hiện các hiệu ứng thu nhiệt rất nhỏ<br /> tương ứng với sự mất khối lượng không đáng<br /> kể. Cả hai vật liệu MSU-SBEA và MSU-SMFI đều<br /> có khả năng bền nhiệt đến 810oC. Kết quả này<br /> cho thấy sự phù hợp để sử dụng các vật liệu trên<br /> làm chất xúc tác cho quá trình nhiệt phân<br /> biomass ở điều kiện nhiệt độ 500 - 550oC định<br /> hướng tạo biodiesel.<br /> 4. Kết luận<br /> Vật liệu MQTB họ MSU-S có tỷ lệ Si/Al cao<br /> đã được tổng hợp từ cao lanh Việt Nam bằng<br /> phương pháp thuỷ nhiệt, dưới tác dụng của chất<br /> tạo cấu trúc CTAB.<br /> Vật liệu tổng hợp được đặc trưng cấu trúc<br /> bằng các phương pháp hoá lý hiện đại cho thấy<br /> vật liệu có cấu trúc MQTB dạng lục lăng trật tự<br /> với kích thước mao quản tập trung ở 3nm, diện<br /> tích bề mặt riêng theo BET 815m2/g và<br /> 945m2/g, thể tích mao quản 1,2 cm3/g. Các đặc<br /> trưng về tính axit, độ bền nhiệt cũng phù hợp để<br /> ứng dụng làm chất xúc tác cho phản ứng nhiệt<br /> phân biomass, định hướng cho quá trình tạo<br /> biodiesel.<br /> Các kết quả trên đã cho thấy việc chuyển hóa<br /> cao lanh thành vật liệu MQTB có tỷ số Si/Al<br /> cao với quy trình thực nghiệm đã thành công.<br /> Điều này cho thấy khả năng ứng dụng thực tiễn<br /> của cao lanh Việt Nam trong tổng hợp các vật<br /> liệu aluminosilicat MQTB.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. L. Liu, X. Bao, W. Wei, G. Shi, 2003.<br /> Micropor. Mesopor. Mater., 66, tr 117-125.<br /> [2]. Kostas S. Triantafyllidis, Eleni F. Iliopoulou,<br /> Eleni V. Antonakou, Angelos A Lappas, Hui<br /> Wang, Thomas J. Pinnavaia, 2007. Micropor.<br /> Mesopor. Mater., 99, pp 132-139.<br /> [3]. Lukas Frunz, Roel Prins and Gerhard D,<br /> Pringrubir, 2006. Microporous and Mesoporous<br /> Materials, 88(1-3), pp 152 – 162.<br /> [4]. Y. Liu and T. J. Pinnavaia Angew, 2001.<br /> Chem Int. Ed., 40(7), pp 1255 – 1258.<br /> [5]. Jiqing Wang, Ningya, Anmin Zheng, Jun<br /> Yang, Dong Wu, Yuhan Sun, Chaohui Ye, Feng<br /> Deng, 2006. Micropor. Mesopor. Mater. 89, pp<br /> 277-282.<br /> [6]. C. J. Van Oers, W.J.J. Stevens, E. Bruijin,<br /> M. Mertens, O.I. Lebedev, G. Van Tendeloo, V.<br /> Meynen, P. Cool, 2009. Micropor. Mesopor.<br /> Mater., 120, pp 29-34.<br /> [7]. Haiyan Xu, Jingqi Guan, Shujie Wu,<br /> Qiubin Kan, 2009. Micropor. Mesopor. Mater.,<br /> 329, pp 346-350 .<br /> [8]. Jie Wang, Weiming Hua, Yinghong Yue, Zi<br /> Gao, 2010. Bioresource Technology, 101, pp<br /> 7224-7230 .<br /> [9]. K.S. Triantafyllidis, A.A. Lappas, I.A.<br /> Vasalos, Y. Liu, H. Wang, T.J. Pinnavaia,<br /> 2006. Catalysis Today, 112, 33-3.<br /> [10]. Marco A. U. Martines, Erica Yeong,<br /> Andre Larbot, Eric Prouzet, 2004. Micropor.<br /> Mesopor. Mater., 74, 213-22.<br /> <br /> SUMMARY<br /> Characterization of MSU-S mesoporous materials based on zeolite seeds<br /> from kaolin of Vietnam as catalysis for biomass pyrolysis<br /> Nguyen Thi Linh, Pham Trung Kien, University of Mining and Geology<br /> Aluminosilicate mesostrutures based on zeolite BEA and MFI seeds (MSU-SBEA and MSUSMFI) exhibited high hydrothermal stability after severe steaming pretreatment. The mesoporous<br /> materials with ordered hexagonal pore structure, pore size about 3nm, BET suface area of 815m2/g<br /> and 945m2/g, porous volume of 1.2cm3/g had better characters including hydrothermal stability,<br /> strong acidity. The mesoporous materials with high Si/Al ratios were prepared and characterized by<br /> XRD, N2 adsorption, TEM, NH3-TPD, TG-DSC methods. The characters of the MSU-S materials<br /> suitable to use as catalysts for biomass pyrolysis at 500oC.<br /> 13<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2