intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số di sản Hán Nôm và phương hướng tiếp cận: Phần 1

Chia sẻ: Vô Sắc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:352

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Phương hướng tiếp cận di sản Hán Nôm" bao gồm 25 bài tập trung tìm hiểu và khai thác giá trị của di sản Hán Nôm trong nghiên cứu văn hóa xã hội Việt Nam truyền thống, phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số di sản Hán Nôm và phương hướng tiếp cận: Phần 1

  1. TRINH KHẢC MẠNH NHÀ XUẰT BÁN KHOA HỌC XẢ HỘI
  2. (7 /Ặ eậjẾL < D i &Ả*L '3ÔỔLML Q t ở m
  3. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nan Trịnh Khắc Mạnh Tiếp cận di sản Hán Nôm / Trịnh Khắc Mạnh. - H. : Khoa học xã hội, 2015. - 764tr.: hình vẽ ; 24cm Thự mục: tr. 759-761 1. Di sản Hán Nôm 2. việt Nam 959.7 - dc23 RXìI0041p-CIP
  4. TRỊNH KHẮC MẠNH TIÉP CẬN DI SẢN HÁN NÔM NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ N Ộ I-2014
  5. LỜI GIỚI THIỆU Hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm để sáng tác, trước thuật, ghi chép các công văn tài liệu, thư tịch; khắc trên các bia đá, chuông đồng, biển gỗ và các loại tư liệu khác, v.v... Những văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đó, ngày nay thường gọi là di sản Hán Nôm. Di sản Hán Nôm Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói riêng và di sản văn hóa của nhân loại nói chung. Đây là nguồn tư liệu văn hóa thành văn phong phú nhất của dân tộc Việt Nam, trước khi có các văn bản ghi bằng chữ Quốc ngữ. Nguồn tài liệu này ghi lại quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, xã hội của dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử; đã có những đóng góp to lớn, rất có giá trị trong sự nghiệp xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vậy, di sản Hán Nôm hiện còn ở các thư viện, các địa phương trong và ngoài nước, từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu khai thác của các nhà khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng. Nhận thức được giá trị to lớn đó, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về khai thác di sản Hán Nôm, nay chúng tôi xin công bố cuốn sách với tiêu đề Tiếp cận di sản Hán Nôm nhằm giới thiệu tinh hoa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. & iỂ fL c ă n . d i ẮẨỈềt Ậ J ù ả 9t Q tA n t
  6. Cuốn sách gồm 46 bài, trong đó: 1. Di sản Hán Nôm trong đời sổng văn hóa xã hội Việt Nam, gồm 25 bài, tập trung tìm hiểu và khai thác giá trị của di sản Hán Nôm trong nghiên cửu văn hóa xã hội Việt Nam truyền thống, phục vụ sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Tác gia, tác phẩm Hán Nôm gồm 11 bài, giới thiệu một số tác gia phẩm Hán Nôm từ hướng nghiên cứu liên ngành, làm phong phú thêm giá trị văn hóa của di sản Hán Nôm. 3. Văn bản bỉ kỷ Hán Nôm gồm 10 bài, nêu lên những đặc điểm chung mang tính khái quát về tình hình phát triển, giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Quá trình biên tập và hoàn chỉnh bản thảo xuất bản cuốn Tiếp cận di sản Hán Nôm, chúng tôi nhận được sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED-Mã số VII 1.2-2011.05) và sự giúp đỡ nhiệt tình của Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Chúng tôi xỉn chân thành cám ơn. TÁC GIẢ PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh &tùdt.Xkjấ£.MạMh
  7. DI SẢN HÁN NÔM TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM
  8. DI SẢN H Á N NÔM TR O N G Đ Ò Ì SÓNG VĂN HÓA XÃ HỘI V IỆ T N AM H IỆN N AY Di sản Hán Nôm Việt Nam ra đời trong những thời kỳ, khi mà học thuật ở Việt Nam còn chưa phân ngành, các tác phẩm Hán Nôm thường mang tính liên ngành, đa ngành: “văn, sử, triết bất phân Ằ Ẩ .ệ ' T' Mặt khác các tác phẩm Hán Nôm còn là sản phẩm của giao lưu văn hóa với các nước sử dụng chữ Hán ở vùng Đông Á, đặc biệt là với Trung Quốc. Trong khi đó, xét về mặt địa lý, thì Việt Nam lại nằm ở khu vực vùng Đông Nam Á. Đây là nét đặc thù của giao lưu văn hóa Việt Nam. Khoa thi Hội cuối cùng của nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra vào năm 1919 đã chấm dứt một nghìn năm lịch sử khoa cử Việt Nam gắn với Hán học. Từ đây, chữ Hán và chữ Nôm mất vai trò sử dụng chính thống trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam; nhưng việc tự học, việc ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm trong nhân dân vẫn kéo dài cho đến giữa thế kỷ XX, thậm chí cho tới ngày nay, trong một số trường hợp cá biệt. Như vậy, kể từ đầu thể kỷ XX, người Việt Nam chuyển sang sử dụng chữ cái La tinh, nay thường gọi là chữ Quốc ngữ. Một vấn đề được đặt ra là, người Việt Nam thể kỷ XX có sự cách biệt về văn tự với ông cha mình các thế kỷ trước. Đại đa số người dân Việt Nam hôm nay không đọc được chữ Hán và chữ Nôm, mà thường chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp qua thư pháp, chứ không hiểu được nội dung các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ở ( 7 'ìỂ p . C Ộ M d i Ẳ Á tt T õ á it Q l ẵ m I9
  9. các thư viện; không hiểu được các văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, rồi các hoành phi, câu đối khắc ở các di tích lịch sử văn hóa tại các địa phương. Đã không đọc được văn bản thì không nắm được những giá trị nội dung văn hóa thành văn truyền thống của ông cha ta đã chứa đựng trong đó. Để góp phần giải quyết vấn đề quan trọng nêu trên, chuyên ngành Hán Nôm ở Việt Nam đã ra đời. Trong nhiều thập kỷ qua, chuyên ngành Hán Nôm Việt Nam đã làm được nhiều việc trong công tác sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm và đào tạo đội ngũ cán bộ Hán Nôm. Cùng với sự ra đời của chuyên ngành Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm, Bộ môn Hán Nôm ở Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Huế và Khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, cùng các Hội Hán Nôm học ở địa phương đã có mặt và góp phần làm nên diện mạo của ngành Hán Nôm hôm nay. Ngành Hán Nôm phát triển trong xu hướng chung của đất nước và thời đại, bắt nhịp được hơi thở của đời sống văn hóa xã hội và sự tiến bộ của khoa học; đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tri thức Hán Nôm, làm chỗ dựa tin cậy của đông đảo người Việt Nam hôm nay và mai sau khi tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc. Sản phẩm cuối cùng của các ngành khoa học là để phục vụ đời sống xã hội, dù là khoa học xã hội và nhân văn hay là khoa học tự nhiên và công nghệ, dù là nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Khoa học xã hội và nhân văn đặt trọng tâm vào tổng kết thực tiễn, đi x ĩrìn • h DChÁe Jìtju • nh
  10. sâu nghiên cứu những vấn đề lớn của đất nước, khu vực và toàn cầu, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nehĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát huy nhân tố con người và văn hóa Việt Nam”( \ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Khoa học xã hội làm tốt công tác lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới”(2). Là một chuyên ngành khoa học trong khoa học xã hội và nhân văn, chuyên ngành Hán Nôm Việt Nam trong thời gian tới cần xác định rõ hơn phương hướng phát triển trên 3 vấn đề chủ yếu sau đây: tính khoa học, tính cập nhật và tính xã hội. 1. Với tư cách một khoa học chuyên ngành, ngành Hán Nôm có nhiệm vụ giới thiệu tinh hoa văn hóa dân tộc, những tri thức khoa học của ông cha trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hỏa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành xây dựng hệ thống đề tài nghiên cứu có tỉnh chất lý luận nhằm xây dựng một hệ phương pháp luận cho ngành Hán Nôm học Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, như: văn bản học, văn tự học, văn tịch học, huấn hỗ học, gia phả học, bi ký học, ấn chương học, công bố học, v.v...; và những bài viết khoa học liên ngành, như: tư tưởng chính trị xã hội, kinh tế, văn học, sử học, địa lý, ngoại giao, pháp luật, giáo dục và đào tạo, y học, xã hội học, tâm lý học, và một số vấn đề khác, v.v... Quýt eíịn di ẮẨUt 'Tôáềt Qlònt 111
  11. 2. Ngành Hán Nôm trong thời đại ngày nay, cần hướng vào việc xã hội hóa di sản Hán Nôm, nghiên cứu giới thiệu tác gia, tác phẩm Hán Nôm nhiều hơn nữa. Việc làm này, không chỉ đối với các tác gia Hán Nôm nổi tiếng, mà kể cả các tác gia khác. Bởi lẽ các tác gia Hán Nôm “Mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống nòi”(3), và cũng bởi lẽ “Những tác phẩm cổ điển là tinh hoa của nền văn nghệ dân tộc qua nhiều thế kỷ, do đời sống và tiếng nói dân tộc ngày một phong phú mới dần dần tạo nên... Làm giàu cho tư tưởng tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(4). Những công trình nghiên cứu sẽ tiếp tục ra mắt bạn đọc nhiều hon nữa, để bàn luận, trao đổi và giới thiệu các vấn đề chung, như: văn hóa vùng và giao lưu văn hóa Việt Nam, nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, thơ chữ Hán Việt Nam, thơ Nôm Hàn luật, tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, y học cổ truyền Việt Nam, v.v... Những công trình này có thể kết hợp với các hội nghị, hội thảo khoa học của chuyên ngành Hán Nôm học, hoặc Tạp chí Hán Nôm chủ động nêu lên chủ đề cho từng số để thu hút, động viên các nhà nghiên cứu, các cộng tác viên tham gia viết bài. 3. Kết hợp với các địa phương để có những công trình, đề tài với mục đích nghiên cứu và giới thiệu di sản Hán Nôm hiện có ở các địa phương, như ở các Văn miếu, văn chỉ, đình, đền, chùa, lăng tẩm, nhà thờ họ, hang động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân tìm hiểu tri thức Hán Nôm ở các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. Chúng ta hoàn toàn có đủ tư liệu và lực lượng để ra mắt những công trình khoa học hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Hằn Nôm ở trung ương với các các nhà nghiên cứu Hán Nôm địa phương về giới thiệu di sản Hán m 3UtÁe. •
  12. Nôm ở từng địa phươne. Có làm được như vậy, thì ngành Hán Nôm mới gẳn với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Việt Nam và làm cho nhân dân ở các địa phương ý thức được giá trị, vẻ đẹp văn hóa truyền thống mà cha ông để lại. Với nhừng công trình như vậy, chữ Hán và chữ Nôm ở các địa phương khi đó không phải chỉ là để chiêm ngưỡng mà còn thực sự góp phần khơi dậy niềm tự hào về văn hóa truyền thống trong thời đại hiện nay. Với những vấn đề mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, trong thời gian tới, ngành Hán Nôm sẽ có kế hoạch trước mắt và lâu dài để thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ của mình, nhàm làm cho ngành ngày càng trưởng thành và phát triển. Nhưng đi vào thực tế công việc thì quả thật sẽ có nhiều khó khăn và đầy thách thức. Chúng tôi cho rằng, ngành Hán Nôm đã, đang và sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực của các nhà nghiên cứu liên ngành và sự giúp đỡ của các cơ quan của Nhà nước. Ngành Hán Nôm phấn đấu vì nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, Q u ýt eỘ K d i a ể i 'T ô ả ề t Q l& n t 113
  13. nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu tranh chổng những •biểu hiện phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiêu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quổc,,(5). Những nhiệm vụ mới theo nội dung Nghị quyết của Đảng về khoa học xã hội và nhân văn, về phát triển văn hóa Việt Nam đang thôi thúc ngành Hán Nôm vươn tới sự hoàn chỉnh trong quá trình phát triển. Chú thích 1. Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.205. 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.134. 3. Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr.171. 4. về văn hóa văn nghệ, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1976, tr.214 5. Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.75-76. x ĩrin lt 3C h ắe ^/ÌỊụnh
  14. TÌM HIẺƯ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢN G VÀ CH ÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚ C VỀ DI SẢN HÁN NỒM VIỆT NAM S i sản Hán Nôm gồm những thư tịch và tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kho văn hóa thành văn duy nhất trước khi có các văn bản bằng chữ Latinh. Nguồn thư tịch và tư liệu này ghi lại quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cũng như các mặt hoạt động xã hội khác của dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Bảo tồn lâu dài và khai thác một cách có hiệu quả, sáng tạo kho di sản văn hóa này để phục vụ cho sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩạ ngày nay là nguyên tắc nhất quán trong đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và nhà nước ta. Chúng ta cảm thấy tự hào khi Đảng và Nhà nước ngay từ rất sớm, đã coi trọng và đánh giá cao toàn bộ di sản văn hóa dân tộc nói chung và các tác phẩm văn học, nghệ thuật Hán Nôm có giả trị nói riêng, coi đó là những “hạt ngọc” bị che phủ bởi lớp bụi thời gian, là tâm tư tình cảm của một dân tộc anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là phong tục tập quán, nếp sống và nền văn minh của một nước có truyền thống văn hiến. Trong bài Mấy vấn đề văn nghệ Việt Nam hiện nay, Trường Chinh viết: “Những tác phẩm cổ điển là tinh hoa của nền văn nghệ dân tộc qua nhiều thế kỷ, do đời sống và tiếng nói dân tộc ngày một phong phú mới dần dần tạo nên”(1). eậ jv d i ẲÁn. '7Cá*v QlAnv \1 5
  15. Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Tác phẩm văn nghệ của nước ta quý lắm, cần phải đọc, phải học. Đó là vốn quý nhấl đối với nước ta. Những tác phẩm văn nghệ đó trải qua nhiều thời đại, nhiều thử thách, vẫn còn sốns; mãi đến bây giờ và sẽ mãi ~• > (2) » mãi sau nàyv \ Như vậy, các tác phẩm Hán Nôm ưu tú, là tinh hoa của nền văn nghệ dân tộc, có sức sống lâu bền, có sức mạnh tinh thần to lớn, có tác dụng lớn trong quá trình hun đúc tinh thần và ý chí dân tộc, là một nhân tố truyền thống quý báu trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, những giá trị tinh thần mới. Di sản Hán Nôm của chúng ta, nếu chỉ tính từ bài thơ Quốc tộ S H t của Đỗ Pháp Thuận (914-990), tới tập thơ lớn Ngục trung nhật kỷ Ệk. Ỷ 0 của Hồ Chí Minh (1890-1969) đã có tới gần một ngàn năm lịch sử. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử lâu dài của mình, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời điểm lịch sử nhất định lại có những tác phẩm và tác giả ưu tú tiêu biểu, xuất hiện như những cột mốc, những tấm gương của lịch sử. Bao thế hệ người Việt Nam vẫn còn rung động khi đọc những áng văn thơ bất hủ như Dụ chư tỳ tướng hịch văn Mĩíềì^-rìệiỆtX. (thường gọi là Hịch tướng sĩ) của Trần Hưng Đạo (1228-1300), Bình Ngô đại cảo của Nguyễn Trãi (1380-1442), Đoạn trường tân thanh fìậỆfềệ- (thường gọi là Truyện Kiều) của Nguyễn Du (1766-1820), thơ văn của các tác gia như Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát... Và, nói như Tổ Hữu: “Vốn cũ còn lại có nhiều giá trị lớn là những sản phẩm văn nghệ của những thời đại thịnh Lý, Trần, Lê, của thời kỳ từ giữa thế kỷ XVIII đến nửa thế kỷ X IX ,,(3). ÍT riíẢ O ơtẨ ^ JH tuih • •
  16. Nhưng ở mọi thời đại, chúng ta đều có những thành tựu lớn về nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học, sử học, triết học... Mỗi lĩnh vực đều có những đỉnh cao đáng tự hào, và điều rất may mắn cho chúng ta ngày nay, là những tác phẩm của các bậc thiên tài ấy một phần vẫn còn giữ được tới ngày nay. Đánh giá tổng quát di sản tinh thần của dân tộc, Trường Chinh đã nhận định: “Ngô Quyền: quân sự học; Trần Hưng Đạo: quân sự học; Nguyễn Trãi: quân sự học, chính trị học và văn học; Lương Thế Vinh: toán học; Nguyễn Bỉnh Khiêm: triết học; Lãn Ông: y học; Lê Quý Đôn: văn học, khoa học; Quang Trung: quân sự học, chính trị học; Ngô Thời Nhậm: chính trị học, quân sự học và văn học; Nguyễn Du: văn học; Phan Huy Chú: sử học; Cao Bá Quát: văn học, chính trị học; Nguyễn Đình Chiểu: văn học, chính trị học... Những thiên tài như thế mãi mãi là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam làm vẻ vang cho giống nòi”(4). Đánh giá cao những giá trị to lớn của di sản văn hóa dân tộc và các tác phẩm ưu tú của thời đại trước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc sưu tầm và gìn giữ những văn bản giá trị này. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 về việc bảo vệ di tích văn hóa(5). Bác Hồ là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, kết tinh những tinh hoa của các anh hùng dân tộc. Người đã hoạt động thành công trên nhiều lĩnh vực: quân sự, chính trị, văn học... và mọi người không ai có thể quên được Bác là một nhà Hán học. Bác luôn quan tâm đến việc kế thừa những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, nhất là trong việc gìn giữ và khai thác các văn bản chữ Hán, chữ Nôm. Bác đã từng về thăm Côn Sơn và đọc văn bia nơi đây cùng nhiều di tích lịch sử khác. Điều 4 của sắc lệnh do Bác soạn & ìỂịl eă ềt d i lủềL 'T ôáit Q lầ n t ì 17
  17. thảo ghi rõ “Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng giấy má, sách vở có tính chất tôn giáo nhưng có ích cho lịch sư”(6). Song song với việc chỉ đạo về tư tưởng, Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp về tổ chức để tiến hành sưu tập và gìn giữ các văn bản Hán Nôm. Chỉ thị số 117/TTg ngày 13-12-1963 của Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ này cho Bộ Văn hóa. Quyết định số 311/CP ngày 8-9-1979 của Hội đồng Chính phủ giao nhiệm vụ sưu tầm và bảo tồn di sản Hán Nôm cho ủ y ban Khoa học xã hội Việt Nam. Tiếp đó, quyết định số 326/CP ngày 13-9-1979 của Hội đồng chính phủ cho phép thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm với các chức năng nhiệm vụ. “ 1. về bảo tồn, nghiên cứu khai thác các tư liệu Hán Nôm và đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm được xác định: - Bảo tồn và giám định các nguyên bản chữ Hán chữ Nôm, sao các bản gốc thành nhiều bản để sử dụng hoặc cung cấp cho các thư viện và các cơ quan có nhu cầu; - Tổ chức biên dịch (gồm cả chú giải) và chính thức công bố các tư liệu chữ Hán chữ Nôm, duyệt lại các bản dịch Hán Nôm đã được công bố; - Nghiên cứu văn bản học, biên soạn những sách công cụ cần thiết cho công tác biên dịch và nghiên cứu tư liệu chữ Hán chữ Nôm; - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm. 2. về công tác sưu tầm và bảo quản tư liệu chữ Hán và chữ Nôm, Viện được ủ y ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) giao các nhiệm vụ cụ thể sau đây: 3C h u f. J ĩtạ n h
  18. - Tiến hành điều tra, thu thập các văn bản Hán Nôm và các tư liệu liên quan ở Việt Nam và ở nước ngoài, nhằm thống nhất quản lý thư tịch và tài liệu Hán Nôm trong phạm vi cả nước. - Hệ thống hoá và gìn giữ các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và các tư liệu liên quan hiện còn và sưu tầm được, đảm bảo kỹ thuật bảo tàng và kỹ thuật thư viện, nhằm lưu giữ và cho nhân bản để phục vụ cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài”. Trong việc khai thác di sản Hán Nôm, quan điểm của Đảng ta rất rõ ràng: đó là thái độ hết sức trân trọng, đó là tác phong tìm tòi, học hỏi. Tìm tòi học hỏi để phát huy những giá trị tốt đẹp; tìm tòi học hỏi để phê phán những tàn dư của giai cấp bóc lột còn rơi rớt lại. Trường Chinh đã chỉ ra rằng: “Chúng ta tìm tòi, học hỏi những tác phẩm văn học nghệ thuật của cha ông ta để lại, nhưng chúng ta phê bình, bổ khuyết những tác phẩm đó và phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc
  19. trong khi khai thác kho di sản Hán Nôm thành văn này. Do những điều kiện lịch sử hạrTchế và do khuôn khổ của hệ tư tưởng phong kiến ràng buộc, nhiều công trình và tác phẩm cổ có chứa đựng những quan điểm duy tâm siêu hình và thần bí. Vì vậy chúng ta cần phải chống lại những quan điểm tuyên truyền cho đạo đức và lễ giáo phong kiến nhằm phục hồi những tàn tích cổ hủ, lỗi thời và phản động như Hồ Chủ Tịch đã viết: “Nói là khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì loại dần ra”(9). Dĩ nhiên, những thái độ nệ cổ, phục cổ hoặc miệt thị đối với di sản văn hóa dân tộc nói chung và tác phẩm Hán Nôm nói riêng là hoàn toàn xa lạ đối với đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng và Nhà nước. Kế thừa có phê phán, học tập và sáng tạo vốn văn hóa cổ để sáng tạo ra những giá trị tinh thần mới, là nhiệm vụ của ngành Hán Nôm học và của mọi công dân Việt Nam. Nhưng muốn làm được việc này, phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, và có phẩm chất chính trị cách mạng. Khi bàn về việc tiếp thu di sản văn hóa dân tộc, Phạm Văn Đồng đề ra yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ là “Chúng ta cần có những người giỏi và có trình độ cao, có như thế mới sáng tạo, mới sưu tầm một cách có ý thức và nghiên cứu để vận dụng một cách sáng tạo vốn cũ. Bởi vì nghệ thuật phải dính vào cái gì là truyền thống lớn nhất của dân tộc(10). Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác sưu tầm, khai thác di sản Hán Nôm đã đạt được nhiều thành tích có ý nghĩa. Chúng ta đã giám định và công bố hàng loạt tác phẩm Hán Nôm có giá trị, ^ ĩrln h O O tẨ t J ìtjtn h • •
  20. từ những bộ quốc sử đồ sộ như: Đại Việt sử ký toàn thư Đại Nam thực lục ^ ĩ£i ầậ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 4£ý|LáằẴ.iã!lllỉạ] Ẽ], v.v...; những bộ địa dư lớn như Đại Nam nhất thống chí —M.I* , Đồng Khảnh địa dư chí Hoàng Việt địa dư v.v...; những bộ sưu tập văn thơ có bề thế như Thơ văn Lý-Trần, Nguyễn Trãi toàn tập, Lê Quý Đôn toàn tập, Ngô Thời Nhậm toàn tập, v.v...; những tác phẩm triết học, tư tưởng có giá trị như Khóa hư lục Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh 4ir#■ £ g ỆỆr, Thiền tông bản hạnh v.v...; những truyện thơ Nôm nổi tiếng như Đoạn trường tăn thanh MíĩEặỆỉý^r, Hoa Tiên truyện 4ÈÌMỆ, Chinh phụ ngâm Lục Vân Tiên % v.v... Tổ chức đào tạo các lớp Hán Nôm, lớp Đại học Hán Nôm năm 1965, Ban Hán Nôm 1970, và Viện Nghiên cứu Hán Nôm năm 1979... Tổ chức giảng dạy Hán Nôm ở các trường đại học như: Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm Hà Nội, sau này có Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phổ Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Huế và các trường cao đẳng sư phạm, v.v... Bảo quản tốt hàng vạn văn bản Hán Nôm đã tập trung được; tiếp tục sưu tầm được hàng chục văn bản Hán Nôm có giá trị ở trong nước và nước ngoài. Đại hội lần thứ XI của Đảng vạch rõ nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa ở nước ta “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần ơiỉêịi eỘLềv d i ẰMềt 'JùáềV Q lânt I 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2